Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp STẺAM vào thiết kế các dự án trải nghiệm sáng tạo cho trẻ mầm non 5-6 tuổi theo chủ đề "Thế giới thực vật"

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp STẺAM vào thiết kế các dự án trải nghiệm sáng tạo cho trẻ mầm non 5-6 tuổi theo chủ đề "Thế giới thực vật"

Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Như vậy, thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm.Hoạt động trải nghiệm được sử dụng như là một hình thức, một phương pháp, quan điểm giáo dục ở nhiều nước trên thế giới. Các nhà giáo dục dựa vào trải nghiệm như là cách phát triển kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Hoạt động trải nghiệm khiến trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi ) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn. Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy.

Khi trẻ được chủ động tham gia tích cực vào quá trình hoạt động, trẻ sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều được tiếp cận và ít gặp vấn đề về tuân thủ kỷ luật. Trẻ có thể học các kỹ năng sống bằng việc lặp đi lặp lại hành vi qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế.Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên mầm non có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ. Tùy thuộc vào từng hoạt động trải nghiệm, giáo viên đưa ra các tình huống có vấn đề để trẻ trải nghiệm với các tình huống đó.

Dạy học gắn với hoạt động trải nghiệm là cách kết nối kiến thức, kỹ năng với thực tiễn cuộc sống phong phú, sinh động mà trẻ em đã và sẽ trải qua trong cuộc sống. Hoạt động trải nghiệm không chỉ giúp hình thành kiến thức mới mà quan trọng hơn là tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và biết cách lĩnh hội những kiến thức mới, cách hình thành kỹ năng mới. Ngoài ra, nó còn giúp học sinh thấu hiểu ý nghĩa của sự lao động, sáng tạo khi làm ra một sản phẩm nào đó.Cách mạng Công nghiệp 4.0 bùng nổ kéo theo cuộc đổ bộ Công nghệ có 1-0-2. Để không bị tụt hậu trong sự vận động này, nhiều bậc phụ huynh luôn quan tâm đến các diễn đàn nuôi dạy, trong đó nổi bật nhất là phương pháp Giáo dục STEAM.

Giáo dục STEM chuyển sang STEAM đã bắt đầu trong vài năm qua và đang tiến lên như một phương thức tiếp cận giáo dục mới nhằm đáp ứng nhu cầu của một nền kinh tế thế kỷ 21. STEAM tận dụng lợi ích của STEM, thông qua nghệ thuật, đưa STEAM lên một tầm cao mới bằng việc cho phép trẻ em ở lứa tuổi mầm non cũng có thể tiếp cận và phát triển toàn diện. Nhằm giúp trẻ thêm yêu thiên nhiên, hiểu biết về thế giới thực vật đa dạng phong phú, cũng như mang lại những trải nghiệm học tập thú vị và tích cực; từ đó nuôi dưỡng lòng đam mê học hỏi ở trẻ, cũng như giúp trẻ phát triển thể chất, vận động và khả năng làm việc chủ động theo kế hoạch - dự án.

Chính các hoạt động thực tế này sẽ giúp trẻ nhớ kiến thức lâu hơn, sâu hơn. Trẻ sẽ được làm việc theo nhóm, tự thảo luận tìm tòi kiến thức, tự vận dụng kiến thức vào các hoạt động thực hành rồi sau đó có thể truyền đạt lại kiến thức cho người khác. Với cách học này, giáo viên không còn là người truyền đạt kiến thức nữa mà sẽ là người hướng dẫn để trẻ tự xây dựng kiến thức cho chính mình,mở ra một bầu trời tri thưc mới.

 

docx 11 trang Huỳnh Nga 07/02/2023 45699
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp STẺAM vào thiết kế các dự án trải nghiệm sáng tạo cho trẻ mầm non 5-6 tuổi theo chủ đề "Thế giới thực vật"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng phương pháp Steam vào thiết kế các dự án trải nghiệm sáng tạo cho trẻ mầm non 5-6 tuổi theo chủ đề Thế giới thực vật
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài
Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Như vậy, thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm.Hoạt động trải nghiệm được sử dụng như là một hình thức, một phương pháp, quan điểm giáo dục ở nhiều nước trên thế giới. Các nhà giáo dục dựa vào trải nghiệm như là cách phát triển kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Hoạt động trải nghiệm khiến trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn. Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy.
Khi trẻ được chủ động tham gia tích cực vào quá trình hoạt động, trẻ sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều được tiếp cận và ít gặp vấn đề về tuân thủ kỷ luật. Trẻ có thể học các kỹ năng sống bằng việc lặp đi lặp lại hành vi qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế.Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên mầm non có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ. Tùy thuộc vào từng hoạt động trải nghiệm, giáo viên đưa ra các tình huống có vấn đề để trẻ trải nghiệm với các tình huống đó.
Dạy học gắn với hoạt động trải nghiệm là cách kết nối kiến thức, kỹ năng với thực tiễn cuộc sống phong phú, sinh động mà trẻ em đã và sẽ trải qua trong cuộc sống. Hoạt động trải nghiệm không chỉ giúp hình thành kiến thức mới mà quan trọng hơn là tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và biết cách lĩnh hội những kiến thức mới, cách hình thành kỹ năng mới. Ngoài ra, nó còn giúp học sinh thấu hiểu ý nghĩa của sự lao động, sáng tạo khi làm ra một sản phẩm nào đó.Cách mạng Công nghiệp 4.0 bùng nổ kéo theo cuộc đổ bộ Công nghệ có 1-0-2. Để không bị tụt hậu trong sự vận động này, nhiều bậc phụ huynh luôn quan tâm đến các diễn đàn nuôi dạy, trong đó nổi bật nhất là phương pháp Giáo dục STEAM.
Giáo dục STEM chuyển sang STEAM đã bắt đầu trong vài năm qua và đang tiến lên như một phương thức tiếp cận giáo dục mới nhằm đáp ứng nhu cầu của một nền kinh tế thế kỷ 21. STEAM tận dụng lợi ích của STEM, thông qua nghệ thuật, đưa STEAM lên một tầm cao mới bằng việc cho phép trẻ em ở lứa tuổi mầm non cũng có thể tiếp cận và phát triển toàn diện. Nhằm giúp trẻ thêm yêu thiên nhiên, hiểu biết về thế giới thực vật đa dạng phong phú, cũng như mang lại những trải nghiệm học tập thú vị và tích cực; từ đó nuôi dưỡng lòng đam mê học hỏi ở trẻ, cũng như giúp trẻ phát triển thể chất, vận động và khả năng làm việc chủ động theo kế hoạch - dự án.
Chính các hoạt động thực tế này sẽ giúp trẻ nhớ kiến thức lâu hơn, sâu hơn. Trẻ sẽ được làm việc theo nhóm, tự thảo luận tìm tòi kiến thức, tự vận dụng kiến thức vào các hoạt động thực hành rồi sau đó có thể truyền đạt lại kiến thức cho người khác. Với cách học này, giáo viên không còn là người truyền đạt kiến thức nữa mà sẽ là người hướng dẫn để trẻ tự xây dựng kiến thức cho chính mình,mở ra một bầu trời tri thưc mới.
Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp STEAM vào thiết kế các dự án trải nghiệm sáng tạo cho trẻ mầm non 5-6 tuổi theo chủ đề” Thế giới thực vật”.
Mục đích nghiên cứu
Vận dụng phương pháp steam vào giảng dạy giúp trẻ nhớ kiến thức lâu hơn.
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng việc tổ chức tạo môi trường học tập cho trẻ mầm non của trường mầm non Tuổi Thơ.
Tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động trong nhóm/ lớp trong trường mầm non.
Việc vận dụng phương pháp steam vào thiết kế các dự án trải nghiệm sáng tạo cho trẻ mầm non 5-6 tuổi
Các cháu mẫu giáo của trường mầm non Tuổi Thơ.
Phương pháp nghiên cứu 4.1.Nghiên cứu tài liệu.
Đọc tài liệu tham khảo.
Đọc các bài nghiên cứu trên mạng.
Phương pháp thực hành.
Thực hành về việc sử dụng mẫu vào thực tế . Kiểm tra thực tế.
Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập, đọc, phân tích tài liệu đẻ xây dựng cơ sở định hướng cho đề tài
Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học:
Thống kê số liệu và tính % nhằm sử dụng số liệu thu được vào phân tích kết quả nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu
Tôi đã nghiên cứu ứng dụng đề tài này trong một năm 
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
Cơ sở lí luận.
STEAM là phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, do đó, trẻ được tiếp cận phương pháp giáo dục này có những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học chắc chắn, khả năng sáng tạo, tư duy logic, hiệu suất học tập và làm việc vượt trội và có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm toàn diện hơn.
STEAM viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật), Art (nghệ thuật) và Math (toán học) là phương pháp học được áp dụng đầu tiên tại Mỹ với đặc điểm cung cấp kiến thức toàn diện của năm lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học. Điểm nổi bật của STEAM là kết nối, liên hệ thông tin giữa các lĩnh vực vào trong thực tế. Các thí nghiệm, hoạt động thực tiễn thường xuyên diễn ra để các em có thể thảo luận, tự rút ra kết luận và ghi nhớ sâu sắc.
Các hoạt động sáng tạo như thí nghiệm, thực hành thường xuyên diễn ra trong lớp dưới sự hỗ trợ của giáo viên giúp các em hiểu bài hơn, nhớ lâu và áp dụng trong đời sống hằng ngày. Chẳng hạn, trong giờ khoa học, để giải thích cho các em vì sao nước sông suối lại trong, giáo viên sẽ cho học sinh thử lọc nước chứa tạp chất bằng các vật liệu tự nhiên như đá, sỏi, cát và rút ra kết luận về tính chất, vai trò của mỗi thành phần.Phương pháp này được sáng tạo, áp dụng đầu tiên tại Mỹ và sau đó được nhân rộng sang các quốc gia khác với mục tiêu xây dựng một thế hệ nhân lực mới có kiến thức lẫn kỹ năng phong phú, thực tế.
Nội dung kiến thức trong STEAM không khác nhiều với chương trình giáo dục thông thường nhưng
khuyến khích học sinh tìm ra giải pháp thực tế cho mỗi vấn đề.
Con đường tới STEAM vô cùng thú vị. Quan sát một đứa trẻ khi được trải nghiệm thực làm cùng STEAM sẽ thấy chúng tập trung, say sưa, trí tưởng tượng được sáng tỏ, trí tò mò được thỏa mãn và hơn hết tình yêu, niềm đam mê với khoa học và công nghệ được nảy sinh. Tuy nhiên cũng có thể khó khăn nếu các nhà giáo dục bao gồm cả cha mẹ không thực sự hiểu rõ về STEAM và quan trọng hơn là hiểu về cách học của chính những đứa trẻ ở độ tuổi mầm non để có cách hỗ trợ trẻ tốt nhất. Cha mẹ có thể tìm thấy rất nhiều các hoạt động STEAM trên mạng Internet, qua sách báo nhưng tổ chức các hoạt động này như thế nào cho hiệu quả với trẻ mầm non thì có lẽ còn cần nhiều lời giải đáp.
Trẻ mầm non không học lý thuyết hàn lâm, qua những lời nói suông, giảng giải mà chúng học qua chính những trải nghiệm - thực làm, thực học. Đặc điểm tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan. Vì thế khi cho trẻ quan sát và thực hiện một thí nghiệm khoa học, hãy chỉ tập trung vào việc đặt câu hỏi để trẻ tự nói ra những thay đổi, những hiện tượng mà trẻ nhìn thấy và nghe thấy. Tránh giải thích dài dòng về nguyên lý khoa học, mà hãy tập trung vào giúp trẻ phát hiện những thay đổi, những diễn biến của hiện tượng. Với các nguyên lý khoa học phức tạp trẻ sẽ tiếp tục được tiếp cận ở các cấp học cao hơn.
Lưu ý khi đặt các câu hỏi cho trẻ nên là những câu hỏi ở dạng “mở” để trẻ có thể trả lời được, tránh những câu hỏi mà trẻ chỉ là lời “có” hoặc “không”. VD: Không hỏi những câu như thế này: Đây có phải là viên kẹo bị loang màu không? Quả cam này tròn à? Xe ô tô này chạy được vì cái bánh xe đúng không?
Nên hỏi những câu hỏi giúp trẻ huy động vốn kinh nghiệm, hiểu biết, như Con gì đây? Con biết gì về quả cam Con có thể kể cho mẹ nghe con đã xếp ngôi nhà này như thế nào không?hay các câu hỏi kích thích trẻ tìm hiểu, thử nghiệm, như: Tại sao con không thử làm xem?hoặc khuyến khích trẻ suy luận, phán đoán, như: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cho 1 ít giấm vào cốc bột nở (baking soda) này nhỉ? hay khơi gợi trí tưởng tượng cho trẻ kiểu: con có thấy đĩa kẹo bây giờ giống với thứ gì đó mà con đã biết không?
Trẻ học mà chơi, chơi mà học. Trẻ học không chỉ để ghi nhớ và trả bài, mà trẻ học nhanh nhất khi điều đó được ứng dụng vào chính cuộc sống hàng ngày. Vì thế, mỗi kiến thức hay kỹ năng sẽ trở nên có nghĩa với trẻ khi bài học đó gắn với việc tạo ra một sản phẩm cụ thể như: Chiếc đèn Lava phát sáng, ô tô phản lực, chong chóng quay, tòa tháp giấy, để mỗi nguyên lý khoa học trở nên cụ thể, được trẻ ứng dụng trực tiếp, sáng tạo ra một món đồ dùng đồ chơi yêu thích, từ đó sẽ tác động mạnh mẽ đến hứng thú và sự say mê tìm tòi của trẻ. Hoạt động đóng vai trong giai đoạn này đối với trẻ mầm non vô cùng quan trong. Trẻ thích là người lớn, nhưng vốn kinh nghiệm sống chưa đủ để trẻ “làm người lớn” thật sự. Như vậy thì người lớn có thể cho trẻ tham gia vào các hoạt động STEAM dưới dạng các trò chơi đóng vai và thông qua đó trẻ cũng sẽ nhập vào những vai mà bản thân trẻ thích, trẻ muốn bản thân được như vậy (Đóng vai nhà khoa học, kỹ sư xây dựng, nhà thám hiểm, ). Giao nhiệm vụ, tạo được hứng thú cho trẻ khám phá sẽ giúp trẻ tiếp nhận kiến thức dễ dàng hơn. Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và hãy kiên nhẫn với các câu hỏi “đến cùng” của trẻ. Những câu hỏi “Tại sao?” “vì sao?” xuất hiện càng nhiều với con bạn là điều đáng mừng cho mầm mống của một nhà khoa học trong tương lai. Hãy cho trải nghiệm thay vì cấm đoán. Đừng ngại cho trẻ cầm chiếc bát sứ, thay vì chiếc bát nhựa; đừng lo lắng khi cho trẻ chạm tay vào cốc nước nóng (đủ nóng nhưng không bỏng) hay cầm vào viên nước đá lạnh để xúc giác được cảm nhận chính xác. Hãy để trẻ “bẩn” theo cách mà chúng muốn, chúng sẽ học được nhiều điều từ những trải nghiệm đa giác quan này. Và đó chính là cách bạn Hỗ trợ, tạo cơ hội để trẻ tự tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc của mình.
Tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ những kiến thức đã tìm hiểu với những người xung quanh, đây là cách để trẻ “tự hào” về những điều mình “phát kiến”. Cần tạo ra một môi trường học liệu phong phú, cơ hội sẵn sàng cho trẻ tham gia vào các hoạt động STEAM. Sử dụng các đồ dùng tái chế như: Chai lọ, vỏ hộp, ống hút, dây buộc các loại, túi giấy  Học liệu không quá đắt nhưng con bạn sẽ có được nhiều điều vô cùng giá trị. Tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc, cọ sát với thế giới xung quanh để tăng cường sự tự tin và mạnh dạn, mở rộng hiểu biết với thế giới bên ngoài. Cần cho trẻ giao lưu rộng rãi với nhiều người trong xã hội, bạn bè cùng trang lứa ở nơi công cộng cũng như trường học. VD: Thông qua các hoạt động trải nghiệm ngày hội STEAM FOR KIDS do liên minh cha mẹ STEAM tổ chức.
Cách tiếp cận dạy học theo phương pháp STEAM chắc chắn không phải là nhiệm vụ dễ dàng nhưng những lợi ích mà STEAM mang lại cho trẻ nhỏ và trường học thì rất lớn. Trường học sẽ không chỉ là nơi để giảng dạy lý thuyết mà ở nơi đó những đứa trẻ được trải nghiệm những kiến thức thực tiễn vừa lớn khôn, trưởng thành, “chơi thông minh và học vui vẻ”.
Thực trạng của vấn đề
Thuận lợi :
Đặc điểm tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan. Vì thế khi cho trẻ quan sát và thực hiện một thí nghiệm khoa học, hãy chỉ tập trung vào việc đặt câu hỏi để trẻ tự nói ra những thay đổi, những hiện tượng mà trẻ nhìn thấy và nghe thấy. Tránh giải thích dài dòng về nguyên lý khoa học, mà hãy tập trung vào giúp trẻ phát hiện những thay đổi, những diễn biến của hiện tượng. Với các nguyên lý khoa học phức tạp trẻ sẽ tiếp tục được tiếp cận ở các cấp học cao hơn.
Trong giáo dục STEAM, khi đặt các câu hỏi cho trẻ nên sử dụng những câu hỏi ở dạng “mở” để trẻ có thể trả lời được, tránh những câu hỏi mà trẻ chỉ là lời “có” hoặc “không”. Không nên hỏi những câu như: Đây có phải là viên kẹo bị loang màu không? Quả cam này tròn à? Xe ô tô này chạy được vì cái bánh xe đúng không?
Nên hỏi những câu hỏi giúp trẻ huy động vốn kinh nghiệm, hiểu biết, như: Con gì đây? Con biết gì về quả cam? Con có thể kể cho mẹ nghe con đã xếp ngôi nhà này như thế nào không?... hay các câu hỏi kích thích trẻ tìm hiểu, thử nghiệm, như: Tại sao con không thử làm xem?... hoặc khuyến khích trẻ suy luận, phán đoán, như: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cho một ít giấm vào cốc bột nở này nhỉ?... hay khơi gợi trí tưởng tượng cho trẻ kiểu: con có thấy đĩa kẹo bây giờ giống với thứ gì đó mà con đã biết không?
Trẻ mầm non không học kiến thức hàn lầm, vĩ mô mà trẻ học về tất cả những gì diễn ra xung quanh, ngay trong chính cuộc sống thực. Trẻ học không chỉ để ghi nhớ và trả bài, mà trẻ học nhanh nhất khi điều đó được ứng dụng vào chính cuộc sống hàng ngày. Vì thế, mỗi kiến thức hay kỹ năng sẽ trở nên có nghĩa với trẻ khi bài học đó gắn với việc tạo ra một sản phẩm cụ thể như: Chiếc đèn phát sáng, ô tô phản lực, chong chóng quay, tòa tháp giấy, để mỗi nguyên lý khoa học trở nên cụ thể, được trẻ ứng dụng trực tiếp, sáng tạo ra một món đồ dùng đồ chơi yêu thích, từ đó sẽ tác động mạnh mẽ đến hứng thú và sự say mê tìm tòi của trẻ.
Hoạt động đóng vai trong giai đoạn này đối với trẻ mầm non vô cùng quan trong. Trẻ thích là người lớn, nhưng vốn kinh nghiệm sống chưa đủ để trẻ “làm người lớn” thật sự. Như vậy thì người lớn có thể cho trẻ tham gia vào các hoạt động STEAM dưới dạng các trò chơi đóng vai và thông qua đó trẻ cũng sẽ nhập vào những vai mà bản thân trẻ thích, trẻ muốn bản thân được như vậy (Đóng vai nhà khoa học, kỹ sư xây dựng, nhà thám hiểm, ). Giao nhiệm vụ, tạo được hứng thú cho trẻ khám phá sẽ giúp trẻ tiếp nhận kiến thức dễ dàng hơn.
Cách tiếp cận dạy học theo phương pháp STEAM chắc chắn không phải là nhiệm vụ dễ dàng nhưng những lợi ích mà STEAM mang lại cho trẻ nhỏ và trường học thì rất lớn. Trường học sẽ không chỉ là nơi để giảng dạy lý thuyết mà ở nơi đó những đứa trẻ được trải nghiệm những kiến thức thực tiễn vừa lớn khôn, trưởng thành, “chơi thông minh và học vui vẻ”. Tại cơ sở trường Mầm non Tuổi Thơ là một cơ sở có đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, ngôi trường có cơ sở vật chất đầy đủ sẽ là một môi trường thích hợp để đưa vận dụng phương pháp STEAM trong giảng dạy.
Con đường tới STEAM là vô cùng thú vị. Khi quan sát một đứa trẻ khi được trải nghiệm thực làm cùng STEAM sẽ thấy chúng tập trung, say sưa, trí tưởng tượng được sáng tỏ, trí tò mò được thỏa mãn và hơn hết tình yêu, niềm đam mê với khoa học và công nghệ được nảy sinh.
Khó khăn, hạn chế
Ở Việt Nam chưa có Chương trình dạy học STEAM, mà chỉ là định hướng dưới dạng mở, linh hoạt và
không tường minh. Trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể có quy định: Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục bắt buộc. Hoạt động trải nghiệm nhấn mạnh tới sự huy động tổng hợp các kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau, hướng dẫn học sinh áp dụng vào thực tế đời sống trong trường và xã hội.
Từ đó, có thể hiểu Chương trình STEAM được ẩn chứa và có tính pháp lý, nằm trong phạm vi khái niệm và nội hàm của hoạt động giáo dục trải nghiệm. Vì vậy, khi áp dụng STEAM, các nhà trường phải thực hiện trong khuôn khổ quy định của hoạt động giáo dục trải nghiệm của Bộ GD&ĐT.
Điều này khác với nhiều trường học ở Mỹ, đó là trong tuần có 5 ngày thì 2 ngày dành cho dạy học các môn học theo chương trình quy định, 3 ngày còn lại tổ chức dạy học và thực hành làm dự án về STEAM.
Giáo dục STEAM nói chung và dạy học STEAM nói riêng không phải là để học sinh trở thành những nhà khoa học mà là xây dựng cho học sinh có kỹ năng cần thiết, để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại, trong tương lai.
Như đã đề cập ở trên, có người coi dạy STEAM là phải dạy lập trình hay lắp ráp robot; hay tiếp cận công nghiệp 4.0 là phải dạy STEAM - đó chỉ là cách hiểu một chiều hay cổ súy, quá đề cao STEAM. Thậm chí, có đơn vị dành nhiều tiền để mua sắm công cụ học tập, thiết bị công nghệ, tin học, điện tử để phục vụ cho học STEAM.
Chúng ta hoàn toàn tận dụng những cơ sở vật chất sẵn có của mỗi trường để sáng tạo công cụ dạy học STEAM. Dạy học STEAM chỉ là một trong những hoạt động trong khuôn khổ của giáo dục trải nghiệm. Không thể coi STEM là tất cả mà bỏ qua các phương pháp dạy học hiệu quả cũ. Hay coi nhẹ dạy các môn học xã hội, nhân văn hoặc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Để Giáo dục STEAM có hiệu quả, trước hết cần xây dựng được Chương trình STEAM và nội dung dạy học STEAM. Ngoài ra, việc đưa STEAM vào chương trình giáo dục phổ thông cũng sẽ gặp nhiều khó khăn và là câu chuyện dài. Chúng ta phải thay đổi, xây dựng lại quy định thi cử, đánh giá chất lượng cho phù hợp; đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy STEAM. Đặc biệt, với điều kiện cơ sở vật chất tại cơ sở cần được trang bị đầy đủ cho các lớp. Ngoài ra cũng có khó khăn về các nhà giáo dục bao gồm cả cha mẹ không thực sự hiểu rõ về STEAM, giáo viên được tập huấn chưa đồng bộ hết và quan trọng hơn là hiểu về cách học của chính những đứa trẻ ở độ tuổi mầm non để có cách hỗ trợ trẻ tốt nhất. Với những ích lợi của STEAM, một vài đơn vị đang có những bước khai phá tiềm năng của phương pháp giáo dục này tại Việt Nam, hứa hẹn sự nâng cấp và đổi mới trong cách dạy và học của lứa tuổi mầm non.
Các biện pháp tiến hành.
Để giúp trẻ hoạt động tích cực và có môi trường phong phú đa dạng, bản thân tôi đã thực hiện và mạnh dạn đề ra một số biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Lập kế hoạch:
Muốn thực hiện các hoạt động một cách có khoa học và có hiệu quả bản thân tôi trước hết lập ra kế hoạch cho mình: Gồm có kế hoạch năm, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần và kế hoạch hàng ngày.
PHIÊN CHẾ THÁNG 2
Tuần 2
(Ngày 11/2- 15/2)

Tuần 3
(Ngày 18/2- 22/2)
Tuần 4
(Ngày 25/ 2- 1/3)
THỂ DỤC

Bật tách khép chân qua 7 ô.
chạy 18m
TC: Đá bóng trúng người
Bò vòng qua 5 -6 điểm zich zắc.
Chuyền bắt bóng trên đầu, qua chân
TC: Cáo và thỏ
Lợi ích của cây xanh đối với
KHÁM PHÁ

Một số loại quả
Quá trình phát triểnmôi trường sống của cây từ hạt
LQVT
So sánh số lượng 3 nhómĐo dung tích nước đối tượng trong phạm vi 9

Đo nhiều đối tượng bằng 1 thước đo
TẠO HÌNH	Nặn một số loại quả	Xé dán đàn cá	Vẽ vườn cây ăn quả
LQVH	Truyện: Qủa bầu tiên
(loại tiết 2)
- Múa: Gieo hạt
ÂM NHẠC
Nghe: Giai điệu rừng xanh
TC: Ai nhanh nhất
LQCV
Trò chơi với các chữ cái đã học(bài 8)
Dạy trẻ LQCV: l,m,n (bài 10)
VD1: Dự án “Cây xanh ”
Mục tiêu hoạt động: Trẻ hiểu được lợi ích của cây xanh đối với chúng ta. “Trẻ mạnh dạn tự tin, trả lời câu hỏi.
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động” Chuẩn bị: Bút chì.
Dự án diễn ra trong một tuần. Chia sẻ về việc trồng cây: "Các con có biết tết trồng cây là ngày nào không”. “Các con đã bao giờ trồng cây vào ngày Tết trồng cây chưa?”. ‘’Trồng cây như thế nào nhỉ?’’. “Các con cảm thấy như thế nào khi trồng cây?”. Chia sẻ với trẻ về lợi ích của cây xanh đối với chúng ta. “Tại sao lại có ngày Tết trồng cây? Tại sao chúng ta lại phải trồng cây? Cây xanh đem lại cho chúng ta lợi ích gì?”. Trồng cây xanh nhiều sẽ giúp ngăn chặn sạc lở đất và làm cho không khí trong lành -> làm một việc mà có hai lợi ích như vậy được gọi là một mũi tên trúng hai đích, cô cho trẻ viết câu thành ngữ vào sách bài tập và chia sẻ với các bạn đã từng làm gì mà một mũi tên trúng hai đích chưa?
Cho trẻ chia sẻ về phương pháp làm không khí rong lành. Ngoài trồng cây ra chúng ta làm gì để không khí trong lành không? Nếu không khí bị ô nhiễm thì trái đất chúng ta sẽ bị tổn thương dẫn tới lũ lụt, sạt lở đất, không khí ô nhiễm. Hoạt động mở rộng: suy nghĩ về phương pháp làm không khí trong lành, múa hát các bài hát về cây xanh, trẻ đóng kịch về tiếng gọi rừng xanh. Trẻ được tham gia vào hoạt động tạo hình như làm tranh lá cây, in, bồi giấy phế thải làm đồ tái chế. Kết thúc dự án, tất cả trẻ đều được tham gia dự án và giới thiệu kết quả của mình khi tham gi

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_steam_vao_thiet_k.docx