Sáng kiến kinh nghiệm Thực hành tiết kiệm trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước

Sáng kiến kinh nghiệm Thực hành tiết kiệm trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước

- Thực hành tiết kiệm là một phong cách tốt đẹp của người biết quý trọng của cải; vật chất. Nó là ý thức đúng đắn hiện đại và cũng là truyền thống của dân tộc, mang đậm bản sắc văn hóa của người Việt Nam từ bao đời nay,

- Thực hành tiết kiệm là một trong những nguyên tắc làm giàu bằng cách tích lũy dần các loại tài sản trong chi phí; sinh hoạt hàng ngày, nó góp phần đánh giá tư cách; phẩm chất tốt hay xấu của một người khi sử dụng tiền bạc; của cải vật chất của chính mình hay của xã hội,

- Thực hành tiết kiệm trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước còn là phẩm chất, năng lực tất yếu của cán bộ; công chức. Nó đánh giá được ý thức chấp hành, tinh thần trách nhiệm, sự trong sạch thanh liêm và bản lĩnh của người cán bộ được nhà nước giao nhiệm vụ làm người quản lý điều hành, sử dụng loại tài sản công quan trọng và phức tạp nầy,

- “Cần, Kiệm, Liêm, Chính” là một trong những nội dung trọng tâm của tư tưởng Hồ Chí Minh mà Đảng, Nhà nước đang vận động các ngành, các cấp và mọi người trong xã hội “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,

 

doc 11 trang Trần Đại 27/04/2023 4653
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thực hành tiết kiệm trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN ĐỀ TÀI: 
THỰC HÀNH TIẾT KIỆM 
TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 
A - PHẦN MỞ ĐẦU
I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI: 
Việc thực hiện các mục chi thuộc ngân sách nhà nước của nhà trường lâu nay cơ bản đúng theo các văn bản quy định, người duyệt chi cũng như người được hưởng quyền lợi đều thấy công bằng và thỏa đáng, không có sai sót dẫn đến khiếu kiện về chế độ chính sách, 
Nhưng từ khi được giao quyền tự chủ tài chính ở cơ sở kết hợp với cuộc vận động: “Phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” đối chiếu với thực tế trong cách làm trước đây còn nhiều biểu hiện lơi lõng, dễ dãi, thiếu chặc chẽ trong thực hành tiết kiệm ngân sách gây tổn thất với số tiền không nhỏ ở các khoản chi như: công tác phí, tiền dạy thêm giờ, văn phòng phẩm,  .
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Thực hành tiết kiệm là một phong cách tốt đẹp của người biết quý trọng của cải; vật chất. Nó là ý thức đúng đắn hiện đại và cũng là truyền thống của dân tộc, mang đậm bản sắc văn hóa của người Việt Nam từ bao đời nay,
- Thực hành tiết kiệm là một trong những nguyên tắc làm giàu bằng cách tích lũy dần các loại tài sản trong chi phí; sinh hoạt hàng ngày, nó góp phần đánh giá tư cách; phẩm chất tốt hay xấu của một người khi sử dụng tiền bạc; của cải vật chất của chính mình hay của xã hội,
- Thực hành tiết kiệm trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước còn là phẩm chất, năng lực tất yếu của cán bộ; công chức. Nó đánh giá được ý thức chấp hành, tinh thần trách nhiệm, sự trong sạch thanh liêm và bản lĩnh của người cán bộ được nhà nước giao nhiệm vụ làm người quản lý điều hành, sử dụng loại tài sản công quan trọng và phức tạp nầy,
- “Cần, Kiệm, Liêm, Chính” là một trong những nội dung trọng tâm của tư tưởng Hồ Chí Minh mà Đảng, Nhà nước đang vận động các ngành, các cấp và mọi người trong xã hội “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, 
- Cấp tỉnh có các Quyết định số 18, 19, 20/QĐ-UB của UBND tỉnh Bến Tre về Phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống, lãng phí,
- Cấp huyện có chỉ đạo của UBND huyện và Phòng Giáo dục và Đào tạo Ba Tri về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong ngành giáo dục.
Không thể để tình trạng như trên tiếp tục tái diễn, vì nó sẽ tạo ra một thói quen tùy tiện trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, lợi dụng công việc và sự tín nhiệm của lãnh đạo để tư lợi; lãng phí. Là một hình thức tham nhũng, đụt khoét của công gây thất thoát tiền bạc; tài sản xã hội, gây tai tiếng xấu cho cơ quan và cá nhân cán bộ; công chức. Là sai phạm nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng tài chính nhà nước mà một số nơi đã mắc phải và đã bị thi hành kỷ luật. 
Vì vậy, việc lập lại kỷ cương, nền nếp trong quản lý, sử dụng tài chính nhà nước và thực hiện chủ trương thực hành, tiết kiệm, chống lãng phí là điều rất cần thiết và cấp bách, đáp ứng yêu cầu mà Đảng, Nhà nước và xã hội đang đặt ra. 
Đó là lý do để tôi chọn đề tài nầy.
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Đề tài chỉ giới hạn áp dụng cho công tác quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với loại hình trường phổ thông THCS công lập, trường THCS An Phú Trung và các cơ quan hành chánh sự nghiệp ở trong thời gian vừa qua.
Không áp dụng cho các cơ quan ngoài hành chánh sự nghiệp trong điều kiện chế độ, chính sách khác với hiện nay,
- Đối tượng áp dụng là những người quản lý, điều hành ngân sách gồm hiệu trưởng (chủ tài khoản) và kế toán. 
Không áp dụng cho các chức vụ lãnh đạo khác.
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Có 04 mục đích:
- Thực hiện nghiêm túc chủ trương, các văn bản chỉ đạo và quyết nghị của Hội đồng trường về công tác quản lý, thu chi tài chính,
- Điều hành tài khoản của cơ quan đúng chức năng, quyền hạn và trách nhiệm theo chế độ thủ trưởng, không vị nễ; không để khe hở sẽ tạo ra hiện tượng tiêu cực tinh vi khó xử lý trong quản lý và sử dụng tài chính nhà nước,
- Thể hiện phẩm chất, năng lực của hiệu trưởng (là chủ tài khoản cơ quan) một cách cụ thể và thiết thực trước trọng trách mà nhà nước và tập thể đã giao cho,
- Góp phần thực hiện thắng lợi cuộc vận động “Phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” mà Đảng, Nhà nước và ngành Giáo dục-Đào tạo đang chỉ đạo thực hiện cụ thể ngay trong cơ quan bằng các biện pháp vừa trước mắt vừa lâu dài để quản lý tốt hơn nữa công tác tài chính .
V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
- Đề ra một giải pháp hiệu quả, đúng đắn để hiệu trưởng thực hiện đúng quy định, đúng chủ trương trong quản lý tài chính nhà nước và những quyền lợi cũng như nhu cầu hợp pháp, chính đáng của tập thể; cá nhân của cơ quan,
- Số tiền tích lũy được qua việc áp dụng các biện pháp thực hành tiết kiệm hàng ngày không phải là nhỏ trong một năm học. 
Ngược lại, lãng phí sẽ là rất lớn, ảnh hưởng xấu đến uy tín cá nhân và nhà trường nếu tiếp tục duy trì phương pháp làm việc kiểu cũ mà nay đã lỗi thời, không còn phù hợp trong điều kiện mới nữa,
- Điều quan trọng là hình hành ở người quản lý sự nghiêm túc và vô tư trong cách nghỉ, cách làm đối với việc xử dụng tiền bạc; tài sản của nhà nước, của tập thể. Là vấn đề khá phức tạp và nhạy cảm luôn đấu tranh gay gắt với chủ nghĩa cá nhân và yêu cầu của nghề nghiệp, của xã hội. Là sự khẳng định phẩm chất đạo đức trong sáng của nhà giáo yêu nước và cán bộ, công chức chân chính nói chung,
- Tăng cường nhận thức cũng như trách nhiệm của mỗi thành viên nhà trường cùng có ý thức chấp hành tốt và cùng hợp tác, ủng hộ việc thực hiện đúng quy định về quản lý, sử dụng tài chính của cơ quan.
B - PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Tiết kiệm là gì ? Theo Hồ Chí Minh:
- Tiết kiệm “là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”,
- Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, mà những việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc thì tốn bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng,
- Tiết kiệm là tích cực. “Tiết kiệm không phải là ép mọi người nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại, tiết kiệm cốt để dần dần nâng cao mức sống. Nói theo lối khoa học, thì tiết kiệm là tích cực, chứ không phải là tiêu cực”.
2. Thực hành tiết kiệm trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước: là điều hành công tác thu chi đúng chế độ chính sách, theo định mức mục chi đã quy định và thực hiện công khai, minh bạch tránh tình trạng thất thoát, lãng phí. 
Ai cũng phải thực hành tiết kiệm, trước hết là người đứng đầu cơ quan trực tiếp quản lý, duyệt chi tài chính của đơn vị; là góp phần thiết thực vào việc cùng xã hội chống xa hoa, lãng phí, thể hiện đúng tinh thần “tiết kiệm vừa là đạo đức vừa là văn minh” như Bác Hồ đã dạy.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
Ở Trường, thực tế lâu nay đã có không ít trường hợp giáo viên, nhân viên tự ý đi công tác, nộp báo cáo, mua sắm trang thiết bị,  mà chưa có sự phân công của lãnh đạo. Các chứng từ đề nghị thanh toán có sự trùng lắp nhiều lần cho một loại công việc; đi trước báo sau; hóa đơn không hợp lệ; phát sinh nhiều khoản chi gây thất thoát tiền nhà nước chỉ vì lợi ích cá nhân. Nói chung là công tác quản lý, điều hành có thực hiện nhưng về mặt hành chính chưa thật chặc chẽ và nghiêm túc; còn nhiều bất hợp lý; thiếu công khai, minh bạch, gây rắc rối trong duyệt chi, quyết toán.
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 
Thực hiện đồng bộ các bước như sau:
1) Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ:
Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng trên cơ sở các văn bản pháp lý quy định về chế độ chính sách, về quản lý, sử dụng ngân sách theo đúng mục chi của kế toán. Nên Quy chế chi tiêu nội bộ vừa tuân thủ đúng nguyên tắc, vừa đáp ứng nhu cầu thực tế chi tiêu hợp lý của nhà trường trong các hoạt động, vừa thực hiện đúng chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,
Quy chế chi tiêu nội bộ sau khi được kế toán xây dựng chi tiết được thông qua Ban Giám hiệu, Hội đồng Liên tịch, Hội đồng Tư vấn, Hội nghị CNVC để điều chỉnh; bổ sung, biểu quyết và Hội đồng trường ra quyết nghị chuẩn y làm cơ sở pháp lý để hiệu trưởng triển khai thực hiện trong năm học.
Đây là khâu rất quan trọng, mang tính quyết định trong các bước tiến hành.
Ví dụ: 
a) Nguyên tắc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2010:
Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2010 được xây dựng trên cơ sở các văn bản chỉ đạo như sau:
- Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế về tài chính đối với sự nghiệp công lập;
- Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ;
- Căn cứ công văn 4294/HD-STC ngày 30/12/2006 của Sở Tài chính Bến Tre về việc thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ;
- Thông tư Liên tịch 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/04/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo;
- Phương án thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ và thực tế về quy mô trường lớp, nhân sự, các nguồn thu chi theo kế hoạch năm học của đơn vị năm 2010;
- Và các văn bản chỉ đạo hiện hành khác (nếu có).
b) Mục chi 6 200: Tiền thưởng
- Nghị định 121/NĐ-CP ngày 30/09/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi;
- Quyết định số 27/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/08/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”;
- Hướng dẫn 45/HD-HĐTĐKT ngày 15/12/2009 của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh Bến Tre về việc hướng dẫn bình xét thi đua, khen thưởng;
Cụ thể định mức khen thưởng cho các danh hiệu thi đua đã đăng ký trong năm học 2009 – 2010 như sau:
. Lao động giỏi: 100 000đ, . Trường tiên tiến: 500 000đ, 
. UBND tỉnh tặng bằng khen: 300 000đ, . Tổ tiên tiến: 100 000đ,
. Chiến sĩ thi đua cơ sở: 300 000đ, . Tổ xuất sắc: 1 000 000đ, 
. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”: 200 000đ.
2) Các khoản chi cần phải tiết kiệm, chống lãng phí:
Để tập thể, cá nhân thực hiện tốt vấn đề nầy, hiệu trưởng cần tập trung thực hành tiết kiệm cụ thể vào các khoản chi: trả thêm giờ, công tác phí, văn phòng phẩm, điện; điện thoại, tiếp khách, mua sắm tài sản và tu sửa CSVC. 
Các biện pháp như sau:
- Phân công hợp lý, công bằng không để dư giờ bất hợp lý do thiếu vô tình hay cố ý, do nễ nang nên thiếu trách nhiệm. Nếu bắt buộc phải dư giờ thì nên phân công cho người vừa công tác có chất lượng tốt vừa có đơn giá 1 tiết thấp càng tốt, 
Hiệu trưởng phải trực tiếp kiểm tra việc phân công sao cho tối ưu nhất và đúng tinh thần chỉ đạo như đã nêu trên.
- Đi họp, hội nghị phải có giấy mời, thư triệu tập đúng thành phần và số lượng quy định. Nếu đi công tác cho trường phải do hiệu trưởng (hoặc người được ủy nhiệm) quyết định đề cử. Mỗi tuần 2 lần dành cho kế toán duyệt hồ sơ lương, quyết toán thu chi, ; văn thư đi nộp báo cáo chung cho tất cả các bộ phận, không nộp riêng lẽ. Ngoại trừ các trường hợp đặt biệt,
- Chỉ chi 01 lần công tác phí khi hoàn thành nhiệm vụ, không chi tiền sinh hoạt cá nhân, tiền chuyên chở phải hợp lý. Thực tế đã có xãy ra hiện tượng lạm dụng đi công tác để được tiền công tác phí nên tuyệt đối không duyệt chi nếu thấy không hợp lý hay chưa đầy đủ yêu cầu về thủ tục hành chính theo quy định,
- Thực hiện khoáng văn phòng phẩm, quản lý chặc chẽ việc sử dụng đèn, quạt, điện thoại, Internet, giấy in, máy vi tính, máy photo, vật dụng rẽ tiền; mau hõng. Tuyệt đối không sử dụng cho mục đích cá nhân,
- Chi hỗ trợ tiếp khách theo quy định, nếu phát sinh ngoài định mức thì vận động xã hội hóa bằng nhiều nguồn ngân sách hoặc cá nhân hay tập thể đóng góp,
- Thành lập Tổ mua sắm và Hội đồng nghiệm thu tài sản, thiết bị nhà trường. Tùy theo chủng loại hàng hóa sẽ cử người có hiểu biết về chuyên môn, kỷ thuật đi mua kèm theo chứng từ; hóa đơn hợp lệ,
- Tu sửa, nâng cấp CSVC, mua sắm tài sản có giá trị trên 3 000 000đ phải xin chủ trương, duyệt giá, có hợp đồng, dự toán và biên bản nghiệm thu. Tiền hoa hồng (nếu có) từ các hợp đồng đều được sung vào công quỹ.
3) Công khai, minh bạch:
Làm rõ ràng, cụ thể về chi xuất, giá trị của tài sản một cách công khai trước sự chứng kiến của mọi người, không có hành vi nào mờ ám.
- Khi duyệt chi phải có đầy đủ và chính xác về thủ tục đề nghị,
- Bên thi công hay người đi mua sắm tài sản phải làm đầy đủ các bước công khai trước Hội đồng nghiệm thu như: bàn giao hiện vật, giá cả, chứng từ; hóa đơn hợp lệ để đối chiếu với hồ sơ kế toán, kể cả tiền hoa hồng (nếu có), thuyết minh để làm rõ vấn đề khi được chất vấn,  chịu trách nhiệm về việc thực hiên nhiệm vụ được giao và được xem là hoàn thành nhiệm vụ khi Hội đồng nghiệm thu biểu quyết đồng ý,
- Các khoản thu chi thường xuyên (dù nhiều hay ít) đều được kế toán công khai bằng văn bản hàng tháng trên khung thông báo.
4) Tăng các nguồn thu từ xã hội hóa để hỗ trợ cho ngân sách:
Để tiết kiệm tài chính của nhà nước, trường phải vận động xã hội hóa thật tốt các nguồn thu ngoài ngân sách như: học phí, quỹ học sinh nghèo, quỹ khen thưởng học sinh giỏi, quỹ khuyến học, vận động làm các công trình phụ, tặng hoa kiểng, tiện nghi sinh hoạt,  từ các cá nhân; tổ chức; doanh nghiệp trong và ngoài địa phương có quan tâm giúp đỡ nhà trường. Đây là nguồn thu thường xuyên và rất lớn hỗ trợ thiết thực nhất cho ngân sách để nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ. 
IV. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 
Qua một năm thực hiện đề tài nêu trên, kết quả đạt được như sau:
- Công tác quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đi vào nền nếp, có sự chỉ đạo, kiểm tra chặc chẽ của hiệu trưởng. Không còn hiện tượng tùy tiện, chi trước báo sau mà mọi người đều có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quy chế chi tiêu nội bộ, thu chi đúng nguyên tắc kế toán và thường xuyên công khai minh bạch,
- Bảo đảm thỏa đáng về quyền lợi hợp pháp của các thành viên trong nhà trường, không còn hiện tượng so bì, khiếu kiện do giải quyết sai quy định hay do thiếu công bằng; thiên vị,
- Khoản tiền tiết kiệm được từ chi thêm giờ, công tác phí, văn phòng phẩm,  trong thời gian qua là hơn 20 triệu đồng, tiền hoa hồng thu lại được là 1 200 000đ, vận động xã hội hóa hơn 15 triệu đồng.
C - PHẦN KẾT LUẬN
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- Nắm vững các văn bản pháp lý và khả năng vận dụng đúng vào thực tế là yếu tố quyết định trong phương pháp làm việc của hiệu trưởng,
- Quy chế chi tiêu nội bộ phải được xây dựng hoàn chỉnh với đầy đủ chi tiết, chính xác, chặc chẽ, không có sơ hở kết hợp với việc thường xuyên công khai, minh bạch các khoản thu chi thì công việc quản lý, điều hành tài chính của hiệu trưởng sẽ được thuận lợi hơn,
- Người tham mưu trực tiếp cho hiệu trưởng là kế toán phải được đào tạo, tuyển chọn, được thử thách và có kinh nghiệm thực tiễn trong công việc, 
Kinh nghiệm cho thấy chỉ có những người có phẩm chất tốt, có trách nhiệm cao; có cá tính trung thực, thẳng thắn không nễ nang; có đời sống kinh tế ổn định không vụ lợi, không tham lam của công, mới có thể làm tốt được nhiệm vụ kế toán; có điều kiện để phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
II. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:
- Về nhận thức và lý luận:
Văn bản quản lý tài chính và nguyên tắc kế toán điều hành quyền lợi vật chất người lao động ở tầm vĩ mô nên khi vận dụng vào thực tế cơ sở, kinh nghiệm cho thấy phần lớn là phù hợp vào số đông và ưu tiên cho người lao động trực tiếp. 
Vì vậy, hiệu trưởng không được bảo thủ, cục bộ vì quyền lợi của số ít người để việc làm dẫn đến sai trái mà phải tuyệt đối trung thành với nguyên tắc, có lý luận sáng tạo, song song với việc đề ra quy chế làm việc tốt nhất để khẳng định sự đúng đắn, công bằng khách quan của chế độ, chính sách; là nhiệm vụ chính trị mang tính sống còn bắt buột hiệu trưởng phải làm tốt, không được sai sót. 
Cho nên, trong thời gian qua với cách làm như trên, đề tài được xem như là một công cụ quản lý thiết thực và hiệu quả, được đút kết thành lý luận để cùng vận dụng, rút kinh nghiệm và bổ sung hoàn chỉnh.
- Về tính thiết thực và hiệu quả:
Thực hành tiết kiệm trong quản lý, sử dụng ngân sách là một việc làm rất cần thiết. Ngoài thói quen và trách nhiệm phải thực hiện đúng quy định về quyền thu chi, quyền tự chủ nguồn tài chính được cấp nó còn góp phần tăng thu, mang lại lợi ích không nhỏ hàng ngày cho nhà nước,
Số tiền tiết kiệm được nhờ vào cách quản lý như trên trong một năm có thể đủ để xây dựng một công trình phụ đáp ứng tốt cho nhu cầu sinh hoạt và công việc chuyên môn của cơ quan. Trong lúc Đảng và nhà nước ta đang vận động toàn xã hội chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì việc làm như trên là góp phần trực tiếp nhất, thiết thực nhất cho nguồn vốn quốc gia để xóa đói, giảm nghèo và thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI:
Đề tài có khả năng ứng dụng rộng rãi cho các trường học thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo mà chủ yếu là thủ trưởng đơn vị và kế toán của các cơ quan hành chính sự nghiệp được sử dụng ngân sách nhà nước trong giai đoạn hiện nay. 
Tuy nhiên, do cơ chế; chế độ, chính sách sẽ thay đổi theo thời gian, do tính đặc thù của từng đơn vị hay do quan điểm, phương pháp làm việc khác nhau của lãnh đạo nên tất yếu đề tài sẽ không còn phù hợp nữa, mà phải có sự bổ sung, điều chỉnh.
IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
- Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa phương án khoán ngân sách và chủ trương giao quyền tự chủ tài chính, tổ chức bộ máy cho cơ sở, phát huy hơn nữa quyền và trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, 
- Giảm bớt biên chế kế toán chuyên trách ở một số đơn vị trường học; cơ quan có quy mô quá nhỏ (dưới 15 nhân sự), thay thế bằng kiêm nhiệm và luân chuyển kế toán theo nhiệm kỳ để việc thực hiện quyền hạn trong nguyên tắc thu chi giữa bộ 3: thủ trưởng đơn vị, kế toán và thủ quỹ được khách quan và trung thực hơn,
- Trước mắt đổi mới quản lý 02 mục chi còn nhiều sơ hở và bất hợp lý: 
. Khoán tiền công tác phí vì đây là khoản chi tốn kém nhất trong ngân sách,
. Thực hiện các biện pháp chế tài về lương và phụ cấp.
 An Phú Trung, ngày 12 tháng 02 năm 2010
 Người viết
 Phạm Văn Lự
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dự án SREM, Quyển 2: Quản lý nhà nước về giáo dục, Phụ lục: Văn bản tham khảo (Quản lý và điều hành các hoạt động trong trường học), trang 217, Nhóm tác giả, Nhà xuất bản Hà Nội.
2. Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2002, t.6, tr.485, 
 t.5, tr.637.
3. Chỉ thị số 06 – CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
4. Chỉ thị số 2516/CT-BGD&ĐT ngày 18/05/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong ngành Giáo dục. 
5. Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2010 của trường THCS An Phú Trung.
MỤC LỤC
 Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU 
I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI trang 1
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI trang 1
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU trang 2
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU trang 2
V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU trang 2
B. PHẦN NỘI DUNG 
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN trang 4
1. Tiết kiệm là gì trang 4
2. Thực hành tiết kiệm trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước trang 4
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ trang 4
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ trang 4
1) Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ trang 4
2) Các khoản chi cần phải tiết kiệm, chống lãng phí trang 6
3) Công khai, minh bạch trang 7
4) Tăng các nguồn thu từ xã hội hóa để hỗ trợ cho ngân sách trang 7
IV. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC trang 7
C. PHẦN KẾT LUẬN 
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM trang 8
II. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI trang 8
III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI trang 9
IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT trang 9

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thuc_hanh_tiet_kiem_trong_quan_ly_su_d.doc