Sáng kiến Một số kinh nghiệm hạn chế học sinh bỏ học, chưa hoàn thành chương trình lớp học

Sáng kiến Một số kinh nghiệm hạn chế học sinh bỏ học, chưa hoàn thành chương trình lớp học

- Hiện nay, việc học sinh bỏ học và chưa hoàn thành chương trình lớp học vẫn còn khá phổ biến. Cấp học càng cao thì tỉ lệ học sinh bỏ học càng lớn. Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học nhưng trong đó nguyên nhân chính là các em học tập chưa hoàn thành nên các em không thích đi học, không thích đến trường.

- Xã hội ngày càng phát triển, thì yêu cầu về giáo dục cũng được nâng cao. Đòi hỏi trong xã hội ai cũng được học hành, được tiếp thu kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo từ nhà trường để phục vụ cuộc sống sau này. Chúng ta ngày đêm đang ra sức phổ cập giáo dục ở cấp học. Nhưng trên thực tế có biết bao học sinh bỏ học giữa chừng. Biết bao nhiêu trẻ em không biết đọc, biết viết hoặc đọc viết không thông thạo mà đã nghỉ học. Tất cả đều là sản phẩm của nhà trường, do không quan tâm đến học sinh, không có biện pháp để giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành.

- Trong công tác dạy học việc học sinh không bỏ học, chưa hoàn thành chương trình lớp học rất quan trọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập, hiệu quả đào tạo và thực hiện đúng chỉ tiêu của trường của ngành quy định. Các em đến lớp đầy đủ không có hiện tượng học sinh bỏ học thì công tác dạy và học của giáo viên và học sinh sẽ nâng cao.

 

docx 25 trang Trần Đại 28/04/2023 6070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến Một số kinh nghiệm hạn chế học sinh bỏ học, chưa hoàn thành chương trình lớp học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TX TÂN CHÂU
TRƯỜNG TH B LONG AN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Long An, ngày 02 tháng 01 năm 2019
BÁO CÁO
Kết quả thực hiện sáng kiến: Một số kinh nghiệm hạn chế học sinh bỏ học, chưa hoàn thành chương trình lớp học
I. Sơ lược lý lịch tác giả.
- Họ và tên: Võ Thành Xương Nam, nữ: Nam
- Ngày tháng năm sinh: 20/12/1981
- Nơi thường trú: Long An, Tân Châu, An Giang.
- Đơn vị công tác: Trường tiểu học B Long An.
- Trình độ chuyên môn: Đại học
- Chức vụ hiện nay: Phó hiệu trưởng.
- Lĩnh vực công tác: Quản lí chuyên môn.
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị
1. Thuận lợi:
- Được sư quan tâm và chỉ đạo sâu sát của ngành.
- Đa số giáo viên tận tụy với nghề, tận tình trong công tác dạy và học, luôn giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Hầu hết giáo viên đều được tham gia học tập bồi dưỡng chuyên môn và tập huấn chuẩn kiến thức kĩ năng đáp ứng được công tác giảng dạy hiện nay.
- Học sinh có đủ sách giáo khoa tối thiểu theo yêu cầu
- Trang thiết bị và cơ sở vật chất được đầu tư trang bị tương đối đầy đủ.
- Một số giáo viên có tay nghề và am hiểu về máy vi tính có điều kiện thuận lợi tiếp cận với các phần mềm dạy học hiện đại.
- Học sinh phần lớn được cha mẹ quan tâm nên thuận lợi trong việc phối hợp.
- Tổ chuyên môn được tách riêng biệt nên thuận tiện trong sinh hoạt trao đổi chuyên môn.
2. Khó khăn:
- Học sinh thuộc gia đình nghèo, cận nghèo và khó khăn không được cha mẹ quan tâm thường giao khoáng cho trường.
- Tổ chuyên môn chưa đề ra chương trình kế hoạch cụ thể và hiệu quả nhất về kế hoạch phụ đạo học sinh chưa hoàn thành.
- Học sinh trong địa bàn thường nghỉ học theo mùa vụ vì phải làm tiếp cha mẹ.
- Nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế nên rất khó khăn trong việc vận động học sinh trở lại lớp theo kế hoạch đề ra.
- Một số đồ dùng học tập của học sinh sử dụng lâu nay bị hư hỏng, mất mát nhiều bổ sung chưa kịp thời nên giáo viên gặp khó khăn trong quá trình lên lớp.
- Năng lực của giáo viên chưa đồng đều, tất cả giáo viên đều soạn bài trên máy vi tính nhưng số giáo viên biết áp dụng được công nghệ thông tin, thiết kế bài giảng điện tử vào giảng dạy trên lớp còn hạn chế.
- Trường có 2 khối lớp thực hiện theo môn hình trường học mới (VNEN) là khối lớp 5 và 4, vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác quản lí, chuyên môn do đội ngũ giáo viên dạy lớp 4 VNEN chưa được tập huấn kĩ ở khối lớp 5, các giáo viên này chủ yếu là giáo viên được tập huấn VNEN lớp 3 của các năm học trước hoặc được dự giờ vài tiết của đồng nghiệp đã có kinh nghiệm dạy ở lớp VNEN của 2 năm học trước.
- Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm hạn chế học sinh bỏ học, chưa hoàn thành chương trình lớp học
- Lĩnh vực: Chuyên môn
III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến.
- Hiện nay, việc học sinh bỏ học và chưa hoàn thành chương trình lớp học vẫn còn khá phổ biến. Cấp học càng cao thì tỉ lệ học sinh bỏ học càng lớn. Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học nhưng trong đó nguyên nhân chính là các em học tập chưa hoàn thành nên các em không thích đi học, không thích đến trường. 
- Xã hội ngày càng phát triển, thì yêu cầu về giáo dục cũng được nâng cao. Đòi hỏi trong xã hội ai cũng được học hành, được tiếp thu kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo từ nhà trường để phục vụ cuộc sống sau này. Chúng ta ngày đêm đang ra sức phổ cập giáo dục ở cấp học. Nhưng trên thực tế có biết bao học sinh bỏ học giữa chừng. Biết bao nhiêu trẻ em không biết đọc, biết viết hoặc đọc viết không thông thạo mà đã nghỉ học. Tất cả đều là sản phẩm của nhà trường, do không quan tâm đến học sinh, không có biện pháp để giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành.
- Trong công tác dạy học việc học sinh không bỏ học, chưa hoàn thành chương trình lớp học rất quan trọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập, hiệu quả đào tạo và thực hiện đúng chỉ tiêu của trường của ngành quy định. Các em đến lớp đầy đủ không có hiện tượng học sinh bỏ học thì công tác dạy và học của giáo viên và học sinh sẽ nâng cao.
- Mục đích yêu cầu của sáng kiến: 
+ Nhằm đánh giá lại môi trường giáo dục, chất lượng giảng dạy học sinh chưa hoàn thành lớp học ở các trường tiểu học trong những năm qua và hiện nay.
+ Tìm nguyên nhân tại sao việc học sinh chán học và hiện tượng học sinh có nguy cơ bỏ học vì học sinh chưa hoàn thành vẫn còn.
+ Đưa ra một số biện pháp trong việc đổi mới phương pháp giúp đỡ học sinh học tập có tiến bộ hơn tạo môi trường thân thiện gần gũi học sinh học tập có tiến bộ, giúp học sinh ham thích học tập, thích đi học nhiều hơn.
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến: 
Bản thân lấy số liệu khi còn công tác ở trưởng cũ và trường mới để làm rõ thực trạng hơn:
- Thực tế cho thấy Trường Tiểu học B Châu Phong là trường nông thôn, dân trí còn thấp, số hộ nghèo còn nhiều, nhiều người dân mù chữ nên không kèm con em khi học ở nhà. Điều kiện kinh tế gia đình còn thiếu thốn. Trong cuộc sống hằng ngày các em còn phải phụ giúp cha mẹ. Đa số các em sống xa cha mẹ ở nhà với ông bà nên việc giáo dục không nhiều làm ảnh hưởng đến nhân cách của các em. Trình độ học sinh không đồng đều. Trong nhiều năm qua có rất nhiều em học chưa hoàn thành nên các em không thích đến trường, tới lớp. Từ những khó khăn trên dẫn đến học sinh chưa hoàn thành và bỏ học giữa chừng.
- Những công việc thường ngày của các em là tự do, không ai bảo ban, chăm sóc. Bên cạnh đó, việc học ở nhà của các em cũng không được ai nhắc nhở, dạy dỗ. Có đôi khi các em không đến lớp vì những lí do bâng quơ như: ngủ quên không ai gọi đi học, đi chơi game, cùng bạn bè ở xóm đi chơi đá bóng . Việc nghỉ học không lí do đã làm ảnh hưởng đến việc duy trì sĩ số học sinh hàng buổi và giảm chất lượng học tập của các em, dẫn đến kết quả học sinh học chưa hoàn thành.
- Sau đây là bảng thu thập số liệu của toàn trường về học sinh bỏ học giữa chừng, chưa hoàn thành chương trình lớp học cụ thể như sau:
* Bảng số liệu học sinh bỏ học năm học 2015 – 2016 tại trường tiểu học B Châu Phong nơi lúc trước tôi còn đang công tác.
Đầu năm
Số học sinh giữa HKI
Số học cuối HKI
Số học sinh giữa HKII
Số học sinh cuối năm
782
780
779
778
776
 * Bảng số liệu học sinh Chưa hoàn thành chương trình lớp học Năm học 2015 – 2016 tại trường tiểu học B Châu Phong nơi lúc trước tôi còn đang công tác.
Đầu năm
Khảo sát
Đầu năm học
Số học cuối HKI
Số học sinh giữa HKII
Số học cuối năm
782
280/782
252/779
150/778
10/776
 Nhìn vào bảng số liệu thống kê cho thấy các em Chưa hoàn thành và bỏ học bình quân rất nhiều tuy đến cuối năm học sinh Chưa hoàn thành có giảm nhưng so với bình quân thị xã thì vẩn còn cao.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
- Đối với nước ta, giáo dục được xác định là “quốc sách hàng đầu”, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một con người, sự phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quả của hoạt động giáo dục “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là của người giáo viên chủ nhiệm lớp, người trực tiếp và thường xuyên nhất tiếp xúc với các em, người luôn ở bên cạnh giải đáp mọi khó khăn thắc mắc, người mà các em kính trọng và yêu quý nhất, người mà được các em xem như là cha là mẹ không ai khác chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Theo Luật Giáo dục Việt Nam năm 2009 có thể hiện rõ ràng mục tiêu giáo dục tiểu học như sau: “ Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” 
- Theo điều 34 chương IV Điều lệ trường tiểu học Ban hành kèm theo Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định giáo viên làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học. Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.
- Thực tế cho thấy đa số học sinh ở khu dân cư, điều kiện kinh tế đa số khó khăn, trình độ dân trí thấp, phụ huynh lo làm kiếm sống không quan tâm đến việc học của con em. Học để làm gì? Học không kiếm được việc làm? Hai câu hỏi ngắn gọn và tường minh như thế nhưng một số phụ huynh không ít người dân ở đây không thể trả lời. Đối với phụ huynh học cũng được, không học cũng được chẳng sao chỉ cần khi lớn lên biết kiếm được ra tiền là đủ, thiếu sự quan tâm của gia đình dẫn đến tình trạng học sinh chưa hoàn thành rồi bỏ học giữa chừng.
- Sự phát triển của đất nước kéo theo sự chuyển mình rõ rệt của nền giáo dục nước nhà. Trong những năm gần đây sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, sự nổ lực của thầy cô giáo. Tuy vậy nhưng chỉ tiêu Trường đạt chuẩn Quốc gia chưa bền vững, các chỉ tiêu về học sinh bỏ học và chưa hoàn thành chương trình tiểu học chưa bền vững. Làm thế nào để giải quyết vấn đề này đây? Chính vì thế, qua bản thân tôi suy nghĩ và đặt cho mình câu hỏi: “Làm thế nào để hạn chế học sinh bỏ học, Chưa hoàn thành chương trình lớp học”. 
- Các thầy cô giáo cần phải nhiệt tình hơn nữa với nghề trồng người của mình, các đoàn thể và chính quyền địa phương phải thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và có sự đầu tư thích đáng về mọi mặt, nhận thức của phụ huynh và các em học sinh cần được nâng lên, việc tìm một số kinh nghiệm hạn chế học sinh bỏ học, chưa hoàn thành chương trình tiểu học là cần thiết và phải được thực hiện liên tục trong trường học.
3. Nội dung sáng kiến:
3.1. Tiến trình thực hiện:
- Khi còn là giáo viên dạy lớp bản thân đã từng dạy và nắm được trong lớp tôi có rất nhiều học sinh Chưa hoàn thành và vài em có nguy cơ bỏ học thế là tôi quan sát và học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp đi trước về cách hạn chế học sinh Chưa hoàn thành chương trình lớp học và học sinh bỏ học. Chính vì vậy cũng bắt đầu từ đây bản thân đặt ra nhiều câu hỏi về vấn đề khắc phục học sinh Chưa hoàn thành chương trình lớp học cũng như trăn trở về vấn đề học sinh bỏ học và khi tôi được phân công làm phó hiệu trưởng tôi bắt đầu áp dụng những biện pháp mình đã nghiên cứu áp dụng trực tiếp vào các lớp học ở cả 2 trường là trường tiểu học B Châu Phong và trường tiểu học B Long An.
- Vào đầu năm học 2015 – 2016 tôi nắm bắt thông tin và xuống các lớp khảo sát thực tế để nắm bắt các em có nguy cơ bỏ học cũng như các em Chưa hoàn thành. Từ đó tôi đúc kết và tìm những biện pháp hữu hiệu nhất áp dụng các biện pháp xuống cho giáo viên chủ nhiệm và tôi thấy các biện pháp mang lại nhiều chuyển biến tích cực.
- Sau đây tôi xin trình bày các giải pháp bản thân đã từng bước thực hiện thành công khi còn công tác ở trường cũ cũng như áp dụng có hiệu quả ở trường mới năm học 2016 – 2017 và năm học 2017 – 2018 và học kì I năm học 2018 – 2019 như sau:
§ Tìm hiểu hoàn cảnh và đặc điểm của học sinh:
§ Chuẩn bị chu đáo điều kiện vật chất để học sinh học tập.
§ Đổi mới nội dung giáo dục hình thành phẩm chất năng lực cho học sinh.
§ Nâng cao hoạt động học tập trên lớp:
§ Phương pháp giao việc cho học sinh Chưa hoàn thành:
§ Xây dựng đôi bạn học tập:
§ Giúp bạn nghèo vượt khó:
§ Tổ chức tiết sinh hoạt lớp:
§ Phối hợp với phụ huynh học sinh: 
§ Tạo môi trường học tập thân thiện:
§ Giáo viên chủ nhiệm ra sức học tập bồi dưỡng về kỹ năng chủ nhiệm lớp.
§ Bồi dưỡng về năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp và năng lực làm công tác xã hội hóa giáo dục.
3.2. Thời gian thực hiện:
- Năm học 2015 – 2016 tôi được phân công làm phó hiệu trưởng trường tiểu học B Châu Phong. Ngay năm học đó, tôi bắt đầu lấy số liệu cho thật chính xác cụ thể ở toàn trường về những học sinh Chưa hoàn thành cũng như những học sinh có nguy cơ bỏ học. Với kết quả mà bản thân khảo sát như vậy thì bản thân không thể chấp nhận được. 
- Vì thế, với chức năng là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tôi quyết tâm tìm ra những biện pháp, để hạn chế học sinh bỏ học và học sinh Chưa hoàn thành.
- Sau 2 năm áp dụng vào thực tế kết quả đạt được rất khả quan học sinh bỏ học và các em Chưa hoàn hoàn thành chương trình lớp học được giảm nhiều ở 2 năm học. Với kết quả này, tôi cảm nhận được những biện pháp mình thực hiện là tương đối đúng. Và cũng trong năm học này, tôi tiếp tục nghiên cứu, luôn thay đổi những giải pháp, biện pháp cho phù hợp với đặc điểm học sinh của trường mới tôi đang công tác.
3.3. Hiện tượng học sinh bỏ học - Chưa hoàn thành chương trình lớp học:
- Nhiều gia đình cũng không quan tâm đến con cái học tập và muốn cho con mình bỏ học giữa chừng để phụ giúp gia đình.
- Một số gia đình do hoàn cảnh thật khó khăn, cha mẹ bỏ địa phương đi làm ăn xa đành phải mang con theo nên phải bỏ học giữa chừng, thường là ăn Tết xong các em theo gia đình đi làm ăn xa nên phải bỏ học giữa chừng. Nếu vài tháng em trở lại học thì không học nổi và bị hỏng kiến thức rồi Chưa hoàn thành chương trình lớp học và trước sau vì cũng bỏ học.
- Trong dạy học, người giáo viên phải đảm bảo được kiến thức cơ bản của các phân môn. Như không phải học sinh nào, lớp nào cũng nhận được lượng kiến thức như nhau và có trình độ như nhau. Từ đó, trong dạy học có em thì học hoàn thành, có em thì chưa hoàn thành. Vì vậy dẫn đến học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học nên các em mặc cảm, không muốn học và bỏ học.
3.4. Nguyên nhân học sinh bỏ học, Chưa hoàn thành chương trình: 
3.4.1. Về phía gia đình và học sinh:
- Do gia đình nghèo, đông con, các em không có quần áo lành lặn để đến lớp như bao bạn khác. Những học sinh này thường mặc cảm nên cảm thấy chán nản dẫn đến bỏ học. 
- Phần lớn gia đình không biết chữ nên khi đi học về không ai kèm dẫn đến học chưa hoàn thành, ở lại lớp nhiều năm cảm thấy xấu hổ thế là bỏ học
- Cha mẹ ly hôn hoặc hay cãi nhau.Thường những em này thiếu thốn tình cảm. Các em thường hay nghịch phá, đánh nhau, lúc nào cũng mặc cảm, tự cho mình thua kém và tự xa lánh bạn bè dẫn đến bỏ học.
- Cũng do những em do sức khỏe không tốt, thiểu năng tiếp thu bài vở chậm nên các em học chưa hoàn thành dẫn đến chưa hoàn thành nên bỏ học.
- Gia đình khó khăn đi làm ăn xa gửi con cho ông bà, không quản lí giờ giấc nên các em thường trốn học để chơi game, các trò chơi khác... xao lãng việc học.
3.4.2. Về phía nhà trường và giáo viên:
- Trình độ giáo viên không đồng đều nên ảnh hưởng đến việc dạy và học.
- Giáo viên chưa tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp, thiếu quan tâm đến học sinh chưa hoàn thành, các em bỏ học giữa chừng.
- Trong quá trình dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học chưa đạt hiệu quả cao, chưa phù hợp với thực tiễn của lớp, không khí lớp học nặng nề, căng thẳng và sự nghiêm khắc của giáo viên nên việc học tập của học sinh không hiệu quả. Từ đó dẫn đến học sinh bỏ học, chưa hoàn thành chương trình lớp học.
- Chỉ tiêu học sinh hoàn thành chương trình 100% và bỏ học dưới 1% nên việc học sinh ngồi nhầm lớp là không tránh khỏi, ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh.
- Kế hoạch chủ nhiệm chưa khoa học và cụ thể, giáo viên chưa nắm bắt tình hình học sinh lớp mình nên dẫn đến học sinh bỏ học, Chưa hoàn thành chương trình lớp học.
- Một số giáo viên còn thiếu nghệ thuật cảm hoá học sinh Chưa hoàn thành, không gây hứng thú cho học sinh thích học.
- Từ những nguyên nhân trên đã làm cho việc học sinh bỏ học, Chưa hoàn thành chương trình lớp học. Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm được 15 năm nhưng tôi thiết nghĩ một giáo viên chủ nhiệm phải hiểu và xác định được tầm quan trọng của việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học và học sinh Chưa hoàn thành chương trình lớp học nên tôi quyết tâm nghiên cứu và không ngừng tìm giải pháp liên quan đến học sinh bỏ học, Chưa hoàn thành chương trình lớp học của trường nói chung. 
3.5. Biện pháp tổ chức.
Trong thực tế bất cứ người làm Ban giám hiệu nào cũng muốn trong trường của mình không có học sinh bỏ học và học sinh Chưa hoàn thành nhưng không phải người quản lí nào áp dụng cũng có hiệu quả. Tuy nhiên trong phần sáng kiến này tôi chỉ mạnh dạng tìm và áp dụng các biện pháp có hiệu quả xuống trực tiếp cho giáo viên chủ nhiệm chứ không phải người quản lí áp dụng cho cách quản lí. Vì các biện pháp tôi mạnh dạng áp dụng chỉ ở trong khuôn khổ giáo viên chủ nhiệm còn ban giám hiệu có những biện pháp làm theo Công văn, Hướng dẫn hoặc Thông tư của ngành như vậy giáo viên chủ nhiệm khó mà áp dụng các biện pháp có hiệu quả. Tóm lại sáng kiến này tôi chỉ đưa ra các biện pháp cụ thể hóa xuống cho giáo viên chủ nhiệm áp dụng mới thật sự có hiệu quả như sau:
3.5.1. Tìm hiểu hoàn cảnh và đặc điểm của học sinh:
- Giáo viên chủ nhiệm trước tiên phải tìm hiểu hoàn cảnh sống của học sinh, điều kiện kinh tế gia đình, môi trường sống Mỗi học sinh có hoàn cảnh sống không giống nhau, đặc thù của hoàn cảnh sống đó dẫn đến những thuận lợi và khó khăn riêng.
- Phải nghiên cứu hồ sơ học sinh và tiếp cận các sổ sách giấy tờ có thông tin liên quan đến học sinh như: học bạ, sổ liên lạc (cũ), sổ chủ nhiệm (cũ), sổ theo dõi (cũ) Sử dụng phương pháp nghiên cứu hồ sơ, giáo viên chủ nhiệm sẽ nắm được các thông tin liên quan đến học sinh.
- Sử dụng phương pháp đàm thoại để giao tiếp với học sinh, với các giáo viên khác và các phụ huynh học sinh để hiểu rõ học sinh hơn. Phương pháp đàm thoại rất quan trọng khi giáo viên xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa thầy và trò để hiểu, cảm thông.
- Phương pháp quan sát là việc giáo viên chủ nhiệm sẽ theo dõi trực tiếp học sinh mà mình cần tìm hiểu.
- Phương pháp anket là việc giáo viên chủ nhiệm tiến hành phỏng vấn trên giấy. Ở đây, giáo viên chủ nhiệm đưa ra một hệ thống câu hỏi để tìm hiểu về phẩm chất đạo đức, về các quan hệ, thái độ, nhu cầu, sở thích, nguyện vọng của học sinh.
Ví dụ: Trong “Phiếu thông tin học sinh” đầu năm giáo đưa ra một số câu hỏi và định hướng trả lời như sau:
- Em sống với ai?
a. Cha và mẹ
b. Cha
c. Mẹ
d.Ông (bà), cậu (dì),cô (chú)
e. Người khác:....
- Ở nhà em học tập với ai?
a. Mẹ hoặc cha hướng dẫn
b. Gia sư
c. Anh(chị) hướng dẫn
d. Học một mình
- Điều kiện học tập ở nhà em như thế nào?
a. Học phòng riêng
b. Học ở góc học tập
c. Khác......
- Những việc làm trên giúp giáo viên chủ nhiệm nắm rõ hoàn cảnh từng em để có biện pháp giáo dục thích hợp. Sau đó giáo viên chủ nhiệm theo dõi sĩ số học sinh hằng ngày, đặc biệt là những em hay vắng học rồi tìm hiểu hoàn cảnh của những học sinh hay nghỉ học và những em có nguy cơ bỏ học. Một trong những yếu tố quan trọng là tìm hiểu môi trường và hoàn cảnh sống của các em, bởi vì đó chính là cái nôi nuôi dưỡng và hình thành nhân cách của các em ngay từ thuở ban đầu.. Để các em hình thành cho mình một hướng đi tốt nhất. Sau khi nắm chắc tình hình thì giáo viên chủ nhiệm mới thiết lập kế hoạch chủ nhiệm cho năm học mới.
- Chia thành hai nhóm: nhóm có học lực hoàn thành, gia đình có quan tâm sẽ không bao giờ bỏ học giữa chừng, nhóm có học lực Chưa hoàn thành gia đình không quan tâm có nguy cơ bỏ học nhiều nhất.
+ Các em học sinh hoàn thành dù là con em lao động nghèo, nhất định không bỏ học vì những năm học trước phụ huynh có quan tâm đến việc học của con em nên mới có kết quả tốt.
+ Các em học chưa hoàn thành có khó khăn về đời sống có nguy cơ bỏ học.
+ Các em học sinh chưa hoàn thành tuy có gia đình khá giả nhưng phụ huynh không quan tâm đến việc học của con cái cũng có nguy cơ bỏ học.
+ Đáng quan tâm nhất là những học sinh có hoàn cảnh ngang trái, cha mẹ ly dị hoặc gia đình quá đông con, những em này có nguy cơ bỏ học.
- Từ cơ sở đó, người giáo viên chủ hiệm có thể thẩm định, tiên đoán có bao nhiêu học sinh thuộc diện cần “khoanh vùng” cần hạn chế học sinh bỏ học, Chưa 

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_mot_so_kinh_nghiem_han_che_hoc_sinh_bo_hoc_chua_ho.docx