Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở

Những năm gần đây xã hội Việt Nam đã và đang có rất nhiều thay đổi lớn về tất cả các mặt: kinh tế, giáo dục, khoa học, xã hội,…Chính nền kinh tế nhiều thành phần với sự đa dạng của nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến toàn xã hội, đặc biệt là các mặt giáo dục. Quan điểm của Đảng đã từng coi giáo dục là quốc sách hàng đầu nay lại càng quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Bởi có giáo dục tốt thì nền móng xã hội mới vững chắc,tạo đà phát triển nhiều ngành nghề,nhiều lĩnh vực…

Trẻ em là tương lai của dân tộc, của đất nước nên việc giáo dục và định hướng cho trẻ phát triển lành mạnh là một yêu cầu bức xúc của toàn xã hội, là điều mà mỗi ai tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đều phải trăn trở. Sinh thờiChủ tịch Hồ Chí Minh- vị Cha già kính yêu, người Thầy vĩ đại của dân tộc đã phát biểu:

Hiền dữ đâuphải tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên.

Ở đây Bác kính yêu đã khẳng định tầm quan trọng của phương pháp giáo dục tới nhân cách phẩm chất, đạo đức và tài năng của con người. Theo tôi, việc giáo dục nhân cách cho học sinh đòi hỏi ngườigiáo dục chủ nhiệm phải đạt được những chuẩn mực về đạo đức xã hội. Còn việc giáo dục văn hóa cho các em đòi hỏi người giáo viên bộ môn phải có những kiến thức sâu rộng, chuyên môn nghiệpvụ vững vàng và đặc biệt phải thật sự tâm huyết với nghề.

  • Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người bởi "Vănhọc là nhân học".
  • Là một trong những môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn Ngữ văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời môn Ngữ văn còn thể hiện rõ mối quan hệ qua lại với các môn học khác. Nếu học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới các bộ môn khác và ngượclại.
  • Trước kia, việc dạy và học một giờ Ngữ văn trong trường THCS đều "nặng" về "thuyết trình". Chính điều đó đã khiến học sinh không phát huy được sự chủ động mạnh dạn tự tin sáng tạo trong việc tiếp nhận kiến thức. Sau mỗi giờ học như vậy, học sinh sẽ đều cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, dần dần khiến các em "ghét"môn học này (nhất là các em nam).
docx 20 trang Mai Loan 21/12/2023 4315
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỤC LỤC	1
Lý do chọn đề tài	2
Thực trạng liên quan đến đề tài	2
Tính cấp thiết của đề tài	3
Ý nghĩa và tác dụng của đề tài	4
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài	4
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ	4
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU	4
Cơ sở nghiên cứu	4
Vai trò và chức năng của môn Ngữ văn trong trường THCS	4
Vai trò của thầy cô trong giờ dạy học Ngữ văn	5
Khái niệm và tiêu chuẩn của lời bình trong cảm thụ thơ văn	6
2. 1. Khái niệm	6
2. 2. Tiêu chuẩn một lời bình hay	6
3. Những ảnh hưởng của lời bình:	8
Ý nghĩa và tầm quan trọng của lời bình trong giờ học Ngữ văn:	8
CÁC GIẢI PHÁP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN	10
Bình bằng một lời khen trực tiếp	10
Bình chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm bằng cách nêu, gợi mở vấn đề	10
Bình bằng so sánh, đối chiếu Văn học	11
Bình bằng cách đưa ra một giả thiết	11
Bình bằng cách đưa ra những số liệu cụ thể	12
Bình để giới thiệu bài mới (Vào bài)	13
Bình để khắc sâu kiến thức	13
Bình để mở rộng kiến thức	13
Bình để gợi sự đồng cảm:	13
MINH HỌA MỘT SỐ TIẾT DẠY CỤ THỂ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8	14
TIẾT 58 - “ ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN ” CỦA PHAN CHÂU TRINH	14
TIẾT 77 - “ QUÊ HƯƠNG” CỦA TẾ HANH	16
KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG VÀO GIẢNG DẠY:	17
PHỤ LỤC	20
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài:
Thực trạng liên quan đến đề tài:
Những năm gần đây xã hội Việt Nam đã và đang có rất nhiều thay đổi lớn về tất cả các mặt: kinh tế, giáo dục, khoa học, xã hội,Chính nền kinh tế nhiều thành phần với sự đa dạng của nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến toàn xã hội, đặc biệt là các mặt giáo dục. Quan điểm của Đảng đã từng coi giáo dục là quốc sách hàng đầu nay lại càng quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Bởi có giáo dục tốt thì nền móng xã hội mới vững chắc, tạo đà phát triển nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực
Trẻ em là tương lai của dân tộc, của đất nước nên việc giáo dục và định hướng cho trẻ phát triển lành mạnh là một yêu cầu bức xúc của toàn xã hội, là điều mà mỗi ai tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đều phải trăn trở. Sinh thờiChủ tịch Hồ Chí Minh- vị Cha già kính yêu, người Thầy vĩ đại của dân tộc đã phát biểu:
Hiền dữ đâu phải tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên.
Ở đây Bác kính yêu đã khẳng định tầm quan trọng của phương pháp giáo dục tới nhân cách phẩm chất, đạo đức và tài năng của con người. Theo tôi, việc giáo dục nhân cách cho học sinh đòi hỏi người giáo dục chủ nhiệm phải đạt được những chuẩn mực về đạo đức xã hội. Còn việc giáo dục văn hóa cho các em đòi hỏi người giáo viên bộ môn phải có những kiến thức sâu rộng, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và đặc biệt phải thật sự tâm huyết với nghề.
Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người bởi "Văn học là nhân học".
Là một trong những môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn Ngữ văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời môn Ngữ văn còn thể hiện rõ mối quan hệ qua lại với các môn học khác. Nếu học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới các bộ môn khác và ngược lại.
Trước kia, việc dạy và học một giờ Ngữ văn trong trường THCS đều "nặng" về "thuyết trình". Chính điều đó đã khiến học sinh không phát huy được sự chủ động mạnh dạn tự tin sáng tạo trong việc tiếp nhận kiến thức. Sau mỗi giờ học như vậy, học sinh sẽ đều cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, dần dần khiến các em "ghét" môn học này (nhất là các em nam).
Những năm gần đây, Bộ Giáo Dục cũng như toàn Ngành đã và đang từng bước đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh là trung tâm, dạy văn còn phải tích hợp ngang dọc liên môn với các bộ môn khác.Thầy cô chỉ là ngưòi hướng dẫn tổ chức, khơi gợi các hoạt động để giúp học sinh phát huy được những nội lực của bản thân, để từ đó giúp các em tích cực chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội tiếp thu kiến thức mới. Song nếu trong những giờ học Ngữ văn mà thiếu hẳn lời bình thì giờ dạy cũng chỉ là Thầy hỏi- Trò đáp. Mặc dù, Thầy có đổi mới, có nhiều hoạt động sinh động, trò chơi hấp dẫn học sinh đến đâu đi nữa thì giờ dạy cũng vẫn khô khan, chẳng khác nào những môn khoa học tự nhiên khác. Sau giờ học, học sinh sẽ không "đọng lại", cũng khó tạo những dấu ấn về tác phẩm. Như vậy muốn hình thành ở học sinh sự ham học, say mê khám phá một tác phẩm Văn học thì người giáo viên cần phải chú ý đến phương pháp bình và những lời bình "đắt" nhất trong một giờ dạy học Ngữ văn.
Qua việc trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy sử dụng những lời bình ấn tượng của thầy cô trong giờ dạy học Ngữ văn là điều cần thiết để giúp học sinh có sự hứng khởi khi tiếp nhận các tác phẩm văn học.
Tính cấp thiết của đề tài:
Là người quản lý, trực tiếp phụ trách môn Ngữ văn trong trường, tôi cũng như bao nhà quản lý khác đều có một nguyện vọng là xây dựng nhà trường trở thành một tập thể vững mạnh: Thầy dạy tốt, trò học tốt, gặt hái được nhiều thành công trong hoạt động Dạy và Học. Qua công tác quản lý, tôi nhận thấy để đạt được những kết quả như mong muốn thật là khó. Làm thế nào để học sinh yêu thích bộ môn Ngữ văn, nhất là trong giai đoạn hiện nay? Làm thế nào để các con vừa ngoan vừa chăm học, trên lớp chăm chú nghe giảng, về nhà làm đầy đủ bài tập các cô giao? Làm thế nào để học sinh trường mình vừa có đức vừa có tài, trở thành những học sinh văn minh, thanh lịch, hiện đại, những chủ nhân tương lai của thế kỷ? Làm thế nào để giáo viên giảng dạy bộ mônNgữ văn vừa hồng vừa chuyên.Điều đó đã khiến tôi phải trăn trở, suy nghĩ tìm tòi phương pháp quản lý tốt nhất để hướng dẫn, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên dạy môn Ngữ văn trong trườngTHCS thông qua việc đưa lời bình vào giờ dạy học môn Ngữ văn.
Ý nghĩa và tác dụng của đề tài:
Qua nghiên cứu, tôi nhận thấy trong giờ dạy học Ngữ văn, bên cạnh các phương pháp dạy học tích cực thì lời bình của thầy cô thường đem đến cho học sinh những rung động, tình cảm chân thành nhất, nó như chắp cánh cho tâm hồn rộng mở, bồi dưỡng những ước mơ, khát vọng và hoài bão, là “chất men” không thể thiếu trong việc tiếp nhận một tác phẩm văn chương.Trước kia, trong giờ
dạy học văn,thầy cô chỉ đọc, hỏi – học sinh trả lời khiến giờ Ngữ văntrở nên khô khan, đôi khi làm mất đi chức năng thẩm mỹ của văn học, khiến các em thấy giờ học văn không còn hấp dẫn, khô khan, học như nhồi nhét kiến thức. Trong những tiết học đó, học sinh lười suy nghĩ, sẽ không tự bồi dưỡng cách nói hay, lối viết giỏi. Ngoài ra, tôi còn rất trăn trở khi học sinh không thích học văn sẽ khiến tâm hồn của các em khô cằn, có thể sẽ dẫn đến những hành động cộc cằn, thô lỗ trong cuộc sống. Một vấn đề cũng đặt ra là nếu học sinh cuối cấp trong trường THCS không đam mê học văn sẽ dẫn đến chất lượng đầu ra của nhà trường không tốt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của nhà trường. Bởi vậy, việc đưa lời bình vào bài giảng một cách hợp lý nhất luôn có ý nghĩa và tác dụng “đặc biệt” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong trường THCS.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đề tài tập trung nghiên cứu về việc sử dụng lời bình trong một tiết dạy học Ngữ văn, từ phần khởi động và bài cho đến bình những chi tiết quan trọng trong tác phẩm.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những phương pháp luận và tổng hợp những kinh nghiệm trong quá trình thực tế giảng dạy.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Cơ sở nghiên cứu:
Vai trò và chức năng của môn Ngữ văn trong trường THCS:
-Ngữ văn là một bộ môn nghệ thuật mà đặc trưng của nó là truyền thụ những cái hay cái đẹp đến người tiếp nhận. Theo “Văn học- Cuộc sống, Nhà văn” thì: “Đọc một tác phẩm tốt, chúng ta tìm thấy những nhân vật chân thực, sinh động, những lời hay ý đẹp. Đó là cái đẹp trong văn học, tức là phản ánh trung thành con người và sự vật, làm toát lên chiều sâu, bản chất tính đa dạng, tính điển hình của đối tượng mô tả, nói lên được tấm lòng và tư tưởng của con người trong cuộc đấu tranh cho tự do, hạnh phúc, gây được những rung động, sự vui thú, lòng yêu thương hoặc sự căm ghét” (Nxb Khoa học Xã hội, 1998)
-Từ những chức năng biểu hiện và truyền thụ cái hay, cái đẹp của văn chươngnên môn Ngữ văn có một vai trò đặc biệt quan trọng trong trường THCS. Bởi vì sau khi cảm thụ sâu sắc cái hay, cái đẹp của một hình tượng Văn học, học sinh sẽ tự nhận thức được những điều mình cần hướng tới, cần hoạt động. Các thầy cô giáo dạy Ngữ văn giỏi, giàu kinh nghiệm đã thường chia sẻ:
“Học văn thì điều cốt yếu nhất mà cũng là điều khó nhất nhận ra được chất Văn là sự rung cảm được những cái đẹp của Văn chương. Một bài văn, bài thơ, một câu văn, câu thơ hay bao giờ cũng khiến lòng ta xúc động. Sự xúc động thực sự đó cũng là hạnh phúc của con người : Vì thế, phải biết giữ gìn và biết tôn trọng nó. Chớ quên rằng nhất thiết phải tiếp nhận lĩnh hội văn chương thông qua sự rung động chân thành.”(Hướng dẫn ôn thi vào lớp 10 PTTH)
- Văn chương còn đem đến cho con người những cung bậc tâm trạng, tình cảm khác nhau. Sau khi học tác phẩm, nghiên cứu cuộc đời của một nhân vật, học sinh có thể có những tâm trạng yêu-ghét rạch ròi, từ đó định hướng cho người đọc cách sống và làm việc sao cho có ý nghĩa hơn. Chẳng hạn, như khi nghe thầy giáo đọc thơ, Trần Đăng Khoa đã có những cảm xúc trong sáng, giản dị và chân thành biết bao để rồi thêm yêu làng xóm, quê hương đất nước, yêu cội nguồn dân tộc thiêng liêng của mình :
“ Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Thêm yêu tiếng hát nụ cười Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra. ”
( Nghe thầy đọc thơ)
- Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã khẳng định: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.
Vai trò của thầy cô trong giờ dạy học Ngữ văn :
-Vai trò của thầy cô trong giờ dạy học Ngữ văn rất quan trọng. Để học sinh tiếp nhận, lĩnh hội được giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của một tác phẩm văn chương thì thầy cô phải là người dẫn dắt định hướng giúp các em tìm hiểu, nghiên cứu tác phẩm. Đặc biệt là khả năng truyền thụ của thầy cô có vai trò rất lớn trong việc cuốn hút các em, đưa học sinh đến với vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ của văn chương. Ngoài việc giúp học sinh lĩnh hội kiến thức cơ bản của một tác phẩm, thầy cô phải biết làm thế nào để học sinh vừa lĩnh hội kiến thức cơ bản của một tác phẩm, đồng thời biết rung động trước những câu văn, câu thơ hay trong tác phẩm. Một trong những yếu tố làm nên sự cuốn hút diệu kì đó là những lời bình của thầy cô. Giáo sư Lê Trí Viễn trong cuốn "Đến với thơ hay" đã nói rằng: " Có một đối tượng mà bình thơ là nhiệm vụ không né tránh được đó là người thầy giáo. Cụ thể là người giáo viên Văn học."
- Để có một lời bình hay, trước hết thầy cô phải thật hiểu, phải nhập tâm vào tác phẩm, biết rung cảm trước những vẻ đẹp đa dạng, phong phú muôn màu
muôn vẻ của tác phẩm. Thậm chí thầy cô phải đi sâu để tìm hiểu từng ngõ ngách tâm hồn, đời sống nội tâm cùng vui buồn, sướngkhổ với các nhân vật trong tác phẩm. Từ đó truyền đến học sinh vẹn nguyên cảm xúc của mình. Cho nên lời bình của thầy cô trong một giờ dạy Văn rất quan trọng, là chất kết nốigiữa người học đến với các tác phẩm văn chương.
Khái niệm và tiêu chuẩn của lời bình trong cảm thụ thơ văn :
1. Khái niệm :
Trong một giờ dạy và học Ngữ văn, việc khai thác tìm hiểu chi tiết nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trongtác phẩm là yêu cầu cơ bản của đặc trưng môn học.Thầy cô cần căn cứ vào thể loại của tác phẩm rồi vận dụng các kĩ năng, để từ đó "bật" ra nội dung chính mà tác giả muốn truyền tải tới người đọc, giúp học sinh tiếp cận một cách nhanh nhấttác phẩm. Từ các chi tiết đã phân tích, thầy côcần biết lựa chọn đâu là "điểm sáng" là "chi tiết quan trọng", đâu là "nhãn tự" của một đoạn trích hoặc một tác phẩm kết hợp với ý kiến của cá nhân để truyền cho học sinh thấy được những cái hay cái đẹp của "điểm sáng" đó. Chính từ "điểm sáng", "nhãn tự" đó có sức tỏa sáng tới toàn bài, giúp học sinh lĩnh hội toàn bộ đoạn trích hay tác phẩm một cách nhanh nhất.
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói :"Dạy văn là chủ yếu dạy cho học sinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ chính xác, làm nổi bật điều mình muốn nói"....
Giáo sư Phan Trọng Luận cho rằng: "Bình là một phương pháp có tính đặc thù của cảm thụ và truyền thụ văn thơ....Giảng văn cần vận dụng phương pháp bình."
Với nhà phê bình văn học Hoài Thanh thì bình thơ là :"Cảm nhận cái hay, cái đẹp của nó rồi truyền cho người đọc, người nghe "
Còn giáo sư Lê Trí Viễn thì cho rằng:"Bình là dùng lời văn đẹp, các chất cảm xúc, có viện trợ đến những cái tương tự, có khi giả thiết một cách đối lập với cái phải bình.... nhưng cũng cốt để làm cho cái được bình thể hiện được tất cả cái hay, cái đẹp của nó."
2. 2. Tiêu chuẩn một lời bình hay:
- Cái hay, cái đẹp của lời bình phải được biểu hiện ở các mặt: nội dung, hình thức và toát lên được những tư tưởng tình cảm cũng như dụng ý nghệ thuật mà tác giả đã, gửi gắm. Lời bình ấy có khi là một lời khen trực tiếp, có khi lại bộc lộ những tâm tư tình cảm, hay như lời tâm sự, cũng có thể so sánh liên
hệTất cả đều phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, súc tích, lắng đọng có chiều sâu, không quá cường điệu cũng không quá hời hợt, tẻ nhạt, nhàm chán.
- Trong một giờ dạy Ngữ văn, việc bình cái hay cái đẹp là điều không thể thiếu nên cần kết hợp giữa bình và giảng. Bởi theo giáo sư Phan Trọng Luận thì: “ Giảng mà không bình thì ý gọn và khô, bình mà không giảng ý đồ miên
man xa rời”.
-Nhưng cũng cần chú ý phải tìm ra được một “điểm sáng”, “nhãn tự” của tác phẩm để hướng lời bình vào đó. Lời bình phải thật lắng đọng, nếu không thì: “ không gì vô vị, thậm chí khó chịu như một lời gọi là bình chẳng ăn nhập vào đâu, cũng chẳng đáng gọi là phi văn bản vì nó chỉ là lời không có căn cứ.”
( theo giáo sư Lê Chí Viễn).
- Ví dụ: Theo thầy Chu Sơn ba câu thơ “đắt nhất” trong bài “ Nhớ rừng”
của Thế Lữ là:
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật!...”
Đây là hình ảnh oai hùng, lẫm liệt tạo nên dáng điệu kiêu hùng, bạo lực của chúa sơn lâm. Mấy chữ “lênh láng máu” thật dễ sợ! Nó gợi ra cảnh chiến trường sau cuộc vật lộn tàn bạo. Ánh tà dương lúc mặt trời hấp hối, qua cảm nhận của con mãnh thú chính là sắc máu lênh láng đỏ. “Chiều lênh láng máu”, chữ “chiều” gợi được khoảng thời gian rất cụ thể còn “máu” giờ đã trở thành kỷ niệm. Đối với con thú này, màu máu lênh láng là màu của thời gian. Chữ “ sau rừng” gợi được cái không gian nhuộm đầy máu đỏ của mặt trời, vừa gợi được cái bí hiểm nơi diễn ra cuộc chiến, tranh chấp đẫm máu. Chữ “chết” đã biến mặt trời thành một sinh thể- không còn là khối cầu lửa vô tri vô giác, bất động giữa không trung, mà thành một con thú. Chữ “mảnh” là hình ảnh mặt trời trong con mắt ngạo mạn và khinh miệt của hổ. Ba chữ “mảnh mặt trời” đã hoàn toàn hạ gục đối thủ, làm cho mặt trời cũng trở nên thảm hại. Bằng một cuộc tranh chấp với mặt trời để chiếm lấy riêng phần bí mật, Thế Lữ đã nâng con mãnh thú này lên tầm vóc vũ trụ và kỳ vĩ nhất trong những cái kỳ vĩ của vũ trụ này. Sự phi thường, kì vĩ đã lên tới tột bậc, vô biên. Sự tuyệt vời trong ngôn từ đã chắp cánh cho thơ Thế Lữ bay lên dõng dạc , đường hoàng như một khúc trường ca dữ dội!
( Trong “Tinh hoa Thơ mới- Thẩm bình và suy ngẫm”)
Như vậy, người giáo viên dạy văn muốn có lời bình hay, hấp dẫn, cuốn hút học sinh thì phải có năng lực cảm thụ tác phẩm. Để khám phá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, người giáo viên cần phải nhập tâm vào tác phẩm, để có sự khám phá độc đáo, sáng tạo, mới mẻ. Thậm chí có những chỗ khó phân tích, những chỗ học sinh thấy khó hiểu, hay những chỗ làm cho bạn đọc phải giật mình trăn trở thì ta nên bình.
Thầy cô cũng cần lưu ý phải biết lựa chọn “điểm sáng”, “nhãn tự” của bài để hướng lời bình vào đó. Ít mà sâu, lắng đọng còn hơn là dàn trải, miên man. Cần lựa chọn từ ngữ sao cho lời bình phải mang đậm hơi thở của Văn chương nghệ thuật. Lời bình phải ngắn ngọn, hàm súc, phải mang tính tức thời, xuất thần, là sự lóe sáng tốt đẹp tác động tích cực đến nhận thức của học sinh.
3. Những ảnh hưởng của lời bình:
*Đối với một tiết dạy Ngữ văn :
Những lời bình hay, ấn tượng sẽ làm cho giờ giảng Văn trên lớp tiết kiệm được thời gian. Tiết học nhẹ nhàng, không căng thẳng, gò bó.
Giờ dạy sinh động, hấp dẫn, lắng đọng, lượng thông tin truyền tải tới học sinh được nâng cao lên, có hiệu quả rõ rệt.
*Đối với học sinh :
Trong tác phẩm Văn chương thường có những "điểm sáng", "nhãn tự" chi tiết đặc sắc soi sáng chủ đề tác phẩm, thể hiện rõ tư tưởng tình cảm, dụng ý nghệ thuật của tác giả. Những điều đó thường là khó với học sinh, thì những lời bình giảng giải của giáo viên sẽ định hướng, tiếp sức khêu gợi sự tìm tòi sáng tạo, sự liên tưởng tưởng tượng cho học sinh.
Lời bình hay của giáo viên không chỉ giúp học sinh hiểu sâu vấn đề, hiểu kĩ tác phẩm mà còn tác động đến đời sống tâm tư tình cảm, tâm hồn trong sáng của các em. Bồi dưỡng cho các em những cách nghĩ hay, những hành động đẹp, để các em trở thành những con ngoan trò giỏi - những chủ nhân tương lai của đất nước. Như vậy, nhờ có lời bình hay người giáo viên đã ươm cho gia đình, xã hội, đất nước những mầm non, hạt giống có ích. Nói như Hoài Thanh :"Bình là từ chỗ mình cảm thấy hay, làm thế nào cho người khác cũng cảm thấy hay."
Ý nghĩa và tầm quan trọng của lời bình trong giờ học Ngữ văn:
Tôi nhận thấy môn Ngữ văn trong nhà trường có một vị trí rất quan trọng, giống như chiếc chìa khóa để học sinh tiến vào mọi lĩnh vực các môn khoa học
khác, vào các hoạt động xã hội đồng thời nó còn bồi dưỡng những tư tưởng tình cảm, hướng người đọc vươn tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Thầy cô dạy Ngữ văn muốn học sinh yêu thích bộ môn, hồi hộp chờ đợi từng tiết Ngữ Văn trong tuần, háo hức chờ đón bước chân quen thuộc của thầy cô thì trách nhiệm "nặng nề" ấy trước hết đặt lên "đôi vai" của người giáo viên dạy Ngữ văn.
Để có được một tiết học thật sự sôi nổi, cuốn hút hấp dẫn học sinh thì thầy cô phải tạo được tâm thế thoải mái cho học sinh, khéo kết hợp nhịp nhàng giữa các hoạt động trên lớp, tìm tòi sáng tạo những hình ảnh, âm thanh sống động. Bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận được vai trò của lời bình trong tác phẩm. Bởi một tiết học Ngữ văn mà thiếu lời bình, thiếu sự cảm thụ những nét đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm thì chắc chắn tiết học sẽ khô khan, rời rạc không lắng đọng trong tâm hồn học sinh. Học xong tác phẩm, các em sẽ quên ngay....
Vì vậy thầy cô cần phải nhập tâm tác phẩm để biết được đâu là "điểm sáng", là "nhãn tự" của tác phẩm hướng lời bình vào đó để nó có sức tỏa sáng toàn bài. Lời bình hay, phù hợp chính là những sáng tạo nghệ thuật "khổ công" mà có của thầy cô. Lời bình của thầy cô còn giúp cho học sinh hiểu sâu và biết nâng cao vấn đề, học sinh có thể hiểu và học được cách trình bày những rung cảm của mình đối với tác phẩm qua những lời bình giản dị, chân thành mà lắng đọng của thầy cô - đó cũng chính là mục tiêu đề ra của môn học. Ngoài việc nói- viết đúng, thầy cô còn phải hướng dẫn các em cách nói- hay, viết khéo.... Làm được như vậy, thầy cô đã thổi một bầu nhiệt huyết vào tâm hồn học sinh giúp các em mở rộng tâm hồn mình đón nhận những điều tốt đẹp ở bên ngoài thế giới xung quanh. Qua đó nhằm khơi dậy, khích lệ giúp các em phát triển từ năng khiếu cảm thụ văn chương đến năng khiếu sáng tạo nghệ thuật. Hơn nữa, còn giúp các em có đời sống tinh thần phong phú hơn, sáng tạo hơn, có tầm nhìn rộng mở và tự tin hơn trong cuộc sống.
Như vậy qua những lời bình giản dị và chân thành từ tác phẩm mà thầy cô đã truyền dạy cho học sinh biết bao điều hay, lẽ phải, đạo lí làm người. Thầy cô còn đưa em đến với những chân trời tri thức mới, đem đến cho em tình yêu gia đình, yêu làng xóm, yêu quê hương đất nước tha thiết nhất.
CÁC GIẢI PHÁP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
Bình bằng một lời khen trực tiếp :
Cách này được sử dụng thường xuyên vì nó ngắn gọn, dễ làm, dễ bộc lộ cảm xúc. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần chú ý tránh những lời khen sáo rỗng, hào nhoáng, không phù hợp, không đúng đối tượng.
- Ví dụ : Bình truyện ngắn "Cô bé bán diêm" của tác giả An-đec-xen
(Ngữ văn lớp 8). Cụ thể:
"Cô bé bán diêm" là một trong những truyện cổ tích - truyện ngắn xuất sắc của

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_loi_binh_trong_gio_day_hoc_mon.docx
  • pdfNgữ_văn-Đinh_Thị_Hồng_Châm.pdf