Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học số học lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học số học lớp 1

Trong những năm gần đây, việc vận dụng công nghệ thông tin đã đã được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực của xã hội loài người. Trong đó, ngành giáo dục và đào tạo áp dụng rất rộng rãi. Hơn nữa, đối với giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Công nghệ thông tin là phương tiện để giúp chúng ta tiến tới và hình thành “Xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin. Bộ giáo dục và đào tạo yêu cầu: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học ngành học theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT phối hợp với Cục Công nghệ Thông tin như là một công cụ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”.

Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 của UBND tỉnh Thanh hóa - Chỉ thị số 16/CT- UBND ban hành ngày 04 tháng 9 năm 2018 yêu cầu các trường học tiếp tục nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; để nâng cao chất lượng đào tạo trong giáo dục. Nhận thức sâu sắc được việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất, tôi đã mạnh dạn học tập và đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy trong những năm gần đây.

Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trong dạy học toán ở lớp 1. Do vậy, tôi mạnh dạn đề suất “Một số kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy phần số học môn toán lớp 1”.

 

doc 24 trang thuychi01 28787
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học số học lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TRIỆU SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 
VÀO DẠY HỌC SỐ HỌC LỚP 1
Người thực hiện: Lê Thị Thanh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thọ Cường
SKKN thuộc lĩnh vực: Toán
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
1. MỞ ĐẦU
1
2
1.1. Lí do chọn đề tài
1
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1
6
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
7
2.1. Cơ sở lí luận
2
8
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
2
9
2.3. Các SKKN hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4 
10
2.3.1. Ứng dụng công nghê tin vào hình thành các khái niệm ban đầu về số học.
4
11
2.3.2. Giúp học sinh hình cấu tạo số.
6
12
2.3.3. Giúp học sinh so sánh các số có một chữ số và các số có hai chữ số.
8
13
2.3.4. Giúp học sinh hình thành khái niệm ban đầu về phép cộng, trừ các số trong pham vi 10, 20, 100 (không nhớ).
11
14
2.3.5.Tăng cường tổ chức các trò chơi vui học toán.
15
15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
18
16
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
17
3.1. Kết luận
19
18
3.2. Kiến nghị
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, việc vận dụng công nghệ thông tin đã đã được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực của xã hội loài người. Trong đó, ngành giáo dục và đào tạo áp dụng rất rộng rãi. Hơn nữa, đối với giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Công nghệ thông tin là phương tiện để giúp chúng ta tiến tới và hình thành “Xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin. Bộ giáo dục và đào tạo yêu cầu: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học ngành học theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT phối hợp với Cục Công nghệ Thông tin như là một công cụ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”. 
Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 của UBND tỉnh Thanh hóa - Chỉ thị số 16/CT- UBND ban hành ngày 04 tháng 9 năm 2018 yêu cầu các trường học tiếp tục nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; để nâng cao chất lượng đào tạo trong giáo dục. Nhận thức sâu sắc được việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất, tôi đã mạnh dạn học tập và đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy trong những năm gần đây.
Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trong dạy học toán ở lớp 1. Do vậy, tôi mạnh dạn đề suất “Một số kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy phần số học môn toán lớp 1”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
	- Giúp giáo viên có thêm cách làm hay, phù hợp để góp phần đổi mới phương pháp dạy học toán ở lớp 1.
	- Giúp giáo viên dạy học đạt kết quả cao trong môn toán lớp 1.
	- Giúp học sinh lớp 1 yêu thích môn Toán và hoàn thành tốt môn Toán.
	- Giúp đồng nghiệp có thêm nhiều cách làm hay.
- Trao đổi kinh nghiệm về bài giảng điện tử cùng các giáo viên ở trang web: baigiang.violet.vn
- Đổi mới phương pháp dạy học khi đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Toán lớp 1 góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 1C - Trường Tiểu học Thọ Cường – Triệu Sơn – Thanh Hóa trong giờ học toán có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin qua một số bài dạy về số học trong chương trình lớp Toán 1.
- Những bài học thuộc mạch kiến thức về số học trong chương trình môn Toán lớp 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, điều tra.
- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thực hành trực quan của việc sử dụng giáo cụ trực quan trong bài giảng. 
- Phương pháp vấn đáp, thực hành.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Trí thông minh là sự tổng hợp, phối hợp nhịp nhàng các năng lực trí tuệ như: quan sát, ghi nhớ, óc tưởng tượng và chủ yếu là năng lực tư duy mà đặc trưng là năng lực tư duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo, vận dụng những hiểu biết đã học để giải quyết vấn đề được đặt ra một cách tốt nhất. Chính vì vậy, Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục đã nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển trí thông minh cho học sinh Tiểu học, nhất là học sinh lớp 1 là: “Phát triển tư duy khoa học và tăng cường ở các em ý thức, năng lực vận dụng một cách thông minh những điều đã học”. 
Một điểm đổi mới trong phương pháp dạy học hiện nay là phải lấy học sinh làm trung tâm, người thầy chỉ đóng vai trò là người giúp các em đi đúng hướng, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Chính vì vậy, ở lớp 1 việc phát triển trí thông minh cho trẻ thông qua môn Toán là hết sức cần thiết.
Học sinh Tiểu học còn nhỏ nên quá trình nhận thức thường gắn với những hình ảnh, hoạt động cụ thể. Bởi vậy, các phương tiện trực quan rất cần thiết trong quá trình giảng dạy. Đặc biệt là phương tiện trực quan sinh động, rõ nét sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh. Trong những tiết học có đồ dùng trực quan đẹp, học sinh sẽ chú ý đến bài giảng hơn và kết quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn, nhớ lâu hơn. 
Dạy học môn Toán vốn dĩ rất khô khan, ngoài bộ đồ dùng dạy học toán chỉ là những con số, các bài toán và hình vẽ, học sinh sẽ không quan sát rõ nên sự tập trung vào bài học còn hạn chế. Thế nhưng, những con số, những bài toán và hình vẽ ấy nếu được áp dụng soạn giảng bằng giáo án điện tử, khi đưa lên màn hình trình chiếu với sự nhấn mạnh bằng cách đổi màu chữ hay gạch chân thì mức độ tập trung của học sinh sẽ cao hơn đồng thời nắm bắt được cốt lõi của nội dung bài học hơn. Chính vì vậy mà việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến phần mềm và tích hợp phần mềm để soạn giáo án điện tử vào giảng dạy môn Toán là cần thiết. 
2.2. Thực trạng của vấn đề
	* Thuận lợi: 
Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu, giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng, trau dồi chuyên môn qua công tác dự giờ, kiểm tra, chuyên đề. Nhà trường còn tạo mọi điều kiện hỗ trợ giúp giáo viên giảng dạy tốt nhất. 
Bản thân tôi luôn phấn đấu, có lòng yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với học sinh, tích cực thực hiện mục tiêu nhà trường đề ra. Nắm bắt phương pháp giảng dạy mới và vận dụng sáng tạo.
Nhà trường luôn khuyến khích giáo viên áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học nhằm giúp học sinh hứng thú và đạt hiệu quả hơn trong tiếp thu bài, chiếm lĩnh kiến thức mới.
Có rất nhiều tài liệu, tư liệu phục vụ cho việc soạn giảng như: hình ảnh, thông tin, bài giảng tham khảotừ mạng Internet.
Sau khi giảng dạy trên lớp, bài giảng của giáo viên được lưu giữ vào kho bài giảng của nhà trường, tạo điều kiện cho các giáo viên khác có thể tham khảo, sửa đổi hoặc bổ sung giáo án sau phần rút kinh nghiệm để hoàn thiện hơn, giảng dạy ở nhiều năm tiếp theo.
	* Khó khăn: 
 	Qua những năm trực tiếp giảng dạy lớp 1 tôi nhận thấy:
 	- Độ tuổi học sinh Tiểu học còn nhỏ, năng lực chú ý và trí nhớ chưa ổn định.
 	- Trong sách giáo khoa, các kiến thức số học được trình bày kết hợp cả kênh chữ, kênh hình, học sinh quan sát vào đó rất khó hình dung, tưởng tượng, dẫn đến việc nắm kiến thức trong mỗi tiết học chưa cao. Khả năng nhận thức được các kiến thức mang tính tưởng tượng cao như số học còn là một điều khó khăn.
 	- Đối với học sinh lớp 1, mảng kiến thức nhận biết khái niệm số, đếm số, so sánh số, cộng trừ các số chưa chính xác; cấu tạo số, cách đặt tính và tính cộng, trừ còn sai nhiều.
 	- Với các bài học về số học đòi hỏi học sinh có trí tưởng tưởng, khả năng nhận biết, khái quát tổng hợp cao nên nếu giáo viên chỉ vận dụng các phương pháp dạy học thông thường học sinh sẽ khó khăn trong việc chủ động tiếp thu bài và nắm được kiến thức cơ bản của bài học.
 	- Hoạt động nhận thức của các em lớp 1 còn có những hạn chế nhất định về khả năng phân tích, tổng hợp. Việc tri giác các sự vật, hiện tượng chủ yếu vẫn dựa vào hình dạng bên ngoài mà chưa biết phân tích để nhận ra những thuộc tính đặc trưng của các sự vật hiện tượng đó. 
 	- Khả năng nhận thức của học sinh Tiểu học còn gắn với những hình ảnh, đồ vật cụ thể. Năng lực tư duy trừu tượng còn hạn chế, còn phụ thuộc vào mô hình, vật thật, việc thật.
* Kết quả khảo sát 
 	Từ thực trạng trên, ngay từ đầu năm học 2018- 2019, tôi đã tiến hành khảo sát bằng các tiết dạy khác nhau ở lớp 1C. Mục đích là để tìm hiểu khả năng tiếp thu của học sinh khi dạy theo phương pháp cũ và phương pháp mới có gì thay đổi. Kết quả khảo sát được như sau.
 	Bảng thống kê số liệu khảo sát ban đầu khi sử dụng đồ dùng trực quan bằng sách giáo khoa và dạy theo phương pháp truyền thống.
Lớp
Sĩ số
Hiểu bài
kiến thức khắc sâu
Hiểu bài
kiến thức hay quên
Hiểu bài ít
kiến thức hay quên
SL
%
SL
%
SL
%
1C
32
7
21,8
13
40,6
12
37,6
Bảng tổng hợp kết quả khi sử dụng đồ dùng trực quan tự làm giống như trong sách giáo khoa và giáo án thông thường tôi thu được kết quả như sau.
Lớp
Sĩ số
Hiểu bài
kiến thức khắc sâu
Hiểu bài
kiến thức hay quên
Hiểu bài ít
kiến thức hay quên
SL
%
SL
%
SL
%
1C
32
8
25
14
43,7
10
31,3
 	Qua kết quả khảo sát thực tế, tôi rất băn khoăn, trăn trở, lo lắng nên quyết định chọn giải pháp đưa công nghệ thông tin vào dạy các bài học về số học.
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Ứng dụng công nghệ tin vào hình thành các khái niệm ban đầu về số học
 	Việc hình thành các khái niệm về số học là rất quan trọng, quyết định sự thành công trong dạy học môn Toán ở cấp Tiểu học. Nếu giáo viên giúp học sinh hình thành tốt các khái niệm về số học sẽ giúp các em vận dụng tốt vào việc giải tốt một số bài tập có liên quan đến số học. Để làm được điều đó, người giáo viên cần nắm vững mức độ cần đạt của việc hình thành các kí hiệu số học để định hướng đúng phương pháp dạy, không làm quá tải các kiến thức cần truyền đạt.
 	Mặt khác, con đường hình thành kiến thức cho học sinh lớp 1 tuân theo sơ đồ: Thao tác trên đồ vật Mô hình sơ đồ Kí hiệu hoặc khái quát, khái niệm kiến thức toán học. Do đó, việc hình thành các kí hiệu số học tôi thường tuân theo quy trình sau:
+ Hình thành khái niệm số có một chữ số.
 	Ví dụ 1: Khi dạy bài: Các số 1, 2, 3 ( Tiết 6 - trang 11, 12 SGK – NXB Giáo dục Việt Nam ).
 	Các kiến thức trong bài học được tôi thiết kế trên từng Slide giáo án điện tử. Ngoài ra, bài giảng điện tử còn là một công cụ hỗ trợ trong dạy học giúp giáo viên cập nhật phương pháp dạy học hiện đại, lên lớp nhẹ nhàng, làm chủ tiết dạy. Đồng thời, nó còn giúp học sinh hứng thú nghe giảng, nắm được kiến thức trọng tâm của bài. 
Bước 1: Hướng dẫn học sinh khái niệm ban đầu về số 1, số 2, số 3.
Mỗi số là đại diện cho một lớp các nhóm đối tượng có cùng số lượng. Học sinh biết đọc, viết các số 1, 2, 3; đếm từ 1 đến 3 và đếm từ 3 xuống 1. Các em nhận biết số lượng các nhóm có 1; 2; 3 đồ vật và thứ tự của các số 1; 2; 3 trong bộ phận đầu của dãy số tự nhiên.
 	Từ những yêu cầu của mục tiêu bài học, tôi sử dụng phương pháp trực quan bằng các Slide có số lượng con vật đồ vật khác nhau, màu sắc khác nhau lên trên bảng chiếu cho học sinh quan sát. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các nhóm chỉ có một phần tử, ta dùng hiệu ứng để các bức tranh được xuất hiện từng mô hình một, giáo viên đặt câu hỏi để học sinh trả lời: “Một con chim, một cô gái, một chấm tròn, bàn tính có một chấm tròn”. Mỗi lần học sinh quan sát một nhóm đồ vật giáo viên cho học sinh nhắc lại số lượng đồ vật đó.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh nhận biết số học. 
 	Khi hướng dẫn học sinh nhận biết số, tôi dùng hiệu ứng di chuyển trên các Slide để học sinh dễ dàng phân biệt và nhận biết các số. Giáo viên yêu cầu học sinh mở bộ đồ dùng học Toán lớp 1 lấy các số 1, 2, 3 cài vào bảng cài sau đó giơ lên. Nếu trong lớp có học sinh lấy sai thì tôi sẽ cho các em trong lớp phát hiện nhận xét và sửa sai cho bạn.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh viết chữ số.
 	Từ các nhóm đồ vật: Một con chim, một bạn gái, một chấm tròn, một con tính đều có số lượng là một, ta dùng số một để chỉ các nhóm đồ vật đó, số một viết bằng chữ số một, viết như sau (viết số 1 lên trên bảng chiếu). Học sinh quan sát chữ số 1 in và chữ số 1 viết tay, sau đó lên bảng chỉ vào từng chữ số và đều đọc là: một.
 	Các số 2, số 3, giới thiệu tượng tự như số 1.
+ Hình thành khái niệm số có hai chữ số.
 	Ví dụ 2: Số 10: (Tiết 21- trang 36, 37 SGK– NXB Giáo dục Việt Nam).
 	Bài học này hình thành cho học sinh có khái niệm ban đầu về số 10, đọc và viết được số 10, nắm được thứ tự dãy số, nắm được cấu tạo số 10, so sánh được các số trong phạm vi 10.
Bước 1: Giới thiệu khái niệm số 10.
 	Giáo viên cho học sinh quan sát tranh thứ nhất yêu cầu học sinh đếm: “Các em hãy đếm xem ô bên trái có mấy con thỏ? (Có 9 con thỏ)”. “Ô bên phải có mấy con thỏ? (Có một con thỏ)”. “Vậy 9 con thỏ thêm 1 con thỏ thì được mấy con thỏ? (Được 10 con thỏ)”. Hình thứ hai giáo viên cho học sinh quan sát và lấy trong bộ đồ dùng học toán của các em bằng các chấm tròn. Học sinh đặt trên bàn tôi tiếp tục hỏi: “Bên trái có mấy chấm tròn? (Có 9 chấm tròn). Bên phải có mấy chấm tròn? (Có 1 chấm tròn). 9 chấm tròn thêm 1 chấm tròn thì có tất cả bao nhiêu chấm tròn? (Có 10 chấm tròn)”. Giáo viên cho học sinh quan sát bàn tính: “Có mấy con tính màu xanh? (9 con tính màu xanh). Có mấy con tính màu đỏ? (Có 1 con tính màu đỏ). Có 9 con tính màu xanh thêm 1 con tính màu đỏ thì được tất cả bao nhiêu con tính? (10 con tính)”.
 	Vậy con thỏ, chấm tròn, con tính đều có số lượng là mấy? (là 10). Học sinh nhắc lại. Giáo viên kết luận: “Các nhóm đồ vật này đều có số lượng là mười, ta dùng số mười để chỉ số lượng của mỗi nhóm đồ vật đó.” 
Bước 2: Giới thiệu cách ghi số 10.
 	Học sinh quan sát hình trên bảng, giáo viên chỉ vào số 10 giới thiệu: “Số mười được viết bằng chữ số 1 và chữ số 0, số 1 viết trước số 0 viết liền sau số 1: số 10”. Giáo viên viết ra bảng vừa viết vừa nói: “Muốn viết số mười ta viết chữ số 1 trước rồi viết thêm 0 vào bên phải của số 1”. Học sinh thực hành viết vào bảng con.
Bước 3: Nhận biết số 10 trong dãy số từ 0 đến 10.
 	Hướng dẫn học sinh đọc các số theo thứ tự từ 0 đến 10 và theo thứ tự ngược lại ngược lại từ 10 xuống 0. Học sinh nhận ra số 10 đứng liền sau số 9 và là số có hai chữ số.
 	Đối với những bài còn lại về hình thành khái niệm số tự nhiên thì khi sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học, giáo viên phải lựa chọn tranh ảnh phù hợp với nội dung bài học, phải biết sử dụng đúng mục đích, đúng lúc nhằm thu hút được sự chú ý học tập của học sinh để khắc sâu được nội dung kiến thức, kết quả học tập được nâng cao.
2.3.2. Giúp học sinh hình thành cấu tạo số
 * Cấu tạo số có một chữ số
Ví dụ 1: Dạy bài số 6: Bài tập 2 (Trang 27 – SGK Toán 1 NXB giáo dục Việt Nam 
 Phần cấu tạo số, tôi hướng dẫn học sinh bắt đầu làm quen từ bài tập 2 trong bài học số 6. 
Giáo viên cho học sinh quan sát vào hình vẽ thứ thất và hỏi học sinh nhận ra cấu tạo số 6: “Có mấy chùm nho chín? Có mấy chùm nho xanh? Trong tranh, có tất cả mấy chùm nho?”. Học sinh trả lời: “Có 5 chùm nho chín, có 1 chùm nho xanh, trong tranh có tất cả 6 chùm nho”. Giáo viên chỉ vào tranh và nói: “6 gồm 5 và 1, 6 gồm 1 và 5”. Với các tranh còn lại, tôi hỏi tương tự và điền kết quả đếm được vào ô trống. 
	Từ những đồ dùng trực quan, học sinh nắm được cấu tạo số có một chữ số còn lại như các bài tập của các số 7, 8, 9,10: Bài tập 2 - trang 29 – SGK Toán 1; Bài tập 2 - trang 31 – SGK Toán 1; Bài tâp 2 - trang 33 – SGK Toán 1; Bài tập 3 - trang 37 – SGK toán 1.
	* Cấu tạo số có hai chữ số
Ví dụ 2: Một chục, tia số (Tiết 69- trang 99- SGK NXB giáo dục Việt Nam).
	Giới thiệu “1 chục”.
 Học sinh quan sát trên màn hình chiếu và đếm số quả có trên cây: “Trên cây có bao nhiêu quả? (10 quả) -10 quả còn được gọi là một chục quả. Một bó que tính có mấy que tính rời (có 10 que tính rời). Giáo viên cho học sinh lấy bộ đồ dùng học tập thực hành lấy 10 que tính rời, lấy 10 chấm tròn, 10 hình tam giác (10 que tính, 10 chấm tròn, 10 hình tam giác còn gọi là 1 chục que tính, 1 chục chấm tròn, 1 chục hình tam giác). Vậy 10 đơn vị bằng mấy chục? (1 chục), 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị? (10 đơn vị ). Dòng chữ dưới cây được xuất hiện trên bảng máy chiếu. Học sinh nhắc lại nhiều lần. 10 đơn vị = 1 chục, 1 chục = 10 đơn vị.
 	Ví dụ 3: Mười một, mười hai ( Tiết 70 - trang 101 – SGK Toán 1 NXB Giáo dục Việt Nam ).
 Mục tiêu bài học là giúp học sinh nhận biết được số mười một, mười hai và biết được cấu tạo của hai số đó:
 Bước 1: Giới thiệu số 11:
 Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh rồi lấy 1 bó chục que tính và lấy thêm 1 que rời. 10 que tính thêm một que tính thì được bao nhiêu que tính? (10 que tính thêm 1 que tính thì được 11 que tính). 11 được viết vào cột viết số, số 11 là số có hai chữ số giống nhau được viết liền nhau và đọc là “mười một” chữ “mười một” xuất hiện ở cột đọc số. Số 11 gồm có mấy chục và mấy đơn vị? (số 11 gồm có 1 chục và 1 đơn vị). Số 11 là số có mấy chữ số? (Số 11 là số có hai chữ số giống nhau. Học sinh nhắc lại nhiều lần.
	Bước 2: Giới thiệu số 12 tương tự số 11.
 	Qua các bài học này, học sinh sẽ nắm được cấu tạo số có một chữ số và số có hai chữ số. Thông qua những hình ảnh cụ thể minh họa, các em được quan sát, nhận biết nhanh hơn, hiểu bài hơn và nắm được nội dung cơ bản của bài học. Từ đó, các em sẽ dễ dàng học các số tiếp theo. 
2.3.3. Giúp học sinh so sánh các số có một chữ số và các số có hai chữ số.
 	Ngay từ bài học đầu tiên, các em đã được học bài “Nhiều hơn, ít hơn”. Học sinh đã biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật, biết sử dụng từ “nhiều hơn”, “ít hơn” khi so sánh số lượng.
Ví dụ 1: Bài nhiều hơn, ít hơn (Tiết 2 – Trang 6 – SGK NXB giáo dục Việt Nam )
 	Giáo viên cho học sinh quan sát tranh 1 trên bảng máy chiếu, học sinh quan sát và trả lời câu hỏi: “Bên trái có mấy cái cốc? Ở bên phải có mấy cái thìa? (Bên trái có 5 cái cốc, bên phải có 4 cài thìa). Muốn biết số cốc so với thìa ta làm như thế nào? (Ta bỏ mỗi cái thìa vào một cái cốc thì còn một cái cốc chưa có thìa). Khi đặt mỗi cái thìa vào một cái cốc thì vẫn còn một cái cốc chưa có thìa. Ta nói: “Số cốc nhiều hơn số thìa”. Học sinh lặp lại câu đó nhiều lần. Tương tự như vậy, giáo viên cho học sinh so sánh số thìa nhiều hơn hay số thìa ít hơn số cốc. Cho di chuyển thìa sang cốc để học sinh quan sát thấy được. 
Các tranh còn lại giáo viên hướng dẫn tương tự như tranh 1 của Slide.
 	Để hình thành cho học sinh các khái niệm ban đầu về “dấu , dấu =”, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát đồ dùng trực quan bằng những hình ảnh cụ thể và thiết kế giáo án trên các Slide trình chiếu trên bảng để các em dễ quan sát và nắm rõ yêu cầu bài học.
 	Ví dụ 2: Bé hơn, dấu < (Tiết 10 – Tuần 3, trang 17- SGK NXB Giáo dục Việt Nam ).
 	Ta nên chọn hình ảnh và tiếng động của ô tô mà học sinh yêu thích để cho học sinh quan sát vừa vui, vừa hứng thú hơn trong học tập.
 	+ Đối với hình ảnh này giáo viên hỏi: “Bên trái có mấy ô tô?” (bên trái có 1 ô tô); “Bên phải có mấy ô tô?” (bên phải có 2 ô tô). “1 ô tô nhiều hơn hay ít hơn 2 ô tô ?”(1 ô tô ít hơn 2 ô tô). Giáo viên cho học sinh nhìn tranh và nhắc lại nhiều lần: “Một ô tô ít hơn hai ô tô” (1 ô tô ít hơn 2 ô tô). Giáo viên cho xuất hiện tiếp hình bên cạnh bằng hiệu ứng Descend các hình vuông được xuất hiện và đưa ra câu hỏi: “Một hình vuông có ít hơn hay nhiều hơn 2 hình vuông ?” (Một hình vuông ít hơn 2 hình vuông). Vậy ta nói: “Một bé hơn hai và viết như sau: 1 < 2”. Ta cho xuất hiện dần trên bảng chiếu và đọc: “1 bé hơn 2”. Cô giới thiệu dấu < đọc là “bé hơn”. Học sinh đọc lại: “Một bé hơn hai”.
+ Silde thứ hai ta làm tượng tự như Slide thứ nhất.
 	Dạy các bài: Lớn hơn, dấu > ; Bằng nhau dấu =. Ta làm tương tự để học sinh so sánh các số có một chữ số.
Ví dụ 3: So sánh số có hai chữ số (Tiết 100 – trang 142 – GSK Toán 1 NXB Giáo dục Việt Nam )
 Bài này với mục đích là giúp học sinh biết so sánh các số có hai chữ số 
(chủ yếu dựa vào cấu tạo của các số có hai chữ số). Ta đưa một Slide giống

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_day_h.doc