SKKN Sử dụng hiện tượng thực tiễn trong dạy học hóa học hữu cơ nhằm tăng hứng thú học tập bộ môn

SKKN Sử dụng hiện tượng thực tiễn trong dạy học hóa học hữu cơ nhằm tăng hứng thú học tập bộ môn

Định hướng chương trình giáo dục phổ thông với mục tiêu là giúp học sinh: phát triển toàn diện về đạo đức, trí lực, thể chất, thẫm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; .(Luật giáo dục 2005). Để đạt các mục tiêu đó thì khâu đột phá là đổi mới phương pháp giáo dục từ lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực”. Làm cho “học” là quá trình kiến tạo: tìm tòi, khám phá, phát hiện, khai thác và xử lí thông tin, Học sinh tự mình hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. “Dạy” là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh: cách tự học, sáng tạo, hợp tác, dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học.Với bộ môn hóa học, định hướng đổi mới phương pháp dạy học cũng được coi trọng đó là: quan tâm và tạo mọi điều kiện để học sinh trở thành chủ thể hoạt động sáng tạo trong giờ học; để học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng về hóa học bằng nhiều biện pháp

 Xuất phát từ những thực tế đó và một số kinh nghiện trong giảng dạy bộ môn hóa học, tôi thấy để có chất lượng giáo dục bộ môn hóa học cao, người giáo viên ngoài phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần khai thác thêm các hiện tượng hóa học thực tiễn trong đời sống đưa vào bài giảng bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập bộ môn. Từ những lí do đó tôi chọn đề tài: “SỬ DỤNG HIỆN TƯỢNG THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP BỘ MÔN”, áp dụng cho chương trình hóa học lớp 11-12 phần hóa hữu cơ cấp THPT .

 

docx 18 trang thuychi01 8882
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng hiện tượng thực tiễn trong dạy học hóa học hữu cơ nhằm tăng hứng thú học tập bộ môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Định hướng chương trình giáo dục phổ thông với mục tiêu là giúp học sinh: phát triển toàn diện về đạo đức, trí lực, thể chất, thẫm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; .(Luật giáo dục 2005).	Để đạt các mục tiêu đó thì khâu đột phá là đổi mới phương pháp giáo dục từ lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực”. Làm cho “học” là quá trình kiến tạo: tìm tòi, khám phá, phát hiện, khai thác và xử lí thông tin,Học sinh tự mình hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. “Dạy” là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh: cách tự học, sáng tạo, hợp tác,dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học.Với bộ môn hóa học, định hướng đổi mới phương pháp dạy học cũng được coi trọng đó là: quan tâm và tạo mọi điều kiện để học sinh trở thành chủ thể hoạt động sáng tạo trong giờ học; để học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng về hóa học bằng nhiều biện pháp 
	Xuất phát từ những thực tế đó và một số kinh nghiện trong giảng dạy bộ môn hóa học, tôi thấy để có chất lượng giáo dục bộ môn hóa học cao, người giáo viên ngoài phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần khai thác thêm các hiện tượng hóa học thực tiễn trong đời sống đưa vào bài giảng bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập bộ môn. Từ những lí do đó tôi chọn đề tài: “SỬ DỤNG HIỆN TƯỢNG THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP BỘ MÔN”, áp dụng cho chương trình hóa học lớp 11-12 phần hóa hữu cơ cấp THPT .
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
	Xây dựng hệ thống một số hiện tượng hóa học thực tiễn cho các bài giảng trong chương trình hóa học lớp 11-12.
	Vận dụng hệ thống các hiện tượng đã xây dựng để dạy học chương trình hóa 11-12 nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn dặc biệt là hóa hữu cơ cho học sinh.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. ĐỐI TƯỢNG:
	Quá trình dạy học môn hóa học 11-12 ở trường THPT.
	Các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp tích hợp môi trường, kĩ năng vận dụng kiến thức trong học tập và liên hệ thực tiễn của bộ môn hóa học.
2. PHẠM VI:
	Các bài dạy trong chương trình hóa học kì II lớp 11 và kì I lớp 12.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
	Nghiên cứu luật giáo dục về đổi mới chương trình, phương pháp dạy học,..
	Các tài liệu về lí luận dạy học, phương pháp dạy học tích cực bộ môn hóa.
	Nghiên cứu thực trạng dạy học hóa 11-12 ở trường THPT Thường Xuân 2.
	Liệt kê các hiện tượng hóa học thực tiễn áp dụng cho một số bài dạy cụ thể ở chương trình hóa học hữu cơ lớp 11 và 12
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
	Đối với học sinh THPT có nhiều em chưa có nhiều định hướng nghề nghiệp cho tương lai nên ý thức học tập các bộ môn chưa cao, các em chỉ thích môn nào mình học có kết quả cao hoặc thích giáo viên nào thì thích học môn đó. Người giáo viên dạy hóa học phải biết nắm tâm lý và đặc điểm lứa tuổi của học sinh, trong đó phương pháp dạy học bằng cách khai thác các hiện tượng hóa học thực tiễn trong tự nhiên và trong đời sống hàng ngày để các em thấy môn hóa học rất gần gũi với các em. Giáo viên phải tổ chức được các hoạt động tự lực học tập cho học sinh theo những cơ sở lí luận sau:	
	Với sự bùng nổ của các thành tựu khoa học trong các lĩnh vực: Vật lí, Sinh học, Hóa họcnên chương trình đào tạo cũng được phân chia thành các mãnh kiến thức tương đối tách rời, cô lập với những khái niệm chi tiết khó nhớ. Xu hướng hiện nay trong dạy học hóa học nói riêng và trong các lĩnh vực khoa học nói chung, người ta cố gắng trình bày cho học sinh thấy mối quan hệ hữu cơ của các lĩnh vực không những của hóa học với nhau mà còn giữa các ngành khoa học khác nhau như: sinh học, hóa học, toán học, vật lí,
	Tuy nhiên để dạy theo cách tích hợp như trên, người giáo viên phải biết chọn những vấn đề quan trọng, mấu chót nhất của chương trình để giảng dạy còn phần kiến thức dễ hiểu nên hướng dẫn học sinh về nhà đọc SGK hoặc các tài liệu tham khảo. Ngoài ra giáo viên phải chọn lựa các hiện tượng thực tiễn phù hợp với nội dung bài mới tăng hứng thú, say mê học tập, tìm hiểu bộ môn. 
 Môn hoá học trong trường trung học phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Mục đích của môn học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri thức, hiểu biết về thế giới, con người thông qua các bài học, giờ thực hành... của hoá học. Học hoá để hiểu, giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở cấu tạo nguyên tử, phân tử, sự chuyển hoá của các chất bằng các phương trình phản ứng hoá học... Đồng thời là khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo ra những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người. Hoá học góp phần giải tỏa, xoá bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời sống, tinh thần của con người... 
II/ THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1/Thực trạng:
Môn hoá học trong trường phổ thông là một trong môn học khó, nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lý phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Bên cạnh đó môn hóa học ở trường trung học cơ sở hóa học là môn học xuất hiện muộn nhất trong hệ thống các môn học, nên đa số các em chưa chú ý nhiều đến môn hóa học. 
Hóa là một môn học có mối liên hệ chặt chẽ với đời sống và các ngành. Có nhiều hiện tượng thưc tiễn ngay trong đời sống hàng ngày nhưng các em không biết giải thích hoặc không để ý đến vì các em không hề biết đến giá trị thực tiễn của hóa học.
Hóa học là môn khoa học thực nghiêm, nhưng thực tế cho thấy điều kiện ở các trường phổ thông thí nghiệm chưa được sử dụng nhiều nên cũng chưa gây được hứng thú cho học sinh.
	Hóa học là môn học quan trọng trong thi đại học, có tới ba khối A và B , B1thi môn hóa học. Nhưng có một bộ phận học sinh vẫn thờ ơ với môn học này.
Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục: Chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dùng đồng loạt cùng một cách dạy, một bày giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít. Do phương pháp ít có tiến bộ mà người giáo viên đã trở thành người cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều. Giáo viên nên là người hướng dẫn học sinh chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức hoá học.
2/ Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên để việc giảng dạy môn hoá học đạt hiệu quả cao hơn tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp trong các bài giảng hoá học:
 Một trong những điểm tôi đã làm là “sử dụng hiện tượng thực tiễn trong dạy học hóa học hữu cơ nhằm tăng hứng thú học tập bộ môn”. Có những vấn đề hoá học có thể giúp học sinh giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học hoá học trong những câu ca dao – tục ngữ mà thế hệ trước để lại và có thể ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày chỉ bằng những kiến thức rất phổ thông mà không gây nhàm chán, xa lạ; lại có tác dụng kích thích tính chủ động,sáng tạo, hứng thú trong môn học;làm cho hoá học không khô khan, bớt đi tính đặc thù và phức tạp.
Trong phạm vi đề tài tôi không có tham vọng giải quyết mọi vấn đề trong thực tiễn có mà chỉ nêu lên một vài suy nghĩ, đề suất của cá nhân coi đó là kinh nghiệm qua một số ví dụ minh hoạ, với mong muốn góp phần tạo ra và phát triển phương pháp dạy hoá học hiệu quả cao hơn qua các bài giảng hoá học.
III/ CÁC GIẢI PHÁP VÀ CÁCH THỨCTHỰC HIỆN:
 1. CÁC GIẢI PHÁP
 1. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày, thường sau khi đã kết thúc bài học. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó, học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó? Tạo tiền đề thuận lợi khi học bài học mới tiếp theo. 
2. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường qua các phương trình phản ứng hoá học cụ thể trong bài học. Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học.
3. Trước khi bắt đầu dạy một bài mới giáo viên có thể nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường, hiện tượng đó có thể liên quan đến bài học hoặc là không, hoặc là một vấn đề nóng hổi đang được dư luận quan tâm mang tính thời sự. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập
4. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua các bài tập tính toán. Cách nêu vấn đề này có thể giúp cho học sinh trong khi làm bài tập lại lĩnh hội được vấn đề cần truyền đạt, giải thích.Vì muốn giải được bài toán hoá đó học sinh phải hiểu được nội dung kiến thức cần huy động, hiểu được bài toán yêu cầu gì? Và giải quyết như thế nào?
5. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể xen vào bất cứ thời gian nào trong suốt tiết học. Hướng này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mái.Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học hoá.
6. Tiến hành tự làm thí nghiệm qua các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường ở địa phương, gia đình sau khi đã học bài giảng. Cách nêu vấn đề này có thể làm cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hay tự tái tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm hay những lúc bắt gặp hiện tượng, tình huống đó trong cuộc sống. Giúp học sinh phát huy khả năng ứng dụng hoá học vào đời sống thực tiễn.
 2. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
2.1/ Các cách thức thực hiện
Để tổ chức thực hiện được giáo viên có thể dùng nhiều phương tiện, nhiều cách như: bằng lời giải thích, hình ảnh, đoạn phim, có thể tiến hành dạy trong hoàn cảnh dùng máy chiếu hay không dùng máy chiếuĐiều này cần phụ thuộc vào điều kiện ở mỗi trường, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể và phong cách dạy khác nhau để huy động tối đa.Vì hiệu quả giáo dục với nội dung đề tài này, có những kinh nghiệm có thể áp dụng cho người này nhưng có những phong cách không thể áp dụng cho giáo viên khác.
 Do đó mỗi bài học giáo viên đưa ra được một số ứng dụng thực tiễn sẽ lôi cuốn được sự chú ý của học sinh.
 2.2/ Hệ thống các hiện tượng hóa học thực tiễn dùng cho các bài giảng trong chương trình hóa học hữu cơ 11-12-THPT:
 I. Hệ thống các hiện tượng sử dụng trong những bài giảng Chương IV: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ
Câu 1: Vì sao trong một ngày hoa phù dung có thể đổi màu tới 3 lần ?
Giải thích: Hoa phù dung đổi màu 3 lần trong ngày. Buổi sáng màu trắng, buổi trưa màu phớt hồng, buổi chiều màu hồng đậm hơn.Loài hoa, trước sau chỉ biến đổi thay nhau giữa các màu trắng, hồng, vàng, da cam, đỏ.
 Đó là sự thay đổi của chất caroten có trong thực vật.
Caroten là một loại sắc tố thường thấy trong mọi đóa hoa. Trong sữa động vật, trong chất béo cũng có sắc tố này nhưng nhiều hơn cả là trong của cà rốt ( chất màu vàng da cam). Caroten là một hiđrocacbon có công thức phân tử C40H56.
Áp dụng: Đây là một hiện tượng thường gặp trong tự nhiên. Giáo viên đưa vấn đề này vào trong bài giảng nhằm kích thích tính tò mò ham hiểu biết của học sinh. Có thể dùng liên hệ thục tế trong bài 25: HÓA HỌC HỮU CƠ VÀ HỢP CHẤT HỮU CƠ
Câu 2: Vitamin A, Vitamin C, Vitamin D có công thức hóa học như thế nào?
Trả lời: Vitamin A(retinol) có công thức phân tử là C20H30O, Vitamin C có công thức phân tử là C6H8O6, Vitamin D có công thức phân tử là C28H44O. 
 Áp dụng: Đây là những loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Giáo viên đưa vấn đề này vào trong bài giảng nhằm kích thích tính tò mò ham hiểu biết của học sinh. Có thể dùng liên hệ thục tế trong bài 25: HÓA HỌC HỮU CƠ VÀ HỢP CHẤT HỮU CƠ
Câu 3: Cơ thể chúng ta cần những hợp chất hữu cơ thiết yếu nào ?
Giải thích: Cơ thể chúng ta cũng chứa hàng nghìn loại các phân tử hữu cơ và vô cơ nên cũng được sắp xếp thành loại thiết yếu và không thiết yếu để chú ý khi nuôi dưỡng.
Có 24 hợp chất hữu cơ thiết yếu là: 9 amino axit, 2 axit béo và 13 vitamin. Có 15 thành phần thiết yếu vô cơ là: canxi, photpho, iôt, magie, kẽm, đồng, kali, natri, clo, coban, crom, mangan, molipđen và selen (có thể kể cả asen, vanađi và thiếc).Các chất trên cơ thể lấy từ thực phẩm như amino axit lấy từ thịt, trứng, sữa axit béo không no lấy từ đậu nành vitamin lấy từ rau quả như vitamin A trong quả gấc, vitamin C trong quả chanh, cam, bưởi
Áp dụng: Có thể dùng liên hệ thục tế trong bài 25: HÓA HỌC HỮU CƠ VÀ HỢP CHẤT HỮU CƠ
 II. Hệ thống các hiện tượng sử dụng trong những bài giảng Chương V: HIDDROCACBON NO
Câu 1: Vì sao có khí metan thoát ra từ ruộng lúa hoặc các ao (hồ)?
Giải thích: Trong ruộng lúa, ao (hồ) thường chứa các vật thể hữu cơ. Khi các vật thể này thối rữa (hay quá trình phân hủy các vật thể hữu cơ) sinh ra khí metan. Người ta ước chừng 1/7 lượng khí metan thoát vào khí quyển hàng năm là từ các hoạt động cày cấy.Lợi dụng hiện tượng này người ta đã làm các hầm biogas trong chăn nuôi heo tạo khí metan để sử dụng đun nấu hay chạy máy 
Áp dụng: Đây là hiện tượng thường gặp và là cơ sở giải quyết các vấn đề về môi trường ở các địa phương chăn nuôi nhỏ lẽ. Giáo viên đưa vấn đề này vào trong phần liên hệ thực tế BÀI ANKAN
Câu 2: Khí metan gây nguy hiểm như thế nào khi làm trong hầm mỏ?
Giải thích: Nổ khí metan và tiếp theo nữa là nổ bụi than là một trong những mối hiểm họa nguy hiểm nhất trong ngành công nghiệp khai thác mỏ. Khí metan là nguyên nhân của các tai nạn hầm mỏ lớn. Vụ tai nạn lớn nhất liên quan đến metan xảy ra vào năm 1903 tại Hoa Kỳ với 1.234 thợ mỏ thiệt mạng. Ở Ba Lan, vào năm 1974, tại mỏ Silesia đã xảy ra một vụ nổ khí metan, tổn thất cho 34 thợ mỏ. Khí metan đặc biệt nguy hiểm khi tiến hành khai thác than hầm lớn mà không tuân thủ quy trình kỹ thuật và quy phạm an toàn. Nguyên nhân đó là do phản ứng CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O tỏa nhiệt lớn và gây ra nổ.
 III. Hệ thống các hiện tượng sử dụng trong những bài giảng Chương VI: HIDDROCACBON KHÔNG NO
Câu 1: Làm cách nào để quả mau chín ?
Giải thích: Từ lâu người ta đã biết xếp một số quả chín vào giữa sọt quả xanh thì toàn bộ sọt quả xanh sẽ nhanh chóng chín đều. Tại sao vậy ?
 Bí mật của hiện tượng này đã được các nhà khoa học phát hiện khi nghiên cứu quá trình chín của trái cây. Trong quá trình chín trái cây đã thoát ra một lượng nhỏ khí etilen. Khí này sinh ra có tác dụng xúc tác quá trình hô hấp của tế bào trái cây và làm cho quả mau chín.Nắm được bí quyết đó người ta có thể làm chậm quá trình chín của trái cây bằng cách làm giảm nồng độ etilen do trái cây sinh ra. Điều này đã được sử dụng để bảo quản trái cây không bị chín nẫu khi vận chuyển xa. Ngược lại khi cần cho quả mau chín, người ta thêm etilen vào kích thích quá trình hô hấp của tế bào trái cây.Ngày nay người ta dùng khí đá cho vào thùng trái cây để làm trái cây mau chín vì khi có hơi nước khí đá tác dụng trong môi trường ẩm sinh ra etilen làm trái cây mau chín.
Áp dụng: Đây là hiện tượng đã được sử dụng rất lâu nhưng không phải ai cũng biết giải thích được. Giáo viên có thể sử dụng hiện tượng trên liên hệ thực tế trong phần ứng dụng của etilen ở bài ANKEN.
Câu 2: Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá chết ? 
Giải thích: Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua CaC2, khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen và canxi hiđroxit:
	CaC2 + 2H2O C2H2 + Ca(OH)2
 Axetilen có thể tác dụng với nước tạo ra anđehit axetic, chính chất này làm tổn thương đến hoạt động hô hấp của cá vì vậy có thể làm cá chết
Áp dụng: Giáo viên dùng hiện tượng này mở rộng cho phần điều chế nhằm cũng cố lại tính chất của axetilen ở bài 43: ANKIN.
Câu 3:T ại sao người ta dùng khí axetilen để hàn và cắt kim loại?
 Axetilen cháy trong O2 tạo ra ngọn lửa có nhiệt độ khoảng 3000 độ C nên được dùng trong đèn xì axetylen-oxy dùng để hàn và cắt kim loại.
2C2H2 + 5O2 —-> 4CO2 + 2H2O
Áp dung: Khi dạy phần ứng dụng của axetilen trong bài 43: ANKIN
 IV. Hệ thống các hiện tượng sử dụng trong những bài giảng Chương VII:HIDROCACBON THƠM. NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN.
Câu 1: Đánh giá chất lượng xăng như thế nào ?
Giải thích: Xăng dùng cho các loại động cơ thông dụng như ô tô, xe máy là hỗn hợp hiđrocacbon no ở thể lỏng (từ C5H12 đến C12H26). Chất lượng xăng được đánh giá thông qua chỉ số octan là phần trăm các ankan mạch nhánh có trong xăng. Chỉ số octan càng cao thì xăng càng tốt do khả năng chịu áp lực nén tốt nên khả năng sinh nhiệt cao. n- Heptan được coi là chỉ số octan bằng 0 còn 2,2,4- trimetylpentan được quy ước chỉ số octan bằng 100. Các hiđroccabon mạch vòng và mạch nhánh có chỉ số ocatn cao hơn các hiđrocacbon mạch không nhánh
	Xăng có chỉ số octan thấp như xăng 83 thường pha thêm một ít phụ gia như tetraetyl chì (C2H5)4 hoặc lưu huỳnh. Các phụ gia này làm tăng khả năng chịu nén của nhiên liệu nhưng khí thải ra không khí gây ô nhiễm môi trường, rất có hại cho sức khỏe của con người.
Hiện nay ở Việt Nam thường dùng 2 loại xăng A90 hoặc A92 là loại xăng có chỉ số octan cao, những loại xăng này không cần pha thêm các phụ gia nên đỡ độc hại và ít gây ô nhiễm môi trường.
Áp dụng: Trong nhu cầu ngày càng cao của con người thì xăng rất cần thiết cho cuộc sống, việc sử dụng và chọn lựa các loại xăng cũng được quan tâm. Giáo viên có thể câu hỏi thực tiễn này trong bài 48: NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN.
Câu 2: Vì sao không dùng nước để dập các đám cháy xăng, dầu ?
Giải thích: Xăng, dầu là hỗn hợp hữu cơ, gồm nhiều chất khác nhau, thành phần chủ yếu là các ankan có phân tử lượng nhỏ, dạng lỏng. 
Lý tính của xăng : nhẹ hơn nước, không tan trong nước, rất dễ cháy... Vì vậy nếu dùng nước để dập cháy xăng dầu... thì không những không tắt mà đám cháy lan nhanh hơn
 Lý do : xăng nổi lên bề mặt nước, lan tràn nhanh hơn...Vẫn cháy bình thường. 
Áp dụng:. Để hiểu được vì sao thì không ít người hiểu được vấn đề này. Thông qua nội dung bài 48: NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN, giáo viên có thể đặt câu hỏi này cho học sinh thảo luận rồi giải thích cho học sinh biết 
 V.Hệ thống các hiện tượng sử dụng trong những bài giảng Chương VIII: DẪN XUẤT CỦA HALOGEN. ANCOL – PHENOL
Câu 1: Vì sao “chảo không dính” khi chiên, rán thức ăn lại không bị dính chảo?
Giải thích: Nếu dùng chảo bằng gang, nhôm thường để chiên cá, trứng không khéo sẽ bị dính chảo. Nhưng nếu dùng chảo không dính thì thức ăn sẽ không dính chảo. Thực ra mặt trong của chảo không dính người ta có trải một lớp hợp chất cao phân tử. Đó là politetra floetylen được tôn vinh là “vua chất dẻo” thường gọi là “teflon”. Politetra floetilen chỉ chứa 2 nguyên tố C và F nên liên kết với nhau rất bền chắc. 
Khi cho teflon vào axit vô cơ hay axit H2SO4 đậm đặc, nước cường thủy (hỗn hợp HCl và HNO3 đặc), vào dung dịch kiềm đun sôi thì teflon không hề biến chất. Dùng teflon tráng lên đáy chảo khi đun với nước sôi không hề xảy ra bất kì tác dụng nào. Các loại dầu ăn, muối, dấm, cũng không xảy ra hiện tượng gì. Cho dù không cho dầu mở mà trực tiếp ráng cá, trứng trong chảo thì cũng không xảy ra hiện tượng gì.
Một điều chú ý là không nên đốt nóng chảo không trên bếp lửa vì teflon ở nhiệt độ trên 250oC là bắt đầu phân hủy và thoát ra chất độc. Khi rửa chảo không nên chà xát bằng các đồ vật cứng vì có thể gây tổn hại cho lớp chống dính.
Áp dụng: “Chảo không dính” hiện nay được các bà nội trợ sử dụng khá nhiều. Công dụng của chảo đã làm hài lòng tất cả các đầu bếp khó tính. Nhưng ít ai hiểu được vì sao chảo không dính lại ưu việt đến vậy. Giáo viên có thể nêu vấn đề này khi dạy về bài 51:DẪN XUẤT HALOGEN CỦA HIDROCACBON
Câu 2: Cồn khô và cồn lỏng có cùng một chất không ? Tại sao cồn khô lại được ?
Giải thích: Cồn khô và cồn lỏng đều là cồn (rượu etylic nồng độ cao) vì người ta cho vào cồn lỏng một chất hút dịch thể, loại chất này làm cồn lỏng chuyển khô. Ngoài ra loại chất này còn dùng trong sản xuất tả lót, 
Áp dụng: Đây là câu hỏi đặt ra khi dạy về ứng dụng của ancol trong cuộc số

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_hien_tuong_thuc_tien_trong_day_hoc_hoa_hoc_huu.docx