Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kĩ thuật dạy học hợp đồng trong bài: Ôn tập phần Tiếng Việt

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kĩ thuật dạy học hợp đồng trong bài: Ôn tập phần Tiếng Việt

“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [1] là định hướng đổi mới phương pháp dạy học, được khẳng định trong Nghị Quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 4 khóa VII, Nghị Quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 2 khóa VIII và được pháp chế hóa trong điều 24.2 của Luật giáo dục.

Theo định hướng này, đối với môn văn, để tạo điều kiện cho việc vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống, phát huy năng lực cần thiết cho học sinh, cần phối hợp nhiều hình thức tổ chức học tập ngoài giờ học, kết hợp với việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại như dạy học giải quyết vấn đề, dạy học kiến tạo, dạy học theo nhóm, dạy học theo dự án, dạy theo hợp đồng.

 Là một giáo viên Ngữ Văn THPT, qua những năm tham gia giảng dạy môn Ngữ văn ở vùng nông thôn còn nhiều khó khăn, tôi nhận thấy về mặt tâm lí học sinh THPT đã bộc lộ rõ thiên hướng, sở trường và hứng thú với từng lĩnh vực. Hơn nữa với học sinh ở vùng khó khăn thì việc tự học và năng lực tự học chưa cao.

 Vì những lí do trên nên chúng tôi lựa chọn đề tài “Sử dụng kĩ thuật dạy học hợp đồng trong bài “Ôn tập phần Tiếng Việt” - Ngữ văn 11. Áp dụng kĩ thuật dạy học theo hợp đồng không phải là vấn đề bây giờ mới được bàn đến, song hi vọng với cái nhìn và phạm vi ứng dụng cụ thể cho bài học về văn bản “Ôn tập phần Tiếng Việt” - Ngữ văn 11, chúng tôi sẽ giúp giáo viên và học sinh đáp ứng những đòi hỏi thiết thực của giáo dục hiện nay.

 

docx 21 trang thuychi01 18986
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kĩ thuật dạy học hợp đồng trong bài: Ôn tập phần Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [1] là định hướng đổi mới phương pháp dạy học, được khẳng định trong Nghị Quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 4 khóa VII, Nghị Quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 2 khóa VIII và được pháp chế hóa trong điều 24.2 của Luật giáo dục.
Theo định hướng này, đối với môn văn, để tạo điều kiện cho việc vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống, phát huy năng lực cần thiết cho học sinh, cần phối hợp nhiều hình thức tổ chức học tập ngoài giờ học, kết hợp với việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại như dạy học giải quyết vấn đề, dạy học kiến tạo, dạy học theo nhóm, dạy học theo dự án, dạy theo hợp đồng....
 	Là một giáo viên Ngữ Văn THPT, qua những năm tham gia giảng dạy môn Ngữ văn ở vùng nông thôn còn nhiều khó khăn, tôi nhận thấy về mặt tâm lí học sinh THPT đã bộc lộ rõ thiên hướng, sở trường và hứng thú với từng lĩnh vực. Hơn nữa với học sinh ở vùng khó khăn thì việc tự học và năng lực tự học chưa cao.
 	Vì những lí do trên nên chúng tôi lựa chọn đề tài “Sử dụng kĩ thuật dạy học hợp đồng trong bài “Ôn tập phần Tiếng Việt” - Ngữ văn 11. Áp dụng kĩ thuật dạy học theo hợp đồng không phải là vấn đề bây giờ mới được bàn đến, song hi vọng với cái nhìn và phạm vi ứng dụng cụ thể cho bài học về văn bản “Ôn tập phần Tiếng Việt” - Ngữ văn 11, chúng tôi sẽ giúp giáo viên và học sinh đáp ứng những đòi hỏi thiết thực của giáo dục hiện nay.
1.2. Mục đích 
 - Đa dạng hóa nội dung, nhiệm vụ học tập; học bằng trải nhiệm; mức độ độc lập trong học tập; hình thức phân chia nhóm; mức độ thực hiện của từng nhóm.
 - Đa dạng các nhiệm vụ về hình thức bắt buộc, tự chọn (yêu cầu phải có trong hợp đồng); các nhiệm vụ đóng, mở; dựa vào các hoạt động vui chơi; các dạng hợp tác cá nhân có hướng dẫn.
 - Kĩ thuật thường áp dụng vào tiết ôn tập tiếng Việt.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Để nâng cao năng lực cho học sinh qua dạy học văn, chúng tôi chỉ tập trung vào các tiết dạy học văn bản “Ôn tập phần Tiếng Việt” - Ngữ văn 11.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thể nghiệm.
- Phương pháp  khảo sát, thống kê.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Thế nào là dạy học theo hợp đồng? 
 	Là cách tổ chức học tập, trong đó học sinh làm việc theo một gói các nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất định. [2].
2.1.2. Ưu điểm của học theo hợp đồng 
 	Khi giáo viên sử dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng, tuy mất nhiều thời gian chuẩn bị và nghiên cứu kĩ bài giảng nhưng khi tiến hành thì đơn giản và đạt được hiệu quả cao, có thể tích lũy được chuyên môn.
 	Phương pháp dạy học theo hợp đồng là một cách thay thế việc giảng bài của giáo viên cho toàn thể lớp nhưng giáo viên vẫn theo dõi và quản lí được hoạt động học tập học sinh và có thời gian đáp ứng được năng lực của từng học sinh, từng nhóm học sinh.
 	Phương pháp dạy học theo hợp đồng nếu mới nhìn qua thì có thể chúng ta cho rằng chẳng khác gì dạy theo nhóm, có thể sử dụng dạy phiếu học tập. Về cơ bản là như vậy, tuy nhiên trong hợp đồng sẽ làm cho học sinh thích thú hơn, có trách nhiệm, đồng thời hợp đồng đã chỉ rõ nguyên tắc làm việc và kết quả đạt được trong thời gian nhất định, đồng thời khối lượng công việc phong phú hơn, lựa chọn đa dạng hơn và phân hóa mịn hơn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi
2.2.1.1 Về phía học sinh
Học sinh THPT ngày nay đã có sự phát triển khá toàn diện về trí tuệ. Với kĩ thuật dạy học hợp đồng sẽ làm cho học sinh thích thú hơn, có tinh thần trách nhiệm, đồng thời hợp đồng đã chỉ rõ nguyên tắc làm việc và kết quả đạt được trong thời gian nhất định, khối lượng công việc phong phú hơn, lựa chọn đa dạng hơn và phân hóa học sinh tốt hơn.
2.2.1.2. Về phía giáo viên
 	Khi giáo viên sử dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng, tuy mất nhiều thời gian chuẩn bị và nghiên cứu kĩ bài giảng nhưng khi tiến hành thì đơn giản và đạt hiệu quả cao, có thể tích lũy được chuyên môn.
Phương pháp dạy học theo hợp đồng là một cách thay thế việc giảng bài của giáo viên cho toàn thể lớp, nhưng giáo viên vẫn theo dõi và quản lí được hoạt động học tập học sinh và có thời gian đáp ứng được năng lực của từng nhóm học sinh.
2.2.1.3. Về chương trình 
Chương trình môn Ngữ văn THPT được xây dựng trên tinh thần mở: phong phú về nội dung, thể loại và kiểu bài học. Tinh thần mở của chương trình còn thể hiện ở việc đổi mới kiểm tra, đánh giá của môn Ngữ văn. Theo quan điểm của giáo dục hiện đại “Lớp học lấy người học làm trung tâm”. Đây chính là cơ hội để học sinh tự khám phá trải nghiệm và làm việc độc lập. 
Đặt trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, mục tiêu đào tạo con người toàn diện, năng động, sáng tạo trong công việc thì việc phát huy khả năng chịu trách nhiệm và làm việc độc lập thông qua kĩ thuật dạy học hợp đồng cho học sinh là cần thiết hơn bao giờ hết. Trang bị cho thế hệ trẻ khả năng làm việc độc lập và chịu trách nhiệm với công việc của mình cũng có nghĩa là trang bị cho các em khát vọng đổi mới và khát vọng thành công trong cuộc sống.
2.2.2 Khó khăn
2.2.2.1. Về phía học sinh
Tuy nhiên, thực tế, việc học sinh làm việc độc lập và chịu trách nhiệm về công việc được giao trong những giờ ôn tập tiếng Việt là rất hạn chế và không phổ biến.
Qua quan sát trong các tiết dạy của bản thân và trao đổi với các đồng nghiệp, chúng tôi nhận thấy chỉ có những em học sinh khá giỏi có phương pháp tự học tương đối tốt nhưng khả năng hoạt động giúp đỡ học sinh yếu kém chưa tốt, chưa phát huy được hoạt động nhóm còn những học sinh yếu kém chỉ biết chép. 
2.2.2.2. Về phía giáo viên
Qua nhiều năm giảng dạy Ngữ văn, tôi thấy:
- Thông thường tiết ôn tập nói chung và ôn tập tiếng Việt nói riêng Giáo viên thường nêu bài tập và giao nhiệm vụ chung hoặc gọi một số bạn lên bảng giải bài. 
- Trong giờ học phần nhiều giáo viên còn chưa thực hiện đúng tinh thần đổi mới trong giáo dục - coi học sinh là trung tâm của tiết học. 
- Giáo viên chưa kích thích học sinh yếu kém thể hiện trước lớp, do nhiều nguyên nhân: bài tập nhiều, học sinh nhút nhát, chưa chú tâm ...
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Về công tác chuẩn bị 
- Về lí thuyết: Giáo viên hệ thống hóa những đơn vị kiến thức tiếng Việt đã được học suốt cả năm học Ngữ văn lớp 11. Chú ý kết hợp giữa ngôn ngữ nói và viết để học sinh tự ghi nhớ.
- Về bài tập: Giáo viên xây dựng hệ thống hóa bài tập theo dạng nối khái niệm, dạng lập bảng so sánh, vận dụng khái niệm làm bài tập.
- Về phương tiện: Hỗ trợ đồ dùng trực quan, chuẩn bị hợp đồng và phiếu học tập: phiếu hỗ trợ học tập, Sách giáo khoa, thước, giấy A4, bút lông, cờ đỏ dùng báo hiệu cứu trợ.
2.3.2. Tổ chức cho học sinh học theo hợp đồng
2.3.2.1. Kí kết hợp đồng
- Giới thiệu ngắn gọn tên bài.
- Nguyên tắc học theo hợp đồng: Ở mỗi phiếu học tập đều chia thành hai phần: Phần bắt buộc (Hoàn thành nhiệm vụ tại lớp) và phần tự chọn. Đặc biệt phần tự chọn bài tập phong phú hơn và tiếp tục phân hóa sâu hơn. Ở phiếu học tập số 1, 2: cấu trúc câu hỏi bắt buộc vừa có tính ôn tập lại các đơn vị kiến thức tiếng Việt đã học, bài tập ở phần tự chọn cũng là những nội dung phù hợp với học sinh ở mức độ trung bình, yếu, kém. Phiếu học tập số 3, 4, 5 phù hợp với mức độ học sinh khá, giỏi, cấu trúc cũng tương tự như ở phiếu số 1, 2 nhưng mức độ nâng cao hơn và ít định hướng hơn, để học sinh tự phát hiện ra dấu hiệu và cách giải. Học sinh buộc phải làm đầy đủ các đơn vị kiến thức bắt buộc trong phần bắt buộc của phiếu học tập, phần tự chọn đối với học sinh yếu, kém chỉ cần lựa chọn tự chọn A hoặc tự chọn B. Với học sinh giỏi, khá, trung bình khuyến khích các em nên làm đầy đủ cả tự chọn A và tự chọn B.
- Học sinh lưu ý các điều kiện trong hợp đồng ở mỗi phiếu học tập.
2.3.2.2. Thực hiện hợp đồng
Bước 1: Hệ thống hóa lại các khái niệm tiếng Việt đã được học trong chương trình Ngữ Văn 11
Ở bước 1, tôi muốn học sinh hệ thống hóa lại các đơn vị kiến thức về tiếng Việt đã được học trong chương trình Ngữ Văn 11 thông qua trò chơi “Ai nhanh hơn ai” bằng hình thức giáo viên chiếu câu hỏi lên màn hình, cá nhân học sinh nhanh tay nối các khái niệm và nội dung khái niệm.
KẾT NỐI KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG KHÁI NIỆM
Khái niệm
Nội dung
1.Nghĩa sự việc
 là nghĩa thể hiện sự nhìn nhận, thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.
2. Nghĩa tình thái
- là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến.
- còn gọi là nghĩa miêu tả, nghĩa mệnh đề.
3. Ngữ cảnh
 là bối cảnh ngôn ngữ trong đó một yếu tố ngôn ngữ được sử dụng hoặc được tạo ra trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ, đồng thời người đọc hoặc người nghe dựa vào bối cảnh đó mà lĩnh hội được nội dung văn bản hoặc lời nói.
4. Phong cách ngôn ngữ báo chí
 là ngôn ngữ dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự, nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,theo một quan điểm chính trị nhất định.
5. Phong cách ngôn ngữ chính luận
 là kiểu diễn đạt dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, internetnhư tin tức, phóng sự, bình luận, tiểu phẩm, diễn đàn, thông tin quảng cáo
 Bước 2: Củng cố kiến thức và kĩ năng 
 	Để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức và kĩ năng làm bài “Ôn tập phần Tiếng Việt” trong chương trình Ngữ Văn 11, tôi sẽ cho học sinh tiến hành thực hiện hợp đồng, thông qua các phiếu học tập.
Căn cứ vào mục tiêu bài dạy , chuẩn kiến thức kĩ năng và hướng áp dụng quan điểm dạy học phân hóa theo hợp đồng bài “Ôn tập phần Tiếng Việt” - Ngữ Văn 11, tôi thiết kế các hoạt động chính như sau:
Nhiệm vụ 1: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Phần bắt buộc: Nêu khái niệm ngữ cảnh.
Phần tự chọn:
Tự chọn A
Tự chọn B
 Căn cứ vào ngữ cảnh(hoàn cảnh sáng tác), hãy phân tích những chi tiết được miêu tả trong hai câu sau:
 “Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiến vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.
 Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.”
 (Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
 Xác định hiện thực được nói tới trong hai câu thơ sau:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.”
 (Hồ Xuân Hương, Tự tình - bài II)
Điều kiện của hợp đồng:
- Cá nhân thực hiện đầy đủ các phần bắt buộc trong các phiếu học tập còn phần tự chọn chỉ cần làm tự chọn A hoặc tự chọn B.
- Học sinh........................................................xin cam kết hoàn thành các nhiệm vụ..................trong hợp đồng.
Chữ kí học sinh Chữ kí giáo viên
Nhiệm vụ 2: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Phần bắt buộc: Đặc trưng cơ bản của phong cách báo chí và phong cách chính luận.
Phần tự chọn:
 Tự chọn A
 Tự chọn B
 Nhận xét về đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí nói chung và đặc điểm thể loại bản tin nói riêng ở bài báo(tin văn) sau:
 “Trung Quốc xác nhận đã thử nghiệm vũ khí tiêu diệt vệ tinh, nhưng nhấn mạnh rằng chương trình không gian của mình không đe dọa ai. Trung Quốc cho biết đã thông báo với nhiều nước khác, trong đó có Mĩ, về vụ thử nghiệm này.”
 (Báo Tuổi trẻ, số 24/2007 )
 Phân tích đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận thể hiện trong đoạn trích sau:
 “Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi.” (Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn gốc giải phóng các dân tộc bị áp bức ) 
Điều kiện của hợp đồng:
- Cá nhân thực hiện đầy đủ các phần bắt buộc trong các phiếu học tập còn phần tự chọn chỉ cần làm tự chọn A hoặc tự chọn B.
- Học sinh........................................................xin cam kết hoàn thành các nhiệm vụ..................trong hợp đồng.
Chữ kí học sinh Chữ kí giáo viên
Nhiệm vụ 3: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Phần bắt buộc: Phân biệt nghĩa sự việc và nghĩa tình thái 
Nghĩa sự việc
Nghĩa tình thái
Phần tự chọn:
 Tự chọn A
 Tự chọn B
 Phân tích hai thành phần nghĩa của câu thứ hai trong lời nói của nhân vật bác Siêu ở đoạn trích sau: 
“Bác Siêu đáp vẩn vơ:
- Hôm nay trong ông giáo cũng có tổ tôm. Dễ họ không phải đi gọi đâu.”
 (Thạch Lam, Hai đứa trẻ)
 Tách nghĩa tình thái và sự việc trong câu sau:
 “Có một ông rể quý như Xuân kể cũng danh giá thực, nhưng cũng đáng sợ lắm.”
 (Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)
Điều kiện của hợp đồng:
- Cá nhân thực hiện đầy đủ các phần bắt buộc trong các phiếu học tập còn phần tự chọn chỉ cần làm tự chọn A hoặc tự chọn B.
- Học sinh.........................................................xin cam kết hoàn thành các nhiệm vụ..................trong hợp đồng.
Chữ kí học sinh Chữ kí giáo viên
Nhiệm vụ 4: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Phần bắt buộc: Phân biệt ngôn ngữ chung và lời nói riêng.
Ngôn ngữ chung
Lời nói cá nhân
Phần tự chọn:
Tự chọn A
Tự chọn B
 Phân tích mối quan hệ hai chiều giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ để sáng tạo nên hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương.
 Trong hai câu thơ sau đây, từ thôi in đậm được tác giả sử dụng với nghĩa như thế nào?
“Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.” (Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)
Điều kiện của hợp đồng:
- Mỗi nhóm thực hiện đầy đủ các phần bắt buộc trong các phiếu học tập còn phần tự chọn chỉ cần làm tự chọn A hoặc tự chọn B.
- Học sinh.....................................thay mặt nhóm....................xin cam kết hoàn thành các nhiệm vụ..................trong hợp đồng.
Chữ kí học sinh Chữ kí giáo viên
Nhiệm vụ 5: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Phần bắt buộc: Nêu đặc điểm loại hình Tiếng Việt
Phần tự chọn:
Tự chọn A
Tự chọn B
 Nhận xét các từ gạch chân trong các câu tiếng Anh và tiếng Việt có ý nghĩa tương đương sau về vai trò ngữ pháp trong câu và về hình thái:
- Tôi tặng anh ấy một quyển sách (1). Anh ấy cho tôi một quyển sổ (2).
- I offer him a book (1). He gives me a notebook (2).
 Lựa chọn hư từ thích hợp (trong số những hư từ cho sẵn) điền vào chỗ trống trong đoạn thơ sau:
“ Cuộc đời..dài thế
 Năm tháng.. đi qua
.biển kia.rộng
 Mây..bay về xa”
 ( Sóng, Xuân Quỳnh)
(vẫn, dẫu, tuy, như, nhưng, và, đã)
Điều kiện của hợp đồng:
- Mỗi nhóm thực hiện đầy đủ các phần bắt buộc trong các phiếu học tập còn phần tự chọn chỉ cần làm tự chọn A hoặc tự chọn B.
 - Học sinh.....................................thay mặt nhóm....................xin cam kết hoàn thành các nhiệm vụ..................trong hợp đồng.
Chữ kí học sinh Chữ kí giáo viên
Trong quá trình học sinh thực hiện hợp đồng, nếu học sinh khó khăn các em có thể đặt cờ đỏ lên bàn - tín hiệu cần “hỗ trợ”, nhận được tín hiệu này các bạn học sinh khá giỏi hoặc các bạn trong các nhóm khác có thể tới “hỗ trợ” và giáo viên hỗ trợ cho các em bằng việc các phiếu hỗ trợ học tập, học sinh có thể sử dụng phần hỗ trợ. Bài tập nào mà nhiều học sinh đều gặp khó khăn thì giáo viên sẽ có giải đáp chung, để các em có thể hoàn thành nhiệm vụ trong hợp đồng. (Phiếu hỗ trợ học tập in màu để làm giờ học thêm sinh động, khích thích hứng thú học tập của các em.)
PHIẾU HỖ TRỢ HỌC TẬP SỐ 1
Phần bắt buộc: Nêu khái niệm ngữ cảnh
Phần tự chọn:
Tự chọn A
Tự chọn B
 Căn cứ vào ngữ cảnh(hoàn cảnh sáng tác), hãy phân tích những chi tiết được miêu tả trong hai câu sau:
 “Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiến vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.
 Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.”
 (Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
 Xác định hiện thực được nói tới trong hai câu thơ sau:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
 Trơ cái hồng nhan với nước non.”
 ( Hồ Xuân Hương, Tự tình - bài II)
Gợi ý
- Thái độ của vua quan nhà Nguyễn lúc bấy giờ như thế nào khi quân Pháp đã đặt chân xâm lược Nam Kì đã mười tháng?
- Bối cảnh có chi phối đến nội dung và hình thức phát ngôn của đồ Chiểu trong câu thơ trên hay không?
- Hồ Xuân Hương tự tình trong tình huống giao tiếp như thế nào (thời gian, không gian)?
- Ngữ cảnh có chi phối như thế nào đến tâm trạng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương?
 PHIẾU HỖ TRỢ HỌC TẬP SỐ 2
Phần bắt buộc: Đặc trưng cơ bản của phong cách báo chí và phong cách chính luận.
Phong cách báo chí
Tính thông tin thời sự
Tính ngắn gọn
Tính sinh động, hấp dẫn
Tính truyền cảm thuyết phục
Tính chặt chẽ trong diến đạt và suy luận
Tính công khai về quan điểm chính trị
Phong cách chính luận
Phần tự chọn:
 Tự chọn A
 Tự chọn B
 Nhận xét về đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí nói chung và đặc điểm thể loại bản tin nói riêng ở bài báo(tin vắn) sau:
 “Trung Quốc xác nhận đã thử nghiệm vũ khí tiêu diệt vệ tinh, nhưng nhấn mạnh rằng chương trình không gian của mình không đe dọa ai. Trung Quốc cho biết đã thông báo với nhiều nước khác, trong đó có Mĩ, về vụ thử nghiệm này.”
 (Báo Tuổi trẻ, số 24/2007 )
 Phân tích đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận thể hiện trong đoạn trích sau:
 “Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi.” (Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn gốc giải phóng các dân tộc bị áp bức ) 
Gợi ý:
- Tính thời sự: Báo tuổi trẻ đã đưa tin có kịp thời với sự kiện xảy ra không?
- Tính ngắn gọn: Học sinh lưu ý số lượng câu chữ trong tin văn trên.
- Tính hấp dẫn: Bài báo trên thu hút người đọc bằng cách nào?
- Trong bản tin trên em thấy bố cục có giống bản tin thường không?
 Đặc trưng của ngôn ngữ chính luận thể hiện qua đoạn trích:
- Tính công khai: Thái độ của nhà báo Nguyễn An Ninh về vai trò của tiếng mẹ đẻ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc? (Tính công khai)
- Tính lập luận chặt chẽ: Mối quan hệ của các trong đoạn trích trên?
- Tính hấp dẫn, thuyết phục: Trong đoạn văn học sinh lưu ý cách đặt câu, sử dụng từ ngữ, đặt câu tại sao lại thu hút người đọc? 
PHIẾU HỖ TRỢ HỌC TẬP SỐ 3
Phần bắt buộc: Phân biệt nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. 
Nghĩa sự việc
Nghĩa tình thái
- Ứng với sự việc được đề cập đến trong câu.
- Sự việc có thể là hành động, trạng thái, quá trình, tư thế, sự tồ tại, quan hệ...
- Do các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng từ, khởi ngữ, thành phần phụ khác của câu biểu hiện.
- Thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá, thái độ của người nói đối với sự việc.
- Thể hiện thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe.
- Có thể biểu hiện riêng nhờ các từ tình thái.
Phần tự chọn:
 Tự chọn A
 Tự chọn B
 Phân tích hai thành phần nghĩa của cau thứ hai trong lời nói của nhân vật bác Siêu ở đoạn trích sau: 
Bác Siêu đáp vẩn vơ:
- Hôm nay trong ông giáo cũng có tổ tôm. Dễ họ không phải đi gọi đâu.
 (Thạch Lam, Hai đứa trẻ)
 Tách nghĩa tình thái và sự việc trong câu sau:
“Có một ông rể quý như Xuân kể cũng danh giá thực, nhưng cũng đáng sợ lắm.”
 (Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)
Gợi ý
- Nghĩa sự việc: Phần thông tin có trong câu nói của bác Siêu là thông tin gì?
- Nghĩa tình thái: Bác Siêu nhìn nhận đánh giá như thế nào về việc mấy chú lính, mấy người nhà cụ thừa, cụ lục những khách quen của chị Tí đã 

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_ki_thuat_day_hoc_hop_dong_tron.docx