Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực ở trường Trung học Phổ thông số III Bảo Yên

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực ở trường Trung học Phổ thông số III Bảo Yên

Giải quyết vấn đề

2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề:

2.1.1. Kĩ năng dạy học:

 Trong dạy học thì kĩ năng nói tới chính là khả năng thực hiện có kết quả một số thao tác của một hoạt động giảng dạy bằng cách lựa chọn, vận dụng những tri thức, những cách thức và quy luật, quy trình hợp lý.

Theo Trần Bá Hoành(1996): Mỗi khâu của quá trình dạy học lại có những kĩ năng tương ứng. Chẳng hạn như những kĩ năng chuẩn bị bài lên lớp, những kĩ năng lên lớp, những kĩ năng kiểm tra đánh giá kết quả dạy học.

Trong nhóm kĩ năng chuẩn bị bài lên lớp có các kĩ năng như : Soạn bài, xác định mục tiêu bài học, phân tích chương trình và sách giáo khoa, nghiên cứu đặc điểm, trình độ học sinh, xây dựng kế hoạch dạy học, chuẩn bị các phương tiện đồ dùng dạy học.

 Trong nhóm các kĩ năng thực hiện bài lên lớp có các kĩ năng như : ổn định lớp, kĩ năng kiểm tra bài cũ, trình bày bài mới, củng cố bài giảng, giao bài tập, nội dung chuẩn bị bài về nhà.

 Trong nhóm kĩ năng trình bày bài mới lại có những kĩ năng như : Mở bài, chuyển đoạn, kết thúc, diễn giảng, vấn đáp, biểu diễn đồ dùng dạy học, biểu diễn thí nghiệm minh hoạ.

 Tác giả cũng khẳng định, dạy học là một hoạt động đa dạng, phong phú, khó mà thiết lập được một bản thiết kế đầy đủ hệ thông các kĩ năng cần thiết cho giáo viên một môn học.

 

doc 19 trang cuonglanz2a 5350
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực ở trường Trung học Phổ thông số III Bảo Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Lý do chọn đề tài:
 Trong những năm gần đây nền giáo dục của chúng ta đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ về cả chất và lượng. Việc dạy học theo phương pháp đọc chép thầy giảng trò ghi, thầy nói trò nghe, thầy thuyết trình trò thụ động tiếp nhận kiến thức đã biến học sinh thành một thực thể bị động không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt là trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện việc đổi mới chương trình giáo dục thì việc dạy học theo phương pháp thụ động càng không phù hợp. Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, phương tiện, phương pháp, kĩ thuật dạy học là điều cần thiết để giáo viên chuyển tải kiến thức đến học sinh. Tuy nhiên trong thực tế nhà trường, phương tiện dạy học cho sinh học còn nghèo nàn, vì vậy việc áp dụng phương pháp, đặc biệt là các kĩ thuật giảng dạy của giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn, hậu quả là tỉ lệ học sinh hứng thú, yêu thích bộ môn còn rất thấp.
Hơn thế nữa trên lộ trình đổi mới phương pháp và nội dung sinh học THPT theo Nghị quyết 29 của trung ương thì việc sử dụng các phương pháp, các kĩ thuật dạy học theo hướng tích cực hoá người học càng trở lên cấp thiết đối với nghề dạy học.
Trong quá trình dạy học tôi cũng đã áp dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tại trường THPT số 2 Bảo Yên đã thu được những hiệu quả nhất định.
Xuất phát từ những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài này.
2. Giải quyết vấn đề
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
2.1.1. Kĩ năng dạy học:
 	 Trong dạy học thì kĩ năng nói tới chính là khả năng thực hiện có kết quả một số thao tác của một hoạt động giảng dạy bằng cách lựa chọn, vận dụng những tri thức, những cách thức và quy luật, quy trình hợp lý.
Theo Trần Bá Hoành(1996): Mỗi khâu của quá trình dạy học lại có những kĩ năng tương ứng. Chẳng hạn như những kĩ năng chuẩn bị bài lên lớp, những kĩ năng lên lớp, những kĩ năng kiểm tra đánh giá kết quả dạy học.
Trong nhóm kĩ năng chuẩn bị bài lên lớp có các kĩ năng như : Soạn bài, xác định mục tiêu bài học, phân tích chương trình và sách giáo khoa, nghiên cứu đặc điểm, trình độ học sinh, xây dựng kế hoạch dạy học, chuẩn bị các phương tiện đồ dùng dạy học.
 	Trong nhóm các kĩ năng thực hiện bài lên lớp có các kĩ năng như : ổn định lớp, kĩ năng kiểm tra bài cũ, trình bày bài mới, củng cố bài giảng, giao bài tập, nội dung chuẩn bị bài về nhà.
 	 Trong nhóm kĩ năng trình bày bài mới lại có những kĩ năng như : Mở bài, chuyển đoạn, kết thúc, diễn giảng, vấn đáp, biểu diễn đồ dùng dạy học, biểu diễn thí nghiệm minh hoạ.
 	Tác giả cũng khẳng định, dạy học là một hoạt động đa dạng, phong phú, khó mà thiết lập được một bản thiết kế đầy đủ hệ thông các kĩ năng cần thiết cho giáo viên một môn học.
2.1.1.1 Kĩ thuật dạy học:
2.1.1.2. Các kĩ thuật dạy học tích cực: Là những kĩ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh. 
2.1.1.3 Một số kĩ thuật dạy học:
a. Động não
 - Khái niệm: Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra "cơn lốc" các ý tưởng). Kỹ thuật động não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển, dựa trên một kỹ thuật truyền thống từ ấn độ.
- Quy tắc của động não:
 	+ Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viên;
 	+ Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày; Khuyến khích số lượng các ý tưởng;
 	+ Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng.
- Các bước tiến hành
 	+ Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề;
 	+ Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến, không đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau;
 	 + Kết thúc việc đưa ra ý kiến;
- Đánh giá:
 Lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ, chẳng hạn theo khả năng ứng dụng:
 	+ Có thể ứng dụng trực tiếp
 	+ Có thể ứng dụng nhưng cần nghiên cứu thêm;
 	+ Không có khả năng ứng dụng.
 	+ Đánh giá những ý kiến đó lựa chọn
 Rút ra kết luận hành động.
b. Kỹ thuật XYZ: là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm. X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là số phút dành cho mỗi người. Ví dụ kỹ thuật 635 thực hiện như sau:
- Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 5 phút về cách giải quyết 1 vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh;
- Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng khác;
- Con số X-Y-Z có thể thay đổi;
- Sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến.
c. Kỹ thuật "bể cá"
- Kỹ thuật bể cá: là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm học sinh ngồi giữa lớp và thảo luận với nhau, còn những học sinh khác trong lớp ngồi xung quanh ở vòng ngoài theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những học sinh
 thảo luận. Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người ngồi. HS tham gia nhóm quan sát có thể ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo luận, ví dụ đưa ra một câu hỏi đối với nhóm thảo luận hoặc phát biểu ý kiến khi cuộc thảo luận bị chững lại trong nhóm. Cách luyện tập này được gọi là phương pháp thảo luận "bể cá", vì những người ngồi vòng ngoài có thể quan sát những người thảo luận, tương tự như xem những con cá trong một bể cá cảnh. Trong quá trình thảo luận, những người quan sát và những người thảo luận sẽ
 thay đổi vai trò với nhau.
 - Bảng câu hỏi cho những người quan sát:
 	+ Người nói có nhìn vào những người đang nói với mình không ?
 + Họ có nói một cách dễ hiểu không ?
 + Họ có để những người khác nói hay không ?
 + Họ có đưa ra được những luận điểm đáng thuyết phục hay không ?
 + Họ có đề cập đến luận điểm của người nói trước mình không ?
 + Họ có lệch hướng khỏi đề tài hay không ?
 + Họ có tôn trọng những quan điểm khác hay không ?
d. kĩ thuật làm việc nhóm: Làm việc nhóm là một trong những kỹ thuật được nhấn mạnh hàng đầu, bởi lẽ ngoài việc phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề trong nội dung môn học nó còn giúp rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm – một kỹ năng đóng vai trò quyết định cho sự thành công sau này của mỗi học sinh. McKeachie et al (1986) cho rằng thảo luận là một trong những chiến lược thông dụng nhất để đẩy mạnh việc học tập tích cực. Nó có tác dụng hỗ trợ khả năng lưu giữ thông tin trong dài hạn; giúp học sinh cách ứng dụng thông tin trong những hoàn cảnh mới; giúp phát triển khả năng tư duy, khả năng hợp tác, khả năng tổ chức và chủ trì các hoạt động.
Làm việc nhóm có thể được vận dụng trong tất cả các phương pháp giảng dạy: thuyết giảng (khoảng giữa những đợt thuyết giảng ngắn), giảng dạy theo vấn đề, giảng dạy dựa vào tình huống và thậm chí kể cả trong phương pháp truy vấn.
Các kĩ năng cơ bản để làm việc nhóm một cách hiệu quả:
- Lắng nghe: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng (hay xây dựng) ý kiến giữa các thành viên.
- Chất vấn: Qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi, chúng ta có thể nhận biết mức độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các thành viên khác của họ.
- Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra. Đồng thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.
- Tôn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực.
- Trợ giúp: Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau. 
-  Sẻ chia: Các thành viên đưa ra ý kiến và tường thuật cách họ nghĩ ra nó cho nhau.
- Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra.
2.1.2. Phương pháp dạy học: phương pháp là con đường để đạt được mục đích dạy học.
- Phương pháp dạy học là cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Cách thức hành động bao giờ cũng diễn ra trong các hình thức cụ thể. Cách thức và hình thức không tách nhau một cách độc lập. Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh ttrong những điều dạy học xác định nhằm đạt được mục đích dạy học. Phương pháp dạy học là hình thức và cách thức, thông qua đó giáo viên và học sinh lĩnh hội những hiện thực tự nhiên và xã hội xung quanh trong những điều kiện học tập cụ thể.
-Một số phương pháp dạy học	:
+ Phương pháp hỏi đáp - tái hiện thông báo.
	+ Phương pháp hỏi đáp - tìm tòi bộ phận.
	+ Phương pháp làm việc với sách giáo khoa.
	+ Phương pháp thảo luận nhóm.
	+ Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.
2.1.3. Nguyên tắc xây dựng câu hỏi, bài tập khi sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Đảm bảo nội dung khoa học, cơ bản, chính xác của kiến thức:
 - Câu hỏi, bài tập khi xây dựng phải đảm bảo nội dung khoa học cơ bản, chính xác của kiến thức. Vì vậy, giáo viên khi xây dựng câu hỏi, bài tập phải nắm vững được nội dung kiến thức.
- Chính sự nắm vững kiến thức, chính xác kiến thức thì khi xây dựng câu hỏi, bài tập mới phù hợp với nội dung kiến thức, mới đảm bảo được nội dung khoa học, chính xác của kiến thức mà học sinh lĩnh hội.
- Phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh:
- Mâu thuẫn là động lực chủ yếu của quá trình phát triển mọi sự vật, nên mâu thuẫn cũng là động lực chủ yếu của nhận thức, học tập từ mâu thuẫn khách quan chuyển thành mâu thuẫn chủ quan dưới dạng câu hỏi, bài tập trong dạy học đó chính là vấn đề học tập. Vấn đề học tập là những tình huống có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái biết với cái chưa biết và mâu thuẫn này đòi hỏi phải được giải quyết. 
 - Khi giải quyết được vấn đề nghĩa là giải được câu hỏi, bài tập học sinh đã lĩnh hội được tri thức mới. Vậy khi xây dựng câu hỏi, bài tập phải phát huy được tính tích cực học tập của học sinh. Muốn vậy câu hỏi, bài tập đó phải là những tình huống có vấn đề, được học sinh chấp nhận như một “vấn đề học tập” mà học sinh cần và có thể giải quyết được, kết quả là học sinh nắm được tri thức mới, phát triển tư duy, phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Chấp nhận như một vấn đề học tập và học sinh có thể cần và giải quyết được, kết quả là học sinh nắm được tri thức mới, phát triển tư duy, phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
- Phản ánh được tính khái quát: Trong dạy học cần phải có những câu hỏi, bài tập mang tính khái quát. Nó phản ánh được bản chất của sự vật, hiện tượng, ứng dụng trong thực tiễn.
- Phù hợp vơí trình độ, đối tượng học sinh: Khi xây dựng câu hỏi cần chú ý là câu hỏi phải phù hợp với trình độ và đối tượng học sinh, phân loại được các đối tượng học sinh, kích thích các em cùng tham gia suy nghĩ trả lời câu hỏi và bài tập.
2.2.Thực trạng của vấn đề:
2.2.1. Thuận lợi:
- Trong giờ dạy sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học mới đã thực sự mang lại hiệu quả cao trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh vì: Học sinh có hứng thú và tiếp thu bài rất nhanh, hiểu bài sâu hơn, học sinh say mê, hứng thú hơn với giờ học. Lượng kiến thức được học sinh tiếp thu một cách tự nhiên nhẹ nhàng và dễ hiểu, dễ nhớ hơn hơn. Học sinh hiểu và nhớ kiến thức ngay trên lớp.
	- Sử dụng phương pháp và kĩ thuật trong dạy học có rất nhiều thuận lợi đối với giáo viên và học sinh:
+ Đối với giáo viên: Dễ dàng cung cấp kiến thức theo ý tưởng bài soạn của mình, chủ động làm chủ kiến thức. Khai thác được kiến thức thông qua các sơ đồ, tình huống...giúp thu hút được sự chú ý và niềm say mê học tập của học sinh.
	+ Đối với học sinh: Thông qua phương pháp và kĩ thuật dạy học mới sẽ giúp học sinh phát huy tính tích cực và hệ thống hóa kiến thức trong quá trình học bài. Qua đó học sinh có cái nhìn tổng quát về các khái niệm và mối quan hệ giữa chúng trong một tổng thể do đó lưu giữ kiến thức lâu hơn và sâu sắc hơn, say mê học tập hơn.
2.2.2. Khó khăn:
	- Sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học mới gặp khó khăn về thời gian, sự hợp tác của học sinh trong quá trình dạy học, giáo viên phải mất nhiều thời gian chuẩn bị công phu mới có thể thành công một tiết dạy.
- Đa số học sinh chưa thực sự hứng thú học tập môn sinh, đặc biệt là học sinh lớp 12, vì kiến thức mới khó và trừu tượng, khả năng tư duy của học sinh còn yếu. Vì vậy, tôi đã đầu tư thời gian để nghiên cứu đề tài này nhằm sử dụng hiệu quả một số phương pháp và kĩ thuật dạy.
- Kiến thức môn sinh có sự lôgic từ chương trình lớp dưới lên lớp trên, lôgic giữa các phần, các chương...trong khi đó đa số học sinh chủ yếu là ở vùng sâu, vùng xa nói tiếng phổ thông chưa rõ...khả năng nhận thức và tư duy còn hạn chế ở các mặt: 
+ Kĩ năng quan sát, mô tả các hiện tượng sinh học.
+ Kĩ năng học tập: nhiều học sinh chưa có kĩ năng học tập, đặc biệt là kĩ năng tự học (thu thập xử lí thông tin, hoạt động nhóm, làm báo cáo nhỏ...) 
+ Hạn chế về ngôn ngữ: khả năng diễn đạt những suy luận đang diễn ra trong đầu...
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
- Những “vấn đề’ chính là những mâu thuẫn giữa những kiến thức cũ và yêu cầu mới. Vì mâu thuẫn là động lực chủ yếu của quá trình phát triển mọi sự vật nên mâu thuẫn cũng là động lực chủ yếu của nhận thức, học tập. Đó là mâu thuẫn bên trong quy định chiều hướng phát triển của quá trình nhận thức. Như vậy, ta đã chuyển phương pháp biện chứng giải quyết các mâu thuẫn nói chung thành phương pháp sư phạm giải quyết các mâu thuẫn xuất hiện trong quá trình tiếp thu kiến thức mới.
	Vậy bản chất của việc sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học mới chính là các tình huống và giải quyết tình huống có vấn đề trong dạy học giúp các em giải quyết được các vấn đề của khoa học. Các giai đoạn của dạy học theo tình huống có vấn đề gần tương tự trong nghiên cứu khoa học như: Quan sát, đề xuất các vấn đề cần nghiên cứu học tập, xây dựng và kiểm tra giả thuyết (tức giải quyết vấn đề) và độc lập vận dụng kiến thức mới.
	Vai trò của giáo viên trong kiểu dạy học này là điều khiển học sinh tập dượt phát hiện vấn đề cần nghiên cứu bằng cách tạo ra một hệ thống các tình huống có vấn đề, gây cho các em say mê tự giác học tập giải quyết vấn đề đặt ra trong các tình huống đó.
	Các bước của dạy học theo tình huống có vấn đề:
	+ Xây dựng tình huống có vấn đề hay đặt vấn đề
	+ Giải quyết vấn đề
	+ Vận dụng và củng cố kién thức.
- Thiết kế bài giảng có sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học mới, để thực hiện tốt một giờ dạy có hiệu quả cần chú ý các bước:
	+ Thu thập thông tin liên quan đến bài học.
	+ Xác định các đối tượng học sinh để thiết kế bài giảng.
	+ Xác định mục tiêu của bài giảng.
	+ Chuẩn bị các phương tiện dạy học.
	+ Thiết kế các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
	+ Xin ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, chỉnh sửa thiết kế bài giảng.
	+ Dạy thử nghiệm trên lớp và rút ra bài học sinh nghiệm.
	+ Dạy học ở các lớp tiếp theo.
- Phải có sự đầu tư trong soạn giảng, đọc nhiều tài liệu liên quan đến bài dạy, xử lí các thông tin trong quá trình soạn giảng.
- Huy động sự tham gia góp ý của đồng nghiệp và học sinh trong quá trình thiết kế bài giảng và giảng trên lớp để kịp thời điều chỉnh phương pháp, kĩ thuật dạy học cho phù hợp.
2.3.1. Tình huống 1: Khi giảng dạy
TIẾT 1. Bài 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI CỦA ADN( Sinh học 12)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được định nghĩa gen.
- Nêu được định nghĩa mã di truyền và nêu được một số đặc điểm của mã di truyền.
- Trình bày được những diễn biến chính của cơ chế sao chép ADN ở tế bào nhân sơ. 
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp thông qua quan sát sơ đồ về quá trình nhân đôi của ADN.
3. Thái độ: Từ những hiểu biết cơ bản về gen có nhận thức đúng đắn về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử.
 II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Kiến thức về gen và mã di truyền, cơ chế nhân đôi của ADN.
2. Học sinh: Nghiên cứu trước quá trình tự nhân đôi của ADN.
III. Tiến trình bài giảng.
1. Ổn định tổ chức (2 phút)
12A2: 	12A4:
2. Kiểm tra bài cũ(2 phút)
Giáo viên giới thiệu về cơ chế tự nhân đôi của ADN và vai trò đối với sự sinh sản ở sinh vật.
3. Hoạt động.
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về gen và mã di truyền.
- Mục tiêu: Nêu được định nghĩa gen, mã di truyền và một số đặc điểm của mã di truyền.
- Thời gian: 20 phút.
- Cách tiến hành:
Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc SGK, quan sát hình 1.1, bảng 1(Tr8 SGK) để trả lời các câu hỏi sau:
	+ Một đoạn phân tử ADN như thế nào thì được gọi là một gen?
	+ Nêu những hiểu biết về mã di truyền. Trên mạch gốc của gen thì các bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc có trật tự và thành phần các nuclêôtit như thế nào?
Bước 2: Học sinh trao đổi theo cặp trả lời các câu hỏi, yêu cầu học sinh giải thích rõ đặc điểm của mã di truyền dựa vào bảng mã di truyền. Giáo viên nhận xét và chốt lại kiến thức.
Kết luận
- Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hoá 1 sản sản phẩm nhất định( Chuỗi pôlipeptit hay phân tử ARN). 
- Mã di truyền: Là trình tự sắp xếp các nuclêootit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin
- Các đặc điểm của mã di truyền:
+ Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định theo từng bộ ba( không gối lên nhau).
+ Mã di truyền có tính phổ biến(tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ).
+ Mã di truyền có tính đặc hiệu(1 bộ ba chỉ mã hóa 1 axit amin)
+ Mã di truyền có tính thoái hoá(nhiều bộ ba khác nhau cùng cùng mã hóa cho 1 loại axit amin, trừ AUG và UGG).
Bước 3: Giáo dục bảo vệ môi trường: Sự đa dạng của gen chính là đa dạng di truyền (đa dạng vốn gen) của sinh giới. Bảo vệ nguồn gen, đặc biệt nguồn gen quý, bằng cách bảo vệ, nuôi dưỡng chăm sóc động vật quý hiếm
Mở rộng kiến thức: Tại sao mã di truyền là mã bộ ba?
	(Nếu 1 nuclêôtit xác định một axitamin thì có 41= 4 tổ hợp...; Nếu 2 nuclêootit xác định một axitamin thì có 42= 16 tổ hợp...; Nếu 3 nuclêootit xác định một axitamin thì có 43= 64 tổ hợp thừa để mã hóa hơn 20 loại axitamin). Mã di truyền là mã bộ ba.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những diến biến chính của cơ chế tự nhân đôi ADN.
- Mục tiêu: Biết được được những diến biến chính của cơ chế sao chép ADN ở tế bào nhân sơ.
- Thời gian: 15 phút
- Cách tiến hành:
Bước 1: Chia nhóm 6 người. Phân công nhóm trưởng và yêu cầu nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
Bước 2: Yêu cầu học sinh quan sát tranh về quá trình tự nhân đôi của ADN. Yêu cầu học sinh xác định những sự kiện chính, kết quả và 2 nguyên tắc cơ bản của quá trình tự nhân đôi ADN. Mỗi học sinh xác định 3 sự kiện chính, 2 nguyên tắc và kết quả của quá trình tự nhân đôi AND, ghi ý kiến cá nhân ra giấy nháp. Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến.
Bước 3: Đại diện học sinh trình bày, cả lớp nhận xét bổ sung, giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả hoạt động của học sinh. Chốt kiến thức.
Kết luận:
- Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ :Gồm 3 bước :
+ Bước 1 : Tháo xoắn phân tử ADN
Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc tái bản (hình chữ Y) và để lộ ra 2 mạch khuôn.
+ Bước 2 : Tổng hợp các mạch ADN mới
ADN - pôlimerara xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều 5’ ® 3’ (ngược chiều với mạch làm khuôn). Các nuclêôtit của môi trường nội bào liên kết với mạch làm khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A – T, G – X).
 Trên mạch mã gốc (3’ ® 5’) mạch mới được tổng liên tục. 
 Trên mạch bổ sung (5’ ® 3’) mạch mới được tổng hợp gián đoạn tạo nên các đoạn ngắn (đoạn Okazaki), sau đó các đoạn Okazaki được nối với nhau nhờ enzim nối.
+ Bước 3 : Hai phân tử ADN được tạo thành.
Mở rộng kiến thức: Tại sao hai mạch của phân tử ADN lại nhân đôi theo hai cách khác nhau? Một mạch tổng hợp liên tục, còn mạch kia tổng hợp gián đoạn ?( Do cấu trúc của phân tử ADN gồm hai mạch song song song ngược chiều nhau, mà enzim ADN poolimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo một chiều từ 
5‚ đến 3’)
4. Tổng kết và hướng dẫn học sinh về nhà: (4 phút)
- Yêu cầu học nhắc lại kiến thức cần đạt trong bài.
- Tìm hiểu thêm về quá trình tái bản ADN: Vị trí, thời gian xảy ra tái bản trong tế bào, enzim ADN polimeraza, đoạn okaza

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_mot_so_phuong_phap_va_ki_thuat.doc
  • docbao cao SKKN.doc
  • docBIA.doc
  • docDon SKKN.doc
  • docPhu luc.doc