Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy phần Công dân với kinh tế môn Giáo dục công dân 11

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy phần Công dân với kinh tế môn Giáo dục công dân 11

Theo quan điểm của P. Bêcơn (1561-1626) nhà Triết học nổi tiếng người Anh, phương pháp được ví như ngọn đèn lớn soi sáng cho con người đi trong đêm tối.Trong dạy học cần phải có phương pháp, vì phải làm cho học sinh tiếp thu kiến thức bằng con đường ngắn nhất, với sự nỗ lực của bản thân mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Vì vậy kết quả trong trường phổ thông được đánh giá không chỉ ở mặt nội dung mà còn cả ở mặt phương pháp.

Ở Việt Nam, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề quan trọng đã được đề cập trong một số nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết trung ương 2 Đại hội Đảng lần thứ VII đã khẳng định “ Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học”.

Điều 30 Luật Giáo dục 2019 quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục.”

docx 63 trang Mai Loan 11/04/2025 360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy phần Công dân với kinh tế môn Giáo dục công dân 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT XUÂN HÒA
 =====***=====
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến: Vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy phần Công 
 dân với kinh tế môn Giáo dục công dân 11
 Tác giả: Phạm Thị Hồng Nhung
 Mã sáng kiến: 37.53.01 
 Năm học: 2019 - 2020 MỤC LỤC
 Trang
PHẦN MỞ 1
ĐẦU:...............................................................................
1. Lý do chọn đề 1
tài............................................................................
2. Mục đích nghiên 2
cứu......................................................................
3. Đối tượng nghiên 2
cứu.....................................................................
4. Nhiệm vụ nghiên 2
cứu.....................................................................
5. Phương pháp nghiên 2
cứu................................................................
6. Phạm vi nghiên cứu và kế hoạch nghiên 3
cứu.................................. 4
7. Tác giả sáng kiến
PHẦN NỘI 5
DUNG.............................................................................
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN 5
DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG 
DẠY HỌC PHẦN CÔNG DÂN VỚI KINH TẾ................................
I. Cơ sở lý luận và thực 5
tiễn............................................................... 1. Vị 19
trí...............................................................................................
2. Đặc điểm nội 21
dung.........................................................................
3. Đề 22
xuất...........................................................................................
CHƯƠNG 3: THỰC 34
NGHIỆM.
I. Mục đích, nội dung và phương pháp thực 34
nghiệm
1. Mục 34
đích
2. Nội 34
dung
3. Giáo án thực 35
nghiệm.
4. Kết quả thực 48
nghiệm.
4.1. Phân tích và đánh giá định hướng bài thực 48
nghiệm..
4.2. Phân tích kết quả thực 49
nghiệm...
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN 53
NGHỊ............................................ PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
 Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước, giáo dục là quốc sách hàng đầu. 
Đặc biệt trong thời đại kinh tế tri trức, vai trò của giáo dục và đào tạo ngày 
càng được coi trọng. Tại Điều 29: Mục tiêu của giáo dục phổ thông – Luật Giáo 
dục sửa đổi năm 2019 cũng đã nêu rõ: “Giáo dục phổ thông nhằm phát triển 
toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, 
phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách 
con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho 
người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp 
hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
 Hơn nữa, tại Kỳ họp Quốc hội Khóa X năm 2000, Quốc hội nước ta đã 
thông qua Nghị quyết số 40/2000/QH10 về “ Đổi mới chương trình giáo dục 
phổ thông.” Tiếp đó, ngày 11/6/2001 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 
14/2001/CT – TTg về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện Nghị 
quyết số 40/2000/QH10. Trong đó nhấn mạnh mục tiêu của chương trình đổi 
mới giáo dục phổ thông là nhằm thay đổi cách dạy và học theo hướng tích cực 
hóa hoạt động của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ.
 Thực trạng dạy học Giáo dục công dân phổ thông những năm qua cho 
thấy, đa số các giáo viên vẫn giảng dạy phương pháp thông báo, tái hiện, học 
sinh ít được tạo điều kiện bồi dưỡng các phương pháp nhận thức, rèn luyện tư 
duy khoa học. Điều này do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó nguyên nhân 
chính và chủ yếu là do giáo viên chưa vận dụng đúng phương pháp – phương 
tiện dạy học tối ưu.
 Việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học 
là vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Có rất nhiều các biện pháp khác nhau 
để nâng cao chất lượng giáo dục như: đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi 
mới phương pháp dạy học, đầu tư trang thiết bị dạy học...Và một trong những 
 1 Thông qua các giáo trình, mạng internet....tôi tiến hành thu thập nghiên 
cứu, phân tích các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu.
5.2. Phương pháp điều tra
 Thông qua dự giờ, trao đổi, thảo luận, nghiên cứu lịch trình, giáo án, sổ 
điểm, nhất là các phương tiện trực quan và cách sử dụng chúng nhằm tìm 
hiểu việc dạy và học để có thể đánh giá sơ bộ kết quả dạy và học bộ môn.
5.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
 Sử dụng phương pháp định lượng. Sau khi thu thập thông tin cũng như 
số liệu liên quan tôi tiến hành thống kê và xử lý các số liệu liên quan.
 Phân tích tài liệu nhằm xác định độ tin cậy, tính khách quan, cập nhật 
của tài liệu, giới hạn và phạm vi của vấn đề mà tài liệu đề cập đến. Trên cơ sở 
phân tích tài liệu mà xác định mức độ phải xử lý tài liệu theo mục tiêu và nhiệm 
vụ nghiên cứu của mình.
 Tổng hợp tài liệu nhằm mục đích tăng tính tương thích của tài liệu so với 
mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra để lựa chọn tư liệu cần và đủ, sắp xếp 
chúng theo tiến trình thời gian hay quan hệ nhân quả.
6. Phạm vi nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu
6.1. Phạm vi nghiên cứu
 Vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy một số bài của phần Công 
dân với kinh tế trong môn Giáo dục công dân 11 và tiến hành thực nghiệm tại 
trường THPT.
6.2. Kế hoạch nghiên cứu
 Trong quá trình thực tế giảng dạy phần Công dân với kinh tế của chương 
trình môn Giáo dục công dân lớp 11, tôi nhận thấy nội dung một số bài phù 
hợp với việc sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực. Do đó, năm học 2019 - 
2020 tôi quyết định nghiên cứu và triển khai kế hoạch cụ thể như sau:
 - Từ tháng 9/2019: Đăng kí đề tài.
 3 PHẦN 2: NỘI DUNG
 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN 
 DỤNG KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO DẠY PHẦN CÔNG 
 DÂN VỚI KINH TẾ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 11
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn 
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm về phương pháp dạy học
 Theo quan điểm của P. Bêcơn (1561-1626) nhà Triết học nổi tiếng người 
Anh, phương pháp được ví như ngọn đèn lớn soi sáng cho con người đi trong 
đêm tối.Trong dạy học cần phải có phương pháp, vì phải làm cho học sinh tiếp 
thu kiến thức bằng con đường ngắn nhất, với sự nỗ lực của bản thân mình dưới 
sự hướng dẫn của giáo viên. Vì vậy kết quả trong trường phổ thông được đánh 
giá không chỉ ở mặt nội dung mà còn cả ở mặt phương pháp.
 Ở Việt Nam, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề quan trọng đã 
được đề cập trong một số nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết trung 
ương 2 Đại hội Đảng lần thứ VII đã khẳng định “ Đổi mới phương pháp dạy 
học ở tất cả các cấp học, bậc học”.
 Điều 30 Luật Giáo dục 2019 quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông 
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với 
đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng 
phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc 
lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng 
dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục.”
1.2. Một số vấn đề lí luận về kỹ thuật dạy học
1.2.1. Khái niệm kỹ thuật dạy học 
 - Học là quá trình tự giác, tích cực, tự chiếm lĩnh khái niệm khoa học 
dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên. (Cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang) 
 5 1.2.3. Vai trò của kỹ thuật dạy học tích cực
* Đối với giáo viên
 - Trong dạy học tích cực, học sinh là chủ thể của mọi hoạt động, giáo 
viên chỉ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn. Việc nắm vững cách sử dụng 
và vận dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy học tích cực sẽ giúp giáo viên tương tác 
tốt hơn với học sinh. Giáo viên có thể đánh giá được quá trình học tập của học 
sinh.
 - Khi vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực giáo viên còn là người nghe tích 
cực, là người phối hợp trong các hoạt động.
* Đối với học sinh
 - Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực giúp học sinh xác định được nhiệm 
vụ, động cơ, ý thức học tập, biết đánh giá quá trình học tập và tự điều chỉnh 
cách học của mình.
 - Giúp học sinh ghi nhớ một cách khoa học, hệ thống và vận dụng kiến 
thức một cách linh hoạt.
 - Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực giúp học sinh tích cực trong học tập 
và phát triển tính sáng tạo của người học.
 - Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực giúp học sinh hứng thú trong học tập.
2. Cơ sở thực tiễn
 - Việc sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực tạo sự hấp dẫn cho giờ học.
 - Phù hợp với các bài dạy kinh tế khô khan, cứng nhắc và mang tính lý 
luận cao.
 - Phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh.
 - Hình thành kỹ năng sống cho học sinh.
3. Một số kỹ thuật dạy học tích cực
3.1. Kĩ thuật “Các mảnh ghép”
 7 - Hình thành nhóm 3 đến 6 người mới (1–2 người từ nhóm 1, 1–2 người 
từ nhóm 2, 1–2 người từ nhóm 3)
 - Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm 
mới chia sẻ đầy đủ với nhau.
 - Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở 
vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết.
 - Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả.
3.2. Kĩ thuật Chia sẻ nhóm đôi
 Chia sẻ nhóm đôi (Think, Pair, Share) là một kỹ thuật do giáo sư Frank 
Lyman đại học Maryland giới thiệu năm 1981. Kỹ thuật này giới thiệu hoạt 
động làm việc nhóm đôi, phát triển năng lực tư duy của từng cá nhân trong giải 
quyết vấn đề.
 Hoạt động này phát triển kỹ năng nghe và nói nên không cần thiết sử 
dụng các dụng cụ hỗ trợ.
 Thực hiện:
 - Giáo viên giới thiệu vấn đề, đặt câu hỏi mở, dành thời gian để học sinh 
suy nghĩ.
 - Sau đó học sinh thành lập nhóm đôi và chia sẻ ý tưởng, thảo luận, phân 
loại.
 - Nhóm đôi này lại chia sẻ tiếp với nhóm đôi khác hoặc với cả lớp.
3.3. Kĩ thuật Khăn trải bàn
 * Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt 
động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm:
 - Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh.
 - Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh.
 - Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh.
 9

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_ky_thuat_day_hoc_tich_cuc_vao.docx