Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập thể lớp thành khối đoàn kết - vững mạnh và yêu thương

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập thể lớp thành khối đoàn kết - vững mạnh và yêu thương

Trong sự nghiệp giáo dục thì giáo dục nhân cách con người là cốt lõi và quan trọng nhất, giáo dục nhân cách giúp học sinh phân biệt phải - trái, tốt - xấu, đúng - sai và có tác dụng ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, xây dựng môi trường sống lành mạnh, góp phần xây dựng chế độ xã hội tốt đẹp, ở đó mọi người sống với nhau có nghĩa tình, vị tha và lòng nhân ái. Trên cở sở giáo dục cá nhân học sinh về nhân cách tốt mới tiến đến giáo dục tập thể đoàn kết, yêu thương và sẻ chia với nhau được.

Xuất phát từ thực trạng vấn nạn bạo lực học đường như hiện nay của học sinh nói chung và nhất là học sinh THPT, những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo đức, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác mà đối tượng gánh chịu chủ yếu là các học sinh. Đáng chú ỳ là những hành vi bạo lực học đường chủ yếu bắt nguồn từ những xô xát rất nhỏ nhặt nhưng lại trở thành nghiêm trọng dẫn đến những sự việc đau lòng và đáng tiếc xảy ra. Tình trạng bạo lực học đường vẫn tiếp diễn và vẫn gây ra nỗi ám ảnh cho nhiều học sinh khi đến trường đến lớp. Vậy làm thể nào để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” một ngày có nghĩa để theo đuổi mục tiêu lý tưởng của mình đối với mỗi học sinh, thì đó là nỗi trăn trở của những người làm công tác giáo dục, trong đó có vai trò to lớn của giáo viên chủ nhiệm. Vì thế nên, người làm công tác chủ nhiệm có vai trò hết sức quan trọng, không chỉ là người có tính chất đánh giá năng lực học tập, hành vi đạo đức của các em sau một năm học mà còn có thể bằng những biện pháp tích cực để tạo ra cho các em một môi trường học tập tốt, một tập thể yêu thương gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau, biến lớp học như ngôi nhà thứ hai của học sinh, ở đó có tình yêu thương, sự sẻ chia cảm thông, sự thấu hiểu giữa thầy cô, bạn bè và những người xung quanh.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó giáo dục hướng tới phát triển phẩm chất năng lực của học sinh được đặt lên trên hết, đặc biệt với 5 phẩm chất hướng tới trong chương trình giáo dục phổ thông mới đó là: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Để đạt được những phẩm chất trên ngoài dạy học trong các môn văn hóa nhằm thành những kỹ năng cơ bản thì giáo dục để xây dựng phẩm chất tốt có vai trò hết sức quan trọng và khái niệm “Tiên học Lễ - Hậu học Văn” chưa bao giờ là cũ nay lại càng được chú trọng và quan tâm để thực hiện được các phẩm chất mà Đảng hướng tới, nhiệm vụ trọng trách đó đặt lên vai cho những người làm công tác giáo dục, mà trực tiếp là những người giáo viên.

Như vậy, với yêu cầu chung của ngành giáo dục và thực trạng của vấn nạn học đường hiện nay thì một giáo viên chủ nhiệm như tôi luôn đặt vai trò trách nhiệm của người làm công tác quản lý lớp phải lên trên, việc giáo dục nhân cách đạo đức cho học sinh, xây dựng cho học sinh của lớp mình chủ nhiệm một môi trường tốt, sống vui vẻ chan hòa, nơi đó có tình thương yêu, sự sẻ chia giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, nơi đó không có bạo lực học đường, không có sự đố kỵ ghen ghét lẫn nhau, cùng nhau giúp đỡ để vươn lên trong cuộc sống đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Mặc dù trên thực tế mỗi giáo viên chủ nhiệm khi mới nhận lớp đều nhìn thấy thực trạng chung của lớp như chia rẽ, phân nhóm, đố kỵ, ganh ghét thậm chí còn có sự xích mích, mâu thuẫn dẫn tới xô xát… gây nên những hệ lụy nghiêm trọng đến tâm lý và kết quả học tập của các em, thậm chí còn ảnh hưởng đến cả tương lai và sự nghiệp của các em sau này. Nhưng tôi hy vọng rằng, bằng tình yêu thương và tấm lòng chân thành của mỗi giáo viên chủ nhiệm thì có thể chạm đến trái tim, cảm xúc của các em ở mức độ nhất định nào đó, góp phần to lớn để bước đầu hình thành một người học sinh tốt, sống yêu thương, giúp đỡ bạ bè và những người xung quanh, có lòng trắc ẩn và vị tha, đó là đích đến của mỗi giáo viên chủ nhiệm khi tâm huyết với nghề, “trao đi yêu thương nhận lại yêu thương” sẽ luôn có giá trị mãi mãi cho những ai đã và đang thực hiện được điều đó.

docx 68 trang Thu Kiều 14/09/2024 4494
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập thể lớp thành khối đoàn kết - vững mạnh và yêu thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP THÀNH KHỐI ĐOÀN KẾT - VỮNG MẠNH 
 VÀ YÊU THƯƠNG
 MÔN: LỊCH SỬ
 LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM
 Người thực hiện: Hồ Thị Hiền 
 Tổ : Xã hội
 SĐT cá nhân : 0986.311.001
 Năm học: 2022 – 2023 Mục Lục
 PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
 1
 1. Lí do chọn đề tài.
 2
 2. Tính mới của đề tài.
3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc đề tài 3
3.1. Đối tượng, phạm vi
3.2. Phương pháp nghiên cứu 3
3.3. Cấu trúc đề tài 3
 4
PHẦN HAI – NỘI DUNG
XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP ĐOÀN KẾT – VỮNG MẠNH VÀ YÊU 
THƯƠNG
I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về tinh thần đoàn kết yêu 4
thương
1. Cơ sở lý luận:
1.1. Một số khái niệm
1.2. Sơ lược về tinh thần đoàn kết, yêu thương trong lịch sử dân 6
tộc Việt Nam.
2. Cơ sở thực tiễn. 8
2.1. Vai trò của đoàn kết, yêu thương trong giáo dục
2.2. Thực trạng về tinh thần đoàn kết, yêu thương của học sinh 10
trong các trường THPT hiện nay
2.3. Thực trạng của tinh thần đoàn kết, yêu thương trong các tập 12
thể lớp chủ nhiệm
III. Một số giải pháp nhằm xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững 14
mạnh và yêu thương.
1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp:
2. Một số giải pháp nâng cao tinh thần đoàn kết, yêu thương của 15
tập thể lớp
2.1: Thu thập thông tin học sinh XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP THÀNH KHỐI ĐOÀN KẾT - VỮNG MẠNH 
VÀ YÊU THƯƠNG
 PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lí do chọn đề tài.
 Trong sự nghiệp giáo dục thì giáo dục nhân cách con người là cốt lõi và 
quan trọng nhất, giáo dục nhân cách giúp học sinh phân biệt phải - trái, tốt - xấu, 
đúng - sai và có tác dụng ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, xây 
dựng môi trường sống lành mạnh, góp phần xây dựng chế độ xã hội tốt đẹp, ở đó 
mọi người sống với nhau có nghĩa tình, vị tha và lòng nhân ái. Trên cở sở giáo dục 
cá nhân học sinh về nhân cách tốt mới tiến đến giáo dục tập thể đoàn kết, yêu 
thương và sẻ chia với nhau được
 Xuất phát từ thực trạng vấn nạn bạo lực học đường như hiện nay của học 
sinh nói chung và nhất là học sinh THPT, những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất 
chấp công lý, đạo đức, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về 
tinh thần và thể xác mà đối tượng gánh chịu chủ yếu là các học sinh. Đáng chú ỳ là 
những hành vi bạo lực học đường chủ yếu bắt nguồn từ những xô xát rất nhỏ nhặt 
nhưng lại trở thành nghiêm trọng dẫn đến những sự việc đau lòng và đáng tiếc xảy 
ra. Tình trạng bạo lực học đường vẫn tiếp diễn và vẫn gây ra nỗi ám ảnh cho nhiều 
học sinh khi đến trường đến lớp. Vậy làm thể nào để “mỗi ngày đến trường là một 
ngày vui” một ngày có nghĩa để theo đuổi mục tiêu lý tưởng của mình đối với mỗi 
học sinh, thì đó là nỗi trăn trở của những người làm công tác giáo dục, trong đó có 
vai trò to lớn của giáo viên chủ nhiệm. Vì thế nên, người làm công tác chủ nhiệm 
có vai trò hết sức quan trọng, không chỉ là người có tính chất đánh giá năng lực 
học tập, hành vi đạo đức của các em sau một năm học mà còn có thể bằng những 
biện pháp tích cực để tạo ra cho các em một môi trường học tập tốt, một tập thể 
yêu thương gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau, biến lớp học như ngôi nhà thứ hai của học 
sinh, ở đó có tình yêu thương, sự sẻ chia cảm thông, sự thấu hiểu giữa thầy cô, bạn 
bè và những người xung quanh.
 Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Ban chấp hành 
Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó 
giáo dục hướng tới phát triển phẩm chất năng lực của học sinh được đặt lên trên 
hết, đặc biệt với 5 phẩm chất hướng tới trong chương trình giáo dục phổ thông mới 
đó là: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm trở nên cần thiết hơn 
bao giờ hết. Để đạt được những phẩm chất trên ngoài dạy học trong các môn văn 
hóa nhằm thành những kỹ năng cơ bản thì giáo dục để xây dựng phẩm chất tốt có 
vai trò hết sức quan trọng và khái niệm “Tiên học Lễ - Hậu học Văn” chưa bao giờ 
là cũ nay lại càng được chú trọng và quan tâm để thực hiện được các phẩm chất mà thực hiện những giải pháp để xây dựng tập thể lớp đoàn kết – vững mạnh và yêu 
thương mà tôi nêu ra đây là những giải pháp mới.
 Với hy vọng rằng những giải pháp mà tôi tiến hành đã thành công trong những 
năm làm công tác chủ nhiệm gần đây, sẽ có thể chia sẻ cho các giáo viên làm công tác 
chủ nhiệm khác áp dụng thực hiện. Tôi tin rằng, nếu chân thành và thực sự quan tâm, 
thương yêu học sinh thì vai trò người thầy trong công tác chủ nhiệm có thể thay đổi, 
cảm hóa các em ở một mức độ nhất định, giúp các em vượt qua những khó khăn, thử 
thách trong cuộc sống và đó là thành công của người làm công tác chủ nhiệm trong 
ngành giáo dục như tôi.
3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc đề tài
3.1. Đối tượng, phạm vi
 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm trên 
các đối tượng là học sinh chủ nhiệm các khối 10,12 trường THPT Quỳnh Lưu 3 và 
một số trường trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu, Thị Xã Hoàng Mai tỉnh Nghệ An
 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiến hành các biện pháp trong công tác chủ nhiệm 
cho các lớp tôi chủ nhiệm là lớp, 12A8, 12C3, 10D6 và một số lớp trên địa bàn các 
trường Huyện Quỳnh Lưu, Thị Xã Hoàng Mai -tỉnh Nghệ An
3.2. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu tài liệu về đoàn kết, yêu 
thương trong học đường, các chủ trương của Đảng trong dạy học phát triển phẩm 
chất và năng lực, chủ trương đổi mới trong dạy học và quản lý học sinh
 - Phương pháp điều tra, khảo sát và phân tích số liệu.
 - Phương pháp thực hành các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
3.3. Cấu trúc đề tài
 Đề tài được cấu trúc gồm 4 phần với các nội dung cụ thể như sau: 
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Phần II: NỘI DUNG
 Phần III: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 
 Phần IV: PHỤ LỤC nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt 
Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân 
chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng, tôn trọng những điểm khác biệt 
không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc, đề cao tinh thần dân tộc, truyền 
thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam 
ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà 
nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
 Đoàn kết là một giá trị văn hóa truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, 
được hình thành và phát triển trong lịch sử đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ 
nước. Trên tinh thần yêu nước nồng nàn, cần cù, vượt khó, sáng tạo trong lao động 
và sống thích ứng là những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của dân tộc Việt 
Nam. Trong quá trình dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước từ xưa cho đến 
nay đã hình thành một cộng đồng dân tộc Việt Nam gắn bó keo sơn. Từ lòng yêu 
nước nồng nàn, sự đoàn kết muôn người như một đã tạo nên sức mạnh vô địch, 
giúp dân tộc ta đánh thắng các cuộc xâm lược của những đội quân hùng mạnh nhất, 
giữ gìn độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Từ rất lâu ông cha ta đã nhận 
định rằng sức mạnh của đoàn kết để tạo nên sức mạnh của một dân tộc là dựa vào 
dân,“khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc, đó là thượng sách giữ nước” đã 
được Trần Hưng Đạo nhắc nhở trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. 
Nguyễn Trãi từng nói “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” đi tới đúc kết trong tác 
phẩm “Bình Ngô đại cáo” mà theo như Nguyễn Trãi vận nước thịnh hay suy, mất 
hay còn là do sức mạnh của dân quyết định, ông chỉ rõ “chở thuyền là dân. Lật 
thuyền là dân. Thuyền bị lật mới biết sức dân như nước”. Như vậy từ thời Trần 
Hưng Đạo, thời Lê Lợi đến thời Quang Trung trong các cuộc chiến đấu, lúc thắng 
lúc bại, nhưng rồi cuối cùng vẫn thắng vì dân ta đoàn kết và kiên cường “đồng 
tâm, hiệp lực mấy phen đuổi Tàu” tất cả đều nhờ vào tinh thần đoàn kết toàn dân 
tộc mà nên.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có một lòng yêu nước nồng 
nàn, tinh thần đoàn kết dân tộc, đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến 
nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn 
sóng vô cùng mạnh mẽ, nó vượt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm 
tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước” tinh thần đó đã tạo nên sức mạnh đoàn kết 
dân tộc để dân tộc Việt Nam vẫn đứng vững và trường tồn.
 Trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là từ khi đổi mới đến nay, 
tinh thần đoàn kết của dân tộc ta tiếp tục được phát huy cao độ nhằm đưa đất nước 
vượt qua khó khăn, với nhiều hình thức tổ chức và vận động nhân dân thực hiện 
đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nên tinh thần d 
đoàn kết để cùng nhau giải quyết những khó khăn, vượt qua thử thách mà vươn 
lên. Đảng đã lãnh đạo cả hệ thống chính trị tập trung tuyên truyền, vận động, tập 
hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân, tạo sự thống nhất và đồng thuận trong xã hội, 
triển khai sâu rộng và nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước, các Trong thời đại 4.0, kiến thức có ở khắp nơi, người giáo viên đã không còn là 
“kho kiến thức”, không phải là người truyền thụ kiến thức, độc quyền kiến thức 
đơn thuần nữa mà phải là người khơi dậy tình yêu học hỏi, niềm ham thích học hỏi 
và khơi lên trong học sinh những hạt giống tốt, những hạt giống về tình yêu 
thương, lòng nhân ái, niềm trắc ẩn, xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp trong gia 
đình, nhà trường và xã hội. Đặc biệt trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, sự tiến 
bộ của các công cụ hỗ trợ dạy học có thể làm mờ nhạt đi vai trò của người thầy, 
nên người thầy không chỉ đơn thuần truyền đạt kiến thức mà phải thắp lên ngọn lửa 
niềm đam mê của học sinh, muốn làm được điều đó thì giáo viên chủ nhiệm đóng 
một vai trò quan trọng trong công tác chủ nhiệm, giáo dục bằng tình yêu thương đã 
trở thành sứ mệnh của người thầy.
 Thầy cô chủ nhiệm là người gần gũi và có thể thấu hiểu được học sinh, có 
thể tác động được người học, có thể làm thay đổi cả nhận thức và hành động của 
học sinh, chạm được vào trái tim người học, thầy cô giáo chủ nhiệm còn có thể 
sẽ làm học trò thay đổi, đang từ một học sinh chán đời, thù ghét thế giới, nhưng 
khi được thầy cô yêu thương, tưới tắm cho những hạt giống yêu thương trong 
lòng thì chắc chắn sẽ giúp học sinh lấy lại được sự tự tin, yêu đời, có được 
tương lai tốt đẹp.
 Vì thế sứ mệnh của người thầy rất cao cả, giúp học sinh định hướng và có 
thể thay đổi cuộc đời các em, giáo dục bằng tình yêu thương đòi hỏi người thầy 
phải có đủ sự yêu thương trong lòng mình thì mới có thể “ôm” được học sinh mình 
vào lòng. Khi thầy cô chạm được đến học sinh, làm cho học sinh yêu thương mình 
thì chính là lúc thầy cô giáo đã thay đổi học sinh mình, từng ngày từng ngày một.
 Muốn học sinh được hạnh phúc, giáo viên còn cần thấu hiểu và bao dung 
trước lỗi lầm của các em, thầy cô đừng vội vàng phê bình, đánh giá, kỷ luật mà nên 
tìm hiểu câu chuyện phía sau, giúp các em nhận ra sai lầm và trao cơ hội để các em 
sửa chữa những lỗi lầm đó.
 Cuối cùng, quan trọng nhất là giáo viên phải là những người biết cách yêu 
thương và yêu thương chân thành đối với học sinh. Như lời bài hát của cố nhạc sỹ 
Trịnh Công Sơn
 “ Sống trong đời sống. 
 Cần có một tấm lòng
 Để làm gì em biết không? 
 Để gió ... cuốn... đi...”
 Lời nhắn gửi về sự lan tỏa tình yêu thương trong cuộc sống trong hoàn cảnh 
nào cũng cần, nên giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành 
nhân cách của một con người, thay đổi thái độ và hành động trong cuộc sống, giáo 
dục học sinh để các em có được tình thương, có lòng trắc ẩn, có lòng vị tha, biết 
sẵn sàng giúp đỡ người thân, bạn bè trong những hoàn cảnh khó khăn hay sẵn sàng

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_tap_the_lop_thanh_khoi_doan_k.docx
  • pdfHồ Thị Hiền - THPT Quỳnh lưu 3- Chủ nhiệm - Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh và yêu thương.pdf