Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng khuôn viên cảnh quan trường lớp Xanh, sạch, đẹp, an toàn

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng khuôn viên cảnh quan trường lớp Xanh, sạch, đẹp, an toàn

 Mục tiêu Giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 ( Điều 2 - Luật Giáo dục)

 Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.

 ( Điều 27 - Luật Giáo dục)

 Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển Giáo dục-Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngành Giáo dục đã có nhiều sáng tạo trong công tác chỉ đạo: Cùng với các cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông, lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 Tiếp đến Hội nghị Trung ương VIII khóa XI Đảng ta tiếp tục chỉ đạo: "Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế"

 Mục tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thông: Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

 

doc 17 trang thuychi01 15824
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng khuôn viên cảnh quan trường lớp Xanh, sạch, đẹp, an toàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 - MỞ ĐẦU
1.1. Lý do viết SKKN.
	Mục tiêu Giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 ( Điều 2 - Luật Giáo dục)
	Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.
	( Điều 27 - Luật Giáo dục)
	Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển Giáo dục-Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngành Giáo dục đã có nhiều sáng tạo trong công tác chỉ đạo: Cùng với các cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông, lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
	Tiếp đến Hội nghị Trung ương VIII khóa XI Đảng ta tiếp tục chỉ đạo: "Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" 
	Mục tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thông: Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
	Mục tiêu ấy đòi hỏi học sinh phải được học tập trong một môi trường thuận lợi mang tính sư phạm. Nói khác đi là phải xây dựng môi trường cảnh quan sư phạm nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục về đạo đức, thể chất , thẩm mĩ cho học sinh.
	Trường Tiểu học Cầu Lộc thành lập với bề dày thành tích: Nhiều năm liền được UBND huyện và UBND tỉnh tặng giấy khen, công nhận là trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia Mức độ I năm 2005. Là ngôi trường đã được tách ra từ trường THCS hơn 23 năm, nhiều hạng mục được xây mới, cải tạo lại trên nền khu trường cũ theo từng giai đoạn nên quy hoạch tổng thể chưa phù hợp. Là Hiệu trưởng nhà trường từ tháng 8/2014 với nhiều trăn trở: Quy hoạch lại các khu phòng học, phòng chức năng, khu hiệu bộ sao cho hợp lý để nhà trường có khuôn viên đẹp, hài hòa giữa hệ thống phòng học, sân chơi, bồn hoa cây cảnh? Sau nhiều năm thực hiện Quy hoạch khuôn viên, đến nay khuôn viên trường Tiểu học Cầu Lộc được đánh giá là khuôn viên đẹp, được đón nhiều đoàn khách trong và ngoài tỉnh đến thăm trao đổi kinh nghiệm. 
	Từ kinh nghiệm xây dựng khuôn viên cảnh quan nhà trường của mình tôi muốn tổng hợp, chia sẻ cùng đồng nghiệp về: " Xây dựng khuôn viên cảnh quan trường lớp Xanh, sạch, đẹp, an toàn" để cùng trao đổi có thêm kinh nghiệm cho bản thân và phần nào giúp ích cho đồng nghiệp trong công tác quản lý nhà trường.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đi sâu tìm hiểu thực trạng xây dựng khuôn viên cảnh quan trường lớp của nhà trường, trên cơ sở đó đề xuất: Một số kinh nghiệm chỉ đạo “Xây dựng khuôn viên trường lớp Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn".
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Từ những đặc điểm, tình hình cơ sở vất chất của nhà trường nói chung, tôi đi sâu nghiên cứu về đặc điểm khuôn viên của nhà trường nói riêng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Để xây dựng được khuôn viên trường lớp" Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn " tôi cần phải vận dụng linh hoạt các phương pháp sau:
 - Phương pháp điều tra. khảo sát.
 - Phương pháp nghiên cứu đặc điểm tình hình.
 - Phương pháp thảo luận.
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận.
2 - NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Khái niệm chỉ đạo :
Là quá trình tác động ảnh hưởng của chủ thể quản lí đến hành vi thái độ của người khác, nhằm đạt tới các mục tiêu đã đặt ra. Chỉ đạo thể hiện quá trình ảnh hưởng qua lại giữa chủ thể quản lí và mọi thành viên trong tổ chức nhằm góp phần hiện thực hoá các mục tiêu đã đặt ra.
2.1.2. Khái niệm quản lý nhà trường, quản lý trường Tiểu học:
Trường học là tổ chức giáo dục mang tính Nhà nước -Xã hội trực tiếp làm công tác giáo dục và đào tạo, nó là tế bào cơ sở, chủ chốt của bất cứ hệ thống giáo dục ở các cấp. Hay nói cách khác trường học là thành tố khách thể cơ bản của tất cả các cơ quan quản lý nói trên, lại vừa là hệ thống độc lập tự quản của xã hội. Do đó, quản lý của các trường Tiểu học nhất thiết phải vừa có tính chất nhà nước, phải vừa có tính chất xã hội (Nhà nước, xã hội và cộng đồng hợp tác trong việc quản lý trường học).
Theo giáo sư - tiến sĩ Phạm Minh Hạc "Quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy học tức là làm sao đa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục". "Quản lý nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh nhằm đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà trung tâm là hoạt động dạy học, thực hiện có chất lượng, có hiệu quả mục tiêu và kế hoạch đào tạo để nhà trường tiến lên trạng thái mới".
Quản lý trường Tiểu học là quản lý quá trình sư phạm diễn ra trong nhà trường bằng cách sử dụng có hiệu quả nhất các đầu vào (cơ sở vật chất, tài chính, nguồn nhân lực). Để đạt được kết quả đào tạo có chất lượng cao nhất khi sử dụng các phương pháp, phương tiện hiện đại hợp lý và phù hợp với các quy luật tâm lý, quy luật giáo dục học để tiến hành biến đổi đối tượng đào tạo từ chưa biết đến biết.
2.1.3. Chức năng của hiệu trưởng trường Tiểu học :
	Hiệu trưởng trường Tiểu học là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, là thủ trưởng nhà trường, có thẩm quyền cao nhất về hành chính và chuyên môn trong trường. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước phòng Giáo dục - Đào tạo và chủ tịch UBND huyện, xã (phường) về việc chỉ đạo toàn bộ hoạt động của nhà trường, thay mặt nhà trường trong quan hệ bên ngoài.
2.1.4. Nhiệm vụ của hiệu trưởng trường Tiểu học :
	Hiệu trưởng trường Tiểu học có những nhiệm vụ sau :
	- Lập kế hoạch năm học và tổ chức chỉ đạo cán bộ, tập thể giáo viên, học sinh, nhà trường thực hiện. Kế hoạch năm học phải quán triệt đầy đủ nhiệm vụ đặt ra cho trường Tiểu học.
 - Quyết định về tổ chức, quản lý và hoạt động của nhà trường theo quyết địnhu của nhà nước.
 - Trực tiếp chỉ đạo, quản lý công tác của giáo viên, nhân viên theo nhiệm vụ đã giao, thường xuyên kiểm tra giáo viên trong công tác giảng dạy và hoạt động giáo dục khác.
 - Chỉ đạo công tác hành chính quản trị, bảo đảm các điều kiện vật chất tài chính cho hoạt động giảng dạy, giáo dục của nhà trường, cụ thể :
	+ Tổ chức công tác văn thư lưu trữ, công tác hồ sơ sổ sách theo quy định của Nhà nước.
	+ Quản lý đúng nguyên tắc, đúng chế độ kế toán các loại kinh phí của nhà trường với trách nhiệm chủ tài khoản của đơn vị.
	+ Quản lý, bổ sung và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị nhằm phục vụ tốt yêu cầu giáo dục và giảng dạy.
 - Quyết định thu nhận học sinh vào học, giới thiệu học sinh chuyển trường theo quy định của nhà nước. Quyết định danh sách lên lớp, ở lại, dự thi tốt nghiệp.
 - Tổ chức học tập, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên.
	- Thường xuyên cải tiến công tác quản lý trường học theo quy chế dân chủ ở cơ sở mà Nhà nước đã ban hành, bảo đảm cho các hoạt động giảng dạy, giáo dục tiến hành đồng bộ, có hiệu quả.
 - Tổ chức việc phối hợp giữa nhà trường với các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở địa phương và cộng đồng.
2.1.5. Đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học
	Ở lứa tuổi Tiểu học cơ thể của trẻ đang trong thời kỳ phát triển hay nói cụ thể là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện, vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ mệt nhất là hoạt động quá mạnh và ở môi trường thiếu dưỡng khí.
	Học sinh Tiểu học nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi chúng không tập trung cao độ. Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thú trong
học tập và phải thường xuyên được luyện tập.
Học sinh Tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện tượng nào đó nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh.
	Trẻ hiếu động, ham hiểu biết, cởi mở, dễ gây cảm xúc mới, song các em chóng chán. Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều hình thức dạy học, đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thực hành, tổ chức các trò chơi xen kẽ... để củng cố khắc sâu.
2.1.6. Mục tiêu của cuộc vận động: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông.
Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội.
 Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.
2.1.7.Yêu cầu của cuộc vận động: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông.
 Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ.
Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. 
Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng cho học sinh.
Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường, sát với điều kiện ở cơ sở. Nội dung cụ thể của phong trào là do cơ sở tự chọn, phù hợp với điều kiện của nhà trường, làm cho chất lượng giáo dục được nâng lên và có dấu ấn của địa phương một cách mạnh mẽ.
2.1.8. Nội dung xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn của cuộc vận động: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông.
- Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh.
- Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên. 
- Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
- Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân.
2.2. Thực trạng.
2.2.1. Cơ sở vật chất: 
	Trường Tiểu học Cầu Lộc được tách ra từ trường THCS đã hơn 23 năm, nằm tại trung tâm xã với tổng diện tích 16.445 m2. Sau nhiều lần chia tách, sát nhập trường chính thức mang tên trường Tiểu học Cầu Lộc tháng 9/1993 với tổng diện tích 9.745 m2. Do từ một khu trường, xây tường rào ngăn đôi thành 2 trường nên việc bố trí các khu nhà, khuôn viên không hợp lý. 
	Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp và nhân dân năm 1999 nhà trường được đầu tư xây dựng khu nhà cấp 4 gồm 6 phòng học hướng Đông trên nền khu nhà cũ xuống cấp; năm 2000 được đầu tư xây dựng khu nhà 2 tầng 10 phòng hướng Nam ( Trường cơ sở cách mạng); năm 2009 được đầu tư xây dựng 8 phòng học 2 tầng hướng Nam ( Kiên cố hóa trường lớp); 
	Tiếp đến năm 2012 từ ngân sách địa phương nhà trường được đầu tư xây dựng khu hiệu bộ với số tiền hơn 2 tỉ đồng với đầy đủ các phòng họp, phòng truyền thống, phòng thư viện và các phòng làm việc của Ban giám hiệu và bộ phận hành chính. Cho đến thời điểm này nhà trường có: 
- Tổng số phòng học: 18 phòng, trong đó: Kiên cố cao tầng: 18 phòng; 
- Tổng số phòng phục vụ học tập : 4 phòng (Kiên cố cao tầng)
 Cụ thể: Phòng Thư vện: 1 phòng (Kiên cố cao tầng)
	Phòng Thiết bị: 1 phòng (Kiên cố cao tầng)
	Truyền thống - Đội: 1 phòng (Kiên cố cao tầng)
 Phòng Y tế: 1 phòng (Kiên cố cao tầng)
- Tổng số phòng hành chính quản trị: 06 phòng (Kiên cố cao tầng)
	Cụ thể: Hiệu trưởng: 01 phòng (Kiên cố cao tầng) ; 
 Phó hiệu trưởng: 01 phòng (Kiên cố cao tầng)
 	 Phòng họp CBGV,phòng truyền thống: 01 phòng (Kiên cố cao tầng) 
	 Hành chính: 	 01 phòng (Kiên cố cao tầng)	 	 Phòng bảo vệ:	 01 phòng (Kiên cố mái bằng)	
	Từ một khuôn viên là một nửa của trường cũ, hệ thống cây bóng mát trên sân trường chưa được quy hoạch, vị trí không phù hợp, không theo hàng, sau nhiều lần quy hoạch bổ sung cho đến nay nhà trường có khuôn viên đẹp, có nhiều cây xanh bóng mát, nhiều cây hoa cây cảnh tạo cảnh quan nhà trường Xanh, sạch, đẹp, an toàn.
2.2.2. Đội ngũ giáo viên:
	Năm học 2015 - 2016 nhà trường có 28 CBGV, trong đó: 
	21 Giáo viên văn hóa.
	3 Giáo viên đặc thù.
	2 nhân viên hành chính.
	2 đ/c trong Ban giám hiệu.
	Đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình, say mê công việc, tích cực tham gia hoạt động cải tạo cảnh quan trường lớp.
Tuổi đời bình quân của cán bộ giáo viên còn trẻ nên tính sáng tạo trong chuyên môn có nhiều thuận lợi.
Tồn tại: 
Đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường chủ yếu là người ở địa phương khác đến như: Bỉm Sơn, Thị Trấn ...nên công tác truyên truyền vận động trong nhân dân, việc đi lại còn có nhiều hạn chế. 
2.2.3. Học sinh:
	Năm học 2015 - 2016 nhà trường có 507 học sinh/17 lớp.
	Đa số học sinh ngoan, tích cực tham gia vào các hoạt động của tổ chức Đội, sao nhi đồng.
Khó khăn: 
	Còn một bộ phận nhỏ học sinh ý thức giữ vệ sinh chung hạn chế: Ăn quà vặt ném rác không đúng chỗ.
2.3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Thành lập ban chỉ đạo:
	Để thực hiện xây dựng khuôn viên trường lớp trên nền khu trường cũ trong điều kiện ngân sách địa phương còn nhiều khó khăn, sự cần thiết phải thành lập ban chỉ đạo để xây dựng kế hoạch tổng thể, huy động mọi nguồn lực cùng tham gia thực hiện.
	Tại Đại hội Đảng bộ xã Cầu Lộc lần thứ 28, nhiệm kì 2010 - 2015 ngày 30 tháng 5 năm 2010. Đại hội đã nghị quyết Xây dựng trường Tiểu học Đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 năm 2015. Sau khi có nghị quyết nhà trường đã tham mưu UBND xã thành lập ban chỉ đạo.
Ban chỉ đạo gồm thành phần lãnh đạo UBND xã, trưởng chức các tổ chức đoàn thể xã và lãnh đạo nhà trường.
	UBND xã đã tổ chức hội nghị thông qua Quyết định thành lập ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên:
1. Ông: Nguyễn Văn Tám - Chủ tịch UBND xã 	- Trưởng ban
2. Ông: Trịnh Thanh Tuấn - Hiệu trưởng trường Tiểu học - Phó ban trực
3. Ông: Nguyễn Văn Thào - Phó chủ tịch	 - Phó ban 	
4: Ông : Nguyễn Văn Ngọ - Phó chủ tịch	 - Phó ban
5: Ông: Lưu Anh Hùng - Phó hiệu trưởng 	 - Thư kí
6. Ông: Nguyễn Văn Thoa - Chủ tịch Mặt trận tổ quốc xã	 - Thành viên
7. Bà: Trương Thị Hương - Chủ tịch Hội phụ nữ xã	 - Thành viên
8. Ông: Nguyễn Văn Long - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh - Thành viên
9. Bà : Lê Thị Thanh - Chủ tịch hội nông dân xã	 - Thành viên
10. Ông: Nguyễn Văn Cẩn - Chủ tịch hội người cao tuổi xã	- Thành viên
11. Ông: Đỗ Tiến Vinh - Chủ tịch Hội khuyến học xã 	- Thành viên
12. Ông: Lê Xuân Huệ - Bí thư đoàn xã	- Thành viên
13. Ông: Nguyễn Văn Hòa - Cán bộ văn hoá xã	- Thành viên
14. Ông: Đỗ Văn Tuyến - CB địa chính xây dựng xã	 - Thành viên
15. Ông: Trịnh An Pha - Cán bộ văn phòng UBND xã	- Thành viên
16. Ông : Phan Cộng Hòa - Kế toán ngân sách xã	- Thành viên
17. Ông : Nguyễn Văn Chúc - Trưởng ban ĐDCMHS 	- Thành viên
* Mời ông : Trịnh Xuân Cảnh – Bí thư Đảng uỷ - Chủ tịch HĐND xã tham gia Ban chỉ đạo.
	Ban chỉ đạo phân công công việc cụ thể cho các tiểu ban:
Tiểu ban 1: Phụ trách công tác xây dựng cơ sở vật chất
1. Ông:	Nguyễn Văn Thào 	- Trưởng tiểu ban
2. Ông: 	Trịnh Thanh Tuấn	- Phó tiểu ban
3. Ông: 	Đỗ Văn Tuyến	 - Ban viên
4. Ông: 	Phan Cộng Hòa	- Ban viên
5. Ông: 	Trịnh An Pha	- Ban viên
6. Ông:	Nguyễn Văn Long 	- Ban viên
7. Bà: 	Lê Thị Thanh	- Ban viên
8. Ông: 	Lê Xuân Huệ 	- Ban viên
9. Ông: Nguyễn Văn Chúc	- Ban viên
Tiểu ban có trách nhiệm phối hợp cùng với nhà trường, đấu mối với các cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch chi tiết về các hạng mục còn thiếu trong tiêu chuẩn cơ sở vật chất. 
Báo cáo cụ thể kế hoạch với thường trực ban chỉ đạo chậm nhất là ngày 20/10/2014.
Tiểu ban 2: Phụ trách công tác tuyên truyền và xã hội hoá.
1.Ông: 	Nguyễn Văn Ngọ	- Trưởng tiểu ban.
2. Ông: 	Lưu Anh Hùng	- Phó tiểu ban
3. Ông: 	Nguyễn Văn Thoa	- Ban viên
4. Bà: 	Trương Thị Hương	- Ban viên
5. Ông: 	Đỗ Tiến Vinh	- Ban viên
6. Ông: 	Nguyễn Văn Hòa	- Ban viên
7. Ông: 	Nguyễn Văn Cẩn	- Ban viên
8. Ông: 	Nguyễn Văn Chúc	- Ban viên
	Tiểu ban có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền cụ thể đối với các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể và nhân dân về chủ trương, giải pháp cũng như huy động nguồn lực để xây dựng, bổ sung CSVC phục vụ xây dựng trường chuẩn.
	Báo cáo cụ thể kế hoạch với thường trực ban chỉ đạo chậm nhất là ngày 20/10/2014.
2.3.2. Xây dựng quy hoạch tổng thể.
	Trước hết để xây dựng được quy hoạch tổng thể nhà trường phù hợp cần phải xác định rõ mục tiêu cần đạt được là gì? Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu đã có. Tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm từ các nhà trường. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với thực tế địa phương; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp. Trên cơ sở căn cứ vào thực trạng hiện có, các thuận lợi cũng như khó khăn để xây dựng kế hoạch mang tính khả thi, như vậy sự thành công của kế hoạch cao hơn.
Việc xây dựng quy hoạch tổng thể được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Thống kê nhu cầu CSVC nhà trường Giai đoạn 2010 - 2015
	Căn cứ Tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia Mức độ 2, kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2010 - 2015, điều kiện kinh tế của địa phương, ban giám hiệu nhà trường thống kê nhu cầu CSVC cần có: Nội dung nào có thể sửa chữa, nội dung nào cần làm mới. 
	Tổ chức hội nghị toàn thể CBGV nhà trường thảo luận thống nhất nội dung các hạng mục CSVC cần sửa chữa bổ sung.
	Tổ chức hội nghị phụ huynh tiếp tục thảo luận xin ý kiến về các hạng mục CSVC cần tu sử, bổ sung.
	Sau khi có sự thống nhất của nhà trường và phụ huynh, nhà trường xây dựng kế hoạch đề xuất với lãnh đạo địa phương về các hạng mục CSVC cần tu sửa bổ sung cho thời gian tới.
TT
Nội dung
Ghi chú
1
Quy hoạch lại sân, bồn hoa, đường đi trên sân trường.
2
Chuyển vị trí một số cây bóng mát trên sân trường.
3
Trồng cây hoa, cây cảnh trên sân trường
4
Xây dựng khu hiệu bộ
5
Xây dựng thêm khu vệ sinh học sinh
6
Xây dựng khu lưu trú cho giáo viên
7
Làm nhà xe học sinh, giáo viên
8
Làm sân thể dục
9
Nội thất các phòng
Bước 2. Ban chỉ đạo đi tham quan học tập kinh nghiệm tại một số trường Tiểu học:
	Tham mưu lãnh đạo địa phương tổ chức cho Ban chỉ đạo đi tham quan học tập kinh nghiệm tại các trường Tiểu học Lộc Tân, Tiểu học Minh Lộc1, Tiểu học Triệu Lộc . 
	Trưởng ban chỉ đạo liên hệ trước với lãnh đạo các địa phương và nhà trường, thống nhất nội dung cần tham quan trao đổi, thời điểm tổ chức. 
	Các thành viên trong đoàn được thăm quan toàn bộ khuôn viên, cơ sở vật chất nhà trường. Được nghe chủ tịch UBND xã, hiệu trưởng nhà trường trao đổi kinh nghiệm về việc xây dựng khuôn viên, cảnh quan. Việc huy động các nguồn lực, các bài học mà các nhà trường cần rút kinh nghệm trong quá trình triển khai thực hiện tại đơn vị.
+ Tại đơn vị Tiểu học Lộc Tân: Rút kinh nghiệm về việc chuyển, di dời thanh lý cây trên sân trường: Cần có sự thống nhất bàn bạc giữa địa phương, nhà trường, phụ huynh. Cây bóng mát lâu năm trên sân trường phải nghiên cứu thật kỹ cố gắng quy hoạch khuôn viên để giữ lại được các cây, trường hợp cây được trồng chưa đúng vị trí có thể dùng máy cẩu chuyển cây sang vị tr

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_khuon_vien_canh_quan_truong_l.doc