Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi học tập nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Khoa học lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi học tập nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Khoa học lớp 4

Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi rất hiếu động nên các em rất thích
tham gia trò chơi, đặc biệt là những trò chơi trong học tập. Vì vậy, nếu giáo viên
biết tổ chức tốt các trò chơi học tập thì sẽ tạo được hứng thú đối với học sinh
và góp phần nâng cao hiệu quả học tập môn học.

Trò chơi học tập có vai trò rất quan trọng trong việc giúp học sinh học tập,
có nội dung tri thức gắn với hoạt động học tập của học sinh và gắn với nội dung
bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi và học.
Đối với học sinh thì nó có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và
các phẩm chất đạo đức như sự kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, ham học hỏi, ham
tìm tòi,… ; phát huy các kĩ năng, năng lực như quan sát, phân tích, so sánh, xử
lí tình huống; đồng thời các em được rèn tính mạnh dạn, nhanh nhẹn, cởi mở,
rèn kĩ năng học tập hợp tác và tiếp thu bài tự giác, tích cực hơn…. Đối với giáo
viên thì việc tổ chức trò chơi học tập giúp giáo viên không phải giảng giải,
truyền đạt tri thức nhiều mà chỉ cần tổ chức, hướng dẫn và theo dõi, ghi nhận
mặt tốt, bổ sung những thiếu sót của các em. Qua trò chơi, giáo viên có thể kiểm
tra, nắm bắt tình hình học tập của các em một cách cụ thể, chính xác để có biện
pháp giúp các em rèn luyện, phát huy. Bên cạnh đó, trò chơi còn tạo được sự
hứng thú học tập của học sinh, giờ học tránh được không khí suy nghĩ căng
thẳng, mệt mỏi, làm thay đổi không khí lớp học, tiết học trở nên vui vẻ, nhẹ
nhàng, thân thiện, gắn liền với mục tiêu “Học mà chơi, chơi mà học”.

pdf 16 trang Mai Loan 25/05/2024 5387
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi học tập nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Khoa học lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1/15 
A. PHẦN MỞ ĐẦU 
 I. Lí do chọn đề tài 
 Trong chương trình Tiểu học, mỗi môn học có một vai trò riêng, đem đến 
cho học sinh những nguồn kiến thức cơ bản khác nhau và rèn cho các em những 
kĩ năng, thái độ nhất định, phù hợp với môn học. 
 Môn Khoa học không chỉ nhằm cung cấp cho các em kiến thức về môi 
trường tự nhiên, xã hội, con người mà còn nhằm hình thành, phát triển và rèn 
cho các em những năng lực và kĩ năng cần thiết, những thái độ và hành vi phù 
hợp để tiếp tục học tập và vận dụng trong đời sống thực tế. Vì vậy, đây là môn 
học đóng vai trò quan trọng trong nội dung chương trình Tiểu học. 
 Hiện nay, ngành giáo dục đã và đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy 
học theo hướng “Lấy học sinh làm trung tâm” và “Trường học thân thiện, học 
sinh tích cực”. Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm mục đích phát huy tính 
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng đối 
tượng học sinh, từng môn học, từng lớp học. Trong đó trò chơi học tập là một 
trong những hoạt động mà các em thích nhất và tham gia rất tích cực, sôi nổi. 
Việc tổ chức các trò chơi học tập lí thú, bổ ích, phù hợp với nội dung bài học 
và nhận thức của các em sẽ giúp các em tiếp thu kiến thức một cách tự giác, 
tích cực; củng cố, khắc sâu và hệ thống kiến thức một cách vững chắc, giúp các 
em có niềm say mê, hứng thú trong học tập. Nếu giáo viên thực hiện một cách 
thường xuyên, khoa học các trò chơi học tập trong các môn học trong đó có 
môn Khoa học thì sẽ nâng cao được chất lượng học tập. 
 Với những lí do đó, tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu và tiến hành thực hiện 
chuyên đề “Tổ chức một số trò chơi học tập nhằm nâng cao hiệu quả dạy học 
môn Khoa học lớp 4.” 
II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 
 - Tạo không khí học tập môn Khoa học một cách vui vẻ, sôi nổi và góp phần 
nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập môn Khoa học. 
 - Góp phần thực hiện có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn 
Khoa học ở Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo 
của học sinh. 
 - Giúp các em phát huy trí tuệ, phát triển khả năng phân tích, tư duy sáng tạo. 
 - Tạo ra môi trường học tập và giao tiếp thân thiện, rèn được các kĩ năng cần 
thiết. Giúp các em biết cách phối hợp, hợp tác với bạn bè trong học tập. 
2/15 
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 
 - Đối tượng: Học sinh lớp 4B, trường Tiểu học Thái Hòa; Các trò chơi được 
áp dụng và thực hiện trong các tiết dạy môn Khoa học. 
 - Phạm vi: Nghiên cứu một số trò chơi của bộ môn Khoa học và các biện pháp 
để nâng cao hiệu quả của phương pháp trò chơi học tập trong môn Khoa học 
lớp 4. 
IV. Phương pháp nghiên cứu 
 1. Phương pháp nghiên cứu lí luận. 
 2. Phương pháp điều tra. 
 3. Phương pháp phân tích. 
 4. Phương pháp tổng hợp. 
V. Tính mới của đề tài 
 Sáng kiến đưa ra một số biện pháp giúp học sinh phát huy tính tích cực và 
có hứng thú tham gia trò chơi học tập; một số trò chơi học tập thực hiện trong 
các tiết học; những đồ dùng cần chuẩn bị và cách sử dụng chúng trong trò chơi 
học tập. 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
I. Cơ sở lí luận 
 Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi rất hiếu động nên các em rất thích 
tham gia trò chơi, đặc biệt là những trò chơi trong học tập. Vì vậy, nếu giáo viên 
biết tổ chức tốt các trò chơi học tập thì sẽ tạo được hứng thú đối với học sinh 
và góp phần nâng cao hiệu quả học tập môn học. 
 Trò chơi học tập có vai trò rất quan trọng trong việc giúp học sinh học tập, 
có nội dung tri thức gắn với hoạt động học tập của học sinh và gắn với nội dung 
bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi và học. 
Đối với học sinh thì nó có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và 
các phẩm chất đạo đức như sự kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, ham học hỏi, ham 
tìm tòi, ; phát huy các kĩ năng, năng lực như quan sát, phân tích, so sánh, xử 
lí tình huống; đồng thời các em được rèn tính mạnh dạn, nhanh nhẹn, cởi mở, 
rèn kĩ năng học tập hợp tác và tiếp thu bài tự giác, tích cực hơn. Đối với giáo 
viên thì việc tổ chức trò chơi học tập giúp giáo viên không phải giảng giải, 
truyền đạt tri thức nhiều mà chỉ cần tổ chức, hướng dẫn và theo dõi, ghi nhận 
mặt tốt, bổ sung những thiếu sót của các em. Qua trò chơi, giáo viên có thể kiểm 
tra, nắm bắt tình hình học tập của các em một cách cụ thể, chính xác để có biện 
pháp giúp các em rèn luyện, phát huy. Bên cạnh đó, trò chơi còn tạo được sự 
hứng thú học tập của học sinh, giờ học tránh được không khí suy nghĩ căng 
3/15 
thẳng, mệt mỏi, làm thay đổi không khí lớp học, tiết học trở nên vui vẻ, nhẹ 
nhàng, thân thiện, gắn liền với mục tiêu “Học mà chơi, chơi mà học”. 
II. Thực trạng 
 1. Thuận lợi 
 - Các em đã được làm quen với một số trò chơi học tập từ các lớp dưới qua 
việc các giáo viên tổ chức trong các tiết học. 
 - Nhà trường quan tâm, tạo điều kiện và giúp đỡ thực hiện các biện pháp để 
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động học tập của học sinh thông qua việc tổ 
chức chuyên đề về trò chơi học tập. 
 - Đội ngũ giáo viên trong khối dày dạn kinh nghiệm nên có thể học hỏi, hỗ 
trợ lẫn nhau khi cần thiết. 
 2. Khó khăn 
 - Dù lớp dưới có tổ chức trò chơi học tập nhưng chưa được thực hiện thường 
xuyên. Một số giáo viên vẫn chú trọng đến việc giảng dạy, truyền thụ kiến thức 
thông qua các phương pháp giảng giải, đàm thoại  
 - Lớp tôi đang giảng dạy có tất cả là 31 em, trong đó một số em học còn trầm, 
chưa mạnh dạn, tự tin và ngại tham gia các trò chơi học tập. 
 - Đa số các em ghi nhớ kiến thức của bài học một cách thụ động, máy móc. 
 - Một số em chưa có ý thức tập trung, học hỏi, tìm tòi học môn Khoa học. 
 - Một số đồ dùng chưa đủ để thực hiện các trò chơi học tập trong môn học. 
* Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra: 
 Trong những năm qua, mặc dù đã tổ chức đổi mới phương pháp dạy học 
nhằm mục đích phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, trong 
đó có trò chơi học tập nhưng một số giáo viên vẫn còn chú trọng đến việc truyền 
thụ kiến thức với mục đích giúp học sinh tiếp thu được kiến thức, giúp học sinh 
học tốt hơn nhưng điều đó nói lên rằng một phần nào đó có một số em tiếp thu 
thụ động và không chú ý đến bài học. Ở lớp 4, lượng kiến thức tương đối nhiều, 
có khi giáo viên không đủ giờ để dạy nên các trò chơi bị bỏ qua, tiết học có vẻ 
nặng nề. 
 Một số giáo viên có sử dụng các trò chơi học tập nhưng chưa phát huy 
được tác dụng của nó và chưa tạo ra được không khí học tập sôi nổi, vui vẻ cho 
học sinh, có thể vì đó là những trò chơi chưa phù hợp do giáo viên chưa chọn 
lọc kĩ, chưa phù hợp với nội dung bài học, chưa thu hút được nhiều học sinh 
tham gia hoặc trò chơi quá khó khiến các em ngại tham gia  
4/15 
 Một số giáo viên có tổ chức trò chơi chỉ mang tính chất làm cho lớp học 
sôi nổi nhưng không mang lại hiệu quả và không thu được kết quả về kiến thức 
bài học. 
 Qua việc tổ chức trò chơi học tập trong các môn học nói chung và môn 
Khoa học nói riêng, tôi nhận thấy được mức độ khác nhau về mong muốn và 
khả năng tham gia trò chơi học tập của các em. Một số em thì rất thích tham gia 
trò chơi, tham gia rất tích cực, sôi nổi và thu được kết quả về kiến thức. Ngược 
lại, một số em khác thì không thích tham gia, chỉ ngồi xem bạn chơi, khi bị bắt 
buộc mới tham gia trò chơi học tập và có một số em tích cực, hăng hái nhưng 
chưa đạt kết quả về mặt kiến thức mà chỉ tham gia với tinh thần vui chơi. 
III. Nội dung và cách thức thực hiện các biện pháp 
 1. Xây dựng, thiết kế trò chơi 
 Để thực hiện tốt trò chơi học tập thì trước hết giáo viên cần phải nắm rõ 
quy trình xây dựng, thiết kế trò chơi. Theo Tài liệu tập huấn về phương pháp tổ 
chức trò chơi học tập ở Tiểu học thì quy trình đó gồm các bước sau: 
 1.1. Chuẩn bị trò chơi: 
 * Nghiên cứu tài liệu: 
 - Chương trình sách giáo khoa (tài liệu hướng dẫn học tập). 
 - Hệ thống sách tham khảo: sách báo, các tài liệu về trò chơi học tập 
 * Nghiên cứu thực tế lớp học: 
 - Nghiên cứu tình hình lớp học: có HS khuyết tật không, nhu cầu, sở thích, 
hoàn cảnh của mỗi em ra sao? 
 - Tìm hiểu xem học sinh lớp yếu ở mạch kiến thức nào để lựa chọn trò chơi 
cho phù hợp. 
 1.2. Lựa chọn trò chơi: 
 - Tuỳ từng bài mà giáo viên sử dụng phương pháp Trò chơi học tập cho 
thích hợp, đảm bảo các yếu tố: lứa tuổi, vừa sức; áp dụng vào khi nào trong tiến 
 trình bài dạy và trong chương trình. 
 1.3. Xây dựng và thiết kế trò chơi: 
 * Các nguyên tắc: Các trò chơi học tập phải đảm bảo các nguyên tắc sau: 
 - Phải gắn với nội dung bài học; đảm bảo điều kiện về thời gian trong tiết học. 
 - Phải mang ý nghĩa giáo dục: Giáo dục cho học sinh về tinh thần đoàn kết, hỗ 
trợ lẫn nhau; sự hợp tác, thân thiện; sự nhiệt tình, mạnh dạn, nhanh nhẹn  
 - Phải nhằm mục đích hình thành, củng cố, khắc sâu nội dung bài và các kĩ 
năng cần thiết. 
 - Phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, khả năng học tập của từng đối tượng học 
5/15 
sinh, phù hợp với khả năng của người tổ chức, hướng dẫn và điều kiện về cơ sở 
vật chất của nhà trường. 
 - Phải lôi cuốn được học sinh tham gia và tạo được hứng thú đối với các em. 
 Đặc biệt, khi tổ chức các trò chơi học tập, giáo viên cần giúp học sinh hiểu 
mục đích trò chơi: Để khám phá và tiếp thu được những kiến thức gì? Củng cố 
hay khắc sâu, hệ thống những kiến thức gì? Rèn luyện những tố chất nào?  
* Thiết kế trò chơi học tập gồm các bước như sau: 
 - Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm hình thành, ôn luyện, củng cố 
kiến thức, kỹ năng nào? 
 - Đồ dùng, đồ chơi: Giới thiệu, hướng dẫn cách sử dụng đồ dùng trong trò chơi. 
 - Luật chơi: Nêu rõ luật chơi, quy định cụ thể khi tổ chức trò chơi. 
 - Số người tham gia (cá nhân hoặc nhóm): Quy định cụ thể số người (đối với 
cá nhân); số nhóm và số người trong mỗi nhóm (đối với nhóm). 
 - Cách chơi: Nêu rõ ràng về cách chơi và có thể cho học sinh thực hiện mẫu. 
1.4. Cách tiến hành trò chơi: Gồm các bước: 
 - Giới thiệu về trò chơi: Nêu tên, mục đích của trò chơi. 
 - Hướng dẫn cách chơi: vừa mô tả (về số người tham gia, các vật dụng để 
chơi; cách chơi; cách xác nhận và cách tính điểm của trò chơi), vừa thực hành. 
 - Thực hiện trò chơi: chơi thử và chơi thật. 
 - Nhận xét kết quả qua trò chơi, thái độ của người tham dự. Có hình thức 
“phạt” vui, nhẹ nhàng đối với những học sinh phạm luật. 
 - Qua trò chơi, một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò 
chơi đã thể hiện. 
2. Một số biện pháp giúp học sinh phát huy tính tích cực và có hứng thú 
tham gia trò chơi học tập 
 Đối với những học sinh chưa có hứng thú, chưa có động lực tham gia trò 
chơi học tập hoặc còn nhút nhát, chưa tự tin (có thể do các em sợ không thực 
hiện được, sợ ảnh hưởng đến kết quả của nhóm) để tham gia cùng các bạn thì 
tôi đã thực hiện một số biện pháp như sau: 
 - Hướng học sinh xác định rõ mục đích của trò chơi học tập là tạo không 
khí sôi nổi, vui tươi, thoải mái, thân thiện trong tiết học và giúp các em dễ dàng 
tiếp thu kiến thức, không đặt nặng đến vấn đề kết quả thi đua giữa các nhóm, 
cá nhân. 
 - Có những lúc cần thiết thì chọn và tổ chức những trò chơi học tập phù 
hợp với từng đối tượng học sinh. Đối với học sinh còn nhút nhát, học sinh yếu 
thì đầu tiên chọn những trò chơi dễ, khi các em quen dần thì tăng dần mức độ 
6/15 
của trò chơi và giúp các em cùng tham gia với các bạn còn lại để tạo ra sự hòa 
đồng, thân thiện và hợp tác trong lớp. 
 - Tạo ra không khí sôi nổi, thoải mái trong lớp khi các nhóm, cá nhân tham 
gia trò chơi học tập bằng cách cả lớp và giáo viên cùng cổ vũ, động viên, khuyến 
khích để các em thêm tự tin, mạnh dạn, cảm thấy thoải mái khi tham gia trò 
chơi. 
 - Đối với những trò chơi học tập có sử dụng các đồ dùng học tập thì giáo 
viên cần chuẩn bị kĩ lưỡng, tạo ra đồ dùng có sự hấp dẫn để lôi cuốn học sinh. 
 - Đối với những trò chơi học tập có mức độ tương đối khó, các em chưa 
nắm rõ cách chơi thì giáo viên phải nêu rõ ràng cách thức thực hiện, chọn một 
nhóm thực hiện chơi thử (có thể 1 - 2 lần) để các em nắm rõ hơn. 
 - Khi các em tham gia trò chơi, giáo viên cần có sự khen ngợi, động viên, 
khích lệ kịp thời về một mặt tốt nào đó dù nhỏ như tặng một ngôi sao, tràng 
pháo tay, để các em cảm thấy bản thân đã làm được việc cho nhóm và từ đó 
thấy tự tin hơn. 
3. Một số trò chơi đã vận dụng thực hiện trong các tiết học và dự kiến tổ 
chức trong các tiết học sau 
 Trong môn Khoa học, tôi thường tổ chức trò chơi học tập cho học sinh vào 
phần giới thiệu bài, hình thành kiến thức mới và củng cố, khắc sâu kiến thức. 
Cụ thể, tôi đã thực hiện và dự kiến đưa ra các trò chơi trong một số tiết học như 
sau (trong đó có một số trò chơi tôi tự tìm tòi và có những trò chơi tôi thực hiện 
và tham khảo thêm trong sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu tham khảo): 
 Tên bài học Tên trò chơi Mục đích tổ chức trò chơi 
Con người cần gì 
để sống? 
Đi tìm điều kiện sống 
(Cuộc hành trình đến 
hành tinh khác) 
 Củng cố kiến thức của bài về 
những điều kiện để duy trì sự sống 
của cơ thể. 
Trao đổi chất ở 
người 
Thi vẽ đúng, vẽ nhanh Hệ thống kiến thức đã học về sự 
trao đổi chất giữa cơ thể người với 
môi trường. 
Trao đổi chất 
ở người (Tiếp theo) 
Ghép chữ vào sơ đồ Hình thành kiến thức về mối quan hệ 
giữa các cơ quan của người trong việc 
trao đổi chất. 
Các chất dinh 
dưỡng có trong 
thức ăn 
Nối đúng, nối nhanh Hình thành kiến thức về việc phân 
loại và nhận biết các loại thức ăn, 
đồ uống (theo nguồn gốc). 
Vai trò của chất 
đạm và chất béo 
Ai nhanh, ai đúng? 
 Hình thành kiến thức về việc phân 
loại và xác định nguồn gốc của thức 
7/15 
ăn chứa chất đạm và chất béo 
(nguồn gốc động vật và thực vật). 
Tại sao cần ăn 
phối hợp nhiều 
loại thức ăn ? 
Đi chợ Khởi động, giới thiệu bài. 
 Thực hành vận dụng kiến thức đã 
học. 
Sử dụng hợp lí các 
 chất béo và muối ăn 
Thi kể tên các món ăn 
cung cấp nhiều chất béo 
Hình thành kiến thức: Lập ra tên 
các món ăn chứa nhiều chất béo. 
Phòng một số 
bệnh do thiếu chất 
dinh dưỡng 
Làm bác sĩ Củng cố kiến thức đã học trong bài 
về cách phòng một số bệnh do thiếu 
chất dinh dưỡng. 
Phòng bệnh béo 
phì 
Đóng vai Giáo dục về thái độ đối với người 
bị bệnh béo phì. 
Phòng một số 
bệnh lây qua 
đường tiêu hóa 
Trò chơi Đóng vai 
Thi kể tên các bệnh 
lây qua đường tiêu hóa 
 Khởi động, giới thiệu bài. 
 Nắm được tên một số bệnh lây qua 
đường tiêu hóa. 
Bạn cảm thấy thế 
nào khi bị bệnh? 
Trò chơi Đóng vai Hình thành thói quen nói với người 
lớn khi cơ thể cảm thấy khó chịu. 
Ăn uống khi bị 
bệnh 
Em tập làm bác sĩ Củng cố kiến thức đã học về cách 
ăn uống khi bị bệnh. 
Ôn tập: Con người 
và sức khỏe 
Ai nhanh, ai đúng ? 
Ai chọn thức ăn hợp lí? 
 - Hệ thống, củng cố các kiến thức 
về chủ đề Con người và sức khỏe. 
- Vận dụng kiến thức vào thực tế. 
Ba thể của nước Thi vẽ sơ đồ 
(Ai nhanh, ai đúng?) 
 Nắm được sự chuyển thể của nước. 
Mây được hình 
thành như thế nào? 
Mưa từ đâu ra ? 
Tôi là ai? 
(Tôi là giọt nước) 
 Củng cố kiến thức về sự hình thành 
mây và mưa. 
Sơ đồ vòng tuần 
hoàn của nước 
trong tự nhiên 
Thi vẽ sơ đồ 
(Ai nhanh, ai đúng?) 
 Biết vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của 
nước trong tự nhiên. 
 Nguyên nhân làm 
 nước bị ô nhiễm 
Đúng, sai? Củng cố kiến thức về một số 
nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm. 
Một số cách làm 
sạch nước 
Ai đúng, ai nhanh? Củng cố kiến thức về một số cách 
làm sạch nước. 
Tiết kiệm nước Đóng vai 
 Củng cố về các biện pháp tiết kiệm 
nước. 
Không khí có 
những tính chất gì? 
Thi thổi bóng Phát hiện về hình dạng của không 
khí. 
8/15 
Ôn tập và kiểm tra 
học kì I 
Ai đúng, ai nhanh ? 
 Giúp học sinh củng cố lại những 
kiến thức đã học trong học kì I. 
Tại sao có gió ? Chơi chong chóng Chứng minh được không khí 
chuyển động tạo thành gió. 
 Gió nhẹ, gió mạnh. 
 Phòng chống bão 
Làm theo hiệu lệnh 
Ghép chữ vào hình 
 Khởi động, giới thiệu bài. 
 Củng cố kiến thức về các cấp gió. 
Không khí bị ô 
nhiễm 
Đúng, sai? Phân biệt được không khí bị ô 
nhiễm và không khí sạch. 
Âm thanh Đoán tên và nơi phát ra 
âm thanh 
 Phân biệt được các âm thanh khác 
nhau, nhận biết nơi phát ra âm thanh. 
Sự lan truyền âm 
thanh. 
Nói chuyện qua điện 
thoại. 
 Củng cố, vận dụng tính chất của 
âm thanh có thể truyền qua vật rắn. 
Âm thanh trong 
cuộc sống 
Tìm từ diễn tả âm thanh 
Làm nhạc cụ 
 Khởi động, giới thiệu bài. 
 Nhận biết được độ cao, thấp, trầm, 
bổng của âm thanh. 
Âm thanh trong 
cuộc sống 
Nên, không nên Phân biệt các việc nên và không 
nên làm để phòng chống tiếng ồn. 
Bóng tối Xem bóng, đoán vật 
(Hoạt hình) 
Củng cố, vận dụng kiến thức đã học 
về bóng tối. 
Ánh sáng cần cho 
sự sống 
Đúng, sai? Củng cố kiến thức về vai trò của ánh 
sáng đối với sự sống trên trái đất. 
Ánh sáng và việc 
bảo vệ đôi mắt 
Nên, không nên? Hình thành kiến thức về việc nên và 
không nên làm để bảo vệ đôi mắt. 
Vật dẫn nhiệt và 
vật cách nhiệt 
Nối đúng, nối nhanh 
Thi kể tên và công dụng 
của vật cách nhiệt 
 Phân biệt được các vật dẫn nhiệt 
tốt và dẫn nhiệt kém. 
 Biết được các vật cách nhiệt và biết 
sử dụng hợp lí trong những trường 
hợp đơn giản. 
Nhiệt cần cho sự 
sống 
Ai nhanh, ai đúng? 
Nối đúng, nối nhanh 
 Hình thành kiến thức nhu cầu nhiệt 
khác nhau của mỗi loài sinh vật. 
 Củng cố về vai trò của nhiệt đối với 
sự sống trên trái đất. 
Trao đổi chất ở 
thực vật 
Ai nhanh, ai đúng? 
(Thi vẽ sơ đồ) 
 Thực hành vẽ sơ đồ sự trao đổi chất 
ở thực vật. 
Động vật ăn gì để 
sống? 
Đố bạn con gì? Nhớ lại đặc điểm chính của con vật 
đã học và thức ăn của nó. 
Quan hệ thức ăn 
trong tự nhiên 
Ai nhanh, ai đúng? 
(Thi vẽ sơ đồ) 
 Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ 
thức ăn giữa các sinh vật. 
9/15 
Ôn tập Thi vẽ sơ đồ 
Ai nhanh, ai đúng? 
 Thực hành vẽ chuỗi sơ đồ thức ăn. 
Củng cố kiến thức về mối quan hệ 
giữa các sinh vật trên trái đất và vai 
trò của cây xanh đối với sự sống 
trên trái đất. 
 4. Chuẩn bị và sử dụng một số đồ dùng trong trò chơi học tập 
 Để trò chơi học tập có hiệu quả, việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng học tập 
một cách khoa học, hợp lí cũng đóng vai trò quan trọng, góp phần tạo cho học 
sinh hứng thú, tích cực tham gia trò chơi. 
 * Trò chơi Đi tìm điều kiện sống (Cuộc hành trình đến hành tinh khác): 
 - Làm các bộ phiếu, mỗi bộ có 20 tấm phiếu (nội dung bao gồm những thứ 
“cần có” và những thứ “muốn có”. Mỗi tấm phiếu chỉ vẽ hoặc viết tên một thứ). 
 - Vẽ hoặc viết tên những thứ “cần có” và những thứ “muốn có” vào mặt 
các tấm phiếu (hoặc vẽ trên máy và in ra). Các tấm phiếu làm bằng bìa cứng (có 
thể ép nhựa) và gắn vào sau mỗi tấm phiếu các miếng nam châm lá để gắn lên 
bảng lớp (hoặc gắn bằng keo hai mặt để gắn vào các tờ giấy khổ to theo nhóm). 
 - Khi giới thiệu trò chơi, giáo viên giới thiệu các bộ phiếu. Sau đó, khi thực 
hiện, giáo viên phát các bộ phiếu cho các nhóm (nếu phiếu viết bằng chữ thì 
cần chuẩn bị các bộ phiếu có màu sắc khác nhau như vàng, xanh, đỏ  để giáo 
viên và học sinh dễ phân biệt khi theo dõi các nhóm thi đua đồng thời để tránh 
nhầm lẫn khi kiểm tra, kết luận kết quả thi đua giữa các nhóm). Các nhóm thảo 
luận, lựa chọn các phiếu theo yêu cầu sau đó gắn lên bảng (hoặc gắn vào phiếu 
khổ to). 
 * Trò chơi Thi vẽ đúng, vẽ nhanh (Thi vẽ sơ đồ, Vẽ tranh): 
 - Chuẩn bị các tờ giấy khổ to (cỡ giấy A3) và các cây bút dạ. 
 - Giáo viên phát cho các nhóm các đồ dùng. Sau đó các nhóm thực hành 
vẽ sơ đồ (sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường ; sự chuyển thể của 
nước; vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên ; sự trao đổi chất ở thực vật; sự 
trao đổi chất ở động vật; mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật; chuỗi sơ đồ 
thức ăn) hoặc vẽ tranh ảnh cổ động bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm nước .... 
 Ví dụ: Sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường 
10/15 
 LẤY VÀO THẢI RA 
 Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: 
* Trò chơi Chơi chong chóng; Thi thổi bón

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_mot_so_tro_choi_hoc_tap_nham_n.pdf