Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng chuyển đổi số vào công tác chủ nhiệm nhằm hỗ trợ giáo viên và phát huy năng lực tự chủ, sáng tạo của học sinh tại trường THPT
Nhắc đến nghề dạy học – Nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh người thầy, người có công ơn dạy dỗ trò thành “ người”. Trên hành trình đó, GVCN sẽ là người đồng hành, gắn bó nhiều nhất với trò trong quãng đời học sinh và có thể nói đây là nhiệm vụ “gian nan” nhất của người giáo viên. Để hoàn thành tốt các vai trò của mình, GVCN vừa là người cha, người mẹ, người thầy, là người anh, người chị, và cũng có những lúc cần là người bạn…. Như vậy có nghĩa là cùng một lúc GVCN có nhiều “vai diễn” và ở vị trí nào nào cũng đòi hỏi phải tròn vai. Song song với với công việc chuyên môn, công tác chủ nhiệm của giáo viên được xem là nhiệm vụ chiếm nhiều thời gian, tâm sức của người giáo viên nhất. Trong thời đại ngày nay, khi GVCN còn đứng trước nhiều thách thức từ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, sự thay đổi của xã hội, thay đổi của học sinh thì công việc này càng vất vả hơn bội phần.
Với sự bùng nổ của CNTT mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành giáo dục. Nhiều phương thức giáo dục mới được tạo ra, thông minh, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí. Chính vì vậy, chuyển đổi số trong giáo dục là yêu cầu tất yếu, ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm là việc thật sự cần thiết và chắc chắn sẽ giải quyết được nhiều khó khăn mà GVCN đang gặp phải, tạo ra môi trường giáo dục linh động, tăng tính tương tác, nâng cao chất lượng giáo dục. Và hơn hết, nhờ chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm mà học sinh có thể phát huy tối đa năng lực tự chủ, sáng tạo trong quá trình làm việc.
Việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác chủ nhiệm sẽ giúp giáo viên và học sinh tiếp nhận, xử lý thông tin kịp thời, dễ dàng, mọi lúc mọi nơi, bỏ qua về giới hạn khoảng cách, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả, giảm thiểu sự lãng phí chi phí in ấn. Học sinh phát triển tính tự giác, tự lực, không thụ động và ỷ lại vào người khác, quen với việc làm việc độc lập, nâng cao niềm tin vào năng lực bản thân. Học sinh biết tự chủ về kế hoạch và hình thức tổ chức và kiểm soát mức độ kết quả đạt được, biết phát hiện, sàng lọc, đúc kết, biết vận dụng, được trao đổi, thảo luận ý kiến, khám phá, sáng tạo đối với nhiệm vụ được giao, để thỏa mãn ý thức học hỏi của bản thân. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ số sẽ theo dõi chính xác hoạt động của giáo viên và học sinh, quản lý đầy đủ các thông tin, hồ sơ giáo dục của học sinh rõ ràng, không bị thất thoát hồ sơ, ghi chép chính xác về lịch sử học tập, rèn luyện một cách minh bạch, tạo dựng được niềm tin trong mỗi học sinh. Quả vậy, chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm chính là phương tiện hỗ trợ đắc lực giúp cho giáo viên và học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ, thực hiện đúng tinh thần của chương trình giáo dục 2018 đã đề ra.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM NHẰM HỖ TRỢ GIÁO VIÊN VÀ PHÁT HUY NĂNG LỰC TỰ CHỦ, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT Lĩnh vực: Chủ nhiệm MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................2 4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................2 4.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................2 6. Tính mới và đóng góp của đề tài........................................................................3 6.1. Tính mới của đề tài .....................................................................................3 6.2. Đóng góp của đề tài: ...................................................................................3 7. Kế hoạch nghiên cứu .........................................................................................3 PHẦN II. NỘI DUNG...............................................................................................4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..........................4 1. Sơ lược vấn đề nghiên cứu.................................................................................4 2. Cở sở lý luận của đề tài......................................................................................5 2.1. Vai trò của GVCN ......................................................................................5 2.2. Năng lực tự chủ và sáng tạo của học sinh...................................................5 2.3. Chuyển đổi số trong giáo dục và trong công tác chủ nhiệm.......................9 2.4. Năng lực số và phát triển năng lực số cho HS và GVCN .........................10 3. Cở thực tiễn của đề tài......................................................................................13 3.1. Thực trạng về vấn đề tự chủ và sáng tạo của học sinh THPT hiện nay.....13 3.2. Thực trạng về việc GVCN ứng dụng chuyển đổi số vào công tác chủ nhiệm để phát huy tinh thần tự chủ và sáng tạo cho HS...........................................14 4. Những vấn đề chung về việc phát triển năng lực tự chủ và sáng tạo của học sinh thông qua khai thác và sử dụng chuyển đổi số vào công tác chủ nhiệm lớp.15 4.1. Mục đích của việc phát triển năng lực tự chủ và sáng tạo của học sinh thông qua khai thác và sử dụng chuyển đổi số vào công tác chủ nhiệm lớp ............15 4.2. Thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng chuyển đổi số vào công tác chủ nhiệm 15 4. Nội dung thực nghiệm.....................................................................................48 5. Phương pháp thực nghiệm................................................................................48 6. Tiến hành thực nghiệm đề tài...........................................................................48 7. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................49 7.1. Đánh giá định tính.....................................................................................49 7.2. Đánh giá định lượng..................................................................................50 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................52 1. Kết luận ............................................................................................................52 2. Kiến nghị..........................................................................................................52 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... PHỤ LỤC .................................................................................................................... PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Nhắc đến nghề dạy học – Nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh người thầy, người có công ơn dạy dỗ trò thành “ người”. Trên hành trình đó, GVCN sẽ là người đồng hành, gắn bó nhiều nhất với trò trong quãng đời học sinh và có thể nói đây là nhiệm vụ “gian nan” nhất của người giáo viên. Để hoàn thành tốt các vai trò của mình, GVCN vừa là người cha, người mẹ, người thầy, là người anh, người chị, và cũng có những lúc cần là người bạn. Như vậy có nghĩa là cùng một lúc GVCN có nhiều “vai diễn” và ở vị trí nào nào cũng đòi hỏi phải tròn vai. Song song với với công việc chuyên môn, công tác chủ nhiệm của giáo viên được xem là nhiệm vụ chiếm nhiều thời gian, tâm sức của người giáo viên nhất. Trong thời đại ngày nay, khi GVCN còn đứng trước nhiều thách thức từ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, sự thay đổi của xã hội, thay đổi của học sinh thì công việc này càng vất vả hơn bội phần. Với sự bùng nổ của CNTT mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành giáo dục. Nhiều phương thức giáo dục mới được tạo ra, thông minh, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí. Chính vì vậy, chuyển đổi số trong giáo dục là yêu cầu tất yếu, ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm là việc thật sự cần thiết và chắc chắn sẽ giải quyết được nhiều khó khăn mà GVCN đang gặp phải, tạo ra môi trường giáo dục linh động, tăng tính tương tác, nâng cao chất lượng giáo dục. Và hơn hết, nhờ chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm mà học sinh có thể phát huy tối đa năng lực tự chủ, sáng tạo trong quá trình làm việc. Việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác chủ nhiệm sẽ giúp giáo viên và học sinh tiếp nhận, xử lý thông tin kịp thời, dễ dàng, mọi lúc mọi nơi, bỏ qua về giới hạn khoảng cách, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả, giảm thiểu sự lãng phí chi phí in ấn. Học sinh phát triển tính tự giác, tự lực, không thụ động và ỷ lại vào người khác, quen với việc làm việc độc lập, nâng cao niềm tin vào năng lực bản thân. Học sinh biết tự chủ về kế hoạch và hình thức tổ chức và kiểm soát mức độ kết quả đạt được, biết phát hiện, sàng lọc, đúc kết, biết vận dụng, được trao đổi, thảo luận ý kiến, khám phá, sáng tạo đối với nhiệm vụ được giao, để thỏa mãn ý thức học hỏi của bản thân. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ số sẽ theo dõi chính xác hoạt động của giáo viên và học sinh, quản lý đầy đủ các thông tin, hồ sơ giáo dục của học sinh rõ ràng, không bị thất thoát hồ sơ, ghi chép chính xác về lịch sử học tập, rèn luyện một cách minh bạch, tạo dựng được niềm tin trong mỗi học sinh. Quả vậy, chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm chính là phương tiện hỗ trợ đắc lực giúp cho giáo viên và học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ, thực hiện đúng tinh thần của chương trình giáo dục 2018 đã đề ra. Trong thực tế, công tác chủ nhiệm trên địa bàn Nghệ An nói chung, tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 nói riêng, còn gặp nhiều khó khăn thách thức với vấn đề chuyển đổi số. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm chưa thực sự đồng đều về năng lực 1 - Phương pháp chuyên gia: thông qua việc tham vấn một số đồng nghiệp có kinh nghiệm chủ nhiệm, kinh nghiệm ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục nhằm tranh thủ tiếp thu kiến thức lí luận, thực tiễn vào công tác chủ nhiệm. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: nhằm khảo sát tính hiệu quả của đề tài trước và sau khi áp dụng phương pháp vào công tác chủ nhiệm. - Phương pháp thống kê toán học: sử dụng các công cụ của Microsoft để thống kê các số liệu điều tra được khi áp dụng đề tài. 6. Tính mới và đóng góp của đề tài 6.1. Tính mới của đề tài: -Đề tài đã bắt nhịp kịp xu thế, ứng dụng chuyển đổi số - khai thác, vận dụng linh hoạt các phần mềm để hỗ trợ giáo viên quản lý, giáo dục nhằm phát huy năng lực tự chủ và sáng tạo của HS trong quá trình học tập. - Đề tài đã góp phần làm rõ thực trạng của việc chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm và ý nghĩa của ứng dụng chuyển đổi số nhằm phát huy năng lực tự chủ và sáng tạo của HS trong quá trình chủ nhiệm. - Đề tài đã đề xuất một số phương án khi sử dụng các phần mềm phục vụ cho việc chuyển đổi số vào dạy học nhằm gia tăng tinh thần tự chủ và tự học của học sinh. 6.2. Đóng góp của đề tài: - Về mặt lý luận: Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về ứng dụng chuyển đổi số, phát triển năng lực tự chủ và sáng tạo của HS trong công tác chủ nhiệm. - Về mặt thực tiễn: Cung cấp nguồn tư liệu về các giải pháp ứng dụng chuyển đổi giúp GV dễ dàng lựa chọn và áp dụng vào công tác chủ nhiệm nhằm phát huy năng lực tự chủ và sáng tạo cho học sinh. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm. 7. Kế hoạch nghiên cứu TT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm - Nghiên cứu tài liệu - Xác định được vấn đề 1 7/2022 - 8/2022 - Xác định sơ lược vấn đề. cần triển khai - Lựa chọn đề tài 2 9/2022 - 10/2022 - Đăng ký tên đề tài - Đăng ký tên đề tài với tổ - Đọc tài liệu 3 11/2022 - 12/2022 - Trao đổi, học hỏi kinh - Đề cương SKKN. nghiệm qua đồng nghiệp 3 2. Cở sở lý luận của đề tài 2.1. Vai trò của GVCN GVCN lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là người lập kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh. GVCN lớp phải biết phối hợp với các GVBM, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác. GVCN cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường, trong đó quan hệ nhiều ở cấp THPT là Đoàn thanh niên, hội CMHS, để làm tốt công tác dạy - học, giáo dục HS trong lớp phụ trách. Vai trò của GVCN đặc biệt quan trọng là vậy, cho nên để làm tròn trách nhiệm và vai trò của mình, GVCN phải đảm nhiệm một khối lượng lớn công việc bên cạnh vẫn là một GVBM như bao giáo viên khác. Trước hết, GVCN phải nắm bắt về mọi mặt của HS lớp mình phụ trách như về học lực, năng khiếu; đặc biệt là hạnh kiểm đạo đức, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình và về tâm sinh lý cá biệt. Tư chất hoàn cảnh và cá tính chi phối rất mạnh việc học tập của HS. GVCN có nắm chắc các mặt của đối tượng mình phụ trách mới đủ điều kiện tiến hành giáo dục, tránh được sự ngộ nhận, sai lầm, khiên cưỡng trong quá trình giáo dục. Đây là những hiểu biết bước đầu, rất cơ bản để lập kế hoạch công tác chủ nhiệm cả năm. GVCN phải tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa để bồi dưỡng, phát huy năng khiếu, xây dựng tinh thần tập thể và ý thức cộng đồng trách nhiệm cho các em HS như: tuần lễ lao động tập thể chào mừng năm học mới, làm “video phòng chống bạo lực học đường”, viết bài "Người phụ nữ trong trái tim tôi" nhân ngày 20/10, văn nghệ chào mừng "Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11", chương trình "Tết ấm" đón tết 2023, cuộc thi "Nhà làm phim ấn tượng" chuyển thể từ một tác phẩm văn học nhân ngày Quốc tế phụ tế phụ nữ 8/3, " Đồng diễn sân trường" nhân ngày thành lập Đoàn 26-3 hay " Tìm kiếm tài hát dân ca Nghệ Tĩnh Một hình thức sinh hoạt khác là tổ chức lao động xây dựng trường học, lao động cộng sản vào dịp tháng 10 hàng năm. Các hoạt động này rất đa dạng, phong phú song phải tùy điều kiện, thời gian của từng lớp mà tiến hành cho sát hợp. Đồng thời GVCN phải xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các lực lượng giáo dục khác: thông qua với GVBM, GVCN có thể tìm hiểu tình hình học tập bộ môn của lớp mình, về những em học giỏi, học yếu bộ môn; với gia đình: trong điều kiện không cho phép, GVCN chỉ có thể liên hệ chặt chẽ với một vài phụ huynh có con em cần quan tâm kịp thời như quậy phá, học yếu, nghỉ học thường xuyên Để thực hiện tốt tất cả công việc trên của một GVCN thì việc tìm ra một pháp hiệu quả nhất trong lúc này là hết sức cần thiết. 2.2. Năng lực tự chủ và sáng tạo của học sinh. 2.2.1. Năng lực tự chủ của HS ➣ Tự chủ là gì? 5
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_chuyen_doi_so_vao_cong_tac_ch.docx
- Vũ Thị Mận, Nguyễn Thị Hương - Trường THPT Quỳnh Lưu 4 - Lĩnh Vực Chủ Nhiệm.pdf