Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng tri thức tiếng việt trong giờ đọc – hiểu văn bản “Đây thôn vĩ dạ”
Tiếng Việt và Đọc- hiểu là hai phân môn quan trọng trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông. Những năm trước đây, hai môn này được dạy như những môn học độc lập. Trong xu thế tích hợp hiện nay, Tiếng Việt và Đọc- hiểu cùng được đưa vào dạy chung trong chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn. Quan điểm tích hợp đòi hỏi người dạy và học phải biết vận dụng kiến thức, năng lực Tiếng Việt vào giờ Đọc – hiểu và ngược lại. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc vận dụng tri thức tiếng Việt vào một giờ Đọc hiểu cụ thể còn hạn chế và chưa thật nhuần nhuyễn, dẫn tới việc lĩnh hội, đánh giá tác phẩm văn chương còn thiếu khách quan, khoa học, mặt khác làm cho năng lực tiếng Việt của học sinh không được rèn luyện, trau dồi. Thực tế trên đòi hỏi trong quá trình dạy học Ngữ văn cần thường xuyên khai thác, vận dụng tri thức tiếng Việt trong một giờ đọc hiểu cụ thể.
Trong hệ thống các tác phẩm văn chương được đọc – hiểu ở chương trình Ngữ văn trung học phổ thông, Đây thôn Vĩ Dạ là một tác phẩm hay, được nhiều thế hệ học sinh yêu thích. Sự hấp dẫn của thi phẩm này được tạo nên không chỉ từ cảm xúc chân thành, trong sáng của nhân vật trữ tình mà còn bởi sự tinh tế, khéo léo trong việc tổ chức ngôn ngữ thơ của người nghệ sĩ. Có thể nói, kĩ thuật sử dụng tiếng Việt điêu luyện của Hàn Mặc Tử là một trong những yếu tố đưa bài thơ đạt đến độ toàn bích. Tuy nhiên, trong quá trình đọc hiểu tác phẩm này, không ít người dạy- học đã không chú ý đến việc khai thác tìm hiểu sự tinh tế tài hoa trong việc sử dụng ngôn từ tiếng Việt của Hàn Mặc Tử, các tri thức về tiếng Việt đã không được vận dụng vào quá trình tìm hiểu bài thơ, dẫn tới việc cảm thụ tác phẩm còn thiếu khách quan, chưa thấu đáo.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, chúng tôi chọn vấn đề Vận dụng tri thức tiếng Việt trong giờ đọc - hiểu văn bản Đây thôn Vĩ Dạ làm đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm, với hi vọng góp phần giải quyết vấn đề thuộc phương pháp dạy học một phân môn trong chương trình SGK Ngữ văn bậc THPT.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT LÊ VĂN HƯU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG TRI THỨC TIẾNG VIỆT TRONG GIỜ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN “ĐÂY THÔN VĨ DẠ” Người thực hiện: Lữ Thị Thanh Thủy Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn THANH HÓA NĂM 2017 MỤC LỤC Mở đầu Lí do chọn đề tài..............................................................................3 Mục đích nghiên cứu.......................................................................3 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................3 Phương pháp nghiên cứu..................................................................4 Nội dung sáng kiến kinh nghiêm........................................................4 Cơ sở lí luận của việc vận dụng tri thức tiếng Việt vào giờ đọc hiểu..4 Thực tế của việc vận dụng tri thức tiếng Việt trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông...................................................5 Vận dụng tri thức tiếng Việt trong giờ đọc hiểu Đây thôn Vĩ Dạ.......5 Những tri thức tiếng Việt được vận dụng.......................................6 Tri thức về ngữ âm tiếng Việt....................................................6 Tri thức về từ vựng tiếng Việt ..................................................7 Tri thức về các biện pháp tu từ .................................................9 Một số phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh vận dụng tri thức tiếng Việt vào đọc hiểu văn bản Đây thôn Vĩ Dạ ..........................10 Phương pháp nêu vấn đề..........................................................10 Phương pháp phân tích mẫu....................................................11 Phương pháp diễn giảng.........................................................12 Giáo án thực nghiệm....................................................................13 2.4 Hiệu quả của SKKN.......................................................................20 Kết luận, kiến nghị............................................................................20 Tài liệu tham khảo 1. MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Tiếng Việt và Đọc- hiểu là hai phân môn quan trọng trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông. Những năm trước đây, hai môn này được dạy như những môn học độc lập. Trong xu thế tích hợp hiện nay, Tiếng Việt và Đọc- hiểu cùng được đưa vào dạy chung trong chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn. Quan điểm tích hợp đòi hỏi người dạy và học phải biết vận dụng kiến thức, năng lực Tiếng Việt vào giờ Đọc – hiểu và ngược lại. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc vận dụng tri thức tiếng Việt vào một giờ Đọc hiểu cụ thể còn hạn chế và chưa thật nhuần nhuyễn, dẫn tới việc lĩnh hội, đánh giá tác phẩm văn chương còn thiếu khách quan, khoa học, mặt khác làm cho năng lực tiếng Việt của học sinh không được rèn luyện, trau dồi. Thực tế trên đòi hỏi trong quá trình dạy học Ngữ văn cần thường xuyên khai thác, vận dụng tri thức tiếng Việt trong một giờ đọc hiểu cụ thể. Trong hệ thống các tác phẩm văn chương được đọc – hiểu ở chương trình Ngữ văn trung học phổ thông, Đây thôn Vĩ Dạ là một tác phẩm hay, được nhiều thế hệ học sinh yêu thích. Sự hấp dẫn của thi phẩm này được tạo nên không chỉ từ cảm xúc chân thành, trong sáng của nhân vật trữ tình mà còn bởi sự tinh tế, khéo léo trong việc tổ chức ngôn ngữ thơ của người nghệ sĩ. Có thể nói, kĩ thuật sử dụng tiếng Việt điêu luyện của Hàn Mặc Tử là một trong những yếu tố đưa bài thơ đạt đến độ toàn bích. Tuy nhiên, trong quá trình đọc hiểu tác phẩm này, không ít người dạy- học đã không chú ý đến việc khai thác tìm hiểu sự tinh tế tài hoa trong việc sử dụng ngôn từ tiếng Việt của Hàn Mặc Tử, các tri thức về tiếng Việt đã không được vận dụng vào quá trình tìm hiểu bài thơ, dẫn tới việc cảm thụ tác phẩm còn thiếu khách quan, chưa thấu đáo. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, chúng tôi chọn vấn đề Vận dụng tri thức tiếng Việt trong giờ đọc - hiểu văn bản Đây thôn Vĩ Dạ làm đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm, với hi vọng góp phần giải quyết vấn đề thuộc phương pháp dạy học một phân môn trong chương trình SGK Ngữ văn bậc THPT. 1.2 Mục đích nghiên cứu Khai thác mối quan hệ hữu cơ giữa phân môn Đọc - hiểu và phân môn Tiếng Việt, nhất là các vấn đề về tiếng Việt có mặt trong văn bản đọc - hiểu Đây thôn Vĩ Dạ nhằm góp phần cung cấp cái nhìn khách quan hơn khi đánh giá, cảm thụ tác phẩm, hiểu sâu sắc hơn tài năng văn chương của Hàn Mặc Tử, đồng thời củng cố các tri thức tiếng Việt được dạy học trong chương trình Ngữ văn THPT. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Như tên đề tài đã xác định, đối tượng nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm này là bài Đọc - hiểu Đây thôn Vĩ Dạ của chương trình Ngữ văn THPT, trong đó tâm điểm là những vấn đề liên quan đến tri thức của phân môn Tiếng Việt. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm này sử dụng phối hợp các phương pháp thuộc cả hai nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Cụ thể là: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp mô hình hoá, phương pháp quan sát, phương pháp điều tra, phương pháp thực nghiệm. 2. NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lí luận của việc vận dụng tri thức tiếng Việt vào một giờ đọc - hiểu cụ thể Cơ sở khoa học của việc vận dụng tri thức Tiếng Việt vào một giờ đọc – hiểu xuất phát từ mối quan hệ mật thiết giữa ngôn ngữ và tác phẩm văn chương. Ngôn ngữ chính là chất liệu để xây dựng nên tác phẩm văn học. Tác phẩm văn học là một công trình nghệ thuật về ngôn từ. Nhà văn bằng tài năng của mình đã thổi hồn vào những con chữ, làm cho chúng sống dậy thành những hình tượng nghệ thuật. Khám phá tác phẩm văn hoc là khám phá hình tượng văn học. Hình tượng văn học mang tính phi vật thể. Chúng ta chỉ có thể tìm hiểu, đánh giá chúng thông qua việc tìm hiểu, đánh giá chất liệu xây nên chúng là ngôn từ. Trong phần Dẫn luận cuốn Phương pháp giảng văn dưới ánh sáng ngôn ngữ học hiện đại, Đái Xuân Ninh viết: “Hình thức chủ yếu của một tác phẩm văn học là ngôn ngữ. Vì tất cả cái gì hình thành ra một tác phẩm như đề tài, kết cấu, tình tiết, đều được diễn đạt bằng ngôn ngữ”. Do đó “thoát li yếu tố ngôn ngữ thì việc phân tích nội dung chỉ là một sự gượng ép, méo mó, mờ nhạt. Có bám lấy ngôn ngữ mới không suy diễn vu vơ, mới nhận thấy cái nhịp đập của trái tim, cái hơi thở của tâm hồn, cái chất sống thực sự của nhà thơ,..” [1, tr.3]. Chính mối quan hệ mật thiết giữa ngôn ngữ và tác phẩm văn chương là cơ sở xác đáng của quan điểm tích hợp trong dạy và học Ngữ văn. Trong cuốn Phương pháp dạy học Ngữ văn trung học phổ thông - những vấn đề cập nhật, hai tác giả Nguyễn Thanh Hùng và Lê Thị Diệu Hoa nêu quan điểm: “Môn học Ngữ văn thể hiện rất rõ tính liên hệ trực tiếp giữa văn với Tiếng Việt và Làm văn. Bản thân mỗi phân môn ấy đều có tính trung gian và có thể chuyển hóa trong hoạt động chung về tư duy, về kiến thức, về kĩ năng, về thế giới tinh thần, tình cảm và thái độ ứng xử văn hóa trong đời sống, chính vì hai tính chất trực tiếp và trung gian này mà môn Ngữ văn không thể chia tách ra được, nên đặt vấn đề tích hợp trong dạy học Ngữ văn là có cơ sở” [1, tr.104]. Nghiên cứu vấn đề dạy học tiếng Việt trong quá trình dạy Ngữ văn, Đinh Trọng Lạc quan niệm: trong quá trình dạy đọc - hiểu, giáo viên phải biết vận dụng tri thức tiếng Việt như: ngữ âm, từ vựng, cú pháp, phong cách hay biện pháp tu từ để giúp học sinh khám phá sâu sắc hơn ý nghĩa của văn bản, đồng thời giúp cho học sinh lưu giữ được những vẻ đẹp, những giá trị nhân văn sâu sắc mà văn chương nghệ thuật đem lại cho các em [3.tr.47]. Trong cuốn Chương trình Ngữ văn trong nhà trường trung phổ thông Việt Nam, Đỗ Ngọc Thống dẫn lại quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo khi hoạch định chương trình Ngữ văn mới cho bậc THPT: “Ba bộ phận Văn học, Tiếng Việt và Làm văn tuy khác nhau nội dung và kĩ năng, nhưng vẫn có nhiều điểm chung cơ bản: đó là tiếng Việt và sự biểu đạt bằng tiếng Việt, có đối tượng nghiên cứu chung là văn bản tiếng Việt và có mục tiêu chung là rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết” [, tr.256]. Có thể nói, mối quan hệ này tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho việc củng cổ tri thức tiếng Việt qua việc dạy đọc - hiểu cũng như dạy Làm văn. Mỗi một văn bản đọc - hiểu đều là một sản phẩm ngôn ngữ đầy tính sáng tạo, có khi là những mẫu mực trong việc sử dụng tiếng Việt. Chính vì thế, Tiếng Việt và Đọc - hiểu có mối quan hệ hết sức mật thiết với nhau. Vận dụng nguyên tắc tích hợp vào dạy học đọc - hiểu cũng như dạy học tiếng Việt vừa là đòi hỏi có tính khách quan, lại vừa phản ánh tính liên thông tất yếu giữa hai phân môn. 2.2 Thực tế của việc vận dụng tri thức tiếng Việt trong giờ Đọc- hiểu Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông. Có một thực tế đang diễn ra trong giảng dạy Ngữ văn hiện nay ở nhà trường phổ thông là vị thế của phân môn Tiếng Việt đang mất dần. Mặc dù được đưa vào cùng cuốn sách giáo khoa Ngữ văn, nhưng những bài học về Tiếng Việt không mấy khi được chú trọng giảng dạy. Cả người dạy và người học đếu tập trung chú trọng vào các bài đọc hiểu. Các tiết tiếng Việt không được đầu tư công phu, thậm chí còn bị bỏ qua, nhường chỗ cho các các tiết đọc hiểu. Bản thân học sinh cũng không thích học tiếng Việt bởi một trong những yếu tố tâm lí trở thành rào cản là “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Thực tế trên đã dẫn tới hệ lụy là lỗ hổng về kiến thức tiếng Việt ở đang lớn dần, là người Việt nhưng không hiểu được bao nhiêu về tiếng mẹ đẻ. Niềm hi vọng nâng cao năng lực, tri thức tiếng Việt cho học sinh được đặt vào các giờ đọc- hiểu, trên nguyên tắc tích hợp. Nhưng ngay trong một giờ đọc – hiểu, việc vận dụng, củng cố tri thức tiếng Việt chưa được thực hiện một cách khoa học, nhuần nhuyễn. Sự nghèo nàn về tri thức về tiếng Việt đã dẫn tới việc đánh giá, cảm thụ tác phẩm văn chương thiếu khách quan. Sự khiên cưỡng, gượng ép chắp nối một cách rời rạc tri thức Tiếng Việt với cảm thụ văn học khiến bài đọc hiểu trở nên vụng về, tách rời, cháp vá. Đánh giá, cảm thụ tác phẩm văn chương trở thành việc “chém gió” của nhiều học sinh hiện nay. Lối cảm thụ tác phẩm văn học sáo rỗng, thiếu căn cứ, xã hội học dung tục đang tồn tại ở một bộ phận học sinh có một phần nguyên nhân từ chính việc chưa vận dụng linh hoạt tri thức tiếng Việt vào trong giờ đọc hiểu. Thực tế đáng buồn này đặt ra yêu cầu cấp bách phải vận dụng thường xuyên, linh hoạt các tri thức tiếng Việt vào các giờ đọc hiểu, đồng thời dạy- học các tiết tiếng Việt trong chương trình phải đầy đủ, nghiêm túc, khoa học hơn. 2.3 Vận dụng tri thức tiếng Việt vào giờ đọc – hiểu văn bản Đây thôn Vĩ Dạ 2.3.1 Những tri thức tiếng Việt được vận dụng Đây thôn Vĩ Dạ là một bài thơ trữ tình. Ngôn ngữ thơ trữ tình mang những đặc trưng cơ bản là: giàu nhạc tính, mang tính hàm súc cao, và rất truyền cảm. Tạo nên đặc trưng đó của ngôn ngữ thơ là các yếu tố: nhịp thơ, vần thơ, thanh điệu, từ ngữ cùng các biện pháp tu từ, và khả năng tổ chức ngôn ngữ của tác giả. Như vậy, để đọc – hiểu bài thơ này, chúng ta cần vận dụng những tri thức tiếng Việt cả về ngữ âm (thanh điệu, phụ âm, vần), từ vựng ( từ và các biện pháp tu từ), ngữ pháp (cụm từ, câu) để khám phá, lĩnh hội bài thơ. 2.3.1.1 Tri thức về ngữ âm Tiếng Việt Chất liệu cấu tạo của văn học là ngôn từ. Ngôn từ là hệ thống tín hiệu, mỗi tín hiệu của ngôn từ có hai mặt: Phần nghĩa và phần âm. Chính phần âm này, hay nói khác đi, chính những đặc trưng về ngữ âm của chất liệu nghệ thuật ngôn từ tạo nên tính nhạc cho bài thơ. Biểu hiện: - Phối thanh: bằng, trắc (thanh bổng – thanh trầm); phù bình thanh – thanh cao (sắc, ngã, ngang), trầm bình thanh – thanh thấp (huyền- nặng- hỏi). Phối thanh trong bài thơ như phối các nốt trong một bản nhạc. - Ngắt nhịp - Hiệp vần. Tác dụng: Tăng nhạc tính, tăng tính gợi cảm, sức hấp dẫn của bài thơ. Thể hiện một cách mạnh mẽ hơn tư tưởng, tình cảm gửi gắm. Tạo hiệu ứng cảm xúc đặc biệt, rung động trái tim người đọc. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ có sự phối thanh bằng trắc ở từng khổ thơ cũng như ở toàn bài thơ một cách điêu luyện: Nhạc điệu bằng - trắc theo lối thơ Đường thất ngôn. Tất thảy các chữ 2 - 4 - 6 trong câu đều theo kết cấu hài âm bằng trắc của Đường thi, đó là sự hài âm theo qui ước “ nhị, tứ, lục phân minh”. Khổ thơ mở đầu của Đây thôn Vĩ Dạ: có 17 tiếng mang thanh bằng, và 11 tiếng mang thanh trắc trong đó thượng thanh: 02 (ngã, không có hỏi), khứ thanh: 05 (sắc: 05, không có nặng), nhập thanh: 04 (sắc: 02, nặng: 02). Khổ thơ thứ hai khổ: có 16 tiếng mang thanh bằng, 12 tiếng mang thanh trắc; và có tới 21 tiếng là thanh cao, trong khi chỉ có 07 tiếng là thanh thấp (y như ở khổ mở đầu). Khổ thơ thứ ba: khổ này có 17 tiếng mang thanh bằng, 11 tiếng mang thanh trắc; và cũng có tới 21 tiếng mang thanh cao, trong khi chỉ có 07 tiếng mang thanh thấp (cũng y như ở khổ thứ hai và khổ mở đầu). Tổng quan lại, cả bài Đây thôn Vĩ Dạ với 03 khổ thơ, 12 dòng, 84 tiếng, ta có: 50 tiếng mang thanh bằng, 34 tiếng mang thanh trắc; 63 tiếng là thanh cao, 21 tiếng là thanh thấp. Cái tỷ lệ ấy tự nó đã nói lên vì sao Đây thôn Vĩ Dạ đẹp mà buồn, buồn như nhạc cổ điển nghe trong chiều mưa, những âm hưởng nền du dương êm ả của các thanh bằng và trên cái nền đó là những âm sắc cao, trong trẻo, thiết tha. Ngoài ra, tính nhạc còn thể hiện ở các yếu tố khác: Nhịp: Nhịp 4/3 của những câu thơ như “Nhìn nắng hàng cau/nắng mới lên” “Gió theo lối gió/mây đường mây”, “Mơ khách đường xa/khách đường xa” tạo nên những tiết tấu du dương, đồng thời cũng tạo nên liên kết về mặt ngữ âm giữa các khổ thơ, khiến cả bài thơ trở nên hài hòa, da diết. Vần “ay” (Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay/ Có chở trăng về kịp tối nay?)lắng xuống, tạo thành những dư âm, những cơn sóng ngầm lặng vào trong. Vần “a”(Mơ khách đường xa, khách đường xa. Áo em trắng quá nhìn không ra/ Ai biết tình ai có đậm đà) âm vang, làm cảm xúc ngân dài ngân dài trong những vang vọng dội vào tâm hồn độc giả. 2.3.1.2 Tri thức về từ vựng tiếng Việt. Đây là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của hình thức chất liệu ngôn từ. Bởi vì mọi nội dung cần thể hiện của tác phẩm văn học không thể có cách nào khác là nhờ vào hệ thống từ ngữ ấy. Các phương tiện như dấu câu, nhịp điệu, ngữ âm đã nêu ở trên chỉ thực sự có ý nghĩa khi nằm trong một văn bản mà từ ngữ là nền tảng. Nhà thơ muốn mô tả, tái hiện hiện thực phải thông qua từ ngữ. Muốn đánh giá được nhà thơ viết về những điều đó như thế nào, lại cũng phải thông qua chữ nghĩa trong văn bản. Đó là cơ sở để người ta khẳng định “văn học là nghệ thuật của ngôn từ” Vinôgrađôp cho rằng, “Một từ trong tác phẩm nghệ thuật không thể được coi ngang bằng như từ của ngôn ngữ thực hành, vì trong văn bản nghệ thuật, từ thi ca (từ nghệ thuật) có hai bình diện theo khuynh hướng nghĩa của mình, có mối tương quan đồng thời với cả những từ của ngôn ngữ văn hóa chung, cả với những yếu tố của cấu trúc ngôn từ của văn bản nghệ thuật” [Dẫn theo Đinh Trọng Lạc - Nguyễn Thái Hòa, Phong cách học tiếng Việt, tr.146]. Một trong những yếu tính của ngôn ngữ thơ là cô đọng, súc tích. Ngôn ngữ thơ biểu đạt nội dung nhiều hơn những gì được nói. Vì vậy, việc lựa chọn từ ngữ trở nên hết sức quan trọng. Nó phải đảm bảo được yêu cầu “nói ít hiểu nhiều” của thơ. Mặt khác, với thơ, ngôn ngữ vừa là phương tiện vừa là cứu cánh, với nhà thơ, mọi lớp ngôn từ đều bình đẳng. Qua việc anh ta lựa chọn những lớp ngôn từ nào và sử dụng chúng ra sao trong tác phẩm của mình mà những nét riêng về phong cách của anh ta được biểu lộ. Trên bình diện ngữ nghĩa, sự độc đáo của ngôn ngữ thơ còn được xác lập ở cách kết hợp và sử dụng từ ngữ có tính chất bất thường. Với các thao tác này, ngôn ngữ thơ được đảm bảo một cách tối đa tính hàm súc của nó. Bởi một kết hợp phi truyền thống đôi khi có thể thay cho một diễn giãi dài, cần đến một lượng ngôn từ khá lớn. Với những trường hợp này, từ ngữ đi vào trong thơ nhiều khi không còn là chính nó. Nghĩa đen, nghĩa gốc không còn được quan tâm mà điều dáng chú ý là cái áo ngữ nghĩa mới mà người nghệ sĩ vừa khoác lên mình nó trong những lần sử dụng cụ thể. Nó sâu sắc hơn, tinh tế hơn và quan trọng là chỉ nó (từ ngữ và cách sử dụng đó) mới có đủ sức nặng để chuyển tải những thông điệp thẩm mĩ mà nhà thơ muốn gửi gắm. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” sử dụng nhiều từ giàu sức gợi tả: - Từ “mướt” trong câu thơ “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” . “Mướt” là tính từ gợi tả sự bóng láng và mỡ màng, mềm mại trên bề mặt của thực vật, nhìn thấy thích mắt. Chỉ một chữ ấy thôi mà đã gợi nên được vẻ đẹp tinh khôi tràn đầy sức sống của cảnh vườn. “Mướt” kết hợp với “quá” càng làm tăng thêm sắc thái biểu cảm của từ này. - Từ “buồn thiu” trong câu thơ “Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”: gợi lên nét buồn với vẻ thất vọng, mất hứng thú. - Từ “lay” thể hiện trạng thái chuyển động không ngừng, nhưng ở đây còn nhuốm sắc buồn từ sự chia li của cảnh vật, còn gợi cái oi ả ảm đạm của một trưa vắng. - Từ “kịp” gợi nên nỗi niềm của thi nhân, một dự cảm về tương lai, một lối sống vội vàng để hưởng thụ được những gì tối thiểu nhất của cuộc đời, từ đó cho thấy vẻ đáng thương, tội nghiệp, đau khổ. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” sử dụng rất nhiều từ phiếm chỉ: - Từ phiếm chỉ “ai” (“Vườn ai”, “thuyền ai”, “ai biết”,“tình ai”) gắn với các từ khác có tác dụng làm mờ cảnh vật. Đồng thời cho cảm giác như cuộc sống và tình yêu, những gì thi nhân đang hướng tới đang khao khát như nhòa dần đi, mờ dần đi. - Những từ “đó”, “đây” (“Sông trăng đó”,”tối nay”,”ở đây”) gợi diễn tả sự mơ hồ về không gian. “Đó” có thể ám chỉ thế giới ngoài kia, thế giới của sự sống, của những điều tốt đẹp mà nhà thơ bị số phận tước mất. “Đây” có thể là thế giới trong này, thế giới của bóng tối và bệnh tật nơi trại phong Tuy Hòa. “Tối nay” là một sự mơ hồ về thời gian. Những từ phiếm chỉ này phủ bài thơ trong một màn sương mơ hồ của kí ức và tưởng tượng, làm cho tất cả nhòe dần đi, nhòa dần đi trong một thời gian miên man và một không gian mênh mang vô định. Những từ phiếm chỉ xuất hiện là do cảm xúc của nhà thơ: Bài thơ được lấy cảm hứng từ một tâm bưu thiếp từ phương xa gửi tặng, tấm bưu thiếp ấy đã làm trỗi dẫy nỗi nhớ và cuộc sống mạnh liệt trong lòng thi nhân, từ đó từng hình tượng thơ ra đời. Tuy vậy những hình tượng này là những hình tượng của trí nhớ, do trí nhớ tái tạo, cũng có thể là những hình tượng tưởng tượng, tât cả đều được hình thành trong tâm trí thi nhân, tâm trí của một người bị giam cầm trong bóng tối, chịu đựng những nỗi đau tột cùng, chứng kiến cảnh tâm hồn và thể xác tan rã, chính vì vậy mà chúng mơ hồ, mơ hồ do màn sương trí nhớ, mơ hồ do những nỗi đau. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” có những kết hợp từ độc đáo, mới lại, gợi cảm. - “Nắng hàng cau”. “Nắng hàng cau” là nắng như thế nào? Là nắng len lỏi giữa hàng cau, hay hàng cau phủ đầy nắng? Sự kết hợp từ này gợi nên một bức tranh tuyệt đẹp của màu sắc và ánh sáng. Sắc vàng của nắng len lỏi giữa sắc xanh của lá. Nắng vì thế như xanh hơn, tươi hơn, đầy sức sống hơn. Còn lá vì thế trở nên lung linh hơn, huyền ảo hơn. - “Bến sông trăng”. Thế nào là bến sông trăng? Phải chăng là sông Ngân trong truyền thuyết với vầng trăng lững lờ? Hay đó thật ra chính là một dòng sông trong kí ức nơi ánh trăng chiếu những vầng sáng bàng bạc trầm mặc của mình như dát lên mặt sông một lớp bạc kì ảo? Dù thế nào hình ảnh bến sông trăng cũng mang một vẻ đẹp kì ảo, một vẻ đẹp huyền bí, một vẻ đẹp diễm lễ. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ chỉ sử dụng duy nhất một từ Hán Việt, đó là từ “nhân ảnh” trong câu thơ “ở đây sương khói mờ nhân ảnh”, đây là cách sử dụng từ mang dụng ý nghệ thuật. Tác dụng của từ Hán Việt đó là gợi một bầu không khí trang trọng, bầu không khí cổ xưa. Nét trang trọng cổ xưa này mà từ “nhân ảnh” mang lại khiến cho cõi “sương khói” trong thơ ngoài nét mờ ảo huyễn hoặc vốn có còn có thêm vẻ trầm mặc u tịch, làm nên sức ám ảnh cho câu thơ. 2.3.1.3. Tri thức về các biện pháp tu từ Văn chương nghệ thuật là phương tiện hữu hiệu để phản ánh đời sống, hiện thực cuộc sống của con người. Mỗi tác phẩm văn chương, bên cạnh những hiện thực được phản ánh, nhà văn còn có những hư cấu để thể hiện nội dung tư tưởng cũng như thái độ tính cảm của mình. Khi sáng
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_tri_thuc_tieng_viet_trong_gio.docx