Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng chức năng tạo sách điện tử của phần mềm ispring suite để đổi mới thiết kế bài giảng e-learning
Trong xu thế hiện nay thì công nghệ thông tin (CNTT) là một nhu cầu không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của chúng ta. Đặc biệt việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập là một việc làm rất cần thiết, nó không chỉ được hiểu theo nghĩa đơn giản là dùng máy tính vào các công việc như biên soạn rồi trình chiếu bài giảng điện tử ở trên lớp. Ứng dụng CNTT được hiểu là một giải pháp trong mọi hoạt động liên quan đến đào tạo; liên quan đến công việc của người làm công tác giáo dục; liên quan đến hoạt động nghiên cứu, soạn giảng; lưu trữ, tìm kiếm, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và tài nguyên học tâp… Đó là nhu cầu học tập, tiếp cận với CNTT ngày càng phát triển để các em học sinh tiếp thu được những kiến thức mới, những khoa học mới và trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Ngoài hình thức giáo dục trực tiếp trên lớp học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp..v..v. thì học trực tuyến đang là một hình thức tương đối mới, đã và đang được nhiều người hưởng ứng và áp dụng bởi tính chủ động về mặt thời gian và phong phú hình thức học tập, học sinh tự học, tự nghiêncứu và nắm được nội dung kiến thức của bài tốt.
Với sự hỗ trợ của CNTT thì hoạt động dạy và học ngày nay được diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Ở nhà, ngay tại góc học tập của mình học sinh vẫn có thể nghe thầy cô giảng, vẫn được giao bài và được hướng dẫn làm bài tập, vẫn có thể nộp bài và trình bày ý kiến của mình… mà không cần giáo viên trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn. Để làm được điều này thì ngoài những kỹ năng soạn giảng thông thường ra người giáo viên cần có kỹ năng xây dựng bài giảng điện tử và khai thác những dịch vụ truyềnthông được cung cấp trên Internet như dịch vụ lưu trữ, chia sẻ, email, web, facebook… Và kỹ năng xây dựng bài giảng điện tử Elearning là một trong những kỹ năng cần thiết cho mỗi giáo viên ngày nay để ứng dụng vào công việc giảng dạy của mình. Việc ứng dụng bài giảng Elearning trong trường học rất cần thiết, bởi một bài giảng E-learning bao gồm bài trình chiếu kết hợp âm thanh lời giảng của giáo viên, cùng với hệ thống bài tập để học sinh có thể tự học tập, theo dõi lại tiết học qua bài giảng đó.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CHỨC NĂNG TẠO SÁCH ĐIỆN TỬ CỦA PHẦN MỀM ISPRING SUITE ĐỂ ĐỔI MỚI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING Lĩnh vực/ Môn: Lĩnh vực khác Cấp học: THCS Tác giả: Trần Thị Nguyệt Ánh Đơn vị công tác: THCS Thái Thịnh, Quận Đống Đa Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC 2018 - 2019 MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu 1 Mục đích nghiên cứu 2 Đối tượng nghiên cứu 2 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm 2 Phương pháp nghiên cứu 2 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 Khái niệm bài giảng điện tử E_Learning 3 Một số hình thức E_Learning 3 Những yếu tố tích cực khi sử dụng bài giảng E-learning: 4 Các chức năng hỗ trợ hoạt động dạy&học của bài giảng E-learning 4 Tiêu chí của một bài giảng Elearning 5 Các công cụ, phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng e-learning 6 CƠ SỞ THỰC TIỄN 6 Ưu điểm của phần mềm Ispring Suite so với các phần mềm khác 6 Một số chức năng mới của phần mềm Ispring Suite các phiên bản 8.7; 9.0 đã khắc phục bổ sung thêm so với phiên bản 7.0 7 NỘI DUNG GIẢI PHÁP 7 Quy trình thiết kế bài giảng E-learning cho bài học 7 Cài đặt và sử dụng phần mềm Ispring Suite 7 Các nội dung tương tự với phiên bản Ispring Suite 7.0 7 Các chức năng mới của phần mềm Ispring Suite từ phiên bản 8.7 8 Một số ví dụ sách điện tử trong thực tế 14 Một số lưu ý khi thiết kế sách điện tử 18 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 19 Kết quả đạt được 19 Khuyến nghị, đề xuất 19 Đĩa CD kèm theo gồm: File phụ lục Bộ cài Ispring Suite 8.7, 9.0, Camtasia Studio 2018, Imindmap 8, Violet 1.9 và hướng dẫn sử dụng; Thư viện FlashPlayer; Việt hóa Ispring Suite 9 Sách điện tử môn Toán 7. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Lý do chọn đề tài: Trong xu thế hiện nay thì công nghệ thông tin (CNTT) là một nhu cầu không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của chúng ta. Đặc biệt việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập là một việc làm rất cần thiết, nó không chỉ được hiểu theo nghĩa đơn giản là dùng máy tính vào các công việc như biên soạn rồi trình chiếu bài giảng điện tử ở trên lớp. Ứng dụng CNTT được hiểu là một giải pháp trong mọi hoạt động liên quan đến đào tạo; liên quan đến công việc của người làm công tác giáo dục; liên quan đến hoạt động nghiên cứu, soạn giảng; lưu trữ, tìm kiếm, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và tài nguyên học tâp Đó là nhu cầu học tập, tiếp cận với CNTT ngày càng phát triển để các em học sinh tiếp thu được những kiến thức mới, những khoa học mới và trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Ngoài hình thức giáo dục trực tiếp trên lớp học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp..v..v. thì học trực tuyến đang là một hình thức tương đối mới, đã và đang được nhiều người hưởng ứng và áp dụng bởi tính chủ động về mặt thời gian và phong phú hình thức học tập, học sinh tự học, tự nghiên cứu và nắm được nội dung kiến thức của bài tốt. Với sự hỗ trợ của CNTT thì hoạt động dạy và học ngày nay được diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Ở nhà, ngay tại góc học tập của mình học sinh vẫn có thể nghe thầy cô giảng, vẫn được giao bài và được hướng dẫn làm bài tập, vẫn có thể nộp bài và trình bày ý kiến của mình mà không cần giáo viên trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn. Để làm được điều này thì ngoài những kỹ năng soạn giảng thông thường ra người giáo viên cần có kỹ năng xây dựng bài giảng điện tử và khai thác những dịch vụ truyền thông được cung cấp trên Internet như dịch vụ lưu trữ, chia sẻ, email, web, facebook Và kỹ năng xây dựng bài giảng điện tử Elearning là một trong những kỹ năng cần thiết cho mỗi giáo viên ngày nay để ứng dụng vào công việc giảng dạy của mình. Việc ứng dụng bài giảng Elearning trong trường học rất cần thiết, bởi một bài giảng E-learning bao gồm bài trình chiếu kết hợp âm thanh lời giảng của giáo viên, cùng với hệ thống bài tập để học sinh có thể tự học tập, theo dõi lại tiết học qua bài giảng đó. Đáp ứng nhu cầu cần thiết nói trên, Bộ GD&ĐT đã khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức dạy – học cho học sinh bằng khả năng đào tạo áp dụng cách ứng dụng CNTT vào giảng dạy, đặc biệt là áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử E - Learning. Với thời đại CNTT bùng nổ thì hiện nay có rất nhiều các phần mềm được sử dụng để thiết kế bài giảng E-learning như Violet, Lecture maker, Adobe captivate, Adobe presenter, Ispring,...v..v. Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm và thế mạnh vượt trội của nó, quan trọng là đáp ứng chuẩn quốc tế về E-Learning là SCORM, AICC, HTML5 Hiện nay, khái niệm về bài giảng E-learning không còn mới mẻ với giáo viên, đa phần giáo viên đã quen thiết kế bài giảng điện tử E-learning trên phần mềm Microsoft Office PowerPoint và một số phần mềm hỗ trợ elearning như Adobe Presenter, I-spring Suite. Tuy nhiên, từ năm học 2016 – 2017, cuộc thi thiết kế bài giảng E-learning lần thứ 4 đòi hỏi bài giảng phải đạt chuẩn HTML5 chạy được cả trên máy tính và điện thoại di động. Nếu sử dụng phần mềm Adobe Presenter phải nâng cấp lên phiên bản 11 phức tạp và hay bị lỗi. Do vậy để thiết kế được một bài giảng E-learning theo chuẩn mới, đa phần giáo viên đã chuyển sang sử dụng phần mềm I-spring Suite 7.0 thuận tiện và có nhiều ưu điểm hơn phần mềm Adobe Presenter. Từ năm học 2017 – 2018 , I-spring Suite đã nâng cấp từ phiên bản 7.0 lên phiên bản 8.7, tiếp sau là phiên bản 9.0 với một số chức năng mới rất hữu ích. Qua quá trình sử dụng phần mềm I-spring Suite để thiết kế bài giảng Elearning từ năm học 2016 – 2017 đến nay, tôi đã tìm hiểu tập trung hơn vào các chức năng mới cải tiến của các phiên bản mới so với phiên bản 7.0 và tiếp tục hệ thống, bổ sung thêm cho sáng kiến kinh nghiệm đã nghiên cứu từ các năm học trước: “Sử dụng chức năng tạo sách điện tử của phần mềm I-spring Suite để đổi mới thiết kế bài giảng E-learning”. Mục đích nghiên cứu: Đưa ra một số hướng dẫn, kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng phần mềm I-spring Suite để thiết kế bài giảng E-learning tập trung vào các chức năng mới so với phiên bản 7.0 về tạo sách điện tử bằng chức năng Interaction, gồm có: Tạo sách dạng 3D (Book); Tạo sách điện tử Directory; Tạo sách điện tử dạng FAQ (Từ điển); Tạo sách với tiến trình Timeline Đối tượng nghiên cứu: Phần mềm I-spring Suite (cách cài đặt, sử dụng...) Đối tượng khảo sát thực nghiệm: Bài giảng e-learning môn Toán 7 sử dụng cho một lớp 7 của trường. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp nghiên cứu thực tiễn (quan sát, kiểm tra) Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu: Nghiên cứu trên phạm vi nhỏ: tại trường THCS của tôi từ năm học 2016 – 2017 đến năm học 2018 – 2019 và nếu khả thi sẽ tiếp tục áp dụng cho các năm học tiếp theo. PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN: Khái niệm bài giảng E-learning: Bài giảng e-Learning là sản phẩm được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng (authoring tools), có khả năng tích hợp đa phương tiện (multimedia) gồm phim (video), hình ảnh, đồ họa, hoạt hình, âm thanh, ..., và tuân thủ một trong các chuẩn SCROM, AICC, HTML5... Bài giảng e-Learning khác hoàn toàn với các khái niệm: giáo án điện tử, bài trình chiếu hoặc bài giảng điện tử (powerpoint) thường gọi. Bài giảng e-Learning có thể dùng để học ngoại tuyến (off-line) hoặc trực tuyến (online) và có khả năng tương tác với người học, giúp người học có thể tự học mà không cần đến thầy dạy, không cần đến trường – lớp. Trong đó: Nội dung: Các nội dung đào tạo, bài giảng được thể hiện dưới dạng các phương tiện truyền thông điện tử, đa phương tiện. Ví dụ các bài giảng được tạo bởi các phần mềm như Reload, eXe Phân phối: Việc phân phối các nội dung đào tạo được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Ví dụ tài liệu được gửi cho học sinh bằng e-mail, học sinh học trên Hình 1. Mô hình E - learning website, học qua đĩa CD - Rom multimedia Quản lý: Quá trình quản lý đào tạo được thực hiện hoàn toàn nhờ phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ như việc đăng ký học qua mạng, bằng bản tin nhắn SMS, việc theo dõi tiến độ học tập (điểm danh) được thực hiện qua mạng Internet... Hợp tác: Sự hợp tác, trao đổi của người học trong quá trình học tập cũng được thông qua phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ như việc trao đổi thảo luận thông qua chat, Forum trên mạng, Một số hình thức E-Learning: Hình thức 1: Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT - Technology-Based Training) là hình thức đào tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên công nghệ thông tin. Hình thức 2: Đào tạo dựa trên máy tính (CBT – Computer – Based Training). Hiểu theo nghĩa rộng, thuật ngữ này nói đến bất kỳ một hình thức đào tạo nào có sử dụng máy tính. Nhưng thông thường thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hẹp để nói đến các ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa CD-ROM hoặc cài trên các máy tính độc lập, không nối mạng, không có giao tiếp với thế giới bên ngoài. Thuật ngữ này được hiểu đồng nhất với thuật ngữ CD-ROM Based Training. Hình thức 3: Đào tạo dựa trên web (WBT - Web-Based Training): Là hình thức đào tạo sử dụng công nghệ web. Nội dung học, các thông tin quản lý khoá học, thông tin về người học được lưu trữ trên máy chủ và người dùng có thể dễ dàng truy nhập thông qua trình duyệt Web. Người học có thể giao tiếp với nhau và với giáo viên, sử dụng các chức năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, e- mail... thậm chí có thể nghe được giọng nói và nhìn thấy hình ảnh của người giao tiếp với mình. Hình thức 4: Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training): là hình thức đào tạo có sử dụng kết nối mạng để thực hiện việc học: lấy tài liệu học, giao tiếp giữa người học với nhau và với giáo viên... Hình thức 5: Đào tạo từ xa (Distance Learning): Thuật ngữ này nói đến hình thức đào tạo trong đó người dạy và người học không ở cùng một chỗ, thậm chí không cùng một thời điểm. Ví dụ như việc đào tạo sử dụng công nghệ hội thảo cầu truyền hình hoặc công nghệ web. Những yếu tố tích cực khi sử dụng bài giảng E-learning: Các hiện tượng tác động vào giác quan như film ảnh, âm thanh, đến người học thì cảm giác của học sẽ được hình thành. Đảm bảo một người thiết kế có thể cho nhiều người sử dụng. Cung cấp cho người học tốc độ tiếp cận tri thức nhanh hơn với giá thành rẻ hơn, công bằng với mọi người học. Lấy người học là trung tâm. Mang lại lợi ích thực tế, đào tạo hiệu quả Các chức năng hỗ trợ hoạt động dạy và học của bài giảng E-learning: Đối với hoạt động dạy của giáo viên: Bài giảng điện tử là một phương tiện đã hỗ trợ rất có hiệu quả trên nhiều mặt trong hoạt động của dạy và học của giáo viên. Sử dụng bài giảng điện tử giáo viên đã được giải phóng khỏi hầu hết những công việc chân tay bình thường. Từ việc ghi chép nội dung bài học lên bảng, trình bày các tranh ảnh, bảng biểu, biểu đồ, hướng dẫn các thao tác thực hành, theo dõi và điều tiết tiến trình thực hiện bài giảng, đến việc ghi nhớ các nội dung cần phải thuyết trình và giảng giải, những công thức, những số liệu, những phép tính từ đơn giản đến phức tạp, tóm tắt nội dung bài học Ưu việt hơn nữa, với bài giảng E_Learning với nhiều tính năng nổi trội và mở ra một phương pháp học tập hiện đại nhưng rất hiệu quả trong tương lai, giáo viên có thể theo dõi học sinh dễ dàng. E_Learning cho phép dữ liệu được tự động lưu lại trên máy chủ, thông tin này có thể được thay đổi về phía người truy cập vào khóa học. Giáo viên có thể đánh giá các học sinh thông qua cách trả lời các câu hỏi kiểm tra và thời gian trả lời những câu hỏi đó. Điều này cũng giúp giáo viên đánh giá một cách công bằng học lực của mỗi học sinh. Đối với hoạt động học của học sinh: Có thể nói rằng những gì mà bài giảng điện tử đã hỗ trợ cho hoạt động dạy của giáo viên, thì cũng có nghĩa là nó đã hỗ trợ được cho hoạt động học của học sinh. Điều này thật dễ hiểu vì các phương tiện dạy học giúp cho giáo viên nâng cao hiệu quả của quá trình truyền thụ thì cũng chính nó sẽ có tác dụng làm dễ dàng cho quá trình nhận thức của học sinh. Hệ thống E - learning hỗ trợ học theo khả năng cá nhân, theo thời gian biểu tự lập nên học viên có thể chọn phương pháp học thích hợp cho riêng mình. Học viên có thể chủ động thay đổi tốc độ học cho phù hợp với bản thân, giảm căng thẳng và tăng hiệu quả học tập. Bên cạnh đó, khả năng tương tác, trao đổi với nhiều người khác cũng giúp việc học tập có hiệu quả hơn. Kích thích được hứng thú, tạo được động cơ học tập, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc học, tăng cường độ bền của trí nhớ, sự sâu sắc của tư duy); hỗ trợ tốt cho việc tự học, tự đánh giá, ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức (nhờ hệ thống các bài tập luyện tập, kiểm tra, sự liên kết giữa các thư viện, giữa các tài liệu điện tử trực tiếp trên Internet nói chung và trang website học trực tuyến nói riêng Và với nhiều ưu điểm mà hệ thống mang lại như đã nêu ở trên. Tiêu chí của một bài giảng Elearning: Tính công nghệ Được xây dựng trên các công cụ hỗ trợ đóng gói sản phẩm theo chuẩn SCORM, AICC hoặc HTML5 chạy được cả trên máy tính và điện thoại di động. Có ghi âm lời giảng của giáo viên (đảm bảo âm lượng đều, không bị tạp âm, rè, có thể lồng nhạc nền) và cho xuất hiện hình hoặc video giáo viên giảng bài khi cần thiết. Phần lời giảng phải được đồng bộ với văn bản hoặc hình ảnh trong bài. Hệ thống bài tập tương tác phong phú, đa dạng, màu sắc đồng nhất với nội dung toàn bài, có chèn các hình ảnh, âm thanh phù hợp. Sử dụng Font Arial hoặc bảng mã Unicode. Nội dung Đảm bảo chính xác, khoa học về nội dung và kiến thức bài giảng. Tính sáng tạo, thiết thực, bám sát thực tế, khoa học và đổi mới. Tính hoàn thiện, đầy đủ. Tính rõ ràng trong trích dẫn các tài liệu, học liệu tham khảo. Tính sư phạm và phương pháp truyền đạt: Đáp ứng nhu cầu tự học của người học. Lời giảng (tiếng nói) và thuyết minh (văn bản) dễ hiểu. Tạo tình huống học tập. Có các câu hỏi hướng dẫn để người học tư duy, học một cách tích cực. Có tính tương tác và hấp dẫn. Có nội dung kiểm tra, đánh giá. Đánh giá chung Hiệu quả có thể đem lại cho người học. Tính hấp dẫn. Có thể áp dụng đại trà, phổ biến được trong thực tiễn. Các công cụ, phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng e-learning: Sử dụng các phần mềm Adobe Presenter 7, 9, 10, 11; Ispring Suite 7.0, 8.7; Camtasia Studio 7, 8 để biên tập các đoạn video; Total Video Converter để đổi đuôi các đoạn phim; violet.vn và google.com.vn để truy cập sưu tầm tư liệu, tranh ảnh...; phần mềm Violet tạo trò chơi tương tác; phần mềm Mindmap vẽ sơ đồ tư duy; trang web: và CƠ SỞ THỰC TIỄN: (Thực trạng vấn đề nghiên cứu) Ưu điểm của phần mềm Ispring Suite so với các phần mềm khác: Phần mềm Ispring Suite có ưu điểm tốt và dễ sử dụng, có thể tận dụng, kết hợp khả năng thiết kế bài giảng một cách mềm dẻo của Powerpoint. Ispring Suite giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng chuẩn HTML5 có thể chạy được cả trên máy tính và điện thoại di động, có lời thuyết minh (narration), có câu hỏi tương tác (quiz), đồng bộ âm thanh, hình ảnh, có thể chèn phim ra lề bài giảng... Ispring Suite biến Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng E-Learning có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, tự suy nghĩ có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh giảng bài; chèn các câu hỏi tương tác, các bản flash, các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lời giảng trực tuyến Bài giảng điện tử E-Learning được đưa trực tiếp vào hệ thống Moodle (mã nguồn mở) quản lý tài nguyên và quản lý học tập. Phần mềm này như một add-in tích hợp với MS PowerPoint, một ứng dụng được hầu hết các giáo viên nắm bắt, sử dụng trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT. Một số chức năng mới của phần mềm Ispring Suite các phiên bản 8.7; 9.0 đã khắc phục, bổ sung thêm so với phiên bản 7.0: Tạo sách điện tử bằng chức năng Interaction, gồm có: Tạo sách dạng 3D (Book) Tạo sách điện tử Directory (Ứng dụng làm từ điển hoặc các sản phẩm công nghệ thông tin) Tạo sách điện tử dạng FAQ (Từ điển) Tạo sách với tiến trình Timeline NỘI DUNG GIẢI PHÁP: Quy trình thiết kế bài giảng E-learning cho bài học: Các bước cơ bản để thiết kế bài giảng E-learning: Bước 1: Tạo bài trình chiếu bằng PowerPoint, có thể tận dụng bài trình chiếu cũ để tiết kiệm thời gian trong khâu chuẩn bị, tuy nhiên cũng cần phải có một số điều chỉnh để thích hợp như: Đưa Logo của trường vào, đưa hình ảnh tác giả, chỉnh lại màu sắc cho thích hợp. (Kinh nghiệm: Nên tạo bài mới để thực hiện dễ dàng hơn nhất là đối với những giáo viên có kỹ năng tương tác với phần mềm còn hạn chế) Bước 2: Biên tập. Đưa multimedia vào bài giảng: cụ thể là đưa video và âm thanh vào, ví dụ âm thanh thuyết minh bài giảng; đưa các tệp flash; đưa gói câu hỏi bài tập tương tác (quiz), câu hỏi khảo sát và có thể ghép tệp âm thanh đã ghi sẵn sao cho phù hợp với đúng hoạt hình. (Tất cả đều sử dụng các công cụ của Ispring Suite) Bước 3: Xem lại bài giảng và công bố trên mạng. Xem lại bài giảng hoặc công bố lên mạng bằng chức năng Publish. Cài đặt và sử dụng phần mềm Ispring Suite: Các nội dung tương tự với phiên bản Ispring Suite 7.0 Tôi xin phép không trình bày lại (các giáo viên cần tìm hiểu có thể xem ở phần phụ lục). Các nội dung chính: Hướng dẫn cài đặt Tiến trình xây dựng bài giảng E-learning với Ispring Suite 8 Thu âm lời giảng Ghi hình giáo viên Quản lý lời giảng thông qua công cụ Manage Narration + Chèn âm thanh vào bài giảng + Chèn Video ra lề của giao diện bài giảng Đồng bộ âm thanh với văn bản và ảnh: Chèn video vào slide bài giảng (hỗ trợ định dạng flv và f4v hoặc sử dụng chèn phim bằng chức năng Insert của Powerpoint) Chèn file Flash (Swf) Chèn trang web vào trang bài giảng Tạo bài tập trắc nghiệm + Việt hóa thông báo tên gói bài trắc nghiệm và thông báo + Hệ thống bài tập trắc nghiệm tương tác Chương trình soạn bài tập trắc nghiệm cho phép soạn 11 kiểu: Bài tập đúng sai Bài tập đa lựa chọn (3). Bài tập đa đáp án (4). Bài tập trả lời ngắn Bài tập ghép đôi Bài tập sắp xếp theo trình tự (7). Bài tập số học Bài tập điền khuyết Bài tập lựa chọn phương án (10). Bài tập kéo thả chữ (11). Bài tập xác định điểm nóng Thiết lập thuộc tính cho các bài tập trắc nghiệm: + Thiết lập tỉ lệ điểm và thông báo động viên cho gói bài tập + Việt hóa cho tất các các thông báo nút lệnh trong giao diện bài tập trắc nghiệm Đính kèm tệp tin và trang web (có thể sử dụng Hyperlink của Powerpoint) Thiết lập thông tin giáo viên. Tạo cấu trúc bài giảng Chèn các game Violet vào Ispring Suite Thiết lập giao diện và việt hóa giao diện bài giảng + Thiết lập màu sắc, việt hóa giao diện + Thiết lập trình chiếu + Thiết lập chuẩn đóng gói bài giảng và xuất bản bài giảng Khắc phục lỗi không chạy được bài giảng: Khắc phục lỗi ẩn công cụ Ispring trong Powerpoint Các chức năng mới của phần mềm Ispring Suite từ phiên bản 8.7 Tạo sách điện tử bằng chức năng Interaction Trong bài giảng E-learning, khi cần cung cấp nhiều thông tin cho người học, bên cạnh sử dụng chức năng đính kèm, chúng ta có thể đưa vào các nội dung kiến thức, thông tin tham khảo, các đoạn phim dưới dạng sách điện tử mà không lo lắng về độ dài cũng như dung lượng lớn. Chức năng Interaction sẽ cho phép biên soạn và chèn vào bài giảng 4 kiểu sách tương tác sách gồm: Book: Dạng sách điện tử đơn giản với hiệu ứng lật sách 3D giúp người dùng có cảm giác như đang đọc sách thật. Với kiểu sách này người biên soạn có thể nhúng phim, ảnh, âm thanh, Flash đặc biệt có tích hợp chức năng thu âm trực tiếp rất đơn giản và dễ sử dụng. Directory: Dạng sách với các chủ đề được gom nhóm và sắp xếp theo thứ tự từ điển A-Z. Ưu điểm của dạng sách này là người dùng dễ tìm kiếm, tra cứu nội dung. Có thể dùng để soạn từ điển, bảng chú giải thuật ngữ FAQ: Định dạng chuyên dùng cho soạn thảo sách “hỏi – đáp” như đề cương ôn tập, các câu hỏi thường gặp trong một mộn học hay lĩnh vực nào đó. Timeline: Dạng sách có giao diện theo “dòng thời gian”, thích hợp soạn thảo sách diễn đạt nội dung có cấu trúc, quá trình, diễn tiến theo thời gian Tạo sách dạng 3D (Book): Bước 1: Chọn thẻ Ispring Suite 8, chọn Interaction, chọn Book giao diện thiết kế xuất hiện với các trang sách có sẵn (hai trang bìa và hai trang nội dung). Bước 2: Để thiết kế kiểu sách, màu sắc, chúng ta c
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_chuc_nang_tao_sach_dien_tu_cua.docx
- Toán_học-Trần_Thị_Nguyệt_Ánh.pdf