Sáng kiến kinh nghiệm Trang trí lớp học thân thiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học
Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp vấn đề nghiên cứu:
- Giáo dục được coi là nền tảng của xã hội, sự phát triển Kinh tế - Xã hội của một đất nước phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của giáo dục. Vì lẽ đó, có thể coi phát triển giáo dục đồng nghĩa với sự phát triển xã hội. Có thể khẳng định rằng: Không có giáo dục thì không có bất cứ sự phát triển nào.
- Để xây dựng được “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì trước hết phải xây dựng “Lớp học thân thiện”. Dựa trên 5 tiêu chí xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, chúng ta có thể hiểu rằng: Lớp học thân thiện là một lớp học sạch sẽ, thoáng mát, đẹp đẽ; chất lượng dạy học đảm bảo, phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh; tổ chức tốt các hoạt động tập thể; học sinh có các kĩ năng sống cơ bản theo yêu cầu của lứa tuổi; tập thể lớp tích cực tham gia tìm hiểu và chăm sóc các di tích lịch sử cách mạng ở địa phương.
Môi trường lớp học là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục, rèn luyện học sinh. Môi trường lớp học thân thiện giúp học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng ban đầu, cơ bản và cần thiết phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ như: biết yêu thương bạn bè; kính trọng thầy cô giáo, người lớn; biết chia sẻ buồn vui cùng bạn; biết giúp đỡ bạn trong lúc khó khăn, hoạn nạn, . Trong môi trường lớp học thân thiện, học sinh sẽ tự tin, chủ động, tích cực hơn trong quá trình tham gia các hoạt động học tập và rèn luyện. Các em sẽ có cơ hội để thể hiện khả năng của mình, đồng thời học tập được những cái hay của bạn. Qua đó, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể, kĩ năng hợp tác, kĩ năng nhận thức, của học sinh được phát huy một cách tích cực nhất.
MỤC LỤC NỘI DUNG Trang 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 3 1.1. Lí do chọn đề tài lý luận thực tiễn: Trang 3 1.2. Xác định mục đích nghiên cứu: Trang 4 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Trang 4 1.4. Đối tượng, khảo sát thực nghiệm: Trang 5 1.5. Phương pháp nghiên cứu: Trang 5 1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu (bắt đầu, kết thúc): Trang 5 2. NỘI DUNG Trang 7 2.1. Những nội dung lí luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu Trang 7 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. Trang 7 2.3. Mô tả phân tích các giải pháp Trang 8 2.3.1. Sự tham gia của phụ huynh trong việc trang trí lớp lớp học Trang 9 2.3.2. Trang trí nội quy lớp học Trang 11 2.3.3. Trang trí các câu khẩu hiệu chủ đề của lớp. Trang 12 2.3.4. Trang trí sơ đồ tổ chức lớp Trang 13 2.3.5. Trang trí bảng theo dõi chuyên cần Trang 13 2.3.6.Trang trí thời khóa biểu Trang 14 2.3.7. Trang trí góc sáng tạo Trang 15 2.3.8. Xây dựng thư viện lớp học Trang 15 2.3.9. Trang trí bảng “Chúc mừng sinh nhật” cho học sinh Trang 16 2.3. 10 Trang trí góc thiên nhiên trong lớp Trang 18 2.4. Kết quả thực hiện Trang 19 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trang 24 3.1. Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến (nội dung, ý nghĩa, hiệu quả) Trang 24 3.2. Đề xuất, kiến nghị Trang 24 ĐỀ TÀI TỔ CHỨC “TRANG TRÍ LỚP HỌC THÂN THIỆN” NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài: lý luận, thực tiễn: Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Trường Tiểu học chính là chiếc nôi văn hoá, ở đó trẻ em được đảm bảo quyền lợi và các nghĩa vụ của mình; các em được bảo vệ, chăm sóc, vui chơi, giải trí và phát triển. Bởi vậy, trường tiểu học là chỗ dựa tinh thần bền vững nhất, tin cậy nhất và có sức hấp dẫn nhất đối với trẻ. Chính vì vậy phải làm sao cho các em thích thú đến trường học tập, vui chơi và cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui .” Chính vì vậy mà đòi hỏi mỗi trường Tiểu học phải có đủ những tiêu chuẩn cần thiết để đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh đạt chất lượng, hiệu quả theo yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương nói riêng và của đất nước nói chung. Để các em cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thì ngoài việc thầy cô giáo tận tình dạy dỗ, bạn bè trong lớp yêu thương nhau, giúp đỡ nhau,... thì cảnh quang lớp học không kém phần quan trọng để tạo được hứng thú cho học sinh mỗi khi đến trường. Từ đó các em thi đua học tập, rèn luyện để nâng cao chất lượng học tập nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung. Thế nhưng thực tế rất nhiều trường tiểu học, mỗi khi vào lớp học, phía trước mỗi phòng học chỉ được trang trí ảnh Bác Hồ, 5 điều Bác Hồ dạy, đoạn trích câu nói của Bác trong thư gởi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám; 3 bức tường còn lại xung quanh các em là chẳng có gì làm cho các em cảm thấy hứng thú và thi đua học tập. Từ đó mà mức độ hứng thú học tập của học sinh bị hạn chế. Để đánh giá thực trạng mức độ hứng thú của học sinh lớp 5A3 với những hình ảnh hiện tại được trang trí trong lớp học, làm cơ sở cho nghiên cứu giải pháp mới, tôi đã tiến hành khảo sát nhanh Với việc trang trí lớp học như hiện tại của lớp mình có làm em hứng thú học tập không? (Em hãy chọn và đánh dấu X vào 1 ô trống cuối câu trả lời để bày tỏ ý kiến của mình.) Rất hứng thú Hứng thú Ít hứng thú Phiếu khảo sát Kết quả: TSHS Rất hứng thú Hứng thú Ít hứng thú SL % SL % SL % 29 5 17,2 24 82,8 Rõ ràng là đa số học sinh cảm thấy ít hứng thú học tập với việc trang trí lớp học như hiện tại. Chỉ có số ít học sinh cảm thấy hứng thú, đó là những học sinh vốn đang học tốt. Đây là điều mà tôi suy nghĩ, phải ra giải pháp gì để làm thay đổi cảnh quang môi trường giáo dục trong từng lớp học, đồng thời việc trang trí lớp học sẽ tạo cho các em cảm thấy hứng thú học tập hơn. Năm học 2016 – 2017, trường tôi đã phát động thi đua “Trang trí lớp học thân thiện”. Nhà trường cũng đã có hướng dẫn chung cho việc trang trí, nhưng phải tổ chức thế nào để được phụ huynh đồng tình, mọi học sinh cùng tham gia làm những sản phẩm để trang trí lớp. Qua từng nội dung, hình ảnh trang trí sẽ giáo dục được cho học sinh những kĩ năng cần thiết và sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Đó chính là lí do mà tôi chọn đề tài: Tổ chức “Trang trí lớp học thân thiện” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học để nghiên cứu và áp dụng vào thực tế tại lớp 5A3 (lớp tôi chủ nhiệm) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 1.2. Xác định mục đích nghiên cứu: Sáng kiến này cung cấp, bổ sung thêm những phương pháp có hiệu quả cho các giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp, giúp giáo viên chủ nhiệm lớp nhận thức rõ hơn vai trò, trách nhiệm của công tác chủ nhiệm lớp. Đồng thời tôi muốn qua sáng kiến này góp phần nhỏ bé của mình làm tăng chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh và làm cho công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả cao hơn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các lớp học được trang trí theo mô hình trường học mới của Trường Tiểu học ... - Thực tế trang trí lớp học thân thiện tại trường năm học 2016 – 2017. 1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm - Tôi quan sát các lớp học thực hiện mô hình trường học mới (VNEN) trong huyện và giáo viên giảng dạy ở đó. - Tham khảo ý kiến từ đồng nghiệp trong trường, học sinh ở những lớp mà tôi chủ nhiệm và các lớp của đồng nghiệp tại Trường Tiểu học ... 1.5. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu đề tài, tôi đã thực hiện các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Đọc sách, đọc các tài liệu tham khảo liên quan đến đặc điểm tâm lí và phương pháp giáo dục học sinh tiểu học, văn bản chỉ đạo của các cấp về việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Phương pháp quan sát thực tế: Quan sát thực tế trang trí lớp học của các trường có áp dụng thử nghiệm mô hình trường học mới (VNEN) trong huyện và quan sát theo dõi sự tiến bộ của học sinh từ việc trang trí lớp học. - Phương pháp phân tích: Trên cơ sở lí thuyết được tìm hiểu trong các tài liệu và thực tế của trường để tiến hành tìm giải pháp mới cho việc tổ chức “Trang trí lớp học thân thiện” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Từ những kết quả đạt được sẽ rút ra sáng kiến của việc tổ chức “Trang trí lớp học thân thiện”. - Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn giáo viên chủ nhiệm của các lớp có áp dụng thử nghiệm mô hình trường học mới (VNEN) trong huyện để tìm hiểu cách tổ chức trang trí lớp học. - Phương pháp thực nghiệm: Vận dụng giải pháp mới vào tổ chức “Trang trí lớp học thân thiện” để đánh giá hiệu quả của giải pháp mới. - Phương pháp thống kê: Nhằm tổng hợp, so sánh đối chiếu kết quả khi chưa thực hiện giải pháp mới với khi đã thực hiện giải pháp mới. 1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu (bắt đầu, kết thúc) a/ Phạm vi nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu: - Đặc điểm tâm lí của lứa tuổi học sinh tiểu học. - Phương pháp giáo dục tiểu học. - Những yêu cầu của việc trang trí lớp học đối với học sinh tiểu học. - Điều kiện cơ sở vật chất của lớp học và tình hình học sinh của lớp 5A3, tôi đang chủ nhiệm. - Tác động của việc trang trí lớp học đến tâm lí của học sinh và chất lượng học tập. - Hiệu quả của việc giáo dục, rèn luyện học sinh thông qua việc tổ chức “Trang trí lớp học thân thiện”. - Mức độ ảnh hưởng của trang trí lớp học đến Phụ huynh học sinh. - Chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trước và sau khi tổ chức “Trang trí lớp học thân thiện”. b/ Thời gian nghiên cứu: Năm học 2016 – 2017, tôi được lãnh đạo trường phân công nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 5A3. Trước những băn khoăn làm thế nào để phát huy tốt hiệu quả của việc tổ chức trang trí lớp học, tôi đã tiến hành phân bổ thời gian nghiên cứu như sau: - Tháng 8/2016, tiến hành nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến giáo dục học sinh tiểu học và tìm hiểu thực tế trang trí lớp học của các trường bạn và một số mô hình trang trí lớp học trên mạng internet để tìm giải pháp mới. - Tháng 9/2016, tiến hành vận dụng giải pháp mới vào tổ chức thực hiện “Trang trí lớp học thân thiện” tôi vận dụng những thành tố tích cực của lớp học VNEN vào lớp đang được phân công chủ nhiệm. - Tháng 10/2016 đến tháng 01/2017, tôi tiến hành theo dõi, đánh giá hiệu quả của giáo dục học sinh từ việc thực hiện giải pháp trang trí lớp học thân thiện như tôi đã làm. - Tháng 02/2017, tôi tiến hành viết bản thảo và hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu. 2. NỘI DUNG 2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp vấn đề nghiên cứu: - Giáo dục được coi là nền tảng của xã hội, sự phát triển Kinh tế - Xã hội của một đất nước phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của giáo dục. Vì lẽ đó, có thể coi phát triển giáo dục đồng nghĩa với sự phát triển xã hội. Có thể khẳng định rằng: Không có giáo dục thì không có bất cứ sự phát triển nào. - Để xây dựng được “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì trước hết phải xây dựng “Lớp học thân thiện”. Dựa trên 5 tiêu chí xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, chúng ta có thể hiểu rằng: Lớp học thân thiện là một lớp học sạch sẽ, thoáng mát, đẹp đẽ; chất lượng dạy học đảm bảo, phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh; tổ chức tốt các hoạt động tập thể; học sinh có các kĩ năng sống cơ bản theo yêu cầu của lứa tuổi; tập thể lớp tích cực tham gia tìm hiểu và chăm sóc các di tích lịch sử cách mạng ở địa phương. Môi trường lớp học là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục, rèn luyện học sinh. Môi trường lớp học thân thiện giúp học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng ban đầu, cơ bản và cần thiết phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ như: biết yêu thương bạn bè; kính trọng thầy cô giáo, người lớn; biết chia sẻ buồn vui cùng bạn; biết giúp đỡ bạn trong lúc khó khăn, hoạn nạn,.. Trong môi trường lớp học thân thiện, học sinh sẽ tự tin, chủ động, tích cực hơn trong quá trình tham gia các hoạt động học tập và rèn luyện. Các em sẽ có cơ hội để thể hiện khả năng của mình, đồng thời học tập được những cái hay của bạn. Qua đó, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể, kĩ năng hợp tác, kĩ năng nhận thức, của học sinh được phát huy một cách tích cực nhất. 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: Trường Tiểu học ... đã được công nhận trường Chuẩn Quốc gia mức độ 1. Trường có đủ số phòng học để bố trí cho mỗi lớp 1 phòng. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc “Trang trí lớp học thân thiện”. Trong những năm học qua, lãnh đạo nhà trường đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” một cách tích cực và hiệu quả. Từ cơ sở vật chất, cảnh quang sư phạm đến chất lượng dạy học và các hoạt động giáo dục khác đều có những chuyển biến tích cực. Trong đó, nhà trường luôn chú trọng việc xây dựng “Trường học thân thiện” nói chung và “Lớp học thân thiện” nói riêng. Trong việc xây dựng lớp học thân thiện thì việc “Trang trí lớp học thân thiện” và vận dụng những thành tố tích cực của lớp học VNEN cũng là một khâu then chốt, góp phần quyết định thành công của việc “Xây dựng lớp học thân thiện”. Tuy cũng là trang trí lớp học nhưng trang trí như thế nào, cách tổ chức trang trí ra sao và qua đó nó tác động như thế nào đến quá trình dạy học của thầy, quá trình học tập của trò. Bởi vậy, chính là việc mà người thầy phải có những giải pháp thích hợp, khoa học thì việc trang trí “Lớp học thân thiện” mới mang lại hiệu quả thiết thực trong quá trình giáo dục, rèn luyện học sinh. Nếu người thầy có giải pháp tốt cho việc tổ chức “Trang trí lớp học thân thiện” thì từ việc trang trí với cách tiến hành, với những nội dung trang trí phù hợp sẽ có tác động tích cực trong việc giáo dục và rèn luyện cho học sinh. Các em sẽ tham gia tích cực và hứng thú hơn khi học tập, rèn luyện. Từ đó chất lượng giáo dục sẽ được nâng cao và các em thật sự cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Khi đó sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo tinh thần Chỉ thị 40/2008/BGD ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đạt được yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh. 2.3. Mô tả, phân tích các giải pháp: Trang trí lớp học là một việc làm rất cần thiết để thay đổi bộ mặt của lớp học (nơi mà hàng ngày các em gắn bó), vốn trước đây xung quanh nơi em ngồi theo dõi thầy cô giáo giảng bài và tham gia các hoạt động học tập là 4 bức tường thì nay thêm vào đó những hình ảnh, những cây xanh, những mô hình vui chơi, học tập,....đẹp hơn để các em cảm thấy thích thú và phấn khởi hơn mỗi khi đến trường tham gia sinh hoạt và học tập. Trường Tiểu học ... không thuộc trường thực hiện dự án mô hình trường học mới (VNEN). Nhà trường đã phát động phong trào thi đua “Trang trí lớp học thân thiện”và vận dụng những thành tố tích cực của lớp học VNEN. Ngoài những hình ảnh, bảng biểu trang trí có sẵn do nhà trường cung cấp như: ảnh Bác Hồ, 5 điều Bác Hồ dạy, đoạn trích câu trong thư của Bác gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám thì yêu cầu mỗi lớp cần phải trang trí thêm: cây xanh, sơ đồ tổ chức lớp, nội quy, câu khẩu hiệu chủ đề của lớp, Thư viện nhỏ, bình cá, tủ thuốc mi ni, góc thân thiện, góc học tập.... Với những yêu cầu đó cũng đã làm thay đổi môi trường lớp học đẹp đẽ hơn, nhưng để tổ chức thực hiện việc trang trí lớp học sao cho cả phụ huynh, học sinh, cô giáo cùng tham gia và làm thế nào để mỗi nội dung trang trí đều phải phát huy được hiệu quả cao và đạt được mục đích giáo dục toàn diện cho học sinh. Đồng thời qua việc học sinh cùng cô giáo tham gia làm các hình ảnh, mô hình, đồ dùng,trồng và chăm sóc cây xanh, cây cảnh,... để trang trí lớp học thì chúng ta đã thực hiện được mục tiêu giáo dục và rèn luyện cho các em ý thức trách nhiệm, tinh thần tập thể, tình cảm,..... Đó chính là những giải pháp mới về tổ chức hướng dẫn học sinh trang trí lớp học mà tôi đã xây dựng kế hoạch, chọn giải pháp và tổ chức thực hiện (thử nghiệm) trong quá trình nghiên cứu đề tài. Đầu năm, họp phụ huynh học sinh của lớp, tôi đã nêu toàn bộ kế hoạch, mục đích và các nội dung cần cho trang trí lớp học của lớp 5A3 nhằm thực hiện tốt phong trào thi đua “Trang trí lớp học thân thiện” đồng thời cũng nêu lên ích lợi cụ thể của việc giáo dục học sinh từ việc “Trang trí lớp học thân thiện” đến phụ huynh để xin ý kiến tham gia của phụ huynh cho việc trang trí lớp học của lớp 5A3 sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong giáo dục học sinh. Cụ thể: * Những nội dụng theo quy định của trường. - Trang trí thêm cây xanh, cây cảnh, hoa tươi để tạo thêm màu xanh và vẻ đẹp của thiên nhiên trong lớp học. (góc thiên nhiên) - Nội quy để các em cùng nhau thực hiện cho đúng với nhiệm vụ của học sinh. - Sơ đồ tổ chức lớp sẽ giúp các em luôn nhớ tổ chức của lớp mình và tuân thủ thực hiện các vấn đề liên quan đến học tập sinh hoạt theo sự nhắc nhở của cán bộ lớp, cán bộ tổ cũng như giúp các em gắn bó hơn với tổ chức của lớp mình. - Câu khẩu hiệu chủ đề của lớp là điều nhắc nhở các em cần phải thực hiện tốt mỗi khi đến trường để thể hiện tốt phẩm chất đạo đức của người học sinh. * Những nội dung làm bổ sung thêm (ngoài quy định) - Thời khóa biểu nhằm giúp các em nhớ số lượng môn học trong buổi học cũng như nhắc nhở các em phải chuẩn bị bài cho hôm sau. - Bảng theo dõi chuyên cần để nhắc nhở các em thấy được sự chuyên cần trong học tập, sinh hoạt là cần thiết. - Thư viện lớp học sẽ tạo cơ hội thuận lợi hơn cho các em tham gia đọc sách, truyện để giải trí sau những lúc học tập căng thẳng. - Góc sáng tạo để phát huy tính sáng tạo của mình và cũng là để giáo dục cho các em tham gia bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể có ích chứ không phải chỉ trên lí thuyết. - Góc tuyên truyền sẽ giúp cho học sinh biết được những vấn đề liên quan đến sức khỏe, vấn đề cần cảnh giác trong nhà trường, nội dung bổ ích cần biết. - Bảng chúc mừng sinh nhật để giúp cho mỗi em luôn nhớ ngày sinh nhật của mình. Việc tập thể lớp tổ chức chúc mừng sinh nhật khi đến ngày sinh của bạn càng làm cho các bạn trong lớp gần gũi, thương yêu nhau hơn. - Móc treo mũ, chân để thùng nước đồ dùng này giúp các em xem trường như ngôi nhà thân thương của mình từ đó có ý thức giữ gìn ngăn nắp, sạch sẽ. Được sự đồng tình của phụ huynh, tôi đã tiến hành tổ chức hướng dẫn học sinh và cùng với học sinh thực hiện lần lượt từng nội dung của trang trí lớp học theo kế hoạch. 2.3.1/ Sự tham gia của phụ huynh trong việc trang trí lớp lớp học Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, từ việc tôi tuyên truyền, phân tích, giải thích cụ thể mục tiêu và ích lợi của việc “Trang trí lớp học thân thiện” nên đã có phụ huynh tự nguyện đóng góp cây cảnh, hoa lan, góp công cùng giáo viên trang trí. - Anh Trần Đình Bì phụ huynh em Trần Đình Phú tặng cho lớp 1 bình cá. - Anh Đặng Thinh phụ huynh em Đặng Hoài Bảo đã tặng cho lớp 1 chậu cảnh. - Chị Thân Thị Hạnh phụ huynh em Đoàn Thị Cẩm Tiên và chị Phan Thị Thu Thảo phụ huynh em Thân Trọng Thinh mỗi người tặng cho lớp 2 chậu hoa . - Chị Trần Thị Hồng Nhung phụ huynh em Trần Đình Phú đã tặng cho lớp 2 tấm gỗ mĩ nghệ. - Anh Nguyễn Văn Dậu phụ huynh em Nguyễn Tấn Đạt đã tặng cho lớp 1 chậu cảnh mi ni để bàn. Chậu bông trang Chậu sanh anh Nguyễn Văn Dậu tặng chị Thân Thị Hạnh tặng Chậu cảnh mi ni Chậu lan chị Phan Thị Thu Thảo anh Đặng Thinh tặng và chị Thân Thị Hạnh tặng Hai tấm gỗ mĩ nghệ của chị Trần Thị Hồng Nhung tặng Với hai câu ngắn gọn trên 2 tấm gỗ, nó có ý nghĩa vô cùng trong việc nhắc nhở cô trò cần phải làm sao cho xứng đáng. Tất cả những sự đóng góp quý giá của phụ huynh ngay buổi đầu thực hiện kế hoạch trang trí, là nguồn động viên vô cùng quý giá để cô trò phải nỗ lực cố gắng trang trí lớp học 5A3 sao cho đạt hiệu quả cao nhất về tính thẩm mĩ và mỗi nội dung trang trí phải giáo dục, rèn luyện cho học sinh những kĩ năng sống cơ bản, cần thiết. Đó chính là việc mà người giáo viên chủ nhiệm lớp đã làm tốt công tác xã hội hóa để chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. 2.3.2/ Trang trí nội quy lớp học Cũng là nội quy, nhưng làm thế nào để làm cho đẹp và không để các em phải gượng ép khi thực hiện các điều ghi trong nội quy, mà các em phải tự giác thực hiện tốt. Tôi đã tiến hành như sau. - Trong giờ sinh hoạt lớp của tuần đầu năm học, tôi đã gợi cho các em tự nêu lên những việc mà cả lớp cần thực hiện để phấn đấu trở thành những học sinh ngoan, đội viên tốt. Thế là mỗi học sinh một ý, các em đã nêu những điều mình cần thực hiện như: không ăn quà vặt; đi học chuyên cần; giữ gìn vệ sinh trường, lớp; đoàn kết giúp đỡ bạn,... Cuối cùng, cô trò chốt lại những nội dung thiết thực nhất, cần thực hiện. - Khi đã có những điều của nội quy, tôi đã gợi ý cho học sinh thay vì viết thành bảng nội quy như các lớp khác thì nên ghi điều cần thực hiện vào những tán lá, những trái cây, những bông hoa rồi gắn tất cả lên một cái cây cho đẹp. Thế là từng tổ chia nhau, tổ thì cắt bông hoa, tổ thì cắt chữ, tổ thì cắt tán lá, tổ thì cắt cây. Hôm sau, lớp cử bạn Đoàn Thị Cẩm Tiên là học sinh viết chữ đẹp nhất lớp viết từng điều trong nội quy vào từng trái cây, tán lá, bông hoa. Tất cả những cái các em đã làm đều được gắn lên cây nội quy và treo ngay ngắn trong lớp học. Cả lớp đã bàn bạc và viết lên cây nội quy câu “Chúng mình cùng thực hiện”, “ Tập thể lớp 5A3 quyết tâm”. Đây là việc mà chính các em đã xây dựng thì tất nhiên các em đều luôn nhắc nhở nhau thực thực hiện tốt. Nội quy lớp học 2.3.3/ Trang trí các câu khẩu hiệu chủ đề của lớp. Để có các câu khẩu hiệu chủ đề của lớp, tôi đã gợi ý cho các em nhiều câu như: kính thầy, mến bạn; kính trọng thầy cô, quý mền bạn bè; ... Rồi các em
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_trang_tri_lop_hoc_than_thien_nham_nang.doc