Sáng kiến Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phương cho học sinh trường THPT Đô Lương 4

Sáng kiến Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phương cho học sinh trường THPT Đô Lương 4

Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả sáng tạo các giá trị văn hóa là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách trong thời đại ngày nay. Nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh về tất cả các mặt như đức, trí, thể, mỹ, đồng thời gìn giữ và phát huy giá trị của di sản văn hoá và truyền thống tốt đẹp dân tộc Việt Nam, ngày 26 tháng 8 năm 2016 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị Số: 3031/QĐ-BGDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 - 2017 trong đó chỉ thị nêu rõ: “Giáo dục phổ thông chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng”. Đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có kế hoạch hướng dẫn đưa Giáo dục Di sản vào nội dung dạy học ở trường phổ thông, từ đó thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện đa dạng hóa các hình thức dạy học, khuyến khích học sinh tham gia trải nghiệm: “Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên nhằm hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa; rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh”. (Trích hướng dẫn sử dụng dạy học di sản trong trường Phổ thông 2013).

Mục tiêu đổi mới nền giáo dục được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.” Trong giáo dục đạo đức cho học sinh, việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương và dân tộc là rất quan trọng. Những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương đã được lưu giữ, truyền lại cho các thế hệ và không ngừng được phát huy qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Chính về thế ngành giáo dục đã nỗ lực đưa các nội dung về giá trị văn hóa vào giảng dạy bằng nhiều phương thức: sân khấu hóa, câu lạc bộ, hỏi đáp, tham quan,hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, giáo dục địa phương …. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa là chiến lược phát triển bền vững quốc gia, là nhiệm vụ chung của toàn xã hội trong đó giáo dục giữ vai trò quan trọng nhất, bằng con đường giáo dục và thông qua giáo dục, các giá trị về vật chất và tinh thần, các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, ngôn ngữ, phong tục, tập quán… của các dân tộc được lưu truyền,tồn tích, vận hành nối liềncác thế hệ.

docx 60 trang Thu Kiều 21/09/2024 2420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phương cho học sinh trường THPT Đô Lương 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 4
 --------------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG VIỆC 
GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA 
 ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 4
 LĨNH VỰC: Chủ nhiệm
 TÊN TÁC GIẢ: NGUYỄN THỊ ĐỖ QUYÊN
 NĂM HỌC : 2022 – 2023
 SĐT: 0982.247.484 1.1 Thực trạng mức độ hiểu biết của học sinh về các giá trị văn hoá 11
 địa phương huyện Đô Lương
1.2 Thực trạng mức độ nhận thức vai trò của học sinh trong việc 12
 bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá địa phương huyện Đô 
 Lương
2 Thực trạng về việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị 13
 văn hóa địa phương cho học sinh của giáo viên nói chung và 
 giáo viên chủ nhiệm nói riêng.
3 Một số vấn đề đặt ra trong việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát 15
 huy những giá trị văn hóa địa phương cho học sinh trường 
 THPT Đô Lương 4
4 Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục ý 15
 thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phương cho học 
 sinh trường THPT Đô Lương 4 .
4.1 Nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh trong việc giáo 15
 dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phương.
4.2 Xây dựng kế hoạch các hoạt động nhằm giáo dục ý thức bảo 18
 tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa phương
4.2.1 Căn cứ xây dựng kế hoạch các hoạt động nhằm giáo dục học 19
 sinh ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa phương
4.2.2 Xây dựng kế hoạch các hoạt động nhằm giáo dục học sinh ý 19
 thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa phương
4.3 Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa 21
 phương thông qua lồng ghép các hoạt động dạy học
4.3.1 Lồng ghép giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa 21
 vào dạy học bộ môn Ngữ Văn
4.3.2 Lồng ghép giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa 23
 vào dạy học bộ môn Lịch sử
4.3.3 Lồng ghép giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa 24
 vào dạy học bộ môn Giáo dục công dân
4.3.4 Lồng ghép giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa 27
 vào dạy học bộ môn Giáo dục địa phương
4.3.4 Lồng ghép giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa 27
 vào dạy học bộ môn Trải nghiệm hướng nghiệp DANH MỤC VIẾT TẮT
TT TÊN VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
 1 THPT Trung học phổ thông
 2 CLB Câu lạc bộ
 3 UBND Ủy ban nhân dân
 4 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
 5 GDPT Giáo dục phổ thông
 6 GDĐP Giáo dục địa phương
 7 DSVH Di sản văn hóa sự quan tâm, đồng thuận, nhận thức rất cao từ Trung ương đến địa phương và hệ 
thống trường học các cấp. Đặc biệt, trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, 
với nội dung giáo dục địa phương được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho các địa 
phương biên soạn tài liệu, kế hoạch giảng dạy sao cho phù hợp tình hình từng địa 
phương, vùng miền. Đây là một điểm mới của Chương trình giáo dục phổ thông 
năm 2018, chương trình mở, giúp các địa phương chủ động lựa chọn nội dung 
giảng dạy thích hợp, thiết thực với điều kiện thực tế. Hầu hết các nhà trường, phụ 
huynh và học sinh đều có ý thức tìm hiểu, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn 
hóa. Giáo viên nhiều trường học đã tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo ra những cách 
thức giáo dục di sản hấp dẫn, hiệu quả hơn đối với học sinh. Tuy nhiên, việc sử 
dụng các hình thức dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục với di sản còn đơn 
điệu, thiếu sự linh hoạt và sáng tạo nên hiệu quả chưa cao, các hoạt động chưa chú 
trọng về chiều sâu.
 Huyện Đô Lương là địa phương có nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp: di tích lịch 
sử cách mạng, địa chỉ đỏ phong trào cách mạng, làng nghề truyền thống, di tích 
văn hóa... cần được gìn giữ, bảo tồn và phát huy. Mỗi học sinh trong trường là đại 
biểu văn hóa của một vùng quê. Trước thực tế đó, bản thân tôi thiết nghĩ giáo viên 
chủ nhiệm lớp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục ý thức bảo tồn và 
phát huy những giá trị văn hóa địa phương góp phần vào mục tiêu phát huy phẩm 
chất và năng lực cho học sinh. Từ đó hướng đến mục đích đào tạo con người mới 
Việt Nam phát triển cân đối, hài hòa và toàn diện. Có thể nói, giáo viên chủ nhiệm 
là chiếc cầu nối giúp học sinh thẩm thấu một cách cặn kẽ, hiệu quả văn hóa, lịch sử 
của địa phương mình. Qua đây, nhằm giáo dục lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê 
hương đất nước, cùng chung tay bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa như bảo vệ 
linh hồn của dân tộc.
 Từ những vấn đề nêu trên, với kinh nghiệm thực tế trong công tác giáo viên 
chủ nhiệm, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp của giáo viên chủ 
nhiệm trong việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phương 
cho học sinh trường THPT Đô Lương 4” để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả 
giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của địa phương cho học 
sinh ở trường THPT Đô Lương 4 nói riêng và trường THPT nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu:
 Đề xuất một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục ý thức 
bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phương cho học sinh trường THPT Đô 
Lương 4.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn
3.2. Phân tích thực trạng về việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn 
hóa địa phương cho học sinh trường THPT
 2 PHẦN HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Cơ sở lí luận
1. Tổng quan chung về di sản văn hóa
 Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Di sản văn hóa là di sản của các hiện 
vật vật lý và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ 
các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau.
 Luật Di sản văn hóa của Việt Nam đã xác định: “Di sản văn hóa Việt Nam là 
tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản 
văn hóa nhân loại có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của 
nhân dân ta”.
 Di sản văn hóa được hiểu như là tài sản, là báu vật của thế hệ trước để lại cho 
thế hệ sau, gồm các tác phẩm nghệ thuật dân gian, công trình kiến trúc, tác phẩm 
điêu khắc, tác phẩm văn học “Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể 
và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn 
hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã 
hội chủ nghĩa Việt Nam”(Trích Luật Di sản văn hóa).
 Di sản văn hóa Việt Nam được chia thành hai loại: Di sản văn hóa vật thể và 
di sản văn hóa phi vật thể. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị 
lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm : di tích lịch sử - văn hóa; danh lam thắng 
cảnh; di vật; cổ vật; bảo vật quốc gia. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh 
thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có 
giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng 
được tái tạo và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền 
nghề, trình diễn và các hình thức khác. Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: tiếng 
nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam; ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn 
dân gian ; tập quán xã hội; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống; tri thức 
dân gian.
2. Ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
 Theo triết học Mác – Lênin: “Ý thức” là một phạm trù song song với phạm 
trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc 
con người và có sự cải biến và sáng tạo. Theo tâm lí học, “Ý thức” là hình thức 
phản ánh tâm lí cao nhất chỉ có ở người, được phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả 
năng con người hiểu được các tri thức, các hiểu biết mà con người đã tiếp thu được 
trong quá tình quan hệ qua lại với thế giới khách quan. Còn theo từ điển tiếng Việt: 
“Ý thức” là khả năng của con người phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư 
duy; là sự nhận thức đúng đắn, biểu hiện bằng hành động, thái độ cần phải (ý thức 
được việc làm của mình).
 Như vậy, ta có thể hiểu “Ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa là tổng 
hòa tri thức, tình cảm và ý chí bảo tồn và phát triển giá trị của di sản văn hóa thông
 4 Truyền thống thơ văn và các tác phẩm văn hóa, văn nghệ có các nhà văn thơ 
nổi tiếng trên đất Đô Lương anh hùng trong chiến đấu, giỏi giang trong sản xuất và 
làm giàu trên quê hương. Nhà văn Cao Tiến Lê (31/12/1937-5/6/2016) quê ông 
làng Bạch Ngọc. Nhà thơ Hoàng Trần Cương: (30/7/1948- 9/4/2020) quê ở Đặng 
Sơn.Nhà văn Nam Hà, tên là Nguyễn Anh Công, (sinh năm 1933-19/5/2018) ở xã 
Bắc Sơn. Nhà thơ Thạch Quỳ ( Vương Đình Huấn) sinh năm 1941....
 Nhằm tiếp tục gìn giữ, bảo tồn và phát huy dân ca giá trị di sản văn hóa phi 
vật thể đại diện của nhân loại, ủy ban nhân dân huyện Đô Lƣơng (Nghệ An) quyết 
định thành lập mới 7 câu lạc bộ dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh tại các xã. Các câu lạc 
bộ dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh mới thành lập tại các xã bao gồm: Thịnh Sơn, Đại 
Sơn, Yên Sơn, Tràng Sơn, Xuân Sơn và câu lạc bộ dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh Bạch 
Ngọc gồm 3 xã Ngọc Sơn, Lam Sơn và xã Bồi Sơn.
3.3. Làng nghề truyền thống
 Gần 60 năm, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử nhưng những làng nghề truyền 
thống của quê hương Đô Lương vẫn được duy trì và phát triển. Huyện có 7 làng 
nghề truyền thống: Làng bánh đa Vĩnh Đức, Thị trấn; Làng nghề mộc Tĩnh gia, xã 
Thái Sơn; Làng nghề mộc Trung Hậu, xã Tân Sơn; Làng nghề Chổi đót, xã Bắc 
Sơn; Làng nghề mộc Đông Minh, xã Minh Sơn; Làng nghề Nồi đất, xã Trù Sơn; 
Làng nghề Dâu tằm tơ Xuân Như, xã Đặng Sơn.
4. Một số giá trị văn hóa vùng hạ huyện Đô Lương
4.1. Khu di tích lịch sử Truông Bồn
 Truông Bồn là địa danh lịch sử, gắn liền với quá trình chiến đấu, hy sinh của 
hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong thời chống Mỹ.
 Khu di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn Tượng đài Truông Bồn
 Ghi nhận địa danh Truông Bồn, ghi nhận sự cống hiến và hy sinh oanh liệt 
của các chiến sĩ Truông Bồn, tiêu biểu là sự cống hiến và hy sinh oanh liệt ngày
 6

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_mot_so_giai_phap_cua_giao_vien_chu_nhiem_trong_vie.docx
  • pdfNguyễn Thị Đỗ Quyên-Trường THPT Đô Lương 4-Chủ nhiệm (2).pdf