Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Sách giáo khoa kết hợp với Át lát trong dạy học và ôn tập Địa lý 12
Cơ sở lí luận:
Atlát địa lý là một dạng bản đồ giáo khoa, là một tập hợp có hệ thống các bản đồ địa lý được sắp xếp một cách khoa học, phục vụ cho mục đích dạy học.
Atlat địa lí là một tài liệu học tập hữu ích không chỉ đối với học sinh mà còn cả với giáo viên. Nội dung của Atlat Địa lí được thành lập dựa trên chương trình Địa lí ở trường phổ thông nhằm phục vụ các đối tượng học sinh từ lớp 8 đến lớp 12. Các bản đồ trong bản Atlat Địa lí tỉ lệ chung cho các trang bản đồ chính là 1:6.000.000, tỉ lệ 1:9.000.000 dùng trong các bản đồ ngành và tỉ lệ 1:18.000.000 cho các bản đồ phụ, tỉ lệ 1:3.000.000 đối với bản đồ các miền tự nhiên đây là các trang bản đồ rất thuận lợi cho việc khai thác sử dụng trong giảng dạy và học tập địa lý.
Kĩ năng khai thác bản đồ nói chung và Atlat Địa lí nói riêng là kĩ năng cơ bản của môn Địa lí. Nếu không nắm vững kĩ năng này thì khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật, hiện tượng địa lí, đồng thời cũng rất khó tự mình tìm tòi các kiến thức địa lí khác. Do vậy,việc rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ nói chung là không thể thiếu khi học môn Địa lí.
Sách giáo khoa là một tập hợp hệ thống kiến thức được viết bằng lời một cách lô gic và khoa học. Trong sách giáo khoa các kiến thức được lần lượt trình bày theo thứ tự từ tự nhiên đến dân cư và kinh tế xã hội, tuy nhiên nội dung trình bày khá dài nên việc tiếp thu kiến thức đối với học sinh đặc biệt là học sinh lười học, nhận thức yếu hay học sinh chỉ yêu thích môn tự nhiên là một khó khăn.
MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 I. Đặt vấn đề 2 2 II. Giải quyết vấn đề 3 3 1. Cơ sở lí luận 3 4 2. Thực trạng của vấn đề 4 5 3. Các biện pháp để giải quyết vấn đề 4 6 3.1. Quy trình chung kết hợp sử dụng sách giáo khoa với Atlát Địa lí Việt Nam 4 7 3.2. Phương pháp sử dụng từng trang bản đồ chủ đề của Atlat Địa lí Việt Nam kết hợp với SGK 5 8 3.3. Phương pháp sử dụng nhiều trang bản đồ Atlat Địa lí Việt Nam kết hợp với sách giáo khoa 7 9 4. Hiệu quả của SKKN 8 10 III. Kết luận 9 11 Tài liệu tham khảo 11 I/ Đặt vấn đề: Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới giáo dục phổ thông và một trong những nội dung trọng tâm của quá trình đổi giáo dục phổ thông đổi mới đó là đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục học sinh. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm, đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. Trong dạy học nói chung và dạy học bộ môn Địa lý ở trường phổ thông nói riêng thì việc sử dụng và khai thác kênh hình trong quá trình dạy học là một việc làm không thể thiếu trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay. Đặc biệt đối với bộ môn Địa lý việc sử dụng bản đồ, sử dụng Atlat trong dạy học là một việc hết sức quan trọng. Bởi vì Atlat là nguồn kiến thức địa lí khổng lồ cho chúng ta khai thác để giảng dạy, học tập trong điều kiện thời lượng dạy học cho môn Địa lý có hạn và nền kinh tế xã hội thế giới phát triển theo xu hướng toàn cầu hoá và mạnh như vũ bão như hiện nay. Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat giúp cho học sinh lĩnh hội được kiến thức địa lý một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và ghi nhớ kiến thức lâu bền và trau dồi cho các em phương pháp học tập nghiên cứu môn địa lý. Rèn luyện kỹ năng bản đồ, biểu đồ thông qua At lat còn là phương tiện đặc biệt quan trọng để phát triển tư duy nói chung và tư duy địa lý nói riêng. Atlat Địa lí Việt Nam là tài liệu học tập không thể thiếu đối với học sinh lớp 12. Atlat là công cụ để giáo viên tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh một cách tích cực, chủ động; là nguồn tri thức cần thiết đối với học sinh trong học tập trên lớp cũng như ở nhà. Trong kì thi tốt nghiệp THPT và thi HSG nói chung, Atlat Địa lí là tài liệu được sử dụng trong làm bài thi. Đối với sở GD&ĐT Lào Cai nói chung và Trường THPT số 1 Văn Bàn nói riêng, việc lựa chọn môn thi để thi tốt nghiệp THPT như trong đổi mới của kì thi tốt nghiệp năm nay chắc chắn sẽ nhiều thi sinh lựa chọn môn Địa lý để thi. Vì vậy việc sử dụng sách giáo khoa kết hợp với Atlat Địa lí Việt Nam trong quá trình dạy học và ôn thi tốt nghiệp giúp cho HS nắm được kiến thức Địa lí 12 vững chắc và cụ thể, tránh được ghi nhớ một cách máy móc, nâng cao hiệu quả học tập và kết quả trong các kì thi môn Địa lí 12 đặc biệt là kì thi tốt nghiệp THPT. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Sử dụng Sách giáo khoa kết hợp với Át lát trong dạy học và ôn tập địa lý 12”. II. Giải quyết vấn đề: 1. Cơ sở lí luận: Atlát địa lý là một dạng bản đồ giáo khoa, là một tập hợp có hệ thống các bản đồ địa lý được sắp xếp một cách khoa học, phục vụ cho mục đích dạy học. Atlat địa lí là một tài liệu học tập hữu ích không chỉ đối với học sinh mà còn cả với giáo viên. Nội dung của Atlat Địa lí được thành lập dựa trên chương trình Địa lí ở trường phổ thông nhằm phục vụ các đối tượng học sinh từ lớp 8 đến lớp 12. Các bản đồ trong bản Atlat Địa lí tỉ lệ chung cho các trang bản đồ chính là 1:6.000.000, tỉ lệ 1:9.000.000 dùng trong các bản đồ ngành và tỉ lệ 1:18.000.000 cho các bản đồ phụ, tỉ lệ 1:3.000.000 đối với bản đồ các miền tự nhiên đây là các trang bản đồ rất thuận lợi cho việc khai thác sử dụng trong giảng dạy và học tập địa lý. Kĩ năng khai thác bản đồ nói chung và Atlat Địa lí nói riêng là kĩ năng cơ bản của môn Địa lí. Nếu không nắm vững kĩ năng này thì khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật, hiện tượng địa lí, đồng thời cũng rất khó tự mình tìm tòi các kiến thức địa lí khác. Do vậy,việc rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ nói chung là không thể thiếu khi học môn Địa lí. Sách giáo khoa là một tập hợp hệ thống kiến thức được viết bằng lời một cách lô gic và khoa học. Trong sách giáo khoa các kiến thức được lần lượt trình bày theo thứ tự từ tự nhiên đến dân cư và kinh tế xã hội, tuy nhiên nội dung trình bày khá dài nên việc tiếp thu kiến thức đối với học sinh đặc biệt là học sinh lười học, nhận thức yếu hay học sinh chỉ yêu thích môn tự nhiên là một khó khăn. 2. Thực trạng của vấn đề: Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy khả năng sử dụng Atlát của các em còn yếu do thời lượng dành cho bộ môn còn ít. Học sinh chưa biết khai thác các thông tin từ các bản đồ, lược đồ, biểu đồ trong Atlát vào các bài học để phát hiện kiến thức cũng như củng cố kiến thức. Vì vậy kết quả học tập chưa cao, trong quá trình học việc sử dụng Atlát của các em còn lúng túng, các em chưa có hứng thú nhiều với môn học, điểm số trong các bài kiểm tra nhất là những bài cần sử dụng Atlát còn thấp. Việc kết hợp kênh chữ trong sách giáo khoa kết hợp với kênh hình trong Atlat còn hạn chế, các em chưa biết tận dụng triệt để kênh hình trong At lat để giảm bớt việc nhớ máy móc trong sách giáo khoa trong khi đó kiến thức trong sách giáo khoa được bố trí sắp xếp tương đương với kênh hình trong At lat. * Nguyên nhân: Theo quan niệm của xã hội, của phụ huynh, của học sinh và một số bộ môn khác thì đây là môn học phụ. Cho nên có sự thiên lệch trong nhận thức về tầm quan trọng của môn học, không khuyến khích học sinh học tập tốt môn địa lý. Thực tế của môn địa lý chưa đáp ứng nhu cầu về việc lựa chọn ngành nghề trong tương lai hoặc lựa chọn được rất ít ngành nghề. Môn địa lý là môn học khó (vừa có kiến thức tự nhiên vừa có kiến thức xã hội ), khô khan, ít thực dụng. Chương trình nặng, mang tính hàn lâm, thiếu thực tiễn và thời lượng dạy học cho bộ môn còn ít. Một số giáo viên chưa chú trọng đến việc dạy cho học sinh kỹ năng sử dụng Atlat Địa lý trong học tập. 3. Các biện pháp để tiến hành giải quyết vấn đề: 3.1. Quy trình chung kết hợp sử dụng sách giáo khoa với Atlát Địa lí Việt Nam: - Bước 1: Lập đề cương kiến thức cần khai thác. Cách làm: Quan sát trang Atlat Địa lí: Xác định trang này được sử dụng để dạy những bài nào Địa lí 12? Bài nào là chủ yếu nhất? Làm việc với SGK Địa lí 12 (với bài cụ thể được sử dụng nhiều trong trang Atlat đã nói ở trên): Xác định những kiến thức được thể hiện trên trang bản đồ của Atlat Địa lí. Sắp xếp, hình thành một đề cương ngắn gọn, lô gic, hợp lí, thuận tiện cho việc tìm kiến thức trên Atlat. - Bước 2: Nhớ thuộc đề cương, sử dụng trong đọc trang bản đồ đã nói ở trên của Atlat Địa lí Việt Nam. Cách làm: Sử dụng các kĩ thuật làm việc với kí hiệu, màu sắc, tỉ lệ, lát cắt, biểu đồ..., chọn lọc kiến thức theo đề cương đã có. Chú ý vị trí các đối tượng địa lí, đặc điểm của đối tượng địa lí, các mối liên hệ tương hỗ, nhân quả, các quy luật địa lí. - Bước 3: Trình bày thành bài làm ( tương tự như một bản báo cáo). 3.2. Phương pháp sử dụng từng trang bản đồ chủ đề của Atlat Địa lí Việt Nam kết hợp với SGK: Để đọc các trang bản đồ chủ đề của Atlat Địa lí Việt Nam, cần dựa vào SGK Địa lí 12 để lập đề cương nội dung cần khai thác trên trang bản đồ Atlat. Trên cơ sở đề cương đó, tìm từ Atlat các nội dung cụ thể cần thiết. Dựa vào Chuẩn kiến thức và kĩ năng và SGK Địa lí 12, kết hợp với trang bản đồ Atlat tương ứng, lập dàn bài kiến thức cần khai thác đối với mỗi trang bản đồ. Các câu hỏi cụ thể: Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc. Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu vùng này như thế nào ? Hướng dẫn trả lời: - Đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc: Sử dụng trang hình thể hoặc trang địa lý miền tự nhiên để trả lời: Địa hình cao nhất nước ta. Hướng tây bắc - đông nam. Địa hình gồm 3 dải. hai phía đông, tây là các dãy núi cao và trung bình, ở giữa thấp hơn bao gồm các dãy núi, các cao nguyên - Ảnh hưởng của địa hình vùng núi Tây Bắc đến sự phân hóa khí hậu - Sử dụng kiến thức đã học để trả lời: Làm cho khí hậu phân hóa theo độ cao. Làm cho khí hậu phân hóa theo hướng địa hình. Câu 2: Dựa vào At lat và kiến thức đã học hãy nêu những chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ở nước ta hiện nay. Các phương hướng giải quyết việc làm. Hướng dẫn trả lời: - Những chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ở nước ta hiện nay - Sử dụng biểu đồ miền trong atlat trang 15 + Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất ( d/c) + Xu hướng: giảm tỷ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp (còn 57,3% - 2005); tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, xây dựng (lên 18,2%) và tỷ trọng dịch vụ cũng tăng nhưng còn chậm (24,5%). - Các phương hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lý lao động ở nước ta- Sử dụng kiến thức đã học trong sách giáo khoa Phân bố lại dân cư và nguồn lao động. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản. Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, chú ý đến hoạt động các ngành dịch vụ. Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. 3.3. Phương pháp sử dụng nhiều trang bản đồ Atlat Địa lí Việt Nam kết hợp với sách giáo khoa: Trong nội dung sách giáo khoa Địa lí, có những vấn đề đòi hỏi phải giải quyết bằng nhiều trang bản đồ khác nhau của Atlat Địa lí. Ví dụ: Khi giải thích về sự phát triển cây lúa, cần sử dụng các kiến thức về tự nhiên Việt Nam, đòi hỏi phải sử dụng các trang bản đồ như địa hình, đất đai, khí hậu; khi phân tích về điều kiện phát triển công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ phải sử dụng nhiều trang bản đồ khác nhau: khoáng sản, địa hình, sông ngòi, dân cư và dân tộc... Phương pháp được thực hiện là chồng xếp bản đồ trên cơ sở dàn ý về nội dung cần tìm hiểu. Cách làm dàn bài bám sát theo dàn ý của từng trang bản đồ như trên, nhưng phải sử dụng nhiều trang khác nhau. Các câu hỏi cụ thể: Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày các điều kiện thuận lợi ảnh hưởng đến sản xuất cây công nghiệp và sự phân bố một số cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của nước ta. Hướng dẫn trả lời a. Điều kiện thuận lợi sản xuất cây công nghiệp: - Đất: có nhiều loại đất thích hợp nhiều loại cây công nghiệp (feralit, phù sa cổ) - Sử dụng trang đất đai để trả lời. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá - Sử dụng trang khí hậu - Nguồn lao động dồi dào- Sử dụng trang dân cư - Mạng lưới cơ sở chế biến- Sử dụng trang kinh tế b. Sự phân bố các cây công nghiệp chủ yếu: Sử dụng trang nông nghiệp riêng - Cà phê: tập trung nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc trung Bộ - Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ - Hồ tiêu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh dân số nước ta đông, có nhiều thành phần dân tộc. Đặc điểm trên có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển KT – XH nước ta? Hướng dẫn trả lời: a. Chứng minh: Dựa vào At lat trang dân số - Cần chứng minh được số dân đông, xếp hạng về dân số trên thế giới và khu vực - Sử dụng trang dân số, phần biểu đồ cột. - Nhiều thành phần dân tộc - Sử dụng bản đồ trang dân tộc. b. Đánh giá: Dựa vào kiến thức đã học để trả lời - Thuận lợi: + Lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn + Có nền VH đa dạng, giàu bản sắc + Sức mạnh của tinh thần đoàn kết - Khó khăn: + Giải quyết việc làm và nâng cao mức sống + Sự chênh lệch về trình độ phát triển của các dân tộc. .. 4. Hiệu quả của SKKN: 4.1. Phạm vi áp dụng: Đối với môn Địa lý lớp 12 ở trường THPT số 1 Văn Bàn 4.2. Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 12 trường THPT số 1 Văn Bàn 4.3. Kết quả: Trong nhiều năm qua, trong quá trình giảng dạy của mình tôi đã áp dụng sáng kiến này để rèn luyện cho học sinh. Tôi nhận thấy việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Khi bắt đầu vào lớp 10, học sinh hầu như không có kỹ năng đọc bản đồ, không biết sử dụng từng trang bản đồ trong At lta vào từng bài học cụ thể, khi làm bài thực hành hoặc bài kiểm tra có sử dụng bản đồ địa lý, átlat thì học sinh rất lúng túng. Sau khi được hướng dẫn đã có những chuyển biến tích cực, các em đã biết cách sử dụng các trang bản đồ trong At lat vào từng bài học cụ thể một cách tương đối thành thạo. Các em đã có kỹ năng đọc bản đồ, xác định phương hướng, toạ độ, khoảng cách, xác định vị trí địa lý trên bản đồ, kỹ năng mô tả các đối tượng địa lý. Riêng kỹ năng xác định mối quan hệ địa lý giữa các đối tượng địa lý thì còn một bộ phận học sinh chưa sử dụng thành thạo vì đây là một kỹ năng khó đòi hỏi học sinh phải có hiểu biết nhất định về kiến thức địa lý và cần được rèn luyện lâu dài. Đến lớp 12 học sinh các lớp tôi được phân công giảng dạy, các em đều nắm được những kiến thức cơ bản của địa lý và những kỹ năng cơ bản trong sử dụng bản đồ. Học sinh lớp 12 tôi giảng dạy đều có thể sử dụng thành thạo Atlat để học tập bộ môn và làm bài thi tốt nghiệp THPT. Kết quả giảng dạy qua các năm : Năm học 2010- 2011: Kết quả cuối năm:100% tỷ lệ tốt nghiệp: 88,76% Năm học 2011- 2012: Kết quả cuối năm: 100% Tỷ lệ tốt nghiệp: 91,11% Năm học 2012- 2013: Kết quả cuối năm: 100% Tỷ lệ tốt nghiệp: 97,43% III. Kết luận: Atlat địa lý Việt Nam là một cuốn sách giáo khoa đối với học sinh trong khi học địa lý, nhằm giúp học sinh nhớ lại kiến thức đã học trong sách giáo khoa, để làm bài kiểm tra. Mặc khác, Atlat còn giúp học sinh biết khai thác trực tiếp kiến thức từ bản đồ, bổ sung và cập nhật kiến thức nhằm phân tích sâu hơn, tổng hợp tốt hơn , vì vậy việc dạy và học Địa lý không thể tách rời bản đồ nói chung và Atlat nói riêng. Đó là cuốn sách giáo khoa thứ hai, khai thác Atlat không chỉ hiểu được kiến thức mà còn là hình ảnh trực quan giúp giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập rất hiệu quả. Trong các kỳ thi tốt nghiệp, kỳ thi học sinh giỏi đều được sử dụng Atlat để làm bài và khai thác kiến thức trong đó. Kỹ năng sử dụng sách giáo khoa kết hợp với At lat địa lý cho học sinh là một kỹ năng không thể thiếu trong quá trình dạy và học Địa lý và đời sống thường ngày. Trong quá trình áp dụng sáng kiến, tôi đã thu được những kết quả khả quan. Từ đó, có thể thấy rằng việc rèn kỹ năng bản đồ, kỹ năng sử dụng Atlat kết hợp với sử dụng sách giáo khoa cho học sinh là một việc làm cần thiết, có thể tiếp tục áp dụng cho học sinh các năm tiếp theo từ lớp 10 đến lớp 12. Đặc biệt trong chương trình đổi mới của môn Địa lý, nó giúp cho học sinh nắm vững và hiểu sâu hơn về các kiến thức Địa lý, thiết lập được nhiều mối quan hệ địa lý ở từng vấn đề, khu vực cụ thể và có thể liên hệ được thực tế ở địa phương. Người viết Nguyễn Thị Minh Huế TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sử dụng Atlat trong dạy học Địa lý - một biện pháp hiệu quả hỗ trợ học sinh học tập - Tạp chí Giáo dục, kì 2 - tháng 9/2009. 2. Tổ chức hoạt động dạy học với bản đồ - Báo Giáo dục và thời đại, tháng 11/2010. 3. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy: Dạy tốt, học tốt môn Địa lý thông qua Atlat Đại lý Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2011. 4.
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_sach_giao_khoa_ket_hop_voi_at.doc
- BC tom tăt.doc
- bia Hue.doc
- ĐON (1).doc