Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng trò chơi dân gian nhằm nâng cao khả năng nhanh nhẹn, khéo léo cho học sinh Tiểu học (Lứa tuổi 6 – 7)

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng trò chơi dân gian nhằm nâng cao khả năng nhanh nhẹn, khéo léo cho học sinh Tiểu học (Lứa tuổi 6 – 7)

Nhiệm vụ cơ bản có tính chiến lợc của Thể dục thể thao (TDTT) là góp phần bảo vệ, tăng cờng sức khoẻ của nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên nhi đồng, đồng thời góp phần giáo dục đạo đức, xây dựng nhân cách, nâng cao dân trí xã hội.

GDTC trong nhà trờng là một bộ phận quan trọng không thể thiếu đợc của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. GDTC có tác dụng tích cực đối với sự hoàn thiện cá tính, nhân cách, những phẩm chất cần thiết phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc, giữ vững an ninh, quốc phòng. Đó là lớp ngời “phát triển cao về trí tuệ, cờng tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”.

Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu của GDTC trong nhà trờng các cấp là góp phần thực hiện mục tiêu của Giáo dục và Đào tạo theo tinh thần nghị quyết đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VII, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ và năng động sáng tạo.

Nghị quyết đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VII, đã xác định mục tiêu của giáo dục là: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ và năng động sáng tạo. Nhận thức đợc điều đó, Đảng và nhà nớc ta coi trọng vị trí và tác dụng của GDTC, coi nh một mặt quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trờng xã hội chủ nghĩa. GDTC trong nhà trờng các cấp còn giữ một vị trí quan trọng và then chốt trong chiến lợc phát triển TDTT.

GDTC là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo, đồng thời là một bộ phận quan trọng của nền TDTT Việt Nam. GDTC trong trờng học đang cùng với thể thao thành tích cao, thể thao cho mọi ngời và các bộ phận TDTT khác, đảm bảo cho nền TDTT cân đối và đồng bộ, góp phần thực hiện kế hoạch củng cố, xây dựng và phát triển TDTT Việt Nam, nhằm đa nền TDTT Việt Nam hoà nhập và tranh đua các nớc trong khu vực và thế giới. Vì thế Đảng và chính phủ ngay từ cách mạng thành công năm 1945, đã quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện. Bác Hồ đã dạy: “Dân có cờng thì nớc mới thịnh” ; “Vì lợi ích mời năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng ngời”. Để củng cố và nâng cao GDTC và TDTT Việt Nam, ban bí th đã có chỉ thị 36CT/TW về công tác TDTT trong các giai đoạn mới. Trong đó đặc biệt quan tâm tới công tác GDTC trong các trờng học các cấp.

 

doc 25 trang cuonglanz2a 9075
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng trò chơi dân gian nhằm nâng cao khả năng nhanh nhẹn, khéo léo cho học sinh Tiểu học (Lứa tuổi 6 – 7)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHềNG GIAO DỤC& ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIấN
Trường Tiểu học PHÚC ĐỒNG
------------˜™-------------
 SáNG KIếN KINH NGHIệM
đề TàI:
ứng dụng trò chơi dân gian 
nhằm nâng cao khả năng nhanh nhẹn, khéo léo cho học sinh Tiểu học 
(lứa tuổi 6 – 7)
 Môn : Thể dục
 Tác giả: Đỗ Thị Tú Anh
 Giáo viên dạy thể dục
Hà Nội năm 2013 – 2014
 PHầN I
Đặt vấn đề
I. Lý do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, đó là khẩu hiệu chung của mọi quốc gia trên toàn thế giới, thể hiện phương châm hoạt động trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em được thông qua ngày 20/11/1989 và Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về quyền trẻ em ngày 5/3/1991 là những văn bản pháp lý quan trọng để toàn nhân loại phấn đấu thực hiện sứ mệnh lịch sử trọng đại và vun trồng cho các chồi non cho tương lai trong đó có học sinh Tiểu học.
Ngày nay, trẻ em Việt Nam đang được sống và học tập dưới một chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt, được thừa hưởng những thành quả vĩ đại của ông cha ta để lại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được Đảng và nhân dân ta rất quan tâm, săn sóc. Họ là những người chủ tương lai của đất nước, sứ mệnh lịch sử tương lai của cả dân tộc đều trông mong vào thế hệ trẻ. Trong di chúc của Hồ Chủ Tịch, người cũng đã căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và cần thiết”
Vì vậy, giáo dục thể chất cho trẻ em là một vấn đề cấp bách, cần thiết trong chiến lược phát huy nhân tố con người của Đảng và Nhà nước ta, là mục tiêu phấn đấu của chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu của tổ chức y tế thế giới.
Trẻ em đang là đối tượng đang trong giai đoạn phát triển và dễ tác động nhất của hệ thống giáo dục quốc dân, học sinh Tiểu học luôn thu hút mối quan tâm của toàn xã hội. Nhiều nhà khoa học trong và ngoài ngành đã và đang tìm, cải tiến và hoàn chỉnh những phương tiện và phương pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục, đảm bảo cho trẻ được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Những phương pháp “học mà chơi, chơi mà học thông qua các trò chơi hấp dẫn đã một mặt mang đến cho trẻ nhỏ cảm giác mới lạ về thế giới xung quanh, mặt khác lại là một phương pháp giáo dục thể chất (GDTC) quan trọng, đặc biệt là nâng cao khả năng nhanh nhẹn, khéo léo.
Trò chơi dân gian gồm nhiều loại hình, việc sử dụng chung phải phù hợp với mục đích GDTC. Việc phát triển nhanh nhẹn và khéo léo trong lứa tuổi còn nhỏ đặc biệt là lứa tuổi Tiểu học là vô cùng cần thiết và quan trọng. Bởi ở lứa tuổi này quá trình thần kinh chiếm ưu thế nên các em sử dụng bài tập đa dạng và phong phú. Việc nâng cao khả năng nhanh nhẹn và khéo léo còn được coi trọng bởi nó là cơ sở để phát triển khả năng dân gian cho trẻ trong tương lai.
Trường Tiểu học Phúc Đồng là một trường thực hiện công tác đào tạo theo chủ trương, đường lối có phong trào học tập rèn luyện tốt. Từ vài năm gần đây do nhu cầu phát triển thể chất ngày càng cao, để đáp ứng nhu cầu đó, nhà trường chủ trương phát triển quy mô đào tạo, việc đổi mới phương pháp dạy học xuất phát từ thực tế nâng cao chất lượng giờ học thể dục cho các em. Ngoài ra tạo cho các em có hoạt động thể dục đa dạng, phong phú nhằm nâng cao thể chất góp phần giáo dục toàn diện cho các em, tôi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài.
Trên cơ sở phân tích ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề, chúng tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài:
“ Nghiên cứu ứng dụng trò chơi dân gian nhằm nâng cao khả năng nhanh nhẹn, khéo léo cho học sinh trường Tiểu học Phúc Đồng”.
II. Mục đích, nhiệm vụ, phương pháp và tổ chức nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tôi tiến hành nghiên cứu với mục đích, bước đầu tìm hiểu và ứng dụng một số trò chơi dân gian phù hợp trong hoạt động vui chơi hằng ngày. Nhằm nâng cao khả năng nhanh nhẹn, khéo léo cho học sinh Tiểu học.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, tôi tiến hành giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
* Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu lựa chọn trò chơi dân gian nhằm nâng cao khả năng nhanh nhẹn, khéo léo cho học sinh trường Tiểu học.
* Nhiệm vụ 2: ứng dụng và đánh giá hiệu quả trò chơi dân gian đã lựa chọn nhằm nâng cao khả năng nhanh nhẹn, khéo léo cho học sinh trường Tiểu học
3. Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên trong quá trình nghiên cứu tôi đã seử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
3.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu liên quan:
Đây là phương pháp sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu mang tính lý luận, sư phạm. Tôi đã thu thập đựoc 10 tài liệu. Từ đó hình thành giả định khoa học, xac định các nhiệm vụ nghiên cứu và đề xuất phương án sử dụng trò chơi áp dụng cho học sinh trường Tiểu học.
3.2. Phương pháp quan sát sư phạm
Trực tiếp theo dõi hoạt động vui chơi của học sinh bằng cách: ghi số lượng các trò chơi, cách tổ chức hướng dẫn học sinh chơi, thời gian tiến hành mỗi trò chơi, các trò chơi được sử dụng, số lần lặp lại trò chơi trong mỗi buổi tập.
3.3. Phương pháp phỏng vấn:
Được sử dụng để phỏng vấn các chuyên gia và cô giáo trên cơ sở đó góp phần lựa chọn một số trò chơi dân gian chính xác, tin cậy đem lại thành công trong quá trình nghiên cứu.
Phương pháp phỏng vấn cũng là một trong những phương pháp quan trọng, được sử dụng trong quá trình nghiên cứu với mục đích tìm hiểu các trò chơi dân gian cần thiết và việc sử dụng các Test đánh giá khả năng nhanh nhẹn, khéo léo trong các giáo viên và chuyên gia.
Phỏng vấn được tiến hành bằng cách gửi phiếu hỏi in sẵn 15 chuyên gia và các giáo viên, phiếu phỏng vấn được tôi trình bày ở mục 1.
3.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Việc sử dụng phương pháp kiểm tra sư phạm nhằm mục đích kiểm tra đánh giá khả năng nhanh nhẹn, khéo léo cho các em một cách chính xác, khách quan thông qua các Test đã đựoc lựa chọn. Trên cơ sở đó có những nhận xét về việc phân nhóm trong quá thực nghiệm. Thực chất đó cũng là những trò chơi dân gian mang tính kiểm tra đối với học sinh trường Tiểu học.
*Ví dụ: chạy 30m
+ Chạy 30m để đánh giá khả năng nhanh nhẹn, khả năng tốc độ.
+ Ném túi cát trúng đích để đánh giá sự khéo léo trong phối hợp dân gian và sức mạnh của nhóm cơ tay vai.
+ Đi trên cầu thăng bằng đóng song song cách nhau 50m, cao 10cm để đánh giá khả năng thăng bằng, sự khéo léo và khả năng phối hợp động tác.
Cách tiến hành như sau:
* Chạy nhanh 30m để đánh giá thời gian (giây): Chọn một sân hoặc khoảng đất có chiều dài tối thiểu khoảng 40m, rộng khoảng 6m, thiết kế 2 đường chạy mỗi đường chạy rộng khoảng 1.5m. Hai đầu kẻ hai vạch, 1 vạch đầu sân làm vạch xuất phát, vạch cuối sân làm vạch đích để xác định thời gian chạy của từng em.
* Ném túi cát trúng đích (điểm): Túi vải hình chữ nhật, đựng cát trọng lượng 300 – 400 gram. Đích có kích thước 30 x 30cm, vẽ trên sân chơi. Các em ở vạch ném cách đích 3m, thực hiện động tác ném “tay trên vai”. Ném 3 lần, mỗi lần trúng đích (kể cả nằm trên vạch) được tính 1 điểm.
* Đi trên cầu thăng bằng (điểm): Cầu bằng gỗ cao 10cm, gồm 2 thanh, mỗi thanh dài 2cm, cách nhau 50cm. Bề rộng mặt cầu lần lượt là 7cm và 5cm. Trên mỗi thanh vạch những đường ngang, cách nhau 20cm, được tính bằng 1 điểm đi hết 2 cầu là 18 điểm. Các em dưới đất, phía đầu thanh cầu rộng 5cm. Yêu cầu không được bám ở trên mặt cầu, chân chạm đất chỗ nào, tính điểm chỗ đó. Bấm thời gian đi.
3.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Phương pháp thực nghiệm sư phạm có ý nghĩa quan trọng trong công trình nghiên cứu khoa học nói chung và trong lĩnh vực TDTT nói riêng, để giúp người nghiên cứu thông qua thực nghiệm có thể có được số liệu chứng minh hoặc rút ra kết luận khách quan của sự vật cũng như diễn biến của sự vật.
Trong đề tài tôi tiến hành thực nghiệm theo phương pháp so sánh. Đối tượng thực nghiệm được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm. Mỗi nhóm 15 em trong đó đối tượng tham gia là 30 người ( bao gồm cả nam và nữ).
Trước thực nghiệm tôi tiến hành kiểm tra qua 3 Test đó là chạy nhanh 30m (s), ném túi cát trúng đích (điểm), đi trên cầu thăng bằng(điểm) trên tất cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng. Dựa trên kết quả kiểm tra được sử lý bằng toán học thống kê, tôi phân bổ các em một cách ngẫu nhiên vào các nhóm đảm bảo sự cân đối, đồng đều về số lượng nam nữ, mức độ nhanh nhẹn, khéo léo và thể lực của trẻ. Qua thực nghiệm đã nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của trò chơi dân gian đối với khả năng nhanh nhẹn, khéo léo của học sinh Tiểu học.
Thời gian thực nghiệm được tiến hành trong 5 tuần, mỗi tuần 2 tiết, mỗi tiết được vui chơi trong 30 phút với tổng số 8 trò chơi dân gian. Các trò chơi tôi lựa chọn có thể tham khảo ở chương 2 mục 3.1.2.3.
3.6. Phương pháp toán học thống kê.
Các số liệu nghiên cứu được xử lý theo phương pháp truyền thống được trình bày trong cuốn “Đo lường thể thao”, “Phương pháp thông kê trong TDTT”.
Các công thức ứng dụng trong xử lý của đề tài bao gồm:
a. Số trung bình cộng:
	 = 
Trong đó: 
:
Là số trung bình
:
Là giá trị của từng cá thể
:
Là số lượng đối tượng quan trắc
:
Là dấu hiệu tổng
b. Độ lệch chuẩn () được tính theo công thức
	Khi 
c. Công thức so sánh hai số trung bình quan sát (t):
Phần hai
Nội dung đề tài
I. Cơ sở lý luận 
 1. Quan điểm của Đảng ta về công tác giáo dục thể chất cho học sinh Tiểu học.
Nhiệm vụ cơ bản có tính chiến lược của Thể dục thể thao (TDTT) là góp phần bảo vệ, tăng cường sức khoẻ của nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên nhi đồng, đồng thời góp phần giáo dục đạo đức, xây dựng nhân cách, nâng cao dân trí xã hội.
GDTC trong nhà trường là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. GDTC có tác dụng tích cực đối với sự hoàn thiện cá tính, nhân cách, những phẩm chất cần thiết phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ vững an ninh, quốc phòng. Đó là lớp người “phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”.
Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu của GDTC trong nhà trường các cấp là góp phần thực hiện mục tiêu của Giáo dục và Đào tạo theo tinh thần nghị quyết đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VII, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ và năng động sáng tạo.
Nghị quyết đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VII, đã xác định mục tiêu của giáo dục là: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ và năng động sáng tạo. Nhận thức được điều đó, Đảng và nhà nước ta coi trọng vị trí và tác dụng của GDTC, coi như một mặt quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường xã hội chủ nghĩa. GDTC trong nhà trường các cấp còn giữ một vị trí quan trọng và then chốt trong chiến lược phát triển TDTT.
GDTC là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo, đồng thời là một bộ phận quan trọng của nền TDTT Việt Nam. GDTC trong trường học đang cùng với thể thao thành tích cao, thể thao cho mọi người và các bộ phận TDTT khác, đảm bảo cho nền TDTT cân đối và đồng bộ, góp phần thực hiện kế hoạch củng cố, xây dựng và phát triển TDTT Việt Nam, nhằm đưa nền TDTT Việt Nam hoà nhập và tranh đua các nước trong khu vực và thế giới. Vì thế Đảng và chính phủ ngay từ cách mạng thành công năm 1945, đã quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện. Bác Hồ đã dạy: “Dân có cường thì nước mới thịnh” ; “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Để củng cố và nâng cao GDTC và TDTT Việt Nam, ban bí thư đã có chỉ thị 36CT/TW về công tác TDTT trong các giai đoạn mới. Trong đó đặc biệt quan tâm tới công tác GDTC trong các trường học các cấp.
Chính phủ đã quán triệt các chỉ thị của Đảng bằng các chủ trương GDTC và công tác TDTT của Đảng. Ngày 7/3/1995 chính phủ đã ra chỉ thị 133/TTG về công tác giáo dục thể thao trong giai đoạn mới, chỉ thị nêu rõ: “Bộ giáo dục và đào tạo cần coi trọng việc GDTC trong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy TDTT chính khoá, quy định rèn luyện cho học sinh thể thao các cấp trường học, có quy chế bắt buộc cho các trường phải có sân bãi, phòng tập, có số lượng giáo viên chuyên trách về TDTT hợp lý”. Ngày 27/4/1996, Thủ tướng chính phủ lại ra chỉ thị 274/TTG về quy định đất đai cho trường học trong điều kiện và khả năng tối đa, để học sinh có sân bãi vui chơi và tập luyện một cách nghiêm túc. Quán triệt các chỉ thị của Đảng và nhà nước về phía bộ giáo dục và đào tạo cũng có nhiều văn bản triển khai. Ngày 24/3/1993 Bộ cũng đã ban hành quy chế 931/RLTC quy định về việc thực hiện công tác GDTC cho học sinh, sinh viên và tiến hành nhiều cuộc hội thảo, nghiên cứu GDTC cho học sinh, sinh viên các cấp.
Đối với giáo dục Tiểu học, Việt Nam là một nước chăm lo tới thế hệ trẻ với khẩu hiệu: “Tất cả vì tương lai con em chúng ta”.
Những năm qua nhà nước đã dành rất nhiều ưu tiên cho lĩnh vực chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Luật chăm sóc giáo dục trẻ em do quốc hội thông qua, công nhận quyền được học tập của trẻ em. Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em tháng 8/1991 đã đưa ra 7 chương trình hoạt động, trong đó có chương trình thứ 6 là nhằm chăm lo đời sống văn hoá tinh thần, vui chơi giải trí lành mạnh cho tất cả các em. Chỉ thị của ban bí thư Đảng cộng sản Việt Nam ngày 30/5/1994 về quyền trẻ em có đoạn viết: “Trẻ em là nguồn hành phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chăm lo và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của Đảng và nhà nước, của toàn thể các cơ quan đoàn thể, của mọi công dân và gia đình. Trong thư gửi tạp chí vì trẻ thơ ngày 8/1/1997 Tổng bí thư Đỗ Mười đã viết: “Bảo vệ và chăm sóc trẻ em là mắt xích đầu tiên của quá trình triển khai thực hiện chiến lược con người. Nó có ý nghĩa hết sức quan trọng”.
Thực tiễn trongnhững năm qua, việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em đã được các cấp, các ngành quán triệt khá đầy đủ. Hiện nay, hệ thống giáo dục Tiểu học đã ngày càng mở rộng từ thành phố đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, đã thu hút một số lượng lớn các em đến trường. Điều đó nói lên quan điểm đúng đắn của Đảng và nhà nước ta đối với giáo dục đào tạo nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng.
 2. Nhiệm vụ củ GDTC cho học sinh Tiểu học.
Mục tiêu chung của giáo dục Tiểu học là : “Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên về nhân cách con người Việt Nam mới, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hoà cân đối, giàu lòng thương, biết quan tâm nhường nhịn, giúp đỡ mọi người, thật thà lẽ phép, mạnh dan và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp. Thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, có một số kỹ năng cơ bản cần thiết để vào trường phổ thông
Bởi vậy công tác GDTC trong nhà trường các cấp phải hướng vào thực hiện 4 nhiệm vụ chính:
+ Góp phần phát triển đúng đắn thể chất và củng cố sức khỏe.
+ Phát triển các tố chất thể lực
+ Hoàn thiện các kỹ năng và kỹ xảo dân gian.
+ Hình thành hứng thú bền vững và nhu cầu tập luyện một cách có hệ thống.
 3.Vai trò của trò chơi dân gian trong GDTC cho các em học sinh Tiểu học.
 3.1. Khái quát về trò chơi dân gian
 3.1.1. Khái niệm về trò chơi dân gian:
Tùy thuộc vào góc độ quan sát và hướng tiếp cận vấn đề mà có rất nhiều định nghĩa khác nhau về trò chơi. Nhưng trong hầu hết các định nghĩa về trò chơi, người ta đều gắn nó với mục đích vui chơi giải trí.
Theo quan điểm của giáo dục học, trò chơi vừa là phương tiện phát triển toàn diện nhân cách, vừa là hình thái tổ chức cuộc sống. Đối với trẻ em, trò chơi là hoạt động giúp trẻ tái tạo các hoạt động của người lớn và các quan hệ giữa họ, định hướng nhận thức đồ vật và nhận thức xã hội. Trong trò chơi, nhu cầu và các phẩm chất của trẻ em về thể lực, trí tuệ, đạo đức và ý chí được hình thành. Trẻ em do được chơi nên phát triển, được phát triển nhờ chơi. Do vậy, chơi là một hoạt động chủ đạo trong giáo dục trẻ.
3.1.2. Phân lọai trò chơi dân gian
Cũng theo các tác giả trình bày thì trò chơi dân gian có thể được phân loại như sau:
+ Dựa vào những động tác cơ bản để phân loại như trò chơi chạy, nhảy, ném, leo trèo, mang vác, . Cách phân nhóm này có lợi cho người dạy chọn lọc có sử dụng trong rèn luyện kỹ năng cơ bản cho học sinh.
+ Dựa vào lượng dân gian để phân nhóm như trò chơi lượng dân gian lớn, nhỏ, vừa phải, trình độ, lứa tuổi.
+ Dựa vào định hướng phát triển một tố chất nào đó để phân loại trò chơi phát triển sức bền, sức nhanh, mềm dẻo
Hai loại phân nhóm này thường khó phân định khó chính xác, nhất là gặp những trò chơi khó phân rõ lượng dân gian hoặc chủ yếu các tố chất thể lực nào.
+ Cách phân loại trò chơi dân gian thành hai nhóm chính, phụ tức là trò chơi chia đội và không chia đội, chia đội. Một số trò chơi như Hoàng Anh, Hoàng Yến. Trò chơi không chia đội như ném trúng đích, nhắm mắt thổi còi. Hiện nay ở Việt Nam phổ biến nhất trong cách phân lọai trò chơi dân gian là trò chơi dân gian cho học sinh Tiểu học.
 3.1.3. Đặc điểm hoạt động của trò chơi:
Hầu hết các trò chơi đều hoạt động rõ ràng. Do vậy trò chơi thường có các đặc điểm sau:
+ Các trò chơi thường có tính tư tưởng cao, tính tư tưởng thể hiện ở giúp các em hình thành được các phẩm chất tinh thần trong sáng, lành mạnh.
+ Các trò chơi thường có tính cạnh tranh ganh đua rất cao. Do trò chơi có phân thắng thua nên làm cho tính cạnh tranh giữa các cá nhân, các đội trở nên quyết liệt hơn.
+ Các trò chơi có tính hấp dẫn cao nên cân đảm bảo thời gian, khối lượng, cường độ (tức lượng dân gian) hợp lý mới có thể tạo ra hiệu quả tốt.
Điều đó đòi hỏi giáo viên khi tổ chức trò chơi cho các em ở trường cũng như ở nhà phải được hấp dẫn chu đáo.
 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả GDTC của trò chơi ở học sinh Tiểu học.
Như đã trình bày ở trên, trò chơi dân gian nếu được tiến hành một cách khoa học hợp lý sẽ tạo ra những hiệu quả to lớn. Ngược lại sẽ có hại cho việc hình thành nhân cách, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển cơ thể và phát triển thể chất của các em. Vì vậy khi lựa chọn trò chơi ta phải hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của trò chơi dân gian.
Tính chất của trò chơi ảnh hưởng tới hiệu quả GDTC của các trò chơi. Trong trò chơi dân gian, nếu xem xét về mặt tính năng của trò chơi ta thấy có trò chơi chỉ đơn thuần giáo dục về mặt tố chất thể lực nào đó như phản xạ hoặc định hướng. Song lại có những trò chơi mang tính tư tưởng, mang tính phát triển cùng lúc vài ba yếu tố thể chất thể lực như trò chơi “nhanh lên bạn ơi”, “giành cờ chiến thắng”.
Có những trò chơi lấy hình thức tập luyện cá nhân là chính như vật tay, ai nhiều điểm nhất. Song lại có những trò chơi lấy hình thức chơi tập thể như nhảy dây, kéo co
Vì vậy có thể nói tính chất của trò chơi rất đa dạng, nếu chúng ta cho học sinh chơi các trò chơi dân gian mà không xem xét tới tính chất của từng trò chơi sẽ có thể dẫn tới các em tập quá nhiều về trò chơi phát triển một mặt thể chất nào đó, từ đó có thể làm cho các em phát triển không đồng đều giữa các mặt tố chất thể lực của cơ thể. Mặt khác nếu sử dụng trò chơi quá nhiều mang tính tập thể, sẽ khó phát huy được tính độc lập, sáng tạo của các em. Song nếu chỉ chơi trò chơi cá nhân thì tinh thần tập thể lại khó được xây dựng. Do vậy trong quá trình ứng dụng trò chơi dân gian để GDTC cho học sinh Tiểu học, để có thể phát triển hài hòa cơ thể cũng như để giáo dục đạo đức tốt đẹp cho các em. Trong GDTC, ở giai đoạn từ 6 – 7 tuổi cần lựa chọn bài tập có tính chất giáo dục tình cảm tập thể, lòng dũng cảm độc lập, tính sáng tạo đồng thời cần có tác dụng phát triển tố chất thể lực cho các em, nhất là tố chất nhanh, năng lực dân gian khéo léo Trên cơ sở đó, củng cố các kỹ năng cơ bản cho các em đã học trong giờ thể dục như: đi, nhảy, leo trèo, ném,
Lượng dân gian có ảnh hưởng tới hiệu quả GDTC đối với học sinh Tiểu học.
Lượng dân gian của trò chơi dân gian chủ yếu chỉ về thời gian, khối lượng (cự ly, số lần lặp lại), cường độ (tốc độ, thời gian nghỉ giữa) của trò chơi. Lượng dân gian phải dựa vào sức chịu đựng của các em hay nói cách khác là phải dựa vào trình độ phát triển về mặt thể lực, lứa tuổi, sức khỏe và vào đặc điểm tâm, sinh lý của các

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_tro_choi_dan_gian_nham_nang_c.doc