Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh khi học tiết Bài tập và thực hành 9 môn Tin học Lớp 12

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh khi học tiết Bài tập và thực hành 9 môn Tin học Lớp 12

Lý do, mục đích vì sao phải đề xuất sáng kiến mới:

Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi về mặt con người khá toàn viện. Ngoài trình độ chuyên môn đòi hỏi con người Việt Nam còn phải sử dụng thành thạo máy vi tính, cập nhật công nghệ thông tin, nói thông thạo một số ngoại ngữ,. Trong đó Tin học đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường khá lâu nhưng nội dung sách giáo khoa chưa có nhiều thay đổi, kiến thức lạc hậu nhiều so với sự phát triển của công nghệ thông tin trong xã hội ngày nay.

Trong những năm công tác tôi luôn đặt ra câu hỏi tại sao một môn tin học có tính tư duy, mới mẽ và hấp dẫn vậy mà không thu hút được học sinh tiếp thu bài và vận dụng kiến thức đó là hành trang cho mình sau này làm việc ngoài xã hội.

Học sinh nghĩ môn tin học là môn phụ nên không tập trung cho việc học lý thuyết và thực hành. Về phía giáo viên, mặt nào đó vẫn chưa có một phương pháp dạy học thật sự phù hợp, chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh yêu thích môn này.

 

doc 5 trang hoathepmc36 26/02/2022 7882
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh khi học tiết Bài tập và thực hành 9 môn Tin học Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN SÁNG KIẾN: 
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH KHI HỌC TIẾT
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 9 TIN HỌC 12
Đề nghị công nhận sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở năm học 2020 - 2021
1. Có tính mới và sáng tạo
a. Lý do, mục đích vì sao phải đề xuất sáng kiến mới:
Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi về mặt con người khá toàn viện. Ngoài trình độ chuyên môn đòi hỏi con người Việt Nam còn phải sử dụng thành thạo máy vi tính, cập nhật công nghệ thông tin, nói thông thạo một số ngoại ngữ,... Trong đó Tin học đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường khá lâu nhưng nội dung sách giáo khoa chưa có nhiều thay đổi, kiến thức lạc hậu nhiều so với sự phát triển của công nghệ thông tin trong xã hội ngày nay.
Trong những năm công tác tôi luôn đặt ra câu hỏi tại sao một môn tin học có tính tư duy, mới mẽ và hấp dẫn vậy mà không thu hút được học sinh tiếp thu bài và vận dụng kiến thức đó là hành trang cho mình sau này làm việc ngoài xã hội.
Học sinh nghĩ môn tin học là môn phụ nên không tập trung cho việc học lý thuyết và thực hành. Về phía giáo viên, mặt nào đó vẫn chưa có một phương pháp dạy học thật sự phù hợp, chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh yêu thích môn này. 
Do đó, để tạo được sự hứng thú cho học sinh trong học tập nhất là trong tiết thực hành, tôi chọn đề tài “Tạo hứng thú cho học sinh khi học tiết bài tập và thực hành 9 tin học 12”.
b. Đảm bảo sáng kiến này mang tính mới và sáng tạo, gồm: không có sao chép từ các giải đã có trước đây; chưa được áp dụng, phổ biến; chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo; Không trùng với giải pháp, sáng kiến của người khác đã áp dụng.
c. Mô tả sáng kiến: Sử dụng cơ sở dữ liệu “Quan_li_thi_dua.mdb” vào trong bài tập và thực hành 9 tin học 12 để thúc đẩy học sinh tích cực, hứng thú hơn trong học tập nhằm giúp nâng cao chất lượng bộ môn tin học khối 12 tại trường trung học phổ thông. 
d. Nội dung thực hiện
Qua tiết bài tập và thực hành 9 tin học 12 trong tôi thấy cần có một số thay đổi về cơ sở dữ liệu khi cho học sinh thực hành:
- Học sinh khó hình dung được sự hoạt động của cơ sở dữ liệu trong sách giáo khoa vì học sinh ít biết đến nên dẫn đến sự chán nản, không muốn tìm tòi khi bắt đầu cho buổi thực hành.
- Không cho trước nội dung nhập dữ liệu sẽ gây mất thời gian cho học sinh khi thực hiện thao tác nhập dữ liệu cho các bảng và kết quả trả về sẽ khác nhau ở các bài làm, dẫn đến khó khăn cho giáo viên khi nhận xét đánh giá.
- Chưa tạo được sự ham học hỏi tìm tòi cho học sinh.
- Học sinh không muốn khai thác sâu vào cơ sở dữ liệu đã cho.
Giải pháp:
Xây dựng cơ sở dữ liệu Quan_li_thi_dua.mdb áp dụng thêm vào trong bài tập và thực hành 9 tin học 12. Học sinh lần lượt thực hiện các thao tác sau để tạo cơ sở dữ liệu:
	Câu 1: Tạo các bảng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu Quan_li_thi_dua.mdb với cấu trúc được mô tả trong bảng sau, đặt khóa chính cho mỗi bảng:
Tên bảng
Tên trường
Khóa chính
Kiểu dữ liệu
HOC_SINH
Ma_Hs
Text
Ten_Hs
Text
Lop
Text
NOI_QUI
Ma_Nq
Text
Ten_Nq
Text
Diem_Tru
Number
VI_PHAM
Ma_Hs
Text
Ma_Nq
Text
Ngay_Vi_Pham
Datetime
So_Lan_Vi_Pham
Number
Hiệu quả: Cơ sở dữ liệu chỉ bao gồm 3 bảng, tuy không thể hiện được hết các yếu tố để xây dựng 1 cơ sở dữ liệu quản lí thi đua của các lớp trong nhà trường một cách hoàn chỉnh nhưng nó cũng đã thể hiện được các yếu tố cơ bản về cơ chế quản lí thi đua các lớp của nhà trường, từ đây đã hành thành cho các em về động cơ trong học tập, tự đặt ra các câu hỏi: bên trong cơ sở dữ liệu này sẽ chứa những bảng nào, trong bảng gồm các trường nào, nội qui sẽ nhập có giống với nội qui nhà trường, làm sao tính được điểm thi đua từng lớp, 
Câu 2: Nhập dữ liệu vào các bảng tương ứng: 
Bảng HOC_SINH:
Ma_Hs
Ten_Hs
Lop
Hs01
Nguyen Van A
12a1
Hs02
Le Minh B
12a1
Hs03
Tran Tan C
12a2
Hs04
Vo Trong D
12a2
Hs05
Ho Duy E
12a3
Bảng NOI_QUI:
Ma_Nq
Ten_Nq
Diem_Tru
Nq01
Nghỉ có phép
1
Nq02
Nghỉ không phép
5
Nq03
Đi trễ
5
Nq04
Không đồng phục
7
Nq05
Không thuộc bài
10
Bảng VI_PHAM:
Ma_Hs
Ma_Nq
Ngay_Vi_Pham
So_Lan_Vi_Pham
Hs01
Nq02
15/9/2020
1
Hs01
Nq03
20/9/2020
2
Hs02
Nq02
25/10/2020
1
Hs03
Nq05
26/10/2020
1
Hs02
Nq02
26/10/2020
1
Hiệu quả: Dữ liệu nhập vừa phải không nên quá nhiều vì sẽ tốn thời gian nhưng phải đảm bảo đủ dữ liệu để thực hiện các thao tác khai thác tiếp theo, khuyến khích cho Ten_Hs trùng với tên học sinh đang dạy như vậy sẽ tạo cho sự lôi cuốn và sinh động hơn trong tiết dạy, Ten_Nq và Diem_Tru nên cho dữ liệu đúng với nội qui của nhà trường sẽ giúp cho học sinh có phần đặt thêm niềm tin vào cơ sở dữ liệu của mình tạo ra. 
Câu 3: Thiết lập mối liên kết:
	+ Giữa bảng VI_PHAM và bảng HOC_SINH
	+ Giữa bảng VI_PHAM và bảng NOI_QUI
	Hiệu quả: Khi cơ sở dữ liệu đã được tạo ra và các bảng đã có sự liên kết, lúc này các em rất có tinh thần mong muốn được khai thác ngay cơ sở dữ liệu vừa tạo, để được hiểu thêm ít kiến thức về hoạt động thi đua như thế nào, cũng từ đây giáo viên có thể cho ra các dạng bài tập liên quan về các đối tượng trong access học sinh đã được học mà không cần lo ngại gì về tinh thần ham học học hỏi của các em nữa.
Tự chấm điểm: 30 điểm
2. Có khả năng áp dụng
Có khả năng triển khai, áp dụng cho các đơn vị nhà trường trung học phổ thông ở nhiều địa phương trong thực tế đạt hiệu quả cao:
Với cấu trúc của cơ sở dữ liệu dễ tạo không đòi hỏi người dùng quá chuyên sâu về trình độ chuyên môn, không yêu cầu cao về phần cứng máy tính, là dữ liệu mã nguồn mở nên nội dung của cơ sở dữ liệu cũng dễ thay đổi tùy vào đặc thù quản lí nội qui của các trường.
Dễ dàng sử dụng trong công tác giảng dạy dựa vào điều kiện cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn hiện tại của giáo viên tin học của nhiều trường trung học phổ thông trong tỉnh và cả nước.
Với phương pháp này có thể áp dụng nâng cao hiệu quả cũng như tạo sự hứng thú cho học sinh trong tất cả các tiết thực hành tin học 12 học kỳ 1
Tự chấm điểm: 25 điểm
3. Đạt hiệu quả về kinh tế - xã hội
a. Về hiệu quả kinh tế: 
Sau khi áp dụng giải pháp sử dụng cơ sở dữ liệu “Quan_li_thi_dua.mdb” vào trong nội dung bài học “Bài tập và thực hành 9” tin học 12 tại trường trung học phổ thông thì kết quả chất lượng bộ môn tin học các lớp đạt như sau:
- Học kì 1 - Năm học 2019 – 2020
Lớp
Tổng sỉ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12A6, 12A8
76
72
94.74
4
5.26
0
0.0
0
0.0
- Học kì 1 - Năm học 2020 - 2021
Lớp
Tổng sỉ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12A6, 12A7, 12A8, 12A10
168
163
97.02
5
2.98
0
0.0
0
0.0
Kết luận: Qua việc áp dụng giải pháp sử dụng cơ sở dữ liệu “Quan_li_thi_dua.mdb” vào trong nội dung bài học “Bài tập và thực hành 9” tin học 12 kết quả cho thấy chất lượng bộ môn tin học 12 trong giai đoạn học kì 1 ngày càng khả quan hơn, tỉ lệ học sinh giỏi đều tăng, đồng thời tỉ lệ học sinh đạt loại khá, trung bình đều giảm qua các năm học. Do đó, việc áp dụng giải pháp sử dụng cơ sở dữ liệu “Quan_li_thi_dua.mdb” vào trong nội dung bài học “Bài tập và thực hành 9” tin học 12 sẽ góp phần nâng cao chất lượng bộ môn tin học nói riêng và chất lượng về học lực của học sinh nói chung. 
b. Về hiệu quả xã hội:
Việc áp dụng giải pháp sử dụng cơ sở dữ liệu “Quan_li_thi_dua.mdb” vào trong nội dung bài học “Bài tập và thực hành 9” tin học 12 tạo cho học sinh ham muốn được học các tiết thực hành, trong buổi thực hành các em nghiêm túc hơn, chú ý sự hướng dẫn của giáo viên khi thực hành, không làm việc riêng. Thích được tìm tòi và đặt ra nhiều câu hỏi cho giáo viên nhiều hơn xoay quanh về nội dung của cơ sở dữ liệu đã cho.
Thông qua việc thực hành về cơ sở dữ liệu “Quan_li_thi_dua.mdb” các em còn hệ thống lại cho mình về các nội qui của nhà trường đưa ra, tạo được một phần nào cho các em thêm ý thức hơn trong việc thực hiện nội qui của nhà trường.
Tự chấm điểm: 35 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_khi_hoc_tiet.doc