Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong tiết dạy reading

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong tiết dạy reading

Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, Đảng và nhà nước ta đã và đang thực hiện chính sách mở cửa nhằm hội nhập với cộng đồng thế giới trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, thương mại, du lịch, giáo dục, v.v Trong đó giáo dục trong thế kỷ XXI phải thực hiện được sứ mệnh văn hóa tiến trình toàn cầu hóa, biến toàn cầu hóa thành điều có ý nghĩa đối với từng con người với tất cả các quốc gia. Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng của mỗi đất nước và tạo cơ hội học tập cho mỗi người dân.Với cơ chế mở cửa của nước ta hiện nay thì ngoại ngữ đã trở thành phương tiện vô cùng quan trọng vì một triết gia đã từng nói rằng “Biết thông thạo một ngoại ngữ giống như bạn có thêm một con người mới”. Chỉ có ngoại ngữ mới có thể giúp chúng ta tiếp cận với thể giới văn minh, trao đổi văn hóa và nối vòng tay hữu nghị toàn cầu. Xuất phát từ mục tiêu đó tiếng Anh đã trở thành ngoại ngữ số một được dạy ở nước ta và việc dạy cũng như học tiếng Anh ở các trường THTP cũng đã có những chuyển biến rõ rệt.Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của Tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay, nên môn học này được mọi người đặc biệt quan tâm, từ đó đòi hỏi ngành giáo dục phải làm sao đào tạo cho học sinh có thể nghe và nói tiếng Anh lưu loát nhất là sau khi tốt nghiệp THPT. Để đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ mới của đất nước là đào tạo ra những thế hệ công dân “ sử dụng ngoại ngữ thành thạo” để “tiếp thu những tri thức khoa học công nghệ tiên tiến ”. Điều đó đòi hỏi giáo viên dạy ngoại ngữ phải trang bị cho mình những phương pháp giảng dạy hiện đại, tiên tiến, phù hợp với nhu cầu của môn học và của người học trong giai đoạn hiện nay.

 

doc 20 trang haihuy29 14/08/2023 6844
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong tiết dạy reading", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tên chuyên đề: “SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG TIẾT DẠY READING”
2. Lý do chọn chuyên đề:
Đọc hiểu “ Reading” là kỹ năng không thể thiếu trong việc dạy và học môn Tiếng Anh.Có thể nói, kỹ năng đọc hiểu đòi hỏi người học vận dụng kiến thức trên nhiều cấp độ khác nhau của ngôn ngữ như: từ vựng, ngữ pháp,và hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực của đời sống, khoa học.Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu có vai trò rất quan trọng đối với học sinh vì các dạng bài tập đọc hiểu chiếm tỷ lệ khá cao trong các kì thi học sinh giỏi, kì thi tốt nghiệp, đặc biệt là kì thi đại học, cao đẳng.Thực tế trong giảng dạy nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy kĩ năng đọc hiểu, học sinh chưa chủ động tiếp nhận kiến thức, rèn luyện và hình thành kĩ năng. Nhận thức được điều đó, tôi đã chọn chuyên đề : “Sử dụng Sơ đồ tư duy trong tiết dạy Reading” để thực nghiệm trong quá trình giảng dạy với mong muốn góp phần giúp đồng nghiệp, học sinh cải tiến phương pháp dạy và học kĩ năng đọc hiểu.
II.PHẦN NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn:
1.1. Cơ sở lý luận:
Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, Đảng và nhà nước ta đã và đang thực hiện chính sách mở cửa nhằm hội nhập với cộng đồng thế giới trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, thương mại, du lịch, giáo dục, v.v Trong đó giáo dục trong thế kỷ XXI phải thực hiện được sứ mệnh văn hóa tiến trình toàn cầu hóa, biến toàn cầu hóa thành điều có ý nghĩa đối với từng con người với tất cả các quốc gia. Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng của mỗi đất nước và tạo cơ hội học tập cho mỗi người dân.Với cơ chế mở cửa của nước ta hiện nay thì ngoại ngữ đã trở thành phương tiện vô cùng quan trọng vì một triết gia đã từng nói rằng “Biết thông thạo một ngoại ngữ giống như bạn có thêm một con người mới”. Chỉ có ngoại ngữ mới có thể giúp chúng ta tiếp cận với thể giới văn minh, trao đổi văn hóa và nối vòng tay hữu nghị toàn cầu. Xuất phát từ mục tiêu đó tiếng Anh đã trở thành ngoại ngữ số một được dạy ở nước ta và việc dạy cũng như học tiếng Anh ở các trường THTP cũng đã có những chuyển biến rõ rệt.Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của Tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay, nên môn học này được mọi người đặc biệt quan tâm, từ đó đòi hỏi ngành giáo dục phải làm sao đào tạo cho học sinh có thể nghe và nói tiếng Anh lưu loát nhất là sau khi tốt nghiệp THPT. Để đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ mới của đất nước là đào tạo ra những thế hệ công dân “ sử dụng ngoại ngữ thành thạo” để “tiếp thu những tri thức khoa học công nghệ tiên tiến”. Điều đó đòi hỏi giáo viên dạy ngoại ngữ phải trang bị cho mình những phương pháp giảng dạy hiện đại, tiên tiến, phù hợp với nhu cầu của môn học và của người học trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Song song với những thay đổi đó là các trường học ở Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức trong việc trang bị kỹ năng ngoại ngữ cho người học để đáp ứng những yêu cầu cấp thiết của thị trường lao động trong thời kì mới. Nếu trước đây mục tiêu chủ yếu của việc dạy và học ngoại ngữ là đọc hiểu để phục vụ nghiên cứu văn học và khoa học kĩ thuật thì ngày nay thực tế xã hội đã đòi hỏi đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ ở Việt Nam phải đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng việc dạy ngôn ngữ theo đường hướng giao tiếp nhằm tăng cường năng lực giao tiếp cho người học. Đọc là một trong bốn kỹ năng của việc dạy và học Tiếng Anh (nghe,nói, đọc, viết). Mục đích của việc dạy đọc là giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc hiểu, có khă năng đọc hiểu sách, báo, tài liệu bằng tiếng anh với những nội dung phù hợp với trình độ và lứa tuổi của học sinh; giúp học sinh có điều kiện thu nhận thông tin, nâng cao trính độ Tiếng Anh và có hiểu biết thêm về xã hội. Kỹ năng đọc được xem là một kỹ năng khó, vì vậy để cải thiện từng bước về vấn đề này đòi hỏi sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy, đáp ứng được yêu cầu đạo tạo của ngành giáo dục của toàn xã hội.Là giáo viên tiếng Anh tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để mang lại cho học trò những bài học thật thú vị, mới mẻ, kích thích sự ham học, tính chủ động của các em từ khá giỏi đến yếu kém, làm sao sau mỗi bài học không chỉ học sinh khắc sâu kiến thức, ấn tượng, nhớ mãi mà còn giúp các em tự tin, chủ động dần lên.Có nhiều phương pháp dạy học được triển khai hàng năm nhằm nâng cao chất lượng bộ môn nhưng có lẽ phương pháp dạy học tích cực bằng cách sử dụng “SƠ ĐỒ TƯ DUY” làm tôi tâm đắc nhất. Với sơ đồ tư duy, tôi có thể vận dụng trong bất cứ giai đoạn nào của một bài học, lôi cuốn được mọi đối tượng học sinh tham gia, làm cho các em mất dần cảm giác sợ cũng như chán nản với môn học này và đặc biệt còn kích thích được sự tư duy, tính tò mò, khả năng tìm tòi mở rộng kiến thức của các em. Điều này là rất quan trọng bởi vì theo Margaret Mead "Không nên dạy cho học trò những gì chúng phải suy nghĩ, mà dạy cho chúng cách suy nghĩ”.
III.GIẢI PHÁP
1. Thực trạng chung:
	Học ngoại ngữ thật không dễ chút nào.Như chúng ta đã thấy, tiếng mẹ đẻ đôi lúc các em còn chưa nắm vững ngữ pháp cũng như chưa biết chọn lọc, trau chuốt lời văn, câu chữ .Là giáo viên giảng dạy bộ môn tiếng Anh ở bậc THTP tôi thấy lượng học sinh học yếu ở bộ môn tiếng Anh còn nhiều, chỉ một số ít các em hiểu biết và nói viết lưu loát.Thực tế hiện nay nhiều học sinh không có cơ hội thực hành Tiếng Anh.Mục tiêu chính của một lớp học tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp là giúp học sinh có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ ngày một tự tin và hiệu quả hơn.Tuy nhiên, đây cũng chính là điều khiến nhiều giáo viên ngoại ngữ đau đầu vì làm thế nào để đạt được mục tiêu ấy lại là một câu hỏi không dễ trả lời.Học sinh chủ yếu chỉ được nghe cô hướng dẫn đọc, nhưng ngay cả cô giáo thì không phải lúc nào cũng đúng. Như vậy khó khăn lớn nhất của học sinh chúng ta khi học tiếng Anh có lẽ là do không có môi trường tiếng thực tế.Vì vậy điều then chốt là tạo ra một môi trường tiếng trong lớp học nơi khiến học sinh cảm thấy tự tin khi sử dụng tiếng Anh.
2. Thực trạng của học sinh ở trường:
Trong việc đổi mới phương pháp dạy học thì học sinh đóng vai trò trung tâm của các hoạt động dạy-học trên lớp, chất lượng giờ học phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, tính chủ động, tích cực của các em.Tuy nhiên, một khó khăn lớn nhất lại đến từ phía học sinh.Đối tượng học sinh hầu hết ở trường tôi là khu vực nông thôn, đa số các em đều có học lực yếu, trung bình, chỉ một phần nhỏ ở mức độ khá và giỏi. Các em bị hạn chế về sự hiểu biết cũng như khả năng tư duy.Vì vậy trong quá trình dạy kĩ năng đọc hiểu chúng tôi nhận thấy được một số hạn chế của các em như sau:
- Đọc và cố gắng dịch từng từ một
- Chú ý quá nhiều đến những chi tiết nhỏ dẫn đến các em thường bị mất các ý chính.
- Khối lượng tích lũy từ vựng cực kỳ ít ỏi nên các em luôn gặp khó khăn trong việc năm bắt ý chính của bài.
- Kiến thức nền và sự hiểu biết của các em còn hạn chế do hoàn cảnh khách quan và chủ quan.
- Đa phần trong các bài kiểm tra có phần reading học sinh thừa nhận các em ngán đọc vì dài mà chỉ chọn đáp án theo kiểu may rủi.
-SGK cũ của anh chị để lại có sẵn câu trả lời, học sinh chỉ đọc đáp án mà không tìm hiểu.
- Đa số các em còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh trong thời kỳ hội nhập, do đó các em không chủ động, tích cực trong học tập. Ý thức tự học, tự bồi dưỡng , rèn luyện còn thấp.
- Hs thường không thích các giờ đọc hiểu do có nhiều thời gian trầm hơn các tiết khác.
Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chưa có khả năng tự học, chỉ dựa vào những kiến thức do giáo viên truyền đạt, rồi học thuộc lòng nên khi quên một chữ đầu là quên tất cả.Học sinh chỉ học bài nào biết bài đấy, cô lập nội dung của các môn, phân môn mà chưa có sự liên hệ kiến thức với nhau vì vậy mà chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống. Do đó, Sử dụng sơ đồ tư duy, hình vẽ giúp học sinh hào hứng hơn, có động lực tìm hiểu bài hơn , hệ thống các kiến thức đã học theo ý thích và sáng tạo của riêng mình, giúp các em nhớ bài một cách hiệu quảvà giúp nâng cao kết quả trong học tập.
IV. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA CHUYÊN ĐỀ;
1.1 Sơ đồ tư duy là gì?
Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy, là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não.Nó là phương tiện ghi chép sáng tạo và hiệu quả, trong đó nó mở rộng, đào sâu, kết nối các ý tưởng và bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng.
1.2 SĐTD giúp gì cho học sinh:
Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, SĐTD sẽ giúp học sinh:
-Sáng tạo hơn
-Tiết kiệm thời gian
-Ghi nhớ tốt hơn
-Nhìn thấy bức tranh tổng thể
-Tổ chức và phân loại suy nghĩ của bạn.
Hình minh họa chức năng 2 bán cầu não (sưu tầm)
. Với mục tiêu giúp con người sử dụng tối đa khả năng của bộ não, Tony Buzan là người đã nghiên cứu ra Bản đồ tư duy (SĐTD-Mindmap) giúp phát huy tối đa khả năng tiềm ẩn trong mỗi người, kích thích cả hai bán cầu não cùng hoạt động bằng cách vẽ ra những SĐTD.
Qua nghiên cứu cho thấy, nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “sự kiện nổi bật” trong tài liệu đó, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau. Do vậy các em thường nhanh chóng quên những kiến thức đã được học do việc tiếp thu những kiến thức đó một cách thụ động. Bằng việc tự mình vẽ ra các SĐTD, các em một lần nữa tái tạo lại và ghi nhớ kiến thức một cách chủ động và sáng tạo.Qua đó, kiến thức được ghi nhớ lâu hơn và dễ dàng hơn
1.3 Tiến trình một tiết dạy theo sơ đồ tư duy:
- Viết chủ đề ở phần trung tâm, hoặc có thể dùng một hình ảnh để thể hiện chủ đề.
- Từ chủ đề trung tâm vẽ các nhánh chính thể hiện các chủ đề nhỏ liên quan.Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề.Nhánh và chữ viết phải cùng một màu và sử dụng các thuật ngữ quan trọng, ngắn gọn để viết trên các nhánh.Từ mỗi chủ đề nhỏ lại tìm ra những yếu tố, nội dung liên quan.
- Sự phân nhánh cứ tiếp tục và các yếu tố, nội dung luôn được kết nối với nhau. Sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về chủ đề lớn một cách đầy đủ và rõ ràng.
- Áp dụng ở đầu tiết học, ta có thể cùng các em vẽ SĐTD về từ vựng liên quan tới kiến thức bài học(hoạt động này cũng giống như thủ thuật “Brain storming / Network” trong phương pháp giảng dạy).
- Ở phần cuối một tiết học, tôi thường dùng SĐTD đã vẽ từ trước để các em quan sát sau đó nói lại nội dung bài đã học. Hoạt động này có thể dùng ở phần “Post-reading” nhằm rèn luyện kĩ năng nói của các em.Để khắc sâu kiến thức, các em có thể vẽ SĐTD về nội dung bài học ở nhà, sau đó lên lớp so sánh với bạn vào giờ truy bài hoặc đầu tiết học.Các em cũng có thể sử dụng SĐTD mà mình đã vẽ ở nhà để trả lời giáo viên trong phần kiểm tra bài cũ.Trong kĩ năng nói, các em hoạt động nhóm để vẽ SĐTD sau đó cử đại diện lên trình bày.SĐTD còn được các em dùng để tổng hợp kiến thức ngữ pháp sau khi hoàn thành một chương hoặc bài.
Sơ đồ tư duy kĩ năng đọc hiểu
1.4. Kinh nghiệm khi sử dụng SĐTD
-Cho HS làm quen SĐTD bằng cách giới thiệu một số “sơ đồ” đồng thời dẫn dắt cách làm để các em làm quen.
-Tập “đọc hiểu” SĐTD, sao cho chỉ cần nhìn vào SĐTD là HS nào cũng có thể thuyết trình được nội dung một bài học hay một chủ đề, một chương theo mạch lôgic của kiến thức (có thể kết hợp vấn đáp – gợi mở).
-GV vẽ SĐTD trên cơ sở ý kiến HS, hoặc HS vẽ sau đó HS và GV cùng đánh giá, nhận xét, bổ sung.
-HS vẽ theo nhóm hoặc cá nhân.
-Dùng SĐTD cho nhiều trường hợp: kiểm tra bài cũ, hệ thống hóa bài mới, tổng kết phần, chương, nối bài, làm bài
-Khuyến khích HS vẽ sử dụng hình ảnh, biết xác định và sử dụng từ khóa.
V. KẾTQUẢ :
- Sau gần một năm học sử dụng Sơ đồ tư duy trong tiết học reading tôi thấy có sự thay đổi rõ rệt về thái độ học tập và kết quả môn tiếng Anh đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều so với cách dạy truyền thống là đọc chép hoặc một tiết dạy chỉ sử dụng bằng bài giảng điện tử cho học sinh nhìn chép.
+ HS hào hứng với giờ học tiếng Anh hơn.
+ Không khí học tập sôi nổi, hs tích cực chủ động học tập, nhiều em không còn cảm giác sợ và chán nản khi học môn tiếng Anh.
-Qua thực tế cho thấy việc giảng dạy này đã tạo hứng thú cho học sinh.Mỗi học sinh có thể tự lập sơ đồ tư duy cho mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên để bài học trở nên dễ thuộc, dễ hiểu, dễ nhớ hơn.Cùng một nội dung nhưng các em có thể thêm nhánh, thêm chú thích dưới dạng hình vẽ nhiều màu sắc tùy vào cách hiểu, cách lĩnh hội kiến thức trong bài học của mình.
-Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, giáo viên giúp học sinh có thói quen tự tay ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc – đã học, theo cách hiểu của học sinh với dạng sơ đồ tư duy.
MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẾ CỦA CÁC TIẾT HỌC:
VI. KẾT LUẬN:
Là giáo viên , có lẽ tất cả chúng ta ai cũng đều mong học sinh của mình ngày càng tiến bộ hơn trong học tập.Thế nhưng việc rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc cho các em quả thật không phải là công việc dễ dàng một sớm một chiều, nhưng chúng tôi tin rằng với tấm lòng yêu nghề mến trẻ, chịu khó, ham học hỏi, tất cả chúng ta đều có thể làm được, bởi lẽ trong mỗi chúng ta chắc hãy còn nhớ lời dạy của Bác Hồ: “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên”. .
Có nhiều phương pháp dạy đọc - hiểu khác nhau nhưng qua quá trình giảng dạy và áp dụng tại đơn vị, bản thân tôi nhận thấy phương pháp sử dụng bản đồ tư duy để hướng dẫn học sinh hệ thống và vận dụng kiến thức đã học ở phần Post - reading là hiệu quả hơn cả.Sơ đồ tư duy là công cụ tổ chức tư duy, là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não và đưa thông tin ra ngoài.
Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó: “sắp xếp” ý nghĩ. Sự triển khai các ý trong một bản đồ tư duy giống như cơ chế hoạt động của bộ não nên sử dụng bản đồ tư duy sẽ giúp cho học sinh sáng tạo hơn, tiết kiệm thời gian, ghi nhớ tốt hơn. Áp dụng bản đồ tư duy trong dạy học có hiệu quả đặc biệt trong việc giảm tải những nội dung trùng lặp, nhàm chán, không phù hợp... nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu giáo dục đã đề ra cho từng môn học.
Giáo viên có thể áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, từng bước chuyển cách dạy và học từ chỗ trang bị kiến thức cho người học sang dạy cách tiếp nhận và tìm tòi kiến thức, vận dụng vào thực tế và biến thành kỹ năng của mình.
Dạy học bằng bản đồ tư duy giúp học sinh thuộc bài ngay tại lớp, nhớ nhanh,nhớ sâu và nhớ chính xác.Sử dụng bản đồ tư duy gây được hứng thú cho người học.Phương pháp này còn đặc biệt có ích trong việc củng cố kiến thức và phát triển tư duy logic cho học sinh.
Việc vận dụng sơ đồ tư duy trong tiết học Reading ở trường THPT sẽ dần dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình, xem phim minh họa có tính khả thi cao góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là đối với các lớp ở cấp THPT theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020”.
DẠY THỰC NGHIỆM
Trên đây là cách sử dụng Sơ Đồ Tư Duy trong tiết dạy Reading để neo lại bài học đạt hiệu quả .Để cụ thể và minh hoạ rõ thêm tôi tiến hành dạy thực nghiệm: phần Reading của unit 8 tiếng Anh lớp 11.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_so_do_tu_duy_trong_tiet_day_re.doc
  • ppt27.11.18 - GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ ANH 11- MS.HIEN.ppt
  • docxBIA.docx
  • docxBIA_GIAO AN CHUYEN DE.docx
  • docxLESSON PLAN U.8 READING.MS HIEN DBM.docx