Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số phần mềm tương tác khi dạy học trực tuyến

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số phần mềm tương tác khi dạy học trực tuyến

Đại dịch Covid-19 bắt đầu ở Vũ Hán (Trung Quốc) từ cuối năm 2019, và sau đó lan rộng ra khắp các quốc gia trên thế giới, đã tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, xã hội, đến đời sống thường nhật của người dân. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ phải liên tiếp ra các chỉ thị số 15, 16 và 19 chỉ đạo về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 như việc tập trung đông người, khoảng cách an toàn tối thiểu, hoạt động của các cơ sở kinh doanh, vận tải… trong những thời điểm khác nhau. Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, dạy học trực tuyến đã, đang và sẽ trở thành xu hướng được tăng cường, củng cố và dần trở thành một xu thế tất yếu, nhiệm vụ chính trong các nhiệm vụ triển khai năm học để thích ứng với tình hình mới.

Trong năm học 2021 - 2022, hơn 20 triệu học sinh, sinh viên và gần 2 triệu nhà giáo các cấp học chưa thể tiếp tục dạy học và học theo phương thức dạy học trực tiếp. Tình trạng này bị gián đoạn và kéo dài qua bốn đợt bùng phát dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm chương trình, phương pháp, kế hoạch tổ chức dạy và học, hoạt động của trường, lớp và đến sự phát triển của trẻ em, học sinh, sinh viên cả nước. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, ngành Giáo dục và đào tạo ở nước ta đã có nhiều đổi mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải thiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; thay đổi, điều chỉnh các hoạt động dạy học, tổ chức dạy học trực tuyến góp phần phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy-học, thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo; mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để trẻ em, học sinh, sinh viên được học ở mọi nơi, mọi lúc và bảo đảm công tác phòng, chống dịch, thích ứng với tình hình của dịch COVID-19; đồng thời thực hiện tốt phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học” đáp ứng mục tiêu chương trình, kế hoạch công tác của năm học.

doc 17 trang Phúc Hảo 03/05/2024 5913
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số phần mềm tương tác khi dạy học trực tuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Lí do khách quan 
Đại dịch Covid-19 bắt đầu ở Vũ Hán (Trung Quốc) từ cuối năm 2019, và sau đó lan rộng ra khắp các quốc gia trên thế giới, đã tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, xã hội, đến đời sống thường nhật của người dân. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ phải liên tiếp ra các chỉ thị số 15, 16 và 19 chỉ đạo về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 như việc tập trung đông người, khoảng cách an toàn tối thiểu, hoạt động của các cơ sở kinh doanh, vận tải trong những thời điểm khác nhau. Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, dạy học trực tuyến đã, đang và sẽ trở thành xu hướng được tăng cường, củng cố và dần trở thành một xu thế tất yếu, nhiệm vụ chính trong các nhiệm vụ triển khai năm học để thích ứng với tình hình mới.
Trong năm học 2021 - 2022, hơn 20 triệu học sinh, sinh viên và gần 2 triệu nhà giáo các cấp học chưa thể tiếp tục dạy học và học theo phương thức dạy học trực tiếp. Tình trạng này bị gián đoạn và kéo dài qua bốn đợt bùng phát dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm chương trình, phương pháp, kế hoạch tổ chức dạy và học, hoạt động của trường, lớp và đến sự phát triển của trẻ em, học sinh, sinh viên cả nước. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, ngành Giáo dục và đào tạo ở nước ta đã có nhiều đổi mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải thiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; thay đổi, điều chỉnh các hoạt động dạy học, tổ chức dạy học trực tuyến góp phần phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy-học, thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo; mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để trẻ em, học sinh, sinh viên được học ở mọi nơi, mọi lúc và bảo đảm công tác phòng, chống dịch, thích ứng với tình hình của dịch COVID-19; đồng thời thực hiện tốt phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học” đáp ứng mục tiêu chương trình, kế hoạch công tác của năm học.
1.2 Lí do chủ quan
Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, để đảm bảo tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục 
tiêu chất lượng giáo dục, việc tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp tổ chức dạy học, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học để khắc phục, ứng phó với tác động của dịch COVID-19 và các tình huống bất thường khác là yêu cầu bắt buộc đối với ngành giáo dục nói chung và đối với mỗi thầy, cô giáo nói riêng. Việc chuyển từ dạy học trực tiếp sang dạy học trực tuyến; hoặc phải kết hợp cả hai hình thức dạy học song song có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên việc nâng cao kĩ năng công nghệ thông tin, ứng dụng các phần mềm hữu ích vào các giờ dạy trực tuyến để tăng tính tương tác giữa giáo viên và học sinh; làm bài học hấp dẫn, sinh động từ đó phát huy được năng lực của học sinh theo tôi nghĩ việc làm cần thiết để tránh tình trạng “cô cứ nói mà em cứ lặng im”. 
Từ những suy nghĩ trên, từ năm học 2020 – 2021 và đặc biệt trong năm học 2021 – 2022, tôi đã chủ động tìm hiểu và áp dụng một số phần mềm tương tác trong các giờ dạy trực tuyến và rút ra một số kinh nghiệm xin chia sẻ với các đồng nghiệp qua đề tài:
“Ứng dụng một số phần mềm tương tác khi dạy học trực tuyến”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Như tôi đã trình bày ở trên, dạy học trực tuyến đã, đang và sẽ trở thành xu hướng được tăng cường, củng cố và dần trở thành một xu thế tất yếu. Vì vậy khi đề tài được thực hiện sẽ đạt được các mục đích sau:
Tăng cường kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin cho cả giáo viên và học sinh.
Tăng tính tương tác giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh cả trước, trong và sau tiết học; giúp học sinh được củng cố kiến thức một cách tự nhiên; không gò bó.
Giúp giờ học trực tuyến sinh động, lôi cuốn; học sinh sẽ bị hấp dẫn theo dõi bài học qua các hoạt động tương tác được giáo viên thiết kế.
Tạo tính cạnh tranh trong học tập cho học sinh.
Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá; làm cho việc kiểm tra trở thành một hoạt động nhẹ nhàng, vui vẻ.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Chủ thể: Một số phần mềm tương tác đơng giản, dễ áp dụng.
- Khách thể: Học sinh lớp 6C, 9A, 9B, 9E của nhà trường năm học 2020-2021.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Thời gian nghiên cứu : Từ cuối năm học 2020 -2021 và năm học 2021 – 2022
- Khảo sát mức độ chú ý của học sinh: Các tiết học đầu năm học.
- Thực nghiệm đề tài: Period 39 – Unit 5 : Skills 1 (Tiếng Anh 6) - (Phụ lục 1)
- Dạy thực nghiệm trên các lớp phụ trách từ tháng 9 năm học 2021 – 2022
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Các phương pháp cơ bản được sử dụng vào nghiên cứu đề tài bao gồm:
- Phương pháp quan sát, phân tích, tổng hợp: Giúp GV ghi nhận lại tình hình học tập của học sinh, đánh giá hiệu quả của giải pháp
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra phỏng vấn tình hình học sinh, dự giờ, rút kinh nghiệm, thực hành giảng dạy theo phương pháp mới.
- Phương pháp thực hành: Giúp học sinh trải nghiệm thực tế, hoàn thành các nhiệm vụ giáo viên giao.
 - Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên thực hiện giảng dạy tại các lớp được phân công, rút kinh nghiệm và áp dụng.
- Phương pháp làm dự án, thuyết trình: Giao nhiệm vụ cho học sinh/ nhóm học sinh chuẩn bị và thực hiện.
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Các căn cứ xây dựng đề tài
Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT-GDTrH ngày 26 tháng 12 năm 2018 ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. 
 Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 03 năm 2021 quy định về quản lí và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.
 Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2021 quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
 Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng.
 Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03 tháng 10 năm 2017 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017 – 2018.
 Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 8 năm 2020 về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT.
 Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH ngày 23 tháng 6 năm 2021 về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2021 – 2022.
 Công văn số 3699/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 8 năm 2021 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 – 2022.
 Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.
 Công văn 4040/BGDĐT-GDTrH ngày 16 tháng 9 năm 2021 về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT cấp THCS, THPT ứng phó với dịch Covid-19 năm học 2021-2022
 1.2. Đặc điểm tâm lí học sinh THCS
Lứa tuổi học sinh THCS là tuổi đang trưởng thành, vị thành niên với vô vàn những thay đổi trong tâm sinh lí, giao thời giữa Nhi đồng và Thanh niên. Các em luôn khao khát hiểu biết để làm người lớn, để khẳng định cái tôi bằng mọi giá. Đây là một giao thời khó khăn của các em, vì vậy công tác dạy học cho đối tượng này cũng sẽ có đặc thù và khó khăn nhất định.... 
Hoạt động học tập và các hoạt động khác của học sinh trung học cơ sở đòi hỏi và thúc đẩy các em có thái độ tích cực và độc lập hơn, tạo điều kiện cho các em thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của mình. Sự thay đổi về nội dung dạy học: Vào học trường trung học cơ sở, các em được tiếp xúc với nhiều môn học khác nhau, có nội dung trừu tượng, sâu sắc và phong phú hơn, do đó đòi hỏi các em phải có sự thay đổi về cách học. Sự phong phú về trí thức của từng môn học làm cho khối lượng tri thức các em lĩnh hội được tăng lên nhiều, tầm hiểu biết của các em được mở rộng. 
Sự thay đổi về phương pháp dạy học và hình thức học tập: Các được học nhiều môn học do nhiều thầy, cô giảng dạy, cho nên phương pháp học tập thay đổi ở các bộ môn và mỗi thầy, cô có cách trình bày, có phương pháp độc đáo của mình. Thái độ say sưa, hứng thú học tập, lĩnh hội, phát triển trí tuệ, việc hình thành và phát triển cách lập luận độc đáo cùng những nét tính cách quý báu của các em điều do ảnh hưởng của cách dạy và nhân cách của người thầy. Các em được học với nhiều thầy, nhiều bạn, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân cách, phong cách xử thế khác nhau. Các em được tham gia vào nhiều dạng hoạt động ở nhà trường như : lao động, học tập ngoại khóa, văn nghệ, thể thao...
 Đời sống của học sinh trung học cơ sở trong xã hội : Ở lứa tuổi này các em được thừa nhận như một thành viên tích cực và được giao một số công việc nhất định trên liều lĩnh vực khác nhau như tuyên truyền cổ động, giữ trật tự đường phố, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, bổ túc văn hóa... Thiếu niên thích làm công tác xã hội: Có sức lực, đã hiểu biết nhiều, muốn làm được những công việc được mọi người biết đến, nhất là những công việc cùng làm với người lớn. Các em cho rằng công tác xã hội là việc làm của người lớn và có ý nghĩa lớn lao. Do đó được làm các công việc xã hội là thể hiện mình đã là người lớn và muốn được thừa nhận mình là người lớn. Hoạt động xã hội là hoạt động có tính chất tập thể, phù hợp với sở thích của thiếu niên. Do tham gia công tác xã hội, mà quan hệ của học sinh trung học cơ sở được mở rộng, kinh nghiệm cuộc sống phong phú lên, nhân cách của thiếu niên được hình thành và phát triển.
Tóm lại : Sự thay đổi điều kiện sống, điều kiện hoạt động của thiếu niên ở trong gia đình, nhà trường, xã hội mà vị trí của các em được nâng lên. Các em ý thức được sự thay đổi và tích cực hoạt động cho phù hợp với sự thay đổi đó. Do đó, đặc điểm tâm lý, nhân cách của học sinh trung học cơ sở được hình thành và phát triển phong phú hơn so các lứa tuổi trước.
Do vậy để giúp các em có thái độ đúng đắn với việc học tập thì giáo viên phải nắm bắt được tâm lý của các em để có cách dạy phù hợp và giúp các em phát triển được các năng lực và phẩm chất cơ bản của học sinh.	
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
2.1. Thuận lợi
+ Về phía Giáo viên
- Giáo viên Tiếng Anh luôn nhận được sự quan tâm của Ngành, của cấp trên; đặc biệt là Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên động viên, khuyến khích giáo viên áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy, luôn tạo mọi điều kiện để giáo viên an tâm công tác và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 
- Khi phải chuyển sang dạy học trực tuyến, Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội đã nhanh chóng cung cấp cho giáo viên tài khoản Zoom miễn phí và không giới hạn thời gian. Nhà trường đã mua tài khoản phần mềm Shubclassroom. Sự quan tâm kịp thời này đã tạo điều kiện cho giáo viên rất nhiều.
- Là một trong những trường được Phòng Giáo dục đánh giá cao về chất lượng dạy và học. Tập thể giáo viên của nhà trường đoàn kết, có nghị lực, bản lĩnh, đầy nhiệt huyết.
- Bản thân tôi được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về nâng cao kĩ năng sử khai thác, sử dụng công nghệ thông tin dành cho giáo viên Tiếng Anh do Sở GD-ĐT Hà Nội, Phòng GD-ĐT Ba Vì và nhà trường tổ chức.
+ Về phía học sinh:
- Khi được giáo viên giao nhiệm vụ các em tích cực tham gia. Các em rất chủ động, sáng tạo, nhanh nhạy trong sử dụng các phần mềm, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ.
- Mỗi bài học là một chủ đề rất gần gũi với học sinh nên các em luôn cảm thấy hào hứng khi được khám phá, tìm hiểu các nội dung liên quan đến chủ đề. Mặt khác, các em được thỏa thích với những ý tưởng mới, được trao đổi, học hỏi rất nhiều từ bạn bè xung quanh. Thông qua các giờ học Tiếng Anh, học sinh tự mình phát triển năng lực ngôn ngữ, khả năng phân tích, đánh giá, tự lựa chọn và nhận thức để hình thành, phát triển những năng lực cá nhân. Giúp các em mạnh dạn hơn khi trình bày những ý kiến cá nhân trước tập thể.
- Học sinh rất yêu thích môn học vì là một giờ học không gò bó, không có nhiều áp lực, lại tiếp thu được một số kiến thức trong xã hội, kĩ năng sống... Đó chính là một lợi thế, không phải môn học nào cũng có được. 
2.2. Khó khăn :
+ Về phía Giáo viên:
- Tuy tôi đã cố gắng và tích cực tìm hiểu ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nhưng tôi cũng tự nhận thấy mình còn rất nhiều hạn chế.
- Cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn; phòng học chức năng dành riêng cho bộ môn chưa có nên giáo viên còn gặp khó khăn khi muốn sử dụng công nghệ thông tin vào bài giảng khi dạy học trực tiếp.
- Do thời lượng một tiết học rất ngắn nên các hoạt động ứng dụng các phần mềm tương tác nếu giáo viên và học sinh không thao tác nhanh hoặc gặp trục trặc về tín hiệu đường truyền rất dễ bị thiếu thời gian.
+ Về phía Học sinh:
- Tính tích cực, tự lực và sáng tạo của một số học sinh chưa cao, ít quan tâm vận dụng kiến thức, chưa biết cách khai thác các tài nguyên sẵn có. Một số gia đình chưa có đường truyền Internet ổn định nên học sinh gặp khó khăn khi truy cập vào các link bài tập giáo viên gửi.
- Phòng chức năng không có nên trong những tiết có hoạt động nhóm còn mất trật tự gây ảnh hưởng đến các giờ học khác.
3. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI NGHIÊN CỨU:
Khi bắt đầu dạy học trực tuyến tôi khá lúng túng. Bản thân chưa thạo các thao tác trên phần mềm Zoom, chưa biết cách khai thác các tính năng sẵn có trên ứng dụng; mất cả buổi để soạn giáo án world và giáo án power point. Khi lên lớp có lớp học sinh vào học đầy đủ, có lớp không. Sau một số tiết giáo viên điểm danh gắt gao thì học sinh đăng nhập vào học đầy đủ nhưng tắt camera, giáo viên gọi thì học sinh không tương tác. Hiện tượng này xảy ra với tỉ lệ cao hơn ở các tiết 1, tiết 5 buổi sáng và tiết 1 buổi chiều là khi các em vẫn còn buồn ngủ hoặc đói bụng nên sẽ ngủ gật hoặc bỏ đi tìm đồ ăn, làm việc riêng. 
Có một thực tế không thể phủ nhận là trong thời gian đầu các bài giảng của tôi chỉ mang tính một chiều, tôi cố gắng để truyền đạt cho học sinh đầy đủ các nội dung trong sách giáo khoa, có thiết kế một số trò chơi trong giáo án power point nhưng cũng chỉ thu hút được một số học sinh chú ý vào bài giảng tương tác cùng giáo viên, đó thường là các học sinh có ý thức học tập tốt, tự giác; còn các học sinh khác khi có thiết bị kết nối Internet trong tay các em rất dễ phân tâm vào các mạng xã hội và các trò chơi trực tuyến, hoặc các em sẽ tắt camera, tắt micro để làm việc riêng. 
 3.1 Nội dung khảo sát: 
3.1.1 Đối tượng học sinh: Học sinh lớp 6C, 9A, 9B, 9E 
3.1.2 Phương pháp khảo sát:
- Phương pháp tư duy để quan sát, thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp. 
- Phương pháp nghiên cứu: Tự học, tự nghiên cứu, tổng hợp. 
3.1.3 Nội dung khảo sát:
Theo dõi, thống kê các biểu hiện của học sinh trong giờ học.
3.1.4 Thời gian khảo sát: 
Từ ngày 06 tháng 9 năm 2021 đến ngày 18 tháng 9 năm 2021.
	3.2. Kết quả khảo sát: 
	Qua 02 tuần học đầu năm qua theo dõi, thống kê tôi thu được bảng kết quả sau: 
+ Tuần 1: Từ ngày 06/9/2021 đến 11/9/2021
Lớp
Sĩ số
Số tiết
Số lượt học sinh tích cực tương tác
Số lượt học sinh thường xuyên tắt camera
Số lượt học sinh không tương tác (giáo viên gọi nhiều lần)
6C
39
3
78
20
10
9A
38
4
72
30
12
9B
36
4
20
60
32
9E
38
4
15
76
38
+ Tuần 2: Từ ngày 12/9/2021 đến 18/9/2021
Lớp
Sĩ số
Số tiết
Số lượt học sinh tích cực tương tác
Số lượt học sinh thường xuyên tắt camera
Số lượt học sinh không tương tác (giáo viên gọi nhiều lần)
6C
39
3
70
40
25
9A
38
4
65
46
28
9B
36
4
18
72
40
9E
38
4
12
88
52
(* Lớp 9 học 4 tiết / tuần trong đó 03 tiết chính khóa + 01 tiết tự chọn)
Từ các con số trong 02 bảng thống kê cho thấy, ở tuần học thứ 2 số lượt học sinh tích cực tương tác ở các lớp đều giảm; còn số lượt học sinh thường xuyên tắt camera và không tương tác với giáo viên đều tăng. Từ thực tế này đã thúc đẩy tôi phải đổi mới trong cách dạy của mình để giờ học trở nên hấp dẫn hơn, thu hút được sự chú ý của học sinh trong suốt tiết học, “buộc” học sinh phải tương tác với giáo viên bằng các hình thức khác nhau.
4. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
4.1 Nhóm các phần mềm tạo bài tập tương tác trong tiết học 
Trong tiết học, tôi thường sử dụng từ 1 đến 2 phần mềm tạo bài tập tương tác trong số các phần mềm sau: 
Tên ứng dụng
Logo nhận diện
- Quizizz
- Wordwall
- Liveworksheets
- Padlet
- Jamboard
* Mục đích: Tạo các bài tập tương tác sử dụng trong tiết học, khiến cho học sinh làm bài tập mà cảm giác như đang được “chơi” . Các bài tập này giáo viên có thể linh hoạt thiết kế và sử dụng vào các hoạt động khác nhau trong suốt giờ dạy của mình. Có thể thiết kế cho hoạt động kiểm tra bài cũ vào đầu giờ học, có thể là một hoạt động trong sách giáo khoa ở giữa tiết học, cũng có thể là một bài tập củng cố ở cuối tiết học. Giáo viên nên thay đổi các dạng bài tập và thời điểm sử dụng các bài tập để tạo bất ngờ cho học sinh và buộc học sinh phải theo dõi tiết học mới có thể tham gia vào “game”.
* Biện pháp thực hiện: 
- Ứng dụng “Quizizz”: 
Đây có thể nói là ứng dụng tôi sử dụng sớm nhất và nhiều nhất vì phần mềm rất thân thiện, dễ sử dụng. Chỉ cần có 1 tài khoản là giáo viên có thể dễ dàng tạo các bài tập trắc nghiệm. Học sinh rất thích các bài tập tương tác trên “Quizizz” vì vừa vui vừa có tính cạnh tranh thứ hạng.
+ Cách sử dụng các dạng bài tập trên Quizizz: 
	Bài tập trên “Quizizz” có nhiều dạng: Multiple choice/ Poll (câu hỏi có nhiều lựa chọn), Fill in the blank (điền vào chỗ trống), Open-ended (trả lời câu hỏi), Draw (vẽ theo yêu cầu),... nhưng tôi thường dùng hai dạng bài Multiple choice và Fill in the blank vì nó phù hợp với yêu cầu nhanh, gọn, tiết kiệm thời gian trong mỗi tiết học và cũng đảm bảo tính chính xác khi đánh giá học sinh. Với hoạt động tương tác trên lớp giáo viên sẽ chọn hình thức “Start a live quiz” sau đó học sinh sẽ tham gia vào “game” bằng link do giáo viên chia sẻ hoặc đăng nhập vào “Join my quiz.com” và nhập mã “join code”
Ví dụ 1: Ở tiết “A closer look 1” - Unit 1 lớp 6, tôi đã kiểm tra bài cũ bằng bài tập Multiple choice: chọn từ phù hợp với hình ảnh hoặc chọn hình ảnh phù hợp với từ.
Link bài tập: https://quizizz.com/admin/quiz/613aae664ba6e5001e34febc
	Ví dụ 2 : Sau khi học sinh học về cụm động từ (Phrasal verbs) ở bài 1 và bài 2 (Unit 1 and Unit 2) ở lớp 9, tôi đã tạo 1 bài tập gồm 2 dạng bài Multiple choice và Fill in the blank để củng cố lại kiến thức cho học sinh.
Link bài tập: https://quizizz.com/admin/quiz/6032f8ac74aa86001f0260f7
Sau khi học sinh hoàn thành bài tập theo yêu cầu, giáo viên chỉ cần vào phần “Report” trong tài khoản của mình sẽ kiểm tra được ngay học sinh làm đúng bao nhiêu câu, hoặc còn sai câu nào, tỉ lệ đúng của mỗi câu, tỉ lệ đúng toàn bài.
+ Đánh giá của cá nhân: 
	Ưu điểm: 
Là ứng dụng dễ dùng, dễ thiết kế. Đặc biệt giáo viên có thể khai thác các câu hỏi sẵn có trong thư viện “quiz library” sau đó chỉnh sửa cho phù hợp nên rất tiết kiệm thời gian.
Có thể chèn thêm hình ảnh, âm thanh, công thức toán học,... nên câu hỏi rất sinh động.
Được tích hợp sẵn hiệu ứng âm thanh, hình ảnh đẹp mắt, vui nhộn.
Có điểm thưởng và nhiều phần thưởng khác khi học sinh trả lời tốt, trả lời nhanh.
Có xếp hạng khi kết thúc bài tập, tạo tính thi đua cho học sinh. Có thể làm bài theo nhóm học sinh.
Không giới hạn số lượng bài và số lượt truy cập.
	Nhược điểm: 
	Khi thiết kế giáo viên chọn dạng câu hỏi nào thì sẽ cố định định dạng đó, muốn thay đổi sẽ phải chỉnh sửa từng câu.
	Điểm tổng cuối cùng rất cao vì có nhiều điểm thưởng. Tôi thường lấy điểm theo tỉ lệ % làm đúng của học sinh để khích lệ các học sinh thao tác chậm hơn các bạn.
	Nếu tín hiệu đường truyền Internet yếu rất khó đăng nhập vào “game”.
	Bài tập không có giới hạn thời gian khi tương tác trực tiếp nên giáo viên phải quan sát bảng tổng trên màn hình máy chủ, khi có nhiều học sinh đã hoàn thành bài tập, hoặc hết thời gian do giáo viên đặt ra thì click “end” để kết thúc và xem kết quả.
Hình minh họa: Phụ lục 2 [H1.1; H1.2; H1.3]
- Ứng dụng “Wordwall”: 
	Ứng dụng được tôi biết đến, khai thác và sử dụng sau “quizizz” nhưng tôi rất thích vì có nhiều tiện ích thú vị. Tài khoản “Wordwall” được đăng kí bằng Gmail, học sinh rất hứng thú làm bài tập tương tác trên ứng dụng này vì bài tập đa dạng

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_mot_so_phan_mem_tuong_tac_khi.doc