Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua tiết sinh hoạt lớp tại trường THPT Lê Viết Thuật

Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua tiết sinh hoạt lớp tại trường THPT Lê Viết Thuật

Mục tiêu của giáo dục phổ thông ở nước ta đang được chuyển hướng từ trang bị kiến thức sang trang bị năng lực cần thiết cho các em học sinh.Trong tiến trình đổi mới ấy, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh (HS) là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong chương trình xây dựng môn học.

Hiện nay, đã có trên 155nước và vùng lãnh thổ quan tâm đến việc đưa kĩ năng sống (KNS) vào nhà trường,trong đó có 143 quốc gia đã đưa vào chương trình chính khoá ở bậc tiểu học và trunghọc. Việc giáodục KNS ở các nước được đưa vào dạy học cho học sinh trong các trường phổ thông, dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở nước ta, giáodục kĩ năng sống đã được địnhhướng triển khai trong nhà trường. Bộ GDĐT yêu cầu “…đẩy mạnh hoạt động giáo dục KNS cho học sinh theo định hướng phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của học sinh gắn với định hướng nghề nghiệp…”

KNS giữ vai trò quan trọng đối với cá nhân và xã hội. KNS chínhlà những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi, thói quen tích cực, lành mạnh. Người có KNS phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình.Không những thúc đẩy sự phát triển của cá nhân, KNS còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các tệ nạn xã hội và bảo vệ quyền con người. Việc giáo dục KNS sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm các tệ nạn.

Mặt khác, thế hệ trẻ chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có KNS, các em sẽ khôngthể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết,thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động... Vì vậy việc giáo dục KNS cho học sinh, thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh.

docx 53 trang Thu Kiều 19/09/2024 1400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua tiết sinh hoạt lớp tại trường THPT Lê Viết Thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT
 ------------------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 “Tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 
thông qua tiết sinh hoạt lớp tại trường THPT Lê Viết Thuật”
 GIÁO VIÊN: Lê Thị Huyền - Tổ toán
 Ngô Thị Quang - Tổ văn
 VINH, THÁNG 4/2023 4. Phương pháp hoạt động nhóm ...................................................................15
 5. Sử dụng “Vé số học tập” để tạo hứng thú học sinh....................................18
 3.3. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất. ................19
C. KẾT LUẬN.........................................................................................................26
 1. Kết quả .............................................................................................................26
 2. Đề xuất. ............................................................................................................26 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 Mục đích nghiên cứu của đề tài là xây dựng các biện pháp tổ chức tiết sinh hoạt lớp 
nhằm tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tại trường THPT Lê Viết Thuật.
 III.CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
 1-Cơ sở phương pháp luận
 Đề tài được nghiên cứu trên quan điểm tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin, 
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề giáo dục.
 2-Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp logic khi nghiên cứu, sưu tầm ,chọn lọc tài liệu có liên quan đến 
đề tài, tiến hành thực nghiệm sư phạm.
 IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
 - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 
trung học phổ thông.
 - Nghiên cứu lý luận và thực tiễn tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm phát triển kĩ 
năng sống cho học sinh
 - Thiết kế giáo án và kế hoạch tổ chức tiết sinh hoạt lớp.
 - Thực nghiệm sư phạm để xét tính khả thi và hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
 V. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 
 1- Đối tượng nghiên cứu
 Các phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua tiết sinh hoạt lớp
 2- Phạm vi nghiên cứu đề tài:
 - Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua tiết sinh hoạt lớp của giáo viên 
chủ nhiệm.
 - Đề tài được áp dụng vào thực tế lớp chủ nhiệm 10D, 10D3 năm học 2022-2023.
 VI. HIỆU QUẢ, TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI.
 Đề tài thể hiện tính mới khi đưa ra các hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp phong
 2 B. NỘI DUNG
 CHƯƠNG 1: Cơ sở lí luận về sự cần thiết phải giáo dục KNS cho học sinh 
 trong tiết sinh hoạt lớp.
 1. Một số khái niệm:
 1.1 Kĩ năng sống là gì
 KNS (life skills) được sử dụng rộng rãi nhằm vào mọi lứa tuổi trong mọi lĩnh 
vực hoạt động thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
 Theo UNESCO, KNS gắn với 4 trụ cột của GD. Đó là: Học để biết (gồm có các 
kĩ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn 
đề, nhận thức được hậu quả, căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin...); 
Học để làm (gồm các kĩ năng thực hiện công việc và làm nhiệm vụ như: đặt mục 
tiêu, đảm nhận trách nhiệm); Học để cùng chung sống (gồm có các KN xã hội 
như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc nhóm, thể hiện sự 
cảm thông...); Học để làm người (gồm các KN cá nhân như ứng phó với căng thẳng, 
kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin). Như vậy, KNS là những hành vi cụ thể 
thể hiện khả năng chuyển đổi kiến thức và thái độ thành hành động thích ứng trong 
cuộc sống. KNS thể hiện năng lực sống của con người trong cuộc sống cá nhân, 
trong mối quan hệ xã hội. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì nhận định: KNS là khả 
năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử một cách 
có hiệu quả trước những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.
 Tác giả Nguyễn Thanh Bình quan niệm: KNS nhằm giúp chúng ta chuyển dịch 
kiến thức “cái chúng ta biết” và thái độ, các giá trị “cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin 
tưởng” thành hànhđộng thực tế “làm gì và làm cách nào” là tích cực nhất và mang 
tính chất xây dựng. Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn: “KNS là những KN tinh thần hay 
những KN tâm lí, KN tâm lí -xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng 
trong cuộc sống. Những KN này giúp cho cá nhân thể hiện được chính mình cũng 
như tạo ra nội lực cần thiết để thích nghi và phát triển. KNS còn được xem như một 
biểu hiện quan trọng của năng lực tâm lí-xã hội, giúp cho cá nhân vững vàng trước 
cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thách thức”. Từ góc độ tâm lí học, tác giả Nguyễn 
Quang Uẩn khẳng định: “Trong hệ thống các KN cơ bản có tính tổng hợp và phức 
tạp của hoạt động sống của con người có KNS. Đó là một tổ hợp phức tạp của hệ 
thống KN nói lên năng lực sống của con người, giúp con người thực hiện công việc 
và tham gia vào cuộc sống hằng ngày có kết quả, trong những điều kiện xác định 
của cuộc sống”.
 Chúng tôi cho rằng:“KNS chính là KN tự quản lí bản thân và KN xã hội cần 
thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách
 4 - KN tìm kiếm và xử lí thông tin - KN kiên định
 - KN tư duy phê phán - KN đảm nhận trách nhiệm
 - KN tư duy sáng tạo - KN đặt mục tiêu
 - KN ra quyết định - KN quản lí thời gian
 - KN giải quyết vấn đề
 1.2 Giáo dục kĩ năng sống là gì
 Giáo dục KNS là trang bị những kiến thức, thái độ, hành động giúp cho người 
học hình thành được những KNS cần thiết, phù hợp với từng lứa tuổi, điều kiện kinh 
tế-xã hội, môi trường sống,... Giáo dục KNS cho học sinh là việc làm rất quan trọng, 
ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các em. Giáo dục 
KNS cần được tiến hành càng sớm càng tốt và có thể bắt đầu ngay từ bậc tiểu học, 
thậm chí còn có thể ở tuổi mầm non. Bởi vì lứa tuổi này những hành vi cá nhân, tính 
cách và nhân cách đang dần được hình thành.
 1.3. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học 
 phổ thông
 Giáo dục KNS cho HS THPT chuyên có vai trò rất quan trọng, bởi lẽ, KNS 
thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội. Giáo dục KNS là yêu cầu cấp thiết đối với 
thế hệ trẻ và nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
 Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội Có thể nói, KNS chính 
là “nhịp cầu” giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích 
cực, lành mạnh. Học sinh THPT chuyên có kiến thức văn hóa tốt, nếu được trang bị 
KNS phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải 
quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp, các em sẽ thường thành công hơn trong 
cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Không những thúc 
đẩy sự phát triển cá nhân, KNS còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, giúp 
ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người. Việc GD KNS cho học sinh 
THPT chuyên sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao 
chất lượng cuộc sống cá nhân các em và cộng đồng.
 Học sinh THPT nói chung là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, 
giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá. Tuy vậy, các em còn thiếu hiểu 
biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống nên dễ bị lôi kéo, dễ bị kích động. 
Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, các em 
thường xuyên phảiđương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu 
cực Nếu thiếu KNS, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào
 2 Giáo viên chủ nhiệm lớp là “linh hồn của lớp học”, là người góp phần không 
nhỏ hình thành và nuôi dưỡng nhân cách học sinh, những chủ nhân tương lai của đất 
nước. Nói như PGS.TS Đặng Quốc Bảo - Học viện quản lý giáo dục - thì giáo viên 
chủ nhiệm lớp là “nhà quản lý không có dấu đỏ”. Ngày nay, với sự nhận thức ngày 
càng đúng đắn và sâu sắc về giáo dục, có thể coi giáo viên chủ nhiệm như một nhà 
quản lý với các vai trò: Người lãnh đạo lớp học; người điều khiển lớp học; người 
làm công tác phát triển lớp học; người làm công tác tổ chức lớp học; người giúp hiệu 
trưởng bao quát lớp học; người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng 
và rèn luyện của học sinh; người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp... Một người 
giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ góp phần xây dựng nên một tập thể lớp giỏi, nhiều tập 
thể lớp giỏi sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh.
 Trong chương trình giáo dục phổ thông, tiết sinh hoạt lớp được quy định như 
một tiết học bắt buộc; trong đó giáo viên chủ nhiệm được hưởng số tiết kiêm nhiệm 
theo quy định (4 tiết/tuần), đối với GVCN thực hiện chương trình Giáo dục phổ 
thông 2018 là 5 tiết/tuần (thêm 1 tiết dạy hoạt động Trải nghiệm hướng nghiệp trong 
tiết sinh hoạt lớp) và học sinh thực hiện đủ thời lượng của một tiết học là 45 phút/tiết. 
Đây là tiết học quan trọng góp phần làm phong phú thêm chương trình giảng dạy và 
nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh.
 Tiết sinh hoạt lớp là thời điểm để học sinh bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm của 
cá nhân sau một tuần học tập; là dịp để mỗi học sinh tự đánh giá và đánh giá hoạt 
động học tập, rèn luyện của cá nhân, tập thể lớp sau mỗi tuần học. Từ đó, xây dựng 
kế hoạch hoạt động cho tuần học tập tiếp theo nhằm hoàn thành tốt kế hoạch năm 
học mà lớp đã đề ra.
 Thông qua tiết sinh hoạt lớp, học sinh hình thành kĩ năng tự quản, có ý thức 
chấp hành tốt nền nếp, kỷ luật của trường lớp; nâng cao tinh thần đoàn kết tập thể, 
sống có trách nhiệm, phát huy được vai trò nồng cốt, tính tiên phong của tổ chức 
Đoàn trong các hoạt động tập thể lớp.
 Nếu như các bộ môn văn hóa đều có chương trình, sách giáo khoa, sách giáo 
viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo... thì tiết sinh hoạt lớp chủ yếu do 
cô và trò biên soạn và chuẩn bị.
 Những năm gần đây, việc thiết kế giáo án sinh hoạt lớp đã được triển khai đến 
các nhà trường, các thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm. Như vậy, nội dung và cách 
thức cơ bản để tiến hành giờ sinh hoạt lớp đã được thống nhất trong các nhà trường.
 3

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tang_cuong_giao_duc_ki_nang_song_cho_h.docx
  • pdfLê Thị Huyền, Ngô Thị Quang- THPT Lê Viết Thuật - Chủ nhiệm.pdf