SKKN Áp dụng lối vẽ mang nhiều tính trang trí trong bài vẽ tranh Đề tài của học sinh THCS

SKKN Áp dụng lối vẽ mang nhiều tính trang trí trong bài vẽ tranh Đề tài của học sinh THCS

 Mục tiêu của nền giáo dục XHCN là đào tạo ra những con người mới phát triển hài hoà về nhiều mặt (đức, trí, thể, mỹ).

 Thực hiện nhiệm vụ giáo dục là phải thông qua nhiều hoạt động, nhiều môn học khác nhau trong đó bộ môn mỹ thuật có một vai trò, vị trí vô cùng quan trọng. Là môn học làm cơ sở cho mỹ dục; môn Mỹ thuật chỉ ra và rèn luyện những quan điểm, những tiêu chuẩn của cái đẹp. Vì vậy từ lâu môn Mỹ thuật đã là môn học chính thức trong chương trình giảng dạy ở các nhà trường THCS trên toàn quốc, nó gắn kết chặt chẽ với các môn học khác để từ đó tạo ra chất lượng đào tạo giáo dục hoàn chỉnh.

 Mặt khác do yêu cầu ngày càng cao về đổi mới phương thức dạy - học nói chung, dạy Mỹ thuật nói riêng, việc phát triển giáo dục cần phải bắt nhịp kịp thời với những tiến bộ lớn lao của thời đại (Khi khoa học phát triển, các công nghệ về thông tin, tin học bùng nổ.). Do đó môn Mỹ thuật cũng như các môn học khác trong nhà trường THCS trở thành một nhu cầu quan trọng và cấp thiết phải cải tiến, đổi mới để phát triển cả về lượng và chất.

 Với thời gian được học trong bốn năm ở cấp THCS, lượng kiến thức được rải rác ở các khối lớp 6,7,8,9 tổng cộng là 120 tiết được phân chia cho bốn phân môn vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, thường thức mỹ thuật, trong đó có 25 tiết vẽ tranh đề tài nên việc tiếp thu kiến thức mỹ thuật của học sinh THCS gặp vô vàn những khó khăn

 

doc 19 trang thuychi01 6790
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Áp dụng lối vẽ mang nhiều tính trang trí trong bài vẽ tranh Đề tài của học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
I.
Mở đầu:
1
1.
Lí do chọn đề tài
1
2.
 Mục đích nghiên cứu
2
3.
Đối tượng nghiên cứu
2
4.
Phương pháp nghiên cứu
2
II.
 Nội dung
3
1.
 Cơ sở lí luận
3
2.
 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
3
2.1.
 Những thuận lợi
3
2.2.
 Những khó khăn 
3
2.3.
Nguyên nhân
4
3.
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
7
3.1
Đảm bảo tính vừa sức trong hoạt động dạy học môn Mĩ thuật ở nhà trường THCS
7
3.2
Hướng dẫn lối vẽ mang nhiều tính trang trí trong bài vẽ tranh đề tài của học sinh trường THCS DTNT Thạch Thành
9
4. 
Hiệu quả
11
4.1.
Về tạo hình
15
4.2
Về màu sắc
15
III.
Kết luận
16
ÁP DỤNG LỐI VẼ MANG NHIỀU TÍNH TRANG TRÍ
TRONG BÀI VẼ TRANH ĐỀ TÀI CỦA HỌC SINH THCS
I. Mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài.
     Mục tiêu của nền giáo dục XHCN là đào tạo ra những con người mới phát triển hài hoà về nhiều mặt (đức, trí, thể, mỹ). 
    Thực hiện nhiệm vụ giáo dục là phải thông qua nhiều hoạt động, nhiều môn học khác nhau trong đó bộ môn mỹ thuật có một vai trò, vị trí vô cùng quan trọng. Là môn học làm cơ sở cho mỹ dục; môn Mỹ thuật chỉ ra và rèn luyện những quan điểm, những tiêu chuẩn của cái đẹp. Vì vậy từ lâu môn Mỹ thuật đã là môn học chính thức trong chương trình giảng dạy ở các nhà trường THCS trên toàn quốc, nó gắn kết chặt chẽ với các môn học khác để từ đó tạo ra chất lượng đào tạo giáo dục hoàn chỉnh.
    Mặt khác do yêu cầu ngày càng cao về đổi mới phương thức dạy - học nói chung, dạy Mỹ thuật nói riêng, việc phát triển giáo dục cần phải bắt nhịp kịp thời với những tiến bộ lớn lao của thời đại (Khi khoa học phát triển, các công nghệ về thông tin, tin học bùng nổ...). Do đó môn Mỹ thuật cũng như các môn học khác trong nhà trường THCS trở thành một nhu cầu quan trọng và cấp thiết phải cải tiến, đổi mới để phát triển cả về lượng và chất.
    Với thời gian được học trong bốn năm ở cấp THCS, lượng kiến thức được rải rác ở các khối lớp 6,7,8,9 tổng cộng là 120 tiết được phân chia cho bốn phân môn vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, thường thức mỹ thuật, trong đó có 25 tiết vẽ tranh đề tài nên việc tiếp thu kiến thức mỹ thuật của học sinh THCS gặp vô vàn những khó khăn   
   Căn cứ vào Chỉ thị và nhiệm vụ năm học 2016 – 2017. Đổi mới phương pháp dạy học, Quyết định số 4763/QD-BGD&DT triển khai các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động tự học của học sinh, tổ chức dạy - học phân hoá theo năng lực nhận thức của học sinh dựa trên tiêu chí chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS [[1]]; Căn cứ vào mục 1 và 4 Điều 72 của Luật giáo dục về “Nhiệm vụ của nhà giáo”, bản thân người thầy phải luôn luôn không ngừng học tập, rèn luyện, để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, luôn trau dồi cải tiến và đổi mới phương pháp dạy-học, nêu gương sáng cho học trò noi theo [[2]]. Chính vì vậy việc tìm ra một phương pháp (dạy- học) khoa học phù hợp với điều kiện thực tế đối tượng, phù hợp với khả năng, năng lực học của học sinh THCS là một điều cấp thiết. 
    Đối với bài học vẽ tranh đề tài (Tuy yêu cầu chung không cao). Song lại là môn học tổng hợp các kiến thức chung về mỹ thuật nên trong thực tế khi học phân môn này học sinh gặp rất nhiều trở ngại dẫn đến không hào hứng khi tiếp cận bộ môn. 
    Để giải quyết một phần nào đó những vướng mắc trên và đồng thời nâng cao kỹ năng vẽ, năng lực cảm thụ cái đẹp, tạo sự cuốn hút học sinh đến với bộ môn. Tôi mạnh dạn đưa ra một định hướng nhằm khắc phục cho bản thân và bạn đồng nghiệp khi dạy phân môn vẽ tranh theo đề tài trong nhà trường THCS như sau:
    Đó là đề tài “Áp dụng lối vẽ mang nhiều tính trang trí trong bài tập vẽ tranh đề tài của học sinh THCS”. Mà tôi sẽ trình bày sau đây: 
2. Mục đích nghiên cứu:   
    Từ rất xa xưa con người đã biết dùng trang trí thông minh của mình để tạo ra các công cụ lao động và các đồ trang sức phục vụ cuộc sống hàng ngày, phải chăng! Ý thức “Làm đẹp” khi sinh ra con người đã mang sẵn trong dòng máu, nó gắn kết trong tiềm thức của mỗi con người như một quy luật phát triển bất biến tự nhiên, C. Mác đã nói “Nghệ thuật bắt nguồn từ lao động”.
    Khuynh hướng vươn tới cái đẹp là ước mơ ngàn đời của nhân loại, mọi dân tộc, mọi thời đại bất cứ ai ai cũng thích cái đẹp, và quan tâm đến sự làm đẹp. Từ những vật dụng nhỏ nhất như chiếc găm cài tóc, chiếc lược chải đầu cho đến những vật dụng to lớn như chiếc giường, cái tủ, ngôi nhà... đều là những thành quả sáng tạo của con người qua lao động nhằm phục vụ cho chính mình với nhiều ý nghĩa: đẹp - tốt - tiện dụng. Cái đẹp trở thành một nhu cầu không thể thiếu của đời sống xã hội loài người.
    Cái đẹp ngự trị trong mỗi con người như một sức mạnh tiềm ẩn tạo cho con người niềm tin vào cuộc sống. Khi mất đi cái đẹp, vắng bóng cái đẹp thì cuộc sống thiếu đi ý nghĩa, nhựa sống bị cạn kiệt như cỏi hư vô. Vì vậy để có được cái đẹp con người đã không ngừng cải tiến, thi đua phát huy khả năng sáng tạo, tô điểm cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn, phong phú và đa dạng hơn. Mác nói “Nghệ thuật là niềm vui lớn mà con người đã tạo ra cho chính mình”.
    Nghệ thuật trang trí ra đời nhằm đáp ứng những yêu cầu“Làm đẹp”,cùng đồng hành với bộ môn nghệ thuật trang trí là nghệ thuật hội họa. Người ta cho rằng hai yếu tố “Trang trí” và “Tạo hình” là hai phẩm chất cơ bản nhất của nghệ thuật hội họa, hai phẩm chất cơ bản này thường hòa nhập trong một tác phẩm. Hội họa tạo hình là một chỉnh thể thống nhất đôi khi không thể tách rời.
     Nghiên cứu để áp dụng lối vẽ mang nhiều tính trang trí cho đối tượng là học sinh THCS cũng nằm trong những mong mỏi nêu trên, tức là mơ ước chinh phục và sáng tạo ra cái đẹp để phục vụ cho cuộc sống cộng đồng, áp dụng sáng kiến này cũng nhằm mục đích giúp cho người học mỹ thuật có được sự hào hứng, cởi mở, tự tin khi làm bài vẽ tranh đề tài. 
3. Đối tượng nghiên cứu:
     - Hệ thống bài tập vẽ tranh theo đề tài của học sinh trường THCS - Dân tộc nội trú huyện Thạch Thành.
     - Tìm hiểu một số thể loại tranh mang nhiều tính trang trí của họa sỹ trong và ngoài nước.
    -Tranh vẽ của học sinh trường THCS Dân tộc nội trú huyện Thạch Thành.
4. Phương pháp nghiên cứu:
    - Nghiên cứu kỹ sách giáo khoa và tìm hiểu thực tế trên các dạng bài tập thực hành vẽ tranh của học sinh THCS.
    - Nghiên cứu thực nghiệm qua quá trình giảng dạy.
    - Tổng hợp, nghiên cứu tư liệu, tài liệu về mỹ thuật trong và ngoài nước.
5. Những điểm mới của SKKN:
    Sáng kiến kinh nghiệm đã được bản thân nghiên cứu áp dụng trong nhiều năm đứng lớp, tạo được sự hào hứng, phấn khởi, tự tin sáng tạo cho học sinh khi làm bài vẽ tranh đề tài ở các khối lớp 6,7,8,9. Sáng kiến kinh nghiệm cũng đã được bạn bè đồng nghiệp học hỏi, áp dụng trong huyện và trong tỉnh. 
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
1. Cơ sở lý luận.
     Có nhiều quan niệm cho rằng: Người học vẽ phải có năng khiếu và tố chất nghệ thuật thiên bẩm! Vậy thiếu đi cả hai yếu tố trên thì có học vẽ được không? Đây là một câu hỏi lớn đặt ra từ hiện thực mà những người làm công tác giảng dạy bộ môn Mỹ thuật đặc biệt giảng dạy ở các nhà trường không chuyên như các trường THCS phải tìm cách tháo gỡ, giải quyết. Lại có quan niệm cho rằng, với năng lực tự thân của học sinh THCS thì có thể học tốt bộ môn này (tuy không đều), bởi vì yêu cầu kiến thức đặt ra của bộ môn là không cao...
     Như chúng ta đã biết, năng lực về mỹ thuật ở mỗi con người thông thường được bộc lộ ở những khía cạnh như: có khả năng cảm thụ cái đẹp, biết yêu cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống sinh hoạt; có khả năng ghi nhận, tiếp thu nhiều hình ảnh về cái đẹp trong tự nhiên và trong đời sống xã hội; có khả năng phân tích hình ảnh và có kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay, khối óc biết biểu thị ý nghĩ của mình qua đôi bàn tay; có khả năng sáng tạo, hư cấu các hình tượng theo khả năng tư duy, tưởng tượng và nhận biết của cá nhân. Thông thường bốn khía cạnh trên được bộc lộ rất sớm (từ lứa tuổi tiểu học) và nó có sẵn trong bất cứ con người nào song ít hay nhiều, trội hay lặn mà thôi.
     Mặt khác, phân môn vẽ tranh theo đề tài là phân môn tổng hợp các kiến thức của mỹ thuật như: vẽ theo mẫu, vẽ trang trí... Vì vậy, nó đặt ra những yêu cầu cao hơn, đòi hỏi ở người vẽ ngoài sự khéo léo về kỹ năng còn phải có khả năng sáng tạo, biết vận dụng các yếu tố tạo hình để xây dựng một bố cục theo chủ đề hoặc ý tưởng nào đó và người vẽ phải có một thái độ làm việc hết sức nghiêm túc thì bài vẽ mới đạt được chất lượng cao về mỹ thuật. Để giúp cho việc dạy - học môn vẽ tranh theo đề tài đạt kết quả tốt thì người dạy mỹ thuật phải đặc biệt chú trọng đến những vấn đề sau: 
   - Khai thác triệt để những đặc điểm nổi trội về năng lực học mỹ thuật của học sinh THCS.
   - Đặc điểm bài vẽ tranh theo đề tài của từng lứa tuổi học sinh.
   - Đo lường được tính vừa sức trong việc tiếp thu kiến thức mỹ thuật của học sinh THCS.
   - Phát huy được tính trang trí trong tranh vẽ theo đề tài. 
2. Thực trạng môn vẽ tranh trong  nhà trường THCS
2.1. Thuận lợi:
    - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, được sự đồng thuận của các thế hệ học sinh.
    - Với đối tượng học sinh Trường THCS - Dân tộc nội trú huyện Thạch Thành phần lớn là con em có cha mẹ làm nghề nông, hàng ngày lao động chân lấm tay bùn, ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó... Nhân cách của các em được hình thành chính từ những hoạt động thực tiễn của đời sống hàng ngày, các em yêu thiên nhiên, yêu làng bản, đồng quê và yêu những con người lao động. Năng khiếu của các em có sẵn trong dòng máu, song phần đông các em không có điều kiện để tiếp xúc với mỹ thuật, không được học vẽ theo bài bản từ nhỏ nên năng khiếu mỹ thuật của các em không có điều kiện để phát triển. Chính từ những lý do thực tế nêu trên cũng đã tự hình thành một số đặc điểm về năng lực cảm nhận cũng như khả năng biểu đạt mỹ thuật mang tính tự nhiên đặc trưng, đặc thù của học sinh vùng sơn cước.
2.2. Khó khăn:
     - Trước hết là quan niệm về bộ môn Mỹ thuật trong nhà trường THCS không chuyên thì có rất nhiều quan niệm khác nhau. Nhiều người quan niệm Mỹ thuật đó là một bộ môn phụ, có cũng được không có cũng xong. Vì vậy nó hình thành một thái độ đánh giá bộ môn một cách sai lệch, tắc trách, thiếu tính vĩ mô trong giáo dục hiện đại. Có người lại quan niệm rằng học Mỹ thuật trong nhà trường THCS chẳng để làm gì...!
    - Đối với các bậc phụ huynh đa số cũng thờ ơ, thiếu mặn mà khi con cái học bộ môn này.
    - Còn với học sinh thiếu sự cọ sát, điều kiện để học môn Mỹ thuật còn rất nhiều thiếu thốn, khó khăn về cơ sở vật chất như giấy, bút, màu vẽ, thiếu môi trường Mỹ thuật, thiếu phòng học chức năng... Bù vào đó đa số các em lại rất đam mê, phấn khởi, hồ hởi, nhiệt tình khi được học Mỹ thuật.
    - Tuy các em có năng lực cảm nhận cũng như khả năng biểu đạt Mỹ thuật mang tính tự nhiên đặc trưng theo lứa tuổi, nhưng năng khiếu của các em phần đông là bộc lộ chưa được rõ nét. Khả năng về Mỹ thuật là chưa thật đồng đều. Một số bộ phận các em vẽ theo cảm tính, có nét vô thức gần giống với học sinh tiểu học. Trong thực tế khi bước vào học phân môn vẽ tranh nhiều em đã tâm sự “Chúng em sợ phải vẽ người! Chúng em nghĩ được nhưng không vẽ ra tranh được”...
    Từ những đặc điểm về năng lực của đối tượng học sinh nêu trên phần nào đã nói lên chất lượng học mỹ thuật ở trường THCS Dân tộc nội trú Thạch Thành nói riêng và học sinh các trường THCS miền núi nói chung, nhưng cũng chính từ đây đã tạo ra một số đặc điểm riêng biệt ở các bài tập thực hành Mỹ thuật, đặc biệt là bài vẽ tranh theo đề tài của các em.
2.3. Nguyên nhân:
    - Cấu trúc chương trình giảng dạy bộ môn Mỹ thuật trong nhà trường THCS về điều kiện khách quan và chủ quan thực sự chưa được thuận lợi, cụ thể ở đây  là phần thực hành (luyện tập) còn quá ít ỏi mỗi tuần chỉ có một tiết chua đủ dữ liệu để hình thành một thói quen học Mỹ thuật ở các em.
     - Điều kiện để các em được đi thăm quan thực tế lâu nay hầu như chưa bao giờ có cho nên khi thực hành các em vẽ cái gì cũng sợ, thiếu đi sự tự tin, chán, ngại khi học bộ môn.
    - Năng lực cảm nhận Mỹ thuật của học sinh hãy còn nhiều bất cập, thiếu sự đồng đều phần lớn là tự phát, nhiều khi như vô thức
* Minh họa những bài thực hành vẽ tranh của các em qua theo dõi các năm: 
“Học nhóm” Bùi Thị Dịu - học sinh lớp 7A
Trường THCS Dân tộc nội trú Thạch Thành - năm học 1999-2000
“Hoạt động trong những ngày hè” - Nguyễn Đình Tuyển - học sinh lớp 7B
Trường THCS Dân tộc nội trú Thạch Thành - năm học 1999 - 2000
“Ngày khai trường” - Bùi Thị Tâm - học sinh lớp 8B
Trường THCS Dân tộc nội trú Thạch Thành - năm học 2000 – 2001
“Gia đình ngày tết” - Trương Thị Phương Thảo - học sinh lớp 8A
Trường THCS Dân tộc nội trú Thạch Thành - năm học 2000 - 2001
      Những bài tranh minh họa trên là thực trạng nói lên sự lúng túng về khả năng, năng lực của học sinh THCS khi thực hành vẽ tranh đề tài.
    * Khảo sát thực nghiệm ở nhà trường THCS Dân tộc nội trú Thạch Thành;
    + Chất lượng mũi nhọn học sinh tham gia thi vẽ tranh cấp Tỉnh chỉ đạt giải cao nhất là khuyến khích, thuộc nhóm yếu kém trong Tỉnh.
3. Các giải pháp, biện pháp, cách thức đã đưa vào thực hiện:
    Với tình hình những vấn đề bức xúc nêu trên, bản thân là một giáo viên được đào tạo chính quy, cơ bản, tôi có những trăn trở, suy nghĩ và mạnh dạn cải tiến, tìm ra để áp dụng một phương pháp nhằm định hướng xây dựng một lối vẽ đó là: “Áp dụng lối vẽ mang nhiều tính trang trí trong bài tập vẽ tranh theo đề tài cho học sinh THCS” mang tính thiết thực, phù hợp, sát, gần với điều kiện thực tế của đối tượng là học sinh THCS. Từ đó tạo yếu tố làm cơ sở để thúc đẩy, lôi kéo sự chú ý, đam mê sáng tạo và phát triển ở các em khi học bộ môn Mỹ thuật. 
    Theo kinh nghiệm của tôi thông thường do không làm được bài nên phần đông học sinh có tâm lý làm việc chiếu lệ, làm “cho xong việc”, đối phó... chứ không phải làm cho “Đẹp”. Định hướng cách làm bài mang nhiều yếu tố trang trí sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi, mở ra một hướng đi đúng nâng chất lượng của bài vẽ tranh theo đề tài của học sinh trường THCS Dân tộc nội trú lên một trang mới có sức thuyết phục trong giới mỹ thuật tỉnh nhà.
3.1. Đảm bảo tính vừa sức trong hoạt động dạy và học môn Mỹ thuật ở nhà trường THCS.
    Hoạt động tạo hình là hoạt động sáng tạo nghệ thuật nhằm không chỉ phản ánh những ấn tượng về cuộc sống xã hội mà còn là biểu hiện thái độ của bản thân đối với chính đối tượng tạo hình.
   Vì vậy trong hoạt động tạo hình có sự tham gia của tất cả các quá trình nhận thức tâm lý, trong đó có thị giác, cảm xúc và tưởng tượng, là một quá trình tâm lý có tính đặc trưng, cơ bản cho hoạt động nghệ thuật nói chung và hoạt động tạo hình nói riêng.
    Lý luận một chút thì khả năng đối với hoạt động tạo hình có thể phát triển ở mỗi con người, ở nhiều cấp độ, cường độ khác nhau. Thông thường thì những người có tố chất mỹ thuật bẩm sinh “Di truyền” thì hoạt động này khởi động một cách thuận lợi, còn tố chất thiên bẩm ở hàm lượng ít hơn thì khả năng am hiểu và sáng tạo nghệ thuật chỉ dừng lại ở mức sơ lược mà thôi.
    Người làm công tác giáo dục việc đầu tiên bao giờ cũng phải chú ý đến tính vừa sức của đối tượng học. Bởi nếu yêu cầu quá cao thì học sinh sẽ rơi vào tình trạng “bội thực” kiến thức, khi đó mọi yêu cầu nhận thức sẽ phản lại giáo dục. Với đối tượng học sinh khá giỏi mà kiến thức người thầy định ra chỉ là trung bình hoặc kiến thức người thầy không vượt qua khỏi đầu học sinh - sẽ dẫn đến sự ức chế, bế tắc cho người học việc này đồng nghĩa với sự tàn phá, làm thui chột khả năng, tài năng của người học.
    Với đối tượng là học sinh THCS khi học bộ môn mỹ thuật, mọi yêu cầu cũng như tất cả các môn học khác là đòi hỏi người thầy phải quan tâm đến tính vừa sức trong từng loại, dạng bài giúp học sinh hứng khởi, tự tin thu nhận kiến thức.
    Học Mỹ thuật là học cái đẹp và thể hiện cái đẹp theo tinh thần chủ quan của cá nhân được thể hiện trên mặt tranh. Học Mỹ thuật khác với các môn học khác ở chỗ: người học nắm bắt những kiến thức mỹ thuật thông qua hoạt động thực hành là chủ yếu, kết quả ở mỗi bài vẽ là một sự sáng tạo, không trùng lặp, rèn luyện kỹ năng vẽ, kỹ năng thị giác là một mặt của vấn đề. Còn một vấn đề nữa yêu cầu cao hơn là quan điểm về cái đẹp, tinh thần nhìn nhận cái đẹp, phải thông hiểu được như thế nào là “Đẹp” như thế nào là “Làm đẹp” và như thế nào là “Chưa đẹp” mà cái đẹp đôi khi rất trừu tượng, tất cả ở đây trông đợi vào phẩm chất, năng lực, sự nhiệt huyết dìu dắt, cởi mở của người thầy là rất nhiều.
    Có người quan niệm rằng: “Học mỹ thuật là học cách nhìn, học cách ước lượng” vật chất bằng thị giác... Quả thật là như vậy, bởi khi xây dựng một bức tranh người hoạ sĩ phải giải quyết hàng loạt những tương quan về hình, màu, đậm nhạt, nét, cùng vô số các kỹ thuật... Tựa như đặt đề cho một phép tính rồi anh ta tự tìm cách giải. Như vậy học Mỹ thuật là học một bộ môn khoa học (khoa học làm đẹp).
    Quay lại vấn đề, đối tượng học sinh THCS là đối tượng học mỹ thuật một cách không chuyên, thời gian luyện tập ít chưa đủ để hình thành ở các em một bản chất về quan niệm làm đẹp, một kỹ năng làm đẹp... Nên yêu cầu về kiến thức cũng như kỹ năng chỉ nên dừng lại ở một mức độ nhất định phù hợp với lứa tuổi, tầm vóc của các em, phù hợp với chương trình, thời lượng dành cho bộ môn. Vì vậy mỗi ông thầy dạy mỹ thuật đều phải tính toán, ăn chia kiến thức đến đầu từng học sinh một cách phù hợp, khoa học và nhất thiết là phải hiểu được đối tượng người học một cách chính xác. 
    Cha ông chúng ta đã dạy “Có bột mới gột nên hồ”,“Có thực mới vực được đạo”, học quá ít, vẽ quá đẹp thì là một điều lạ. 
    Với tất cả, tất cả những bối cảnh nêu trên việc định hướng theo lối vẽ mang nhiều tính trang trí sẽ giúp cho học sinh cách tháo gỡ tránh được nhiều kỹ thuật, kỹ năng khó như: diễn tả không gian, xây dựng hình thể... và bố cục mang tính công thức...
3.2. Hướng dẫn lối vẽ mang nhiều tính trang trí trong bài vẽ tranh đề tài của học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú Thạch Thành:
     Trong thực tế khi tiến hành vẽ một bài tranh đề tài thông thường chúng ta vẫn phải tuân thủ theo các bước cơ bản như thường lệ.
     Điều đặc biệt đáng chú ý ở đây là ta hướng dẫn học sinh khi xây dựng các hình ảnh, đồ vật, cỏ, cây, hoa, lá thì linh hoạt áp dụng đan xen phương pháp, cách thức dựng hình theo cách nhìn, cách cảm, cách diễn đạt của phân môn trang trí.     
     Nghệ thuật trang trí có rất nhiều nét tương đồng với nghệ thuật hội họa, chúng cùng chung một ngôn ngữ biểu đạt, cùng là loại hình nghệ thuật thị giác, cùng một mục đích phục vụ cho cuộc sống của con người.
    * Điểm khác biệt giữa nghệ thuật trang trí và nghệ thuật hội họa là:
    - Nghệ thuật trang trí không xa vào diễn tả không gian mà chủ yếu chỉ tạo ra một sự sắp xếp làm đẹp cho một bề mặt vật thể nào đó, một không gian nào đó, chính vì thế nghệ thuật trang trí thường sử dụng các mảng hình bẹt.
     - Ngược lại nghệ thuật hội họa lại là loại hình nghệ thuật dùng đường, nét, hình, mảng, màu sắc, đậm nhạt... để xây dựng không gian ba chiều như thực hoặc ước lệ trên mặt phẳng.
    Tuy có nhiều điểm khác nhau song khi xây dựng một bức tranh chúng ta nên mạnh dạn phối kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố “Trang trí” và “Tạo hình”. Hai yếu tố này luôn bổ xung cho nhau, tạo nên sự phong phú, đa dạng cho bố cục của một bài tranh hay cho một tác phẩm nghệ thuật, nhiều họa sỹ trong nước và trên thế giới cũng đã vận dụng linh hoạt các yếu tố trang trí để đưa vào tác phẩm hội họa của mình, tạo nên sự sinh động trong sáng không kém phần hiệu quả so với lối vẽ tả thực.
    Có nghĩa ở đây ta vẽ tranh đề tài nhưng dựa trên tư duy kết hợp với phương tiện, ngôn ngữ của phân môn trang trí và chúng ta cũng có thể mạnh dạn nhắc nhở học sinh tích cực sử dụng hình ảnh, không gian mang tính ước lệ. Làm tốt điều này chúng ta xẽ gặt hái được những kết quả bất ngờ đến kinh ngạc  
    Qua nhiều năm tìm hiểu, nghiên cứu và thực hành tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm sau:
    - Việc lược giản các yếu tố tạo hình trong một tác phẩm hay 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ap_dung_loi_ve_mang_nhieu_tinh_trang_tri_trong_bai_ve_t.doc