Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn Sinh học Khối 8,9 cấp Trung học Cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn Sinh học Khối 8,9 cấp Trung học Cơ sở

1. Cơ sở lí luận

Dựa vào mục tiêu giáo dục quy định trong chương trình góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường theo tinh thần các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT: Công văn số 3535/BGDĐT- 5 GDTrH ngày 27 tháng 5 năm 2013 về việc Hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác; Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng; các công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học hằng năm; Căn cứ Công văn số 5111/BGDĐT-GDTrH ngày 23/7/2013 của Bộ GD&ĐT về việc tổ chức cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học năm học 2013 – 2014. Theo đó, việc vận dụng dạy học liên môn sẽ phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trong những năm học tiếp theo, trên cơ sở các chủ đề tích hợp liên môn đã được xây dựng và thực hiện, nhà trường tiếp tục mở rộng xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn trong toàn bộ kế hoạch giáo dục nhà trường.

 Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Sinh học nói riêng, đây được coi là một quan điểm dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy học liên môn giúp học sinh thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục tính tản mạn, rời rạc trong kiến thức.

Theo PGS.TS Mai Văn Hưng - Chủ nhiệm bộ môn Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) cho rằng: Để dạy học liên môn có hiệu quả cần hiểu rõ bản chất của liên môn; những điều kiện cần và đủ, những yếu tố liên quan đến quá trình tương tác giữa các môn học cũng như tính độc lập tương đối của chúng trong một chỉnh thể thống nhất.

Khẳng định dạy học tích hợp liên môn là tất yếu, PGS.TS Mai Văn Hưng lý giải: Trong quá trình phát triển loài người, con người nguyên thủy cũng như muôn loài động vật bậc cao đã khám phá tự nhiên một cách bản năng và khám phá xã hội qua giao tiếp.

Khi đó không có môn học, nhưng thực chất là các hoạt động khám phá ấy vốn bao gồm tất cả các môn như hiện nay. Do vậy, ngày nay, để khám phá tiếp thế giới, chúng ra cũng không nằm ngoài con đường của tổ tiên xưa.

Ngoài ra, dạy học liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu bài học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Thay vì chỉ đề cao mục tiêu kiến thức như trước đây, mỗi giáo viên sẽ coi trọng hơn nữa mục tiêu về kĩ năng và thái độ với mục đích giúp người học sau khi học xong bài học phải giải quyết được các vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, thông qua việc vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì thế, dạy học cần phải tăng cường theo hướng liên môn.

Phương pháp dạy học liên môn không phải là mới, nhưng nếu biết vận dụng hợp lý thì sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, có tính hấp dẫn với học sinh. Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn học vào trong dạy học nhằm mục đích tạo hứng thú cho học sinh trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ tự và nâng cao kiến thức, nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra để áp dụng vào trong từng tiết dạy với các mục đích khác nhau trong môn học một cách logic, nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp giờ học trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh, tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.

 

doc 30 trang hoathepmc36 13373
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn Sinh học Khối 8,9 cấp Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục. Đảng, Nhà nước và nhân dân đã tin tưởng và giao trọng trách cao quý cho ngành giáo dục đó là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ hội nhập hiện nay để đáp ứng lòng mong muốn của Bác xây dựng đất nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn sánh vai với các cường quốc năm châu.
Trong những năm gần đây, Nghị quyết của Trung ương Đảng và các văn kiện của nhà nước, của Bộ giáo dục và Đào tạo đều nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học. Trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học là thay đổi lối dạy truyền thụ một chiều (chủ yếu là bắt người học ghi nhớ kiến thức) sang lối dạy tích cực có sự hướng dẫn giúp đỡ của người dạy nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, có niềm vui và hứng thú trong học tập. Chuyển từ hình dạy học lấy hoạt động của người thầy là trung tâm sang tổ chức dạy học theo các hình thức tương tác: Học cá nhân, học theo nhóm, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ vận dụng sáng tạo kiến thức đã học tránh thiên về ghi nhớ máy móc, không nắm được bản chất vấn đề.
 	Việc vận dụng tốt phương pháp dạy học liên môn trong dạy học Sinh học ở trường THCS có vai trò quan trọng góp phần bổ sung kiến thức các môn học khác, giúp học sinh hứng thú, say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học, thực hiện tốt định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS hiện nay.
Đối với môn Sinh học là môn học nghiên cứu các kiến thức liên quan đến cả tự nhiên và sự sống nên trong quá trình học tập chúng ta cần phải vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau như Toán, Hóa, Lý, Văn, GDCD để giải quyết một vấn đề nào đó. 
Trong thực tế giảng dạy tôi thấy: Về phía học sinh đa số các em còn học bài theo kiểu “học vẹt”, không nắm bắt được kiến thức trọng tâm, khả năng vận dụng, tổng hợp kiến thức còn hạn chế, khi vận dụng kiến thức vào thực tế thì chưa làm được. Còn ở một số giáo viên khi giảng dạy chưa vận dụng kiến thức thực tế, liên môn vào bài dạy mà chỉ giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, SGK ... nên chưa tạo được hứng thú học tập cho học sinh
Từ những lý do trên cùng với những kinh nghiệm có được của bản thân qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy trên lớp nên tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài “Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn Sinh học khối 8,9 cấp THCS”
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
a. Mục tiêu
+ Tăng khả năng tự học, tự nghiên cứu đối với mỗi học sinh. Biết kết hợp được việc học lý thuyết với thực hành, thể hiện phương châm “học đi đôi với hành”.
+ Giúp học sinh nắm nững được nội dung chương trình, kiến thức của môn Sinh học một cách khoa học nhất đồng thời tạo hứng thú đối với môn học trong một số tiết học.
+ Giúp học sinh vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một vấn đề nào đó trong bài học, hay để dễ dàng ghi nhớ nội dung kiến thức nào đó hoặc để củng cố phần kiến thức nào đó,... góp phần nâng cao kiến thức, tạo ra nhiều phương pháp để học sinh say mê môn học hơn, tạo được kết quả cao trong học tập.
 	+ Tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh có năng lực, có niềm đam mê, có sáng tạo trong học tập bộ môn.
 	+ Qua việc vận dụng kiến thức liên môn trong học tập sẽ giúp các em tư duy tốt hơn, khả năng học tập linh hoạt hơn, hiểu được mối quan hệ mật thiết giữa một số môn học từ đó các em sẽ học tốt hơn môn Sinh học và các môn học khác. 
b. Nhiệm vụ
- Giáo viên và học sinh có kĩ năng làm việc nhóm, biết chọn lọc sưu tầm tài liệu.
- Giáo viên có hiểu biết cơ bản về những môn định tích hợp, không chỉ nắm vững kiến thức của môn Sinh học mà còn nắm được nội dung chương trình một số môn học liên quan như lịch sử Địa lí, Lịch Sử, Ngữ văn, Toán, Vật lí,...
- Giờ dạy vận dụng kiến thức liên môn nhưng phải linh hoạt phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh tránh gom quá nhiều kiến thức vào bài dạy.
- Hướng dẫn học sinh tích cực chủ động trong việc học tập theo nguyên tắc liên môn, các em cần sưu tầm tài liệu có những kiến thức toàn diện đa chiều về một đối tượng.
- Giáo viên vận dụng kiến thức môn học này áp dụng vào những dạng bài ở môn học khác để kiến thức được nghiên cứu để có hiệu quả trong thực tế giảng dạy.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Kiến thức các môn học liên quan.
- Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Sinh học khối 8,9 cấp THCS.
4. Giới hạn của đề tài
- Chương trình sách giáo khoa Sinh học 8,9.
- Trường THCS Buôn Trấp, học sinh khối 8,9. Khảo sát trong năm học 2015 –2016: 2016 – 2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
 - Tìm tòi nghiên cứu tài liệu tham khảo
 - Phương pháp vận dụng kiến thức liên môn
 - Phương pháp so sánh, đối chiếu
 - Phương pháp trải nghiệm thực tế 
 - Phương pháp thuyết trình, vấn đáp
 - Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh, bổ sung
II. PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lí luận
Dựa vào mục tiêu giáo dục quy định trong chương trình góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường theo tinh thần các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT: Công văn số 3535/BGDĐT- 5 GDTrH ngày 27 tháng 5 năm 2013 về việc Hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác; Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng; các công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học hằng năm; Căn cứ Công văn số 5111/BGDĐT-GDTrH ngày 23/7/2013 của Bộ GD&ĐT về việc tổ chức cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học năm học 2013 – 2014. Theo đó, việc vận dụng dạy học liên môn sẽ phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trong những năm học tiếp theo, trên cơ sở các chủ đề tích hợp liên môn đã được xây dựng và thực hiện, nhà trường tiếp tục mở rộng xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn trong toàn bộ kế hoạch giáo dục nhà trường.
 	Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Sinh học nói riêng, đây được coi là một quan điểm dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy học liên môn giúp học sinh thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục tính tản mạn, rời rạc trong kiến thức.
Theo PGS.TS Mai Văn Hưng - Chủ nhiệm bộ môn Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) cho rằng: Để dạy học liên môn có hiệu quả cần hiểu rõ bản chất của liên môn; những điều kiện cần và đủ, những yếu tố liên quan đến quá trình tương tác giữa các môn học cũng như tính độc lập tương đối của chúng trong một chỉnh thể thống nhất.
Khẳng định dạy học tích hợp liên môn là tất yếu, PGS.TS Mai Văn Hưng lý giải: Trong quá trình phát triển loài người, con người nguyên thủy cũng như muôn loài động vật bậc cao đã khám phá tự nhiên một cách bản năng và khám phá xã hội qua giao tiếp.
Khi đó không có môn học, nhưng thực chất là các hoạt động khám phá ấy vốn bao gồm tất cả các môn như hiện nay. Do vậy, ngày nay, để khám phá tiếp thế giới, chúng ra cũng không nằm ngoài con đường của tổ tiên xưa.
Ngoài ra, dạy học liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu bài học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Thay vì chỉ đề cao mục tiêu kiến thức như trước đây, mỗi giáo viên sẽ coi trọng hơn nữa mục tiêu về kĩ năng và thái độ với mục đích giúp người học sau khi học xong bài học phải giải quyết được các vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, thông qua việc vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì thế, dạy học cần phải tăng cường theo hướng liên môn.
Phương pháp dạy học liên môn không phải là mới, nhưng nếu biết vận dụng hợp lý thì sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, có tính hấp dẫn với học sinh. Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn học vào trong dạy học nhằm mục đích tạo hứng thú cho học sinh trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ tự và nâng cao kiến thức, nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra để áp dụng vào trong từng tiết dạy với các mục đích khác nhau trong môn học một cách logic, nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp giờ học trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh, tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Thực trạng của vấn đề dạy học  liên môn hiện nay có những nét chính sau: 
Hiện nay giáo viên rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp, vận dụng quan điểm dạy học liên môn vào giảng dạy các bộ môn để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục. Giáo viên đã nêu ra những thuận lợi cũng như khó khăn khi vận dụng quan niệm dạy học này là số học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các bộ môn tự nhiên ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “mở”. Tuy nhiên, việc vận dụng quan niệm dạy học này cũng gặp phải những khó khăn nhất định như:
 	- Đối với giáo viên:
+ Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác.
           + Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theo chủ đề tích hợp, liên môn, các giáo viên sẽ  vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp. Nội dung của phương pháp dạy tích hợp, liên môn cũng yêu cầu GV cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đổi.
           + Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin, truyền thông) phục vụ cho việc dạy học trong nhà trường  còn nhiều hạn chế nhất là các trường ở nông thôn.
 - Đối với học sinh:
     	 + Dạy tích hợp là cả một quá trình, đặc biệt là thế hệ HS hiện tại đang quen với lối mòn cũ nên khi đổi mới học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp.
       	+ Do xu thế chọn ngành nghề theo thực tế xã hội nước ta hiện nay và việc quy định các môn thi trong các kì thi tuyển sinh nên đa số các học sinh và phụ huynh kém mặn mà (coi nhẹ)  với các môn không thi, ít thi (môn phụ).
Nhưng trong những khó khăn ở trên thì dạy học liên môn vẫn mang lại rất nhiều thuận lợi trong dạy học đối với cả giáo viên và học sinh cụ thể như:
     	 - Đối với giáo viên:
+ Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó hay nói cách khác đội ngũ giáo viên chúng ta đã dạy tích hợp liên môn từ lâu rồi nhưng chúng ta chưa đi sâu và chưa có khái niệm tên gọi cụ thể.
          + Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.
           + Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: như phương pháp bàn tay nặn bột hoặc kĩ thuật khăn trải bàn, dạy học theo dự án ..
           + "Trường học kết nối” rất thuận lợi để giáo viên đổi mới trong dạy tích hợp, liên môn.
           + Nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
           + Sự phát triển của CNTT, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên của nhà trường là cơ hội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp, liên môn.
      	- Đối với học sinh:
          Học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các bộ môn tự nhiên ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “mở”nên cũng tạo điều kiện, cơ hội cũng như môi trường thuận lợi cho học sinh phát huy tư duy sáng tạo.
Mặc dù, dạy học liên môn đã được vận dụng vào giảng dạy môn Sinh học, song hiệu quả đạt được là chưa cao. Do đó phần lớn học sinh hiện nay có thái độ không coi trọng một số bộ môn nào đó và chưa phát huy được tính tích cực, tự giác trong học tập.
Vì vậy với một số kinh nghiệm này tôi không tham vọng gì nhiều, tôi chỉ muốn đưa ra một số nội dung cơ bản trong việc vận dụng kiến thức của một số bài cụ thể trong bộ môn để giải quyết vấn đề nảy sinh trong quá trình dạy học. 
Ngày nay công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi, nhờ vậy mà giáo viên và các em học sinh có rất nhiều thuận lợi trong việc thu thập tài liệu học tập nói chung và môn Sinh học nói riêng. Môn Sinh học là môn KHTN nghiên cứu về sự sống. Đối tượng của Sinh học là giới tự nhiên hữu cơ. Nhiệm vụ của môn Sinh học là tìm hiểu bản chất của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới sống, khám phá những quy luật của giới hữu cơ, làm cơ sở cho loài người nhận thức đúng và điều khiển được sự phát triển của Sinh vật và các thông tin kiến thức về mặt di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ sinh học,... vào việc chữa bệnh, cải tạo môi trường,...thay đổi liên tục vì thế vấn đề cập nhật kiến thức qua mạng, qua các phương tiện thông tin đại chúng là vô cùng quan trọng. Các kiến thức, số liệu luôn thay đổi nên HS càng hứng thú hơn, quan tâm nhiều hơn đến môn học 
Mặt khác nhiều em học sinh có hứng thú và đam mê môn Sinh học vì vậy trong các tiết học các em rất hứng thú và say mê học tập.
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với công tác giáo dục nên trường lớp ngày càng khang trang, trang thiết bị dạy học ngày càng phong phú hơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp, nhưng ở không ít trường đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu cho dạy và học của giáo viên và học sinh.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
- Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, chất lượng dạy học bộ môn Sinh học nói riêng
- Là động lực thúc đẩy phong trào thi đua học tập ở học sinh
- Tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh có năng lực, có niềm đam mê, có sáng tạo trong học tập bộ môn
 - Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong mỗi học sinh, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, có niềm vui trong học tập.
 - Việc vận dụng tốt kiến thức của nhiều môn học để giải quyết một tình huống nào đó góp phần bổ sung cho các em kiến thức các môn học khác, giúp học sinh nắm được mối quan hệ giữa các môn học từ đó học sinh hứng thú, say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học nói riêng và môn học nói chung
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
 	Vận dụng kiến thức liên môn vào trong quá trình dạy học là rất quan trọng đối với môn Sinh học vì Sinh học là môn học nghiên cứu cả kiến thức tự nhiên, giới sinh vật (động vật, thực vật,...) và con người. Nhờ vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau nên chúng ta có thể tự giải quyết được một số kiến thức trong môn học. Trau dồi thêm kiến thức cho bản thân, làm quen với quá trình hoạt động nhóm, kết hợp được “học đi đôi với hành”.
Để thực hiện thành công một tiết dạy thì sự chuẩn bị của giáo viên là rất cần thiết. Giáo viên ngoài việc xác định mục đích, yêu cầu, đồ dùng dạy học liên quanthì việc chuẩn bị giáo án là vô cùng quan trọng: Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn không phải là một bản đề cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh, mà là một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho học sinh thực hiện trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn. Đó là bản thiết kế gồm hai phần hợp thành hữu cơ: Một là, hệ thống các tình huống dạy học được đặt ra từ nội dung khách quan của bài dạy, phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận của học sinh. Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các tình huống trên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn học sinh từng bước tiếp cận, chiếm lĩnh bài học một cách tích cực và sáng tạo. Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bám chặt vào những kiến thức các bộ môn có liên quan. Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bảo đảm nội dung và cấu trúc đặc thù nhưng không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra những chân trời mở cho sự tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp nhận của học sinh, trên cơ sở bảo đảm được chủ đích, yêu cầu chung của giờ học.
Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải chú trọng nội dung tích hợp giữa tri thức bộ môn mình dạy với các quan điểm tích hợp phải chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động phức hợp để học sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân môn vào xử lí các tình huống  đặt ra, qua đó chẳng những lĩnh hội được những tri thức và kĩ năng riêng rẽ của từng phân môn mà còn chiếm lĩnh tri thức và phát triển năng lực tích hợp.
Để vận dụng các môn học vào tiết dạy đạt hiệu quả cũng cần có sự phối hợp của học sinh, vì thế giáo viên giao cho các em về nhà tìm hiểu, nghiên cứu trước bài học, chuẩn bị một số dụng cụ, mẫu vật liên quan ...
Đối với các bài có liên quan đến nhiều môn học thì giáo viên phải xác định nội dung liên môn cho phù hợp, cách liên môn như thế nào? Sinh học là môn học nghiên cứu cả kiến thức tự nhiên, giới sinh vật (động vật, thực vật,...) và con người. Giáo viên phải biết chọn lọc môn học, kiến thức của các môn học khác để thực hiện liên môn nhằm giúp cho các em nắm chắc, hiểu sâu hơn kiến thức môn học Sinh học và các môn học liên quan. Có nhiều nội dung giáo viên phải tìm hiểu thông tin hay nhờ sự hỗ trợ của các GVBM khác.
* Về kinh nghiệm sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Sinh học
	Về sử dụng kiến thức của các môn như Ngữ văn, Toán, Hóa học, Địa lí, Vật lý,... tôi thường sử dụng để:
 - Dẫn vào phần mục học mới hoặc bài mới 
 - Hình thành kiến thức mới.
	- Củng cố kiến thức của phần mục hoặc bài học.
	b.1. Vận dụng kiến thức của các môn học khác để dẫn vào bài mới hoặc phần học mới.
Giáo viên đưa ra câu thơ, ca dao, thành ngữ, tục ngữ hoặc kiến thức của môn học khác có vấn đề cụ thể liên quan đến nội dung bài học hoặc phần học nhằm mục đích gây kích thích học sinh muốn tìm hiểu kiến thức mới để hiểu rõ câu thơ hay sự kiện,... của các môn đó. 
	Chú ý kiến thức của các môn khác cần để liên kết vào bài phải dễ hiểu, cụ thể và nội dung trả lời có liên quan, có sự logic tới bài học mới hoặc phần học mới.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 1 (Sinh học 9) “Men đen và di truyền học’’ để dẫn dắt học sinh vào tìm hiểu mục I- Di truyền học, giáo viên có thể đưa hai câu thơ “Giỏ nhà ai quai nhà ấy’’ Hoặc “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh’’. Sau đó giáo viên đặt câu hỏi: Em hiểu hai câu tục ngữ trên như thế nào? Học sinh có thể trả lời được: Con cái nhà ai thì mang đặc điểm của nhà đó hay đã là cha con thì kiểu gì cũng có những điểm giống nhau. Điều này thể hiện đặc điểm di truyền. Sau đó giáo viên dẫn dắt vào tìm hiểu mục I trong bài. 
Ví dụ 2: Khi dạy bài 6 (Sinh học 9) “Thực hành: Tính xác suất xuất hiện các

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_kien_thuc_lien_mon_tao_hung_t.doc