Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu vẻ đẹp sông Hương trong đoạn trích Ai đã dặt tên cho dòng sông? của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường tích hợp với bộ môn Địa lý

Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu vẻ đẹp sông Hương trong đoạn trích Ai đã dặt tên cho dòng sông? của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường tích hợp với bộ môn Địa lý

Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế, quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông là người gắn bó chặt chẽ với xứ Huế và có vốn hiểu biết sâu trên nhiều lĩnh vực nhất là lịch sử, địa lý, văn hóa Huế. Tác giả là nhà văn chuyên viết về thể loại bút kí. Ông từng được nhà văn Nguyên Ngọc đánh giá là “một trong mấy nhà văn viết kí hay nhất của văn học nước ta hiện nay”. Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường là sự kế t hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, với những liên tưởng mạnh mẽ và một lối hành văn mê đắm tài hoa.

Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài kí xuất sắc được viết tại Huế ngày 04/01/1981, sau đó được in trong tập sách cùng tên. Đoạn trích tập trung nói về cảnh quan thiên nhiên sông Hương, tuy nhiên một phần cho ta thấy được sự gắn bó của sông Hương với văn hóa xứ Huế. Để giúp học sinh hiểu biết thêm về dòng sông Hương qua tác phẩm, đồng thời trau dồi và vận dụng một cách hiệu quả kiến thức của bộ môn Địa lý, thấy được sự cần thiết và hấp dẫn của các môn học Ngữ văn, Địa lý, từ đó các em sẽ yêu thích những môn học này. Giúp học sinh phát huy suy nghĩ, tư duy sáng tạo trong học tập và ứng dụng trong thực tiễn, ý thức được trách nhiệm về bảo vệ môi trường và thêm yêu quê hương đất nước. Là một giáo viên dạy văn tôi rất tâm đắc với tác phẩm và yêu thích dòng sông Hương thơ mộng của một vùng văn hóa xứ sở, và chỉ tiếp cận sông Hương là một sản phẩm của văn học qua những trang sách thì còn khá trừu tượng, nên cần cụ thể hóa nó qua bộ môn Địa lý để học sinh có cái nhìn về cảnh sông Hương nói riêng và vẻ đẹp xứ Huế nói chung một cách trực quan, sinh động hơn. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Tìm hiểu vẻ đẹp sông Hương trong đoạn trích Ai đã dặt tên cho dòng sông? của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường tích hợp với bộ môn Địa lý” làm nội cho sáng kiến để có dịp trao đổi với các bạn đồng nghiệp dạy bộ môn Ngữ văn nói chung và bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

 

doc 14 trang thuychi01 7153
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu vẻ đẹp sông Hương trong đoạn trích Ai đã dặt tên cho dòng sông? của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường tích hợp với bộ môn Địa lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 NỘI DUNG 
TRANG
I. MỞ ĐẦU .......
.. 1
 1.1. Lí do chọn đề tài ...
.. 2
 1.2. Mục đích nghiên cứu .
.. 2
 1.3. Đối tượng nghiên cứu .
.. 2
 1.4. Phương pháp nghiên cứu ...
. 2
II. NỘI DUNG ............
. 2
 2.1. Cơ sở lí luận ....
. 2
 2.2. Thực trạng vấn đề .....
 4
 2.3. Những giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề 
 4
 2.4. Hiệu quả của đề tài ...
 11
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .......
.. 12
 3.1. Kết luận ....
...12
 3.2. Kiến nghị .
... 12
 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..
.. 13
Cầu Tràng Tiền
I. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài.
Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế, quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông là người gắn bó chặt chẽ với xứ Huế và có vốn hiểu biết sâu trên nhiều lĩnh vực nhất là lịch sử, địa lý, văn hóa Huế. Tác giả là nhà văn chuyên viết về thể loại bút kí. Ông từng được nhà văn Nguyên Ngọc đánh giá là “một trong mấy nhà văn viết kí hay nhất của văn học nước ta hiện nay”. Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, với những liên tưởng mạnh mẽ và một lối hành văn mê đắm tài hoa.
Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài kí xuất sắc được viết tại Huế ngày 04/01/1981, sau đó được in trong tập sách cùng tên. Đoạn trích tập trung nói về cảnh quan thiên nhiên sông Hương, tuy nhiên một phần cho ta thấy được sự gắn bó của sông Hương với văn hóa xứ Huế. Để giúp học sinh hiểu biết thêm về dòng sông Hương qua tác phẩm, đồng thời trau dồi và vận dụng một cách hiệu quả kiến thức của bộ môn Địa lý, thấy được sự cần thiết và hấp dẫn của các môn học Ngữ văn, Địa lý, từ đó các em sẽ yêu thích những môn học này. Giúp học sinh phát huy suy nghĩ, tư duy sáng tạo trong học tập và ứng dụng trong thực tiễn, ý thức được trách nhiệm về bảo vệ môi trường và thêm yêu quê hương đất nước. Là một giáo viên dạy văn tôi rất tâm đắc với tác phẩm và yêu thích dòng sông Hương thơ mộng của một vùng văn hóa xứ sở, và chỉ tiếp cận sông Hương là một sản phẩm của văn học qua những trang sách thì còn khá trừu tượng, nên cần cụ thể hóa nó qua bộ môn Địa lý để học sinh có cái nhìn về cảnh sông Hương nói riêng và vẻ đẹp xứ Huế nói chung một cách trực quan, sinh động hơn. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Tìm hiểu vẻ đẹp sông Hương trong đoạn trích Ai đã dặt tên cho dòng sông? của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường tích hợp với bộ môn Địa lý” làm nội cho sáng kiến để có dịp trao đổi với các bạn đồng nghiệp dạy bộ môn Ngữ văn nói chung và bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thực hiện sáng kiến này tôi biết đã có nhiều bài viết, nhiều bài nghiên cứu hay về tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?’’ (Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu này từ thực tế giảng dạy, tìm tòi của bản thân tự đúc rút ra để viết), do đó thật khó để cá nhân tôi có thể tìm tòi, phát hiện được những ý tưởng, nhận định và kinh nghiệm sâu sắc, độc đáo. Nhận thức được điều đó, từ ý tưởng đó nên trong phạm vi sáng kiến tôi chỉ đi sâu nghiên cứu tác phẩm với mục đích: Tìm hiểu vẻ đẹp sông Hương kết hợp với kiến thức bộ môn Địa lý để từ đó thấy được vẻ đẹp tư tưởng của tác phẩm.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Sáng kiến chỉ tập trung nghiên cứu về vẻ đẹp sông Hương ở các góc nhìn khác nhau, từ đó để thấy cách nhìn nhận cuộc sống, thiên nhiên và con người cũng như quan niệm nghệ thuật của tác giả.
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
 	Để thực hiện sáng kiến này tôi đã vận dụng các phương pháp sau:
* Phương pháp thống kê: Chọn lựa và thống kê các ngữ liệu, dẫn chứng tiêu biểu trong tác phẩm để phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
* Phương pháp phân tích, so sánh: Phân tích ngữ liệu kết hợp với đối chiếu, so sánh nhằm khơi sâu, mở rộng cách tìm hiểu để thấy được ý nghĩa của vấn đề.
* Thu thập thông tin, đúc rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy ở trường THPT Ngọc Lặc năm học 2015 - 2016 và năm học 2016 - 2017.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận.
* Sông Hương dưới góc nhìn địa lý: Sông Hương có hai nguồn chính bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn, dòng chính là Tả Thạch dài khoảng 67km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực vườn quốc gia Bạch Mã chảy theo hướng Tây Bắc với 55 thác nước hùng vĩ, qua thị Trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng (Khoảng 3km về phía khu vực lăng Minh Mạng). Hữu Trạch dài khoảng 60 km là nhánh phụ, chảy theo hướng Bắc, qua 14 thác và vượt qua Phà Tuần đền ngã ba Bằng Lãng, nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hương.
 	Từ Bằng Lãng đến cửa sông Thuận An, sông Hương dài 33km và chảy rất chậm (bởi vì mực nước sông không cao so với mực nước biển), khi chảy quanh dọc chân núi Ngọc Trản, sắc nước sông Hương xanh hơn - đây là địa điểm Điện Hòn Chén, tại đây có vực rất sâu. Sông Hương được cho là rất đẹp khi chiêm ngưỡng nó từ thượng nguồn và khi chảy quanh các núi, xuyên qua các cánh rừng rậm của hệ thống thực vật nhiệt đới. Con sông chảy chậm qua các làng mạc như Kim Long, Nguyệt Biều, Vỹ Dạ, Bao VinhNó từng là nguồn cảm hứng của du khách khi họ đi thuyền dọc theo dòng sông để nhìn ngắm phong cảnh và lắng nghe những điệu hát truyền thống. 
 	Các công trình kiến trúc hai bên bờ sông gồm có thành quách, vườn tược, chùa chiền, tháp và đền đàiánh phản chiếu trên dòng nước khiến con sông mang theo nhiều chất thơ và tính nhạc.
Bản đồ Sông Hương
* Sông Hương dưới góc nhìn văn học:
 	Theo sách cổ, trước khi mang tên sông Hương, nó còn có nhiều tên gọi khác nhau: Sách “Dư địa trí” của Nguyễn Trãi (1435) viết là sông Linh, sách “Ô chậu cận lục” do Dương văn An nhuận xác năm 1555 sông có tên là Kim Trà, từ 1469 dưới thời Lê Thánh Tông, Kim Trà là tên của một huyện ở phủ Triệu Phong thuộc Thừa Tuyên - Thuận Hóa đến năm 1558 được đổi tên là Hương Trà. Sông Hương không chỉ là một dòng chảy tự nhiên mà là một sinh thể có tâm hồn, lúc như môt cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại, lúc như người mẹ phù sa, có lúc như thiếu nữ tình tứ, dịu dàng, chung thủy.
 	Như vậy ở mỗi góc độ sông Hương được đánh giá, cảm nhận khác nhau. Vì vậy để học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của sông Hương một cách trực quan, việc kết hợp với bộ môn Địa lý sẽ giúp học sinh cảm nhận dòng chảy sông Hương cụ thể hơn, sinh động hơn.
2.2. Thực trạng của vấn đề
 	Ai đã đặt tên cho dòng sông? là một trong những bài kí xuất sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường, là một trong những tác phẩm thể hiện nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật của tác giả: kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí trí và trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và miêu tả nhiều chiều, được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng. Tác phẩm đã đưa vào chương trình Ngữ văn THPT gần mười năm, đây là một quãng thời gian khá dài nhưng đối với môt tác phẩm hay, có liên quan đến một danh lam thắng cảnh của đất nước – sông Hương xứ Huế, thì cũng chưa thể khám phá hết vẻ đẹp và giá trị của nó. Môn Ngữ Văn là môn học đặc thù, yêu cầu học sinh đọc - hiểu và phát huy trí tưởng tượng của các em là một điều, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số ở miền núi, đầu vào thấp, điều kiện để học tập còn hạn chế, không có điều kiện đến Huế để cảm nhận sông Hương.
 	Như vậy khi học xong tác phẩm này học sinh còn mơ hồ, trừu tượng về sông Hương - một dòng sông của vùng văn hóa xứ sở. Cho nên tôi mạnh dạn áp dụng đề tài hướng dẫn các em tìm hiểu vẻ đẹp sông Hương tích hợp với bộ môn địa lý mong rằng để có thể nâng cao chất lượng dạy học ở tác phẩm này và học sinh có cái nhìn trực quan, sinh động hơn về sông Hương.
2.3. Những giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Cảm hứng sáng tác:
 	Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn có phong cách độc đáo và sở trường về thể loại bút kí, tùy bút, lời văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường được cấu tạo bởi hệ thống ngôn từ sang trọng, đậm chất trữ tình của cái tôi uyên bác, tài hoa. Ông là một trí thức yêu nước, đã từng gắn bó với cuộc kháng chiến chống Mĩ gian khổ, anh hùng của dân tộc. Để rồi, sau 1975 khi đất nước thống nhất, ông đã chắp bút viết bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
2.3.2. Vẻ đẹp sông Hương
* Sông Hương ở thượng lưu: 
Sông Hương được ví như “bản trường ca của rừng già”, ở nơi khởi nguồn của dòng chảy, gắn liền với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, con sông toát lên vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, vừa hùng tráng vừa trữ tình, như bản trường ca bất tận của thiên nhiên, mãnh liệt qua những thác ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào đáy vực bí ẩn, và có lúc trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.
Sông Hương được hình dung như “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”, rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Đây là một liên tưởng thú vị và độc đáo, những cô gái Bô - hê - miêng thích sống lang thang, tự do và yêu ca hát, nhảy múa có vẻ đẹp man dại đầy quyến rũ. Đó là một sức mạnh bản năng của người con gái, sức mạnh ấy được chế ngự bởi cấu trúc địa lí lãnh thổ để đi ra khỏi rừng.
Sông Hương được nhân hóa như “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến một cái nhìn sâu sắc hơn về sông Hương, xem nó như một “đấng sáng tạo” đã góp phần tạo nên, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của một vùng thiên nhiên xứ sở. Sông Hương không chỉ đẹp mà còn chính là một khơi nguồn, là sự bắt đầu cuả không gian văn hóa - văn hóa Huế, có lẽ không có sông Hương thì khó có thể có văn hóa Huế ngày nay. Chính vì vậy, từng ngày từng giờ sông Hương vươn mình chảy ra cửa Thuận thì cũng là từng ngày từng giờ sông Hương duy trì và bồi đắp “phù sa” cho cả một vùng văn hóa thẩm mĩ đã được hình thành ở hai bên bờ sông.
* Môn Địa lí: Để học sinh có có cái nhìn cụ thể hơn về dòng chảy của sông Hương ở thượng lưu tôi sẽ cung cấp cho các em kiến thức về đặc điểm địa hình Việt nam qua Chương trình địa lý lớp 12, bài 6 “Đất nước nhiều đồi núi” sách giáo khoa trang 29 - 30: Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng, địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng. Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
- Hướng Tây Bắc - Đông Bắc thể hiện rõ nét từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã
- Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam).
Khu vực đồi núi: Địa hình núi chia thành 4 vùng là: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. Địa hình Đông Bắc cũng thấp dần từ tây bắc xuông đông nam. Những đỉnh cao trên 2000m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt - Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng, còn ở trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 - 600m. Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả, cao nhất nước ta với 3 dải địa hình chảy cùng hướng tây bắc - đông nam. Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt - Trung tới khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipăng (3143m); phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào từ Khoan La San đến sông Cả; ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu tiếp nối những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình - Thanh Hóa. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng: sông Đà, sông Mã, sông Chu.
 	Vùng núi Trường Sơn Bắc (thuộc Bắc Trung Bộ) giới hạn từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc - đông nam. Trường Sơn Bắc thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu: phía bắc là vùng núi Tây Nghệ An và phía Nam là vùng núi Tây Thừa Thiên - Huế, ở giữa thấp trũng là vùng đá vôi Quảng Bình và vùng đồi núi thấp Quảng Trị. Mạch núi cuối cùng (dãy Bạch Mã) đâm ngang ra biển là ranh giới với vùng núi Trường Sơn. 
 	Việc học các bài học Địa lí giúp các em hiểu địa hình Việt nam, cá dòng chảy từ tây sang đông, hầu hết ở thượng nguồn đều là vùng núi cao, nhiều vực thẳm, rừng già khiến cho nước chảy xiết dữ dội. Điều đó giúp các em hiểu vẻ đẹp của sông Hương vùng thượng nguồn “là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những thác ghềnh, cuộn xoáy như những cơn lốc vào vực đáy bí ẩn” 
Dãy Trường Sơn
* Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế
Sông Hương giống như “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng” giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại được người tình mong đợi đến đánh thức. Từ đây, thủy trình của sông Hương khi nó bắt đầu về xuôi tựa “một cuộc tìm kiếm có ý thức” người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích. Sông Hương như người gái đẹp bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Nó thể hiện một vóc dáng mới, sức sống mới,đầy khao khát và lãng mạn: “sông Hương chuyển dòng liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm”. Hành trình đến với “người tình trong mộng” của “người gái đẹp” khá gian truân và nhiều thử thách khi nó phải vượt qua một loạt các “chướng ngại vật” (Hòn Chén Ngọc Trản, Nguyệt Biều, Lương Quán), nhưng chính trong quá trình ấy sông Hương lại như có cơ hội phô khoe tất cả đường cong tuyệt mĩ của người gái đẹp đi ra từ “cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”, “qua điện Hòn Chén, vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc,vòng” qua thềm bãi Nguyêt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy châ đồi Thiên Mụ xuôi dần về Huế. Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách”. Mỗi đường đi nước bước của con sông gắn liền với những địa danh khác nhau của xứ Huế đã được nhà văn dành cho một cách diễn đạt riêng. Nhờ đó mà hành trình về xuôi của sông Hương không đơn điệu, nhàm chán mà trái lại, nó khiến người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, thú vị này đến bất ngờ, thích thú khác.
Đảo Cồn Hến
Nhà văn không chỉ tái hiện một cách chân thực dòng chảy tự nhiên trên bản đồ địa lí của dòng sông mà quan trọng hơn biến cái thủy trình ấy thành một hành trình của một người con gái đẹp, duyên dáng và tình tứ .
Sông Hương còn có “vẻ đẹp trầm mặc”, “như triết lí, như cổ thi”. Đi giữa thiên nhiên, sông Hương cũng chuyển mình ngày đêm bên lăng tẩm, thành quách của vua chúa thời Nguyễn. Con sông hiền hòa ở ngoại vi thành phố Huế như đang nép mình bên “giấc ngủ nghìn năm của vua chúa” được phong kín trong lòng “những dòng sông u tịch”. Chảy bên những di sản văn hóa ấy, sông Hương như khoác lên mình tấm áo “trầm mặc” mang “cái triết lí cổ thi” của cổ nhân. Dòng chảy hay chính là dòng chảy của lịch sử bền bỉ chảy qua năm tháng và đang vọng về trong ngày hôm nay.
Cánh đồng Châu Hóa
* Môn Địa lí : Sử dụng bản đồ sông Hương để Học sinh nhận biết địa hình của dòng chảy một cách cụ thể, học sinh dễ dàng hình dung các chi tiết, các địa danh mà sông Hương chảy qua, chi tiết “sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang Cồn Hến”, và đường cong ấy làm cho dòng chảy mềm hẳn đi, sẽ là khó hình dung khi các em không nhìn thấy đường cong duyên dáng ấy trên bản đồ sông Hương. Hơn nữa trước khi sông Hương đổ ra biển, dòng chảy của nó còn quay lại một lần nữa ở thị trấn Bao Vinh cổ xưa. Việc học các bài học Địa lí giúp các em hiểu địa hình Việt Nam, các dòng chảy từ tây sang đông, hầu hết ở thượng nguồn đều là vùng núi cao, nhiều vực thẳm, rừng già khiến cho dòng nước chảy xiết dữ dội. Địa lí 12, bài 6 “Đất nước nhiều đồi núi ”
Điện Hòn Chén
* Sông Hương giữa lòng thành phố Huế
Sông Hương - “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”: Khi về đến thành phố thân yêu của mình sông Hương có thêm những vẻ đẹp mới, độc đáo và hiếm thấy ở các dòng sông khác trên thế giới. Tác giả tiếp cận sông Hương ở góc độ âm nhạc, nó chính là cho Huế” “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”. Trong tiếng Anh, “slow” nghĩa là chậm và sông Hương như một giai điệu trữ tình chậm rãi dành riêng cho xứ Huế. So với các dòng sông khác ở Viêt Nam và thế giới, lưu tốc của sông Hương không nhanh, nhà văn đã liên tưởng, so sánh với con sông Nê - va băng băng lướt qua trước cung điên Pê - téc - pua cũ để ra bể Ban - tích. Lưu tốc của con sông này nhanh đến mức “ Không kịp cho lũ hải âu một điều gì với người bạn của chúng đang ngẩn ngơ trông theo”. Mượn câu nói của Hê - ra - clit - nhà triết học Hi Lạp, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến một kiến giải khác, đó là cách lí giải từ “trái tim”: sông Hương chảy chậm, điệu chảy lững lờ vì nó quá yêu thành phố thân thương của mình trước khi phải chia xa!
 Chùa Thiên Mụ
Sông Hương “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”: Hoàng Phủ Ngọc Tường không quên những nét văn hóa gắn liền với dòng sông thơ mộng này. Một trong số đó là những đêm trình diễn âm nhạc cổ điển Huế. Ở góc nhìn âm nhạc này, tác giả gọi sông Hương là “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khya”. Toàn bộ nền âm nhạc ấy, chỉ thực sự là nó “khi sinh thành trên mặt nước Hương Giang trong một khoang thuyền nào đó, giữa những tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya”.Ở đây có cái thú vị, cái sắc điệu riêng trong cách trình diễn âm nhạc của người Huế nhưng cũng có cái quy luật của nghệ thuật biểu diễn trên không gian sông nước. Trong Tì bà hành, Bạch Cư Dị đã từng viết: “Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt / Một vầng trăng trong vắt lòng sông”. Nguyễn Du cũng miêu tả tiếng đàn của Kiều: “Trong như tiếng hạc bay qua. Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”.
Sông Hưong - người tình dịu dàng và chung thủy: Khi rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc. Tuy nhiên do đặc điểm địa lí ở nước ta (hầu hết mọi con sông đều chảy về hướng Đông đổ ra biển), thủy trình của con sông đã thay đổi. Nó phải chuyển dòng sang hướng Đong và như vậy sẽ lại đi qua một góc của thành phố Huế ở thị trấn Bao Vinh xưa cổ. Đó là đặc điểm địa lí tự nhiên của dòng sông. Nhưng trong con mắt cả người nghệ sĩ tài hoa, khúc ngoặt ấy lại là biểu hiện của nỗi “vương vấn”, thậm chí có chút “lẳng lơ kín đáo” của người tình thủy chung và chí tình. Nhà văn hình dung sông Hương như nàng kiều trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề trước khi đi xa, đây là một sự liên tưởng thú vị, độc đáo và đậm màu sắc văn chương của tác giả về dòng sông thân thương của xứ Huế.
Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tiếp cận và miêu tả dòng sông từ nhiều không gian và thời gian khác nhau. Ở mỗi góc độ, nhà văn đều thể hiện một cảm nghĩ sâu sắc và khá mới mẻ về con sông đã trở thành biểu tượng của Huế, qua đó ta thấy một tình cảm yêu mến, gắn bó tha thiết, một niềm tự hào và thái độ trân trọng của nhà văn đối với những vẻ đẹp tự nhiên và đậm màu sắc văn hóa của dòng sông quê hương.
* Môn Địa Lí: Như chúng ta đã biết, sông Hương khi chảy về đồng bằng, địa hình thấp, dòng chảy của nó chậm hơn, êm đềm hơn. Bài 7 (Đất nước nhiều đồi núi), Địa lí 12 - trang 33-34: Đồng bằng nước ta chiếm khoảng 1/4 diện tích lãnh thổ. Dải đồng bằng ven biển miền trung có tổng diện tích khoảng 15 nghìn km2. Học sinh hiểu biết thêm về đặc điểm sông ngòi miền nhiệt đới ẩm gió mùa, ở nước ta mạng lưới sông ngòi dày đặc, nước lên theo mùa, các con sông thường nhiều nước nhiều phù sa bồi đắp cho bờ bãi ven sông. Sông Hương vì thế khi ra khỏi rừng đã trở thành “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, chỉ tính những con sông có chiều dài trên 10km thì nước ta đã có tới 2360 sông. Dọc bờ biển, trung bình cứ 20km lại gặp một cửa sông. Sông ngòi nhiều nước, nhiều phù sa, sông ngòi nước ta có lượng nước lớn, tổng lượng nước là 839 tỉ m3/năm, tổng lượng phù sa hằng năm của sông ngòi trên lãnh thổ nước ta là khoảng 200 triệu tấn (Địa lí 12, Bài 10 - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - SGK trang 45)
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường .
 	Năm học 2016 - 2017 tôi được phân công giảng dạy ở hai 12A3 và 12A6 trong giờ đọc văn “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” tôi đã áp dụng sáng kiến này, cho các em tìm hiểu vẻ đẹp sông Hương kết hợp với kiến thức của bộ môn Địa lí. Sau khi học xong tôi đã làm mộ cuộc khảo sát và kết quả thu được: 
Lớp
Số HS
được khảo sát
Số HS hiểu bài
sau khi học tác phẩm
Số HS yêu thích
sau khi học tác phẩm
12A3
40
38
35
12A6
45
42
39
Từ kết quả trên tôi thấy hướng dẫn học sinh đọc hiểu như cách trên đã có

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tim_hieu_ve_dep_song_huong_trong_doan.doc