Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm tại trường THPT Nghi Lộc 5

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm tại trường THPT Nghi Lộc 5

Ngày 03/06/2020, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ 2 sau lĩnh vực Y tế. Điều đó cho thấy chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước

Ngày 25/01/2022, Thủ tướng Chính Phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 131/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”. Trong đó xác định rõ mục tiêu chung là: Tận dụng tiến bộ công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo dục; xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hộisố.

Hiểu một cách đơn giản thì chuyển đổi số trong giáo dục chính là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến giúp nâng cao trải nghiệm của người học; cải thiện những phương pháp giảng dạy cũng như tạo môi trường để học tập thuận tiện nhất.Ứng dụng chuyển đổi số tạo ra mô hình giáo dục thông minh, từ đó giúp việc học kiến thức của người học trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Sự bùng nổ của các nền tảng công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi để truyền đạt kiến thức và phát triển được khả năng tự học của người học mà không bị giới hạn về thời gian cũng như không gian.

Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số vào hoạt động quản lý giáo dục và dạy học đã đem lại hiệu quả thiết thực trong các hoạt động của các trường học, trong đó có công tác chủ nhiệm. Đặc biệt, vai trò của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) rất quan trọng, đây là lực lượng chính và là cầu nối hữu hiệu nhất trong mối quan hệ Gia đình – Nhà trường – Xã hội, là lực lượng trung tâm trong việc thực hiện chuyển đổi số từ nhà trường đến với học sinh và cha mẹ học sinh.

Chuyển đổi số hỗ trợ rất lớn cho công tác làm giáo dục, công tác chủ nhiệm lớp, trong đó phải kể đến vai trò của ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm lớp như: Điều hành lớp chủ nhiệm; Quản lý lớp chủ nhiệm; Tăng cường tương tác với lớp chủ nhiệm; Nâng cao năng lực và phẩm chất cho học sinh lớp chủ nhiệm; Tăng cường mối quan hệ với Giáo viên - Học sinh - Phụ huynh.

docx 100 trang Thu Kiều 26/09/2024 1785
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm tại trường THPT Nghi Lộc 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ NHẰM NÂNG CAO 
 HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
 TẠI TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 5 
 LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
A. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .........................................................................................1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.................................................................................2
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.....................................................2
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................2
V. TÍNH MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ........................................................2
B. NỘI DUNG...........................................................................................................3
I. CỞ SỞ KHOA HỌC ..............................................................................................3
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................................3
1.1. Khái niệm ...........................................................................................................3
1.1.1. Chuyển đổi số..................................................................................................3
1.1.2. Chuyển đổi số trong Giáo dục .........................................................................3
1.2. Vai trò của chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo...............................................4
1.3. Các yếu tố đảm bảo việc thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục......................6
1.4. Công tác chủ nhiệm ở trường THPT...................................................................6
1.5. Vai trò của GVCN trong việc ứng dụng Chuyển đổi số để quản lý, giáo dục 
học sinh......................................................................................................................7
1.6.Các công cụ / ứng dụng hữu ích phục vụ Chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm ....8
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ...........................................................................................13
2.1. Từ thực tiễn yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình giáo dục........................13
2.2. Thực trạng về ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục hiện nay......................14
2.3. Tình hình thực hiện chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT 
Nghi Lộc 5...............................................................................................................15
2.4. Khảo sát thực trạng..........................................................................................16
2.4.1.Nội dung khảo sát...........................................................................................16
2.4.2. Đối tượng khảo sát.........................................................................................16
2.4.3. Phương pháp khảo sát....................................................................................16
2.5. Kết quả khảo sát ...............................................................................................16
2.5.1. Kết quả khảo sát nhận thức của GV và HS về tầm quan trọng của chuyển đổi 
số trong các hoạt động của lớp chủ nhiệm tại trường THPT Nghi Lộc 5 ................16
2.5.2. Kết quả Khảo sát về Phương tiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ 
Chuyển đổi số tại trường THPT Nghi Lộc 5............................................................18
2.5.3. Kết quả Khảo sát về Phương tiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ 
Chuyển đổi số tại lớp chủ nhiệm năm học 2022-2023 ............................................19 3.2. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................59
3.2.1. Kết quả từ phiếu điều tra ...............................................................................59
3.2.2. Kết quả học tập và rèn luyện của HS.............................................................61
3.4. Kết quả khảo sát đầu ra việc thực hiện ứng dụng chuyển đổi số trong công tác 
chủ nhiệm tại Trường THPT Nghi Lộc 5.................................................................62
3.4.1. Sự hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực của học sinh trong lớp 
chủ nhiệm sau khi ứng dụng chuyển đổi số.............................................................62
3.4.2. Đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp sau khi đã áp dụng ......................67
IV. KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP 
ĐƯỢC ĐỀ XUẤT ...................................................................................................68
4.1. Mục đích khảo sát.............................................................................................68
4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát...................................................................68
4.2.1. Nội dung khảo sát..........................................................................................68
4.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá.......................................................68
4.3. Đối tượng khảo sát............................................................................................69
4.3.1. Tính cấp thiết.................................................................................................69
4.3.2. Tính khả thi....................................................................................................71
4.4.Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất...........72
4.4.1.Tính cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất....................................................72
4.4.2.Tính khả thi của các giải pháp đề xuất ...........................................................73
C. KẾT LUẬN.........................................................................................................74
1. Tổng quát quá trình nghiên cứu...........................................................................74
2. Ý nghĩa của đề tài................................................................................................74
3. Tính mới ..............................................................................................................74
4. Tính khoa học......................................................................................................75
5. Kiến nghị đề xuất.................................................................................................75
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................76
PHỤ LỤC ................................................................................................................79 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Ngày 03/06/2020, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ-TTg về 
việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng 
đến năm 2030”. Theo đó, Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ 2 
sau lĩnh vực Y tế. Điều đó cho thấy chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng 
vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối 
với đất nước
 Ngày 25/01/2022, Thủ tướng Chính Phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 
131/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin 
và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến 
năm 2030”. Trong đó xác định rõ mục tiêu chung là: Tận dụng tiến bộ công nghệ 
để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp 
cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo dục; xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên 
nền tảng số, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
 Hiểu một cách đơn giản thì chuyển đổi số trong giáo dục chính là việc ứng 
dụng những công nghệ tiên tiến giúp nâng cao trải nghiệm của người học; cải thiện 
những phương pháp giảng dạy cũng như tạo môi trường để học tập thuận tiện 
nhất.Ứng dụng chuyển đổi số tạo ra mô hình giáo dục thông minh, từ đó giúp việc 
học kiến thức của người học trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Sự bùng nổ của các 
nền tảng công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi để truyền đạt kiến thức và phát triển 
được khả năng tự học của người học mà không bị giới hạn về thời gian cũng như 
không gian.
 Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số vào hoạt động quản lý giáo dục và dạy 
học đã đem lại hiệu quả thiết thực trong các hoạt động của các trường học, trong 
đó có công tác chủ nhiệm. Đặc biệt, vai trò của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) rất 
quan trọng, đây là lực lượng chính và là cầu nối hữu hiệu nhất trong mối quan hệ 
Gia đình – Nhà trường – Xã hội, là lực lượng trung tâm trong việc thực hiện 
chuyển đổi số từ nhà trường đến với học sinh và cha mẹ học sinh.
 Chuyển đổi số hỗ trợ rất lớn cho công tác làm giáo dục, công tác chủ nhiệm 
lớp, trong đó phải kể đến vai trò của ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ 
nhiệm lớp như: Điều hành lớp chủ nhiệm; Quản lý lớp chủ nhiệm; Tăng cường 
tương tác với lớp chủ nhiệm; Nâng cao năng lực và phẩm chất cho học sinh lớp 
chủ nhiệm; Tăng cường mối quan hệ với Giáo viên - Học sinh - Phụ huynh.
 Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của xã hội cũng như nhận thức được tầm quan 
trọng của việc ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục trong giai đoạn hiện nay, 
chúng tôi lựa chọn đề tài “Ứng dụng chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả 
công tác chủ nhiệm tại trường THPT Nghi Lộc 5” để tiến hành nghiên cứu.
 1 B. NỘI DUNG
 I.CỞ SỞ KHOA HỌC
 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN
 1.1. Khái niệm
 1.1.1. Chuyển đổi số
 Theo Wikipedia, Chuyển đổi số ( tiếng Anh: Digital transformation, viết 
tắt DT) là việc vận dụng tính luôn đổi mới, nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật để 
giải quyết vấn đề.
 Theo FPT Digital, Chuyển đổi số là sự thay đổi mang tính căn bản về công 
nghệ và tâm lý, tạo ra sự đột phá và chuyển đổi quy trình cả bên trong và bên ngoài 
doanh nghiệp, xã hội. Chuyển đổi số được hiểu theo nghĩa rộng hơn, bao gồm cả 
các hoạt động chuyển đổi con người, nhận thức, và chuyển đổi doanh nghiệp. 
Trong đó, số hóa thông tin và số hóa quy trình sẽ là một phần để doanh nghiệp 
chuyển đổi số thành công.
 Theo Microsoft, Chuyển đổi số là một sự đổi mới kinh doanh được thúc đẩy 
bởi sự bùng nổ của đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT), cung 
cấp những cách mới để hiểu, quản lý và chuyển đổi cho các hoạt động kinh doanh 
của họ.
 Có nhiều định nghĩa khác nhau về chuyển đổi số (Digital transformation) 
nhưng có thể nói chung đó là chuyển các hoạt động của chúng ta từ thế giới thực 
sang thế giới ảo ở trên môi trường mạng. Sự tham gia ngày càng sâu rộng của công 
nghệ (chủ yếu là CNTT ) vào mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội đang làm thay đổi 
căn bản và toàn diện cách chúng ta sống, làm việc, liên hệ với nhau.
 Như vậy, chuyển đổi số là: Quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá 
nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các 
công nghệ số.
 Theo đó, mọi người tiếp cận thông tin nhiều hơn, rút ngắn về khoảng cách, 
thu hẹp về không gian, tiết kiệm về thời gian. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, diễn 
ra rất nhanh đặc biệt trong bối cảnh của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay.
 1.1.2. Chuyển đổi số trong Giáo dục
 “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 
2030” được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3.6.2020 của Thủ 
tướng Chính phủ như sau:
 “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số 
trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng
 3

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_chuyen_doi_so_nham_nang_cao_h.docx
  • pdfTrần Hữu Quỳnh, Nguyễn Thị Hồng Anh, Nguyễn Thị Phương Loan- Trường THPT Nghi Lộc 5, Chủ nhiệm.pdf