Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ trong dạy học trực tuyến

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ trong dạy học trực tuyến

Tuy nhiên việc dạy học trực tuyến có rất nhiều yêu cầu và khó khăn cần phải khắc phục:

Thứ nhất, cần phải có thiết bị dạy học đối với giáo viên, thiết bị tương tác đối với phụ huynh, học sinh và được kết nối mạng internet, cài đặt các trình duyệt hỗ trợ.

 Thứ hai, các thầy cô cần nghiên cứu nội dung bài học thật kĩ để lựa chọn phần kiến thức trọng tâm.

Thứ ba, các thầy cô cần dành thời gian tương tác với học sinh mọi lúc, mọi nơi, công suất làm việc gấp nhiều lần bình thường, giáo viên chấm, trả bài kịp thời (bởi nếu giáo viên dạy nhiều lớp sẽ có nhiều học sinh gửi bài, hỏi bài).

Thứ tư, các bậc phụ huynh cần đăng kí sử dụng một trong số các tài khoản mạng xã hội: zalo, facebook, intagram, biết truy cập youtube và biết truy cập các trình duyệt Internet.

Sau khi xác định được mục tiêu và yêu cầu của việc dạy học trực tuyến, giáo viên chủ nhiệm lớp thống kê số phụ huynh học sinh sử dụng điện thoại thông minh, ipad, máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay hay những thiết bị có thể kết nối mạng internet, tư vấn, hướng dẫn phụ huynh học sinh, bổ sung tài khoản, cải thiện thiết bị để tham gia và hỗ trợ con, em học trực tuyến.

 Sau đó, giáo viên lựa chọn các video bài giảng có chất lượng của đồng nghiệp trên cả nước để đăng tải lên Nhóm lớp cho học sinh học đồng thời giao bài tập tương ứng mỗi bài giảng cho học sinh làm. Giáo viên đã tận dụng đa dạng các cách tiếp cận học sinh, phụ huynh học sinh để tất cả học sinh có thể tham gia học đồng loạt và liên tục chương trình.

Nhưng những hình thức dạy học đã ứng dụng còn có nhiều nhược điểm. Việc kiểm soát học sinh còn hạn chế. Có phần mềm kiểm soát được học sinh lại không an toàn cho người dùng như phần mềm zoom.

 

doc 8 trang hoathepmc36 26/02/2022 11353
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ trong dạy học trực tuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
	Tên sáng kiến: 
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
Đồng tác giả:
TỔ 4 + 5
Đơn vị công tác:
Trường Tiểu học Yên Phú
Yên Thịnh, tháng 5 năm 2020
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến huyện Yên Mô
Hội đồng thẩm định sáng kiến trường Tiểu học Yên Phú
Chúng tôi ghi tên dưới đây:
Số TT
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến 
1
Mai Thị Thanh thư
1972
Trường THYP
GV
CĐSP
30%
2
Nguyễn Thị Xuân Hương
1971
Trường THYP
Tổ trưởng
ĐHSP
30%
3
Vũ Thị Bích Ngọc
1968
Trường THYP
Khối trưởng
ĐHSP
20%
4
Phạm Thị Phượng
1968
Trường THYP
GV
ĐHSP
20%
Là các đồng tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Ứng dụng công nghệ trong dạy học trực tuyến.
	- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Các giáo viên Tổ 4+5 Trường Tiểu học Yên Phú.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực Giáo dục.
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
+ Về nội dung của sáng kiến: 
Trong những năm gần đây, việc sử dụng mạng xã hội đã trở nên quen thuộc với phần lớn người dân. Học sinh tiểu học, nhất là học sinh lớp 4 lớp 5 hầu hết thành thạo các thao tác sử dụng mạng xã hội. Để tránh việc học sinh dùng thời gian nhàn rỗi vào mạng xem những nội dung không lành mạnh hoặc chơi game hoặc xem ti vi nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, các giáo viên Tổ 4+5, trường Tiểu học Yên Phú ngay từ đầu năm học đã thành lập các nhóm lớp trên zalo, messenger,  cho học sinh để cùng các em trao đổi bài hoặc kỹ năng sống, 
Thế rồi năm học 2019-2020, dịch bệnh Covid 19 bùng phát trên toàn thế giới và các em học sinh phải nghỉ đến trường để phòng chống dịch bệnh. Trong thời gian HS phải nghỉ học dài ngày, các giáo viên Tổ 4+5 chúng tôi đã tận dụng các nhóm lớp sẵn có tiến hành dạy trực tuyến cho học sinh nhằm mục đích để các em học sinh không bị gián đoạn kiến thức, các thầy cô tiếp tục nhiệt huyết với nghề và các bậc phụ huynh yên tâm về con cái, dạy học trực tuyến trong những ngày nghỉ học được coi là giải pháp tối ưu khi đối phó với bệnh dịch. 
Tuy nhiên việc dạy học trực tuyến có rất nhiều yêu cầu và khó khăn cần phải khắc phục:
Thứ nhất, cần phải có thiết bị dạy học đối với giáo viên, thiết bị tương tác đối với phụ huynh, học sinh và được kết nối mạng internet, cài đặt các trình duyệt hỗ trợ.
 Thứ hai, các thầy cô cần nghiên cứu nội dung bài học thật kĩ để lựa chọn phần kiến thức trọng tâm.
Thứ ba, các thầy cô cần dành thời gian tương tác với học sinh mọi lúc, mọi nơi, công suất làm việc gấp nhiều lần bình thường, giáo viên chấm, trả bài kịp thời (bởi nếu giáo viên dạy nhiều lớp sẽ có nhiều học sinh gửi bài, hỏi bài).
Thứ tư, các bậc phụ huynh cần đăng kí sử dụng một trong số các tài khoản mạng xã hội: zalo, facebook, intagram, biết truy cập youtube và biết truy cập các trình duyệt Internet.
Sau khi xác định được mục tiêu và yêu cầu của việc dạy học trực tuyến, giáo viên chủ nhiệm lớp thống kê số phụ huynh học sinh sử dụng điện thoại thông minh, ipad, máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay hay những thiết bị có thể kết nối mạng internet, tư vấn, hướng dẫn phụ huynh học sinh, bổ sung tài khoản, cải thiện thiết bị để tham gia và hỗ trợ con, em học trực tuyến.
 Sau đó, giáo viên lựa chọn các video bài giảng có chất lượng của đồng nghiệp trên cả nước để đăng tải lên Nhóm lớp cho học sinh học đồng thời giao bài tập tương ứng mỗi bài giảng cho học sinh làm. Giáo viên đã tận dụng đa dạng các cách tiếp cận học sinh, phụ huynh học sinh để tất cả học sinh có thể tham gia học đồng loạt và liên tục chương trình.
Nhưng những hình thức dạy học đã ứng dụng còn có nhiều nhược điểm. Việc kiểm soát học sinh còn hạn chế. Có phần mềm kiểm soát được học sinh lại không an toàn cho người dùng như phần mềm zoom. 
Chính trong thời điểm đó, Sở GD&ĐT Ninh Bình, Phòng GD&ĐT Yên Mô đã phối hợp với Viễn thông tỉnh Ninh Bình tập huấn cho giáo viên tiểu học về ứng dụng dạy học trực tuyến trên phần mềm VNPT E-learning. Nhờ có trang Nền tảng học và thi trực tuyến VNPT E-learning mà việc đăng tải các video bài giảng, các bài tập trắc nghiệm, bài tập tự luận và kiểm soát người học cũng như người học nộp bài học được thuận lợi hơn. Qua mỗi bài học, giáo viên đánh giá được mức độ chăm chỉ, say mê học tập, năng lực ứng dụng công nghệ và kiến thức kỹ năng học sinh đạt được.
Song song với dạy trực tuyến trên VNPT E-learning, các giáo viên Tổ 4+5 chúng tôi vẫn duy trì, tận dụng tất cả các kênh kết nối sẵn có với học sinh và cha mẹ học sinh để đảm bảo luôn kết nối với 100% phụ huynh, học sinh; Nhận các phản hồi, kết quả học tập của học sinh; Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của con em.
Việc giáo viên lựa chọn những kiến thức trọng tâm của chương trình theo Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ GD&ĐT để truyền đạt đến học sinh, chuẩn bị và thực hiện các video bài giảng theo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng, nội dung các nhiệm vụ được giao cho học sinh đảm bảo tính vừa sức, không mang tính hình thức, bài giảng có thể mang tính chất “học mà chơi, chơi mà học” giữa cô và trò đã mang lại hứng thú cho học sinh khi tham gia học trực tuyến và phát huy tối đa khả năng tự học của học sinh. Tuy nhiê quá trình hướng dẫn tự học luôn được thực hiện dưới sự hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, đánh giá của giáo viên và phụ huynh học sinh.
Khi tạo liên kết và sự tương tác trực tiếp, thường xuyên giữa giáo viên với học sinh, học sinh và học sinh trong cùng thời điểm (qua các ứng dụng đã nêu ở trên) thì việc đảm bảo tiến độ thực hiện khung chương trình đào tạo theo kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 đã diễn ra như dự định. Và khi học sinh trở lại trường học vào ngày 04/05/2020, chúng tôi nhận thấy học sinh khối 4+5 đã đạt được yêu cầu về kiến thức kỹ năng, năng lực và phẩm chất theo đúng tiến độ chương trình Bộ GD&ĐT điều chỉnh. 
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 
 Trên đây là kinh nghiệm của nhóm giáo viên Tổ 4+5 chúng tôi khi dạy học trực tuyến trong thời gian vừa qua. Mặc dù là hình thức dạy học mới được áp dụng đồng loạt tới từng học sinh nhưng chúng tôi thấy có hiệu quả áp dụng trong thực tế dạy học ở trường mình. Vì vậy chúng tôi sẽ cố gắng tự học, tự tìm hiểu qua sách báo, tài liệu và qua đồng nghiệp, qua chuyên đề hội thảo để nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của mình, tạo điều kiện cho các em học sinh có thể học tập bằng nhiều hình thức khác nhau mà vẫn đảm bảo phát triển năng lực, phẩm chất, và hoàn thành mục tiêu về kiến thức kỹ năng. Điều đó sẽ giúp ngành giáo dục giải quyêt được bài toán “không tới trường nhưng không dừng việc học”, phát huy tính chủ động, tự học, sáng tạo của học sinh mà chất lượng dạy - học vẫn đảm bảo. Hình thức dạy học trực tuyến đối với học sinh tiểu học có thể áp dụng ở tất cả các trường tiểu học (nếu đảm bảo được các yêu cầu về cơ sở vật chất tối thiểu)
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: có thiết bị thông minh được kết nối Internet, tối thiểu là smartphone.
	- Đánh giá lợi ích thu được về lợi ích xã hội: việc áp dụng hình thức dạy học trực tuyến đã giúp học sinh không bị gián đoạn quá trình học tập các bài học theo chương trình năm học 2019-2020; học sinh được tiếp thu kiến thức, không bị lãng phí thời gian nhàn rỗi khi nghỉ phòng chống dịch bệnh; học sinh được học kiến thức có hệ thống, không bị rỗng kiến thức; học sinh được giao tiếp với thầy cô, bạn bè, đỡ bị buồn và nhàm chán khi phải ở trong nhà,.	
Chúng tôi hy vọng rằng với kinh nghiệm này chúng tôi cũng góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Chúng tôi cũng rất mong được hỗ trợ nhiều hơn về kỹ thuật để việc dạy học trực tuyến sẽ thuận lợi hơn cho cả thầy và trò. Rất mong được sự đóng góp của bạn bè đồng nghiệp, của Ban Giám hiệu và của các cấp quản lý! 
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Yên Thịnh, ngày 28 tháng 5 năm 2020
 Người nộp đơn
 Mai Thị Thanh Thư
 Nguyễn Thị Xuân Hương
 Vũ Thị Bích Ngọc
 Phạm Thi Phượng

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_trong_day_hoc_truc.doc