Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy và bài tập điền từ trong ôn thi tốt nghiệp môn Địa lý Trung học Phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy và bài tập điền từ trong ôn thi tốt nghiệp môn Địa lý Trung học Phổ thông

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

 1. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp trong tổ chức tiết dạy ôn thi tốt nghiệp địa lí

 Khi phương pháp truyền thống không còn mang lại hiệu quả trong ôn thi tốt nghiệp cho học sinh như mong muốn thì theo tôi đổi mới phương pháp là một tất yếu.

 Đổi mới phương pháp trước hết được thể hiện ở sự đổi mới phong cách dạy của thầy và phong cách học của trò: Người thầy thiết kế các tình huống để học sinh tự khai thác, tự chiếm lĩnh và kiến tạo kiến thức, người thầy tạo ra các cơ hội để học sinh có thể suy nghĩ nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn và có trách nhiệm hơn đối với việc học tập của mình.

 Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí chỉ thành công khi phương pháp mới đó tác động mạnh đến người học sinh và phát huy tính tích cực tự giác, chủ động tư duy của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.

 2. Những yêu cầu cơ bản đối với đổi mới.

2.1: Tạo cho học sinh có một vị thế mới và những điều kiện thuận lợi để học sinh tích cực hoạt động nhận thức.

 - Người học phải trở thành chủ thể hành động tích cực tự giác chủ động và sáng tạo trong hoạt động để kiến tạo kiến thức.

 - Tạo ra và duy trì ở học sinh những động lực học tập đúng đắn để tham gia tích cực vào quá trình dạy học, đó chính là động cơ hứng thú, niềm lạc quan của học sinh trong quá trình học tập.

 - Phát triển nuôi dưỡng học sinh ý thức trách nhiệm, khả năng tự đánh giá kết quả học tập của mình, học sinh có thể điều chỉnh được các hoạt động của mình theo các mục tiêu đã định mà không phụ thuộc vào người khác.

 

doc 19 trang cuonglanz2a 11292
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy và bài tập điền từ trong ôn thi tốt nghiệp môn Địa lý Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 1 BÁT XÁT
------******------
ĐỀ TÀI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC: 2013 - 2014
Tên đề tài:
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀ BÀI TẬP ĐIỀN TỪ TRONG ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN ĐỊA LÝ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
 Tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Nhung
 Giáo viên: Địa lí
 Tổ chuyên môn: Địa - Ngoại ngữ
Bát Xát, tháng 5 năm 2014
MỤC LỤC
Phần
Nội dung
Trang
Lý do chọn đề tài
 2
Nội dung đề tài
3
I
Cơ sở lí luận của đề tài
3
II
Thực trạng 
5
III
 Sử dụng bản đồ tư duy và bài tập điền từ trong ôn thi tốt nghiệp môn địa lí trung học phổ thông.
5
IV
Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn.
14
Kết luận và kiến nghị
16
I
Kết luận chung
16
II
Kiến nghị
16
Tài liệu tham khảo
17
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học đang là một tất yếu trong tiến trình phát triển nền giáo dục của Việt Nam.
Việc ôn thi tốt nghiệp môn địa lí đang trở nên khó khăn vì kiến thức theo sách giáo khoa mới rất dài trong khi khả năng khái quát hóa kiến thức của nhiều học sinh chưa tốt, nhiều học sinh ghi chép không tích cực trong các tiết ôn tập dẫn đến không có đề cương chuẩn để ôn tập hoặc một bộ phận không nhỏ học sinh thụ động học theo đề cương do giáo viên làm, học sinh không có hứng thú học tập, không tập trung, thiếu trách nhiệm với môn học dẫn đến kết quả thi tốt nghiệp môn địa lí chưa cao trong khi quan niệm địa lí là môn “cứu cánh” vẫn còn ở nhiều giáo viên không dạy môn địa lí và ở chính các em học sinh.
Bài toán đặt ra với các giáo viên dạy địa lí là làm thế nào để trau dồi kỹ năng khái quát hóa kiến thức cho học sinh? Làm thế nào để học sinh có đề cương kiến thức chuẩn để học mà không phải học một cách thụ động theo đề cương của người khác làm? Làm thế nào để học sinh có hứng thú trong ôn tập môn địa lí và làm thế nào để nâng cao chất lượng tốt nghiệp môn địa lí?
Từ thực tế đó tôi chọn đề tài: "Sử dụng bản đồ tư duy và bài tập điền từ trong ôn thi tốt nghiệp môn Địa lí Trung học phổ thông " để trình bày kinh nghiệm của bản thân trong tổ chức ôn thi tốt nghiệp môn Địa lí Trung học phổ thông mang lại kết quả cao.
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
	1. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp trong tổ chức tiết dạy ôn thi tốt nghiệp địa lí 	
	Khi phương pháp truyền thống không còn mang lại hiệu quả trong ôn thi tốt nghiệp cho học sinh như mong muốn thì theo tôi đổi mới phương pháp là một tất yếu.
	Đổi mới phương pháp trước hết được thể hiện ở sự đổi mới phong cách dạy của thầy và phong cách học của trò: Người thầy thiết kế các tình huống để học sinh tự khai thác, tự chiếm lĩnh và kiến tạo kiến thức, người thầy tạo ra các cơ hội để học sinh có thể suy nghĩ nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn và có trách nhiệm hơn đối với việc học tập của mình.
	Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí chỉ thành công khi phương pháp mới đó tác động mạnh đến người học sinh và phát huy tính tích cực tự giác, chủ động tư duy của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
	2. Những yêu cầu cơ bản đối với đổi mới.
2.1: Tạo cho học sinh có một vị thế mới và những điều kiện thuận lợi để học sinh tích cực hoạt động nhận thức. 
	- Người học phải trở thành chủ thể hành động tích cực tự giác chủ động và sáng tạo trong hoạt động để kiến tạo kiến thức.
	- Tạo ra và duy trì ở học sinh những động lực học tập đúng đắn để tham gia tích cực vào quá trình dạy học, đó chính là động cơ hứng thú, niềm lạc quan của học sinh trong quá trình học tập.
	- Phát triển nuôi dưỡng học sinh ý thức trách nhiệm, khả năng tự đánh giá kết quả học tập của mình, học sinh có thể điều chỉnh được các hoạt động của mình theo các mục tiêu đã định mà không phụ thuộc vào người khác.
2.2. Xác lập khẳng định vai trò của người thầy trong quá trình dạy học.
	- Người thầy phải là người tổ chức chỉ đạo điều khiển các hoạt động học tập tự giác, chủ động của học sinh. Để làm điều đó người thầy phải đảm nhiệm tốt các chức năng sau:
	+ Thiết kế là lập kế hoạch cho các quá trình dạy học cả về mục đích nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học.
	+ Uỷ thác tức là thông qua đặt vấn đề nhận thức tạo động cơ hứng thú, người thầy biến ý đồ dạy của mình thành nhiệm vụ học tập tự nguyện, tự giác của học trò và chuyển giao cho trò những tình huống để trò hoạt động và thích nghi.
	+ Điều khiển quá trình học tập của học sinh trên cơ sở thực hiện một hệ thống mệnh lệnh chỉ dẫn, trợ giúp. đánh giá.
	+ Thể chế hoá (đánh giá) tức là xác nhận, định vị kiến thức mới trong hệ thống kiến thức đã có đồng nhất hoá kiên thức riêng lẻ của học sinh thành tri thức KH - XH hướng dẫn vận dụng và ghi nhớ.
	+ Người thầy giáo ngoài việc nắm vững kiến thức chuyên môn, PPDH còn phải nắm được chất lượng học sinh ở những lớp mình dạy, biết được tâm tư tình cảm, những ham muốn của học sinh qua từng bài dạy, tiết dạy để điều chỉnh phù hợp khi sử dụng phương pháp mới.
	3. Bản đồ tư duy trong dạy học
Bản đồ tư duy còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy, là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức, bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng bản đồ tư duy theo một cách riêng, do đó việc lập bản đồ tư duy phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người. Có thể vận dụng bản đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức cũ cho học sinh một cách hiệu quả.
Hiện nay, bản đồ tư duy đang được áp dụng rộng rãi trong dạy học, nó thực sự phát huy hiệu quả rất cao trong việc hệ thống hóa kiến thức trong các tiết ôn tập. 
	4. Học sinh với dạng bài tập điền từ 
	Cùng với dạng bài tập trắc nghiệm, bài tập dạng điền từ vào chỗ trống (hiện nay đang được sử dụng trong kiểm tra đánh giá một số môn học, đặc biệt đối với môn ngoại ngữ ) chiếm được cảm tình của học sinh, có khả năng kích thích trí tò mò, khả năng tập trung tư duy cao độ và thực sự tạo được hứng thú, sự say mê cho học sinh trong học tập.
II. THỰC TRẠNG
Sử dụng phương pháp dạy học truyền thống đặc biệt đối với ôn thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí hiện nay rất khó khăn. Việc khái quát hóa kiến thức trong ôn tập sẽ kém hiệu quả nếu giáo viên thuyết trình theo phương pháp dạy học truyền thống. Bên cạnh đó việc hình thành đề cương ôn thi tốt nghiệp cho học sinh khiến nhiều giáo viên không khỏi băn khăn, trăn trở: Nếu để các em tự ghi chép trong các tiết ôn tập rồi học theo thì nhiều em ghi chép không tích cực do lượng kiến thức trong một tiết ôn tập dài, dẫn đến đề cương không đảm bảo chuẩn kiến thức; nếu giáo viên làm sẵn đề cương ôn tập cho học sinh thì việc ôn tập của học sinh trở nên thụ động.
Đổi mới trong phương pháp ôn thi tốt nghiệp địa lí là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng tốt nghiệp bộ môn nói riêng và chất lượng tốt nghiệp trung học phổ thông nói chung.
III. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀ BÀI TẬP ĐIỀN TỪ TRONG ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN ĐỊA LÝ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Bản đồ tư duy
Sử dụng bản đồ tư duy giúp học sinh khái quát kiến thức theo tôi đó là một sự lựa chọn đúng đắn ! Bản đồ tư duy có thể giúp giáo viên khái quát kiến thức cho học sinh theo cấu trúc đề thi, giúp giáo viên hướng dẫn học sinh khái quát kiến thức của từng bài, từng phần và cụ thể từng nội dung nhỏ. Việc hình thành bản đồ tư duy sẽ tạo cơ hội cho học sinh thể hiện khả năng sáng tạo của mình và nhanh chóng nắm bắt được kiến thức một cách dễ dàng hơn. Hơn nữa việc hình thành bản đồ tư duy không đòi hỏi nhất thiết phải có phương tiện, thiết bị hiện đại. Ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, chỉ cần có phấn và bảng đen là giáo viên có thể thực hiện được.
Trong khi giáo viên thiết kế bản đồ tư duy khái quát bài học lên bảng, yêu cầu học sinh cũng nhanh chóng hoàn thiện một cách sơ lược, nhanh nhất vào vở ghi. Từng nội dung trong bài, giáo viên sử dụng biện pháp đàm thoại để học sinh lần lượt trình bày giáo viên và cả lớp nhanh chóng hoàn thiện bản đồ tư duy một cách khái quát nhất. Để chuẩn bị cho phần bài tập điền từ sau khi khái quát bằng bản đồ tư duy được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng, giáo viên cố gắng nhấn mạnh những từ, cụm từ quan trọng trong các ý (chủ yếu là các từ, cụm từ mà giáo viên yêu cầu học sinh điền trong đề cương) và viết vắn tắt trên bản đồ tư duy.
Ví dụ 1: Sử dụng bản đồ tư duy để khái quát kiến thức bài 6: Đất nước nhiều đồi núi (tiết 1)
Ví dụ 2: Sử dụng bản đồ tư duy trong bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiết 2: Các miền địa lí tự nhiên)
Ví dụ 3: Sử dụng bản đồ tư duy trong ôn tập bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch:
2. Thiết kế đề cương dạng bài tập điền từ
Giáo viên hoàn thiện đề cương theo chuẩn kiến thức kỹ năng từng bài học. Sau đó xóa những từ hoặc cụm từ quan trọng (được coi là “từ chìa khóa”) của từng ý. Rồi yêu cầu lớp photo mỗi học sinh 1 bản. Đến tiết ôn tập, sau khi giáo viên và học sinh hoàn thiện nội dung bằng bản đồ tư duy, giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thiện đề cương: Làm việc cá nhân hoặc hai học sinh thành một cặp điền các từ, cụm từ còn thiếu trong đề cương (nên điền bằng bút chì nếu từ, cụm từ nào chưa chắc chắn). Sau một thời gian nhất định, học sinh cơ bản đã hoàn thành, giáo viên yêu cầu một vài học sinh trình bày, học sinh khác bổ sung, giáo viên chuẩn kiến thức.
	Ví dụ 1: Ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí nước ta
- Quy định tính chất .. của thiên nhiên VN.
- Giàu  và .. phong phú (Vị trí tiếp giáp lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, Địa Trung Hải, trên đường di lưu của các loài sinh vật ).
- Vị trí và hình thể đất nước tạo nên sự .. đa dạng của tự nhiên (B – N; Đ – T), hình thành các miền tự nhiên khác nhau
- Nhiều (bão, lũ lụt, hạn) ® cần có biện pháp phòng chống.
(Đáp án: Nhiệt đới ẩm gió mùa/ khoáng sản/ sinh vật/phân hóa/thiên tai)
Ví dụ 2: Thế mạnh và hạn chế của các khu vực địa hình
* Khu vực ..........................
+)Thế mạnh:
- Tập trung nhiều .. ® nguyên liệu cho công nghiệp.
- Rừng và ..............: cơ sở để phát triển nền.. đa dạng với quy mô lớn và phát triển ..........................
- S....................... có tiềm năng .. lớn.
- Tiềm năng . sinh thái, nghỉ dưỡng tham quan.
+)Hạn chế:
- Địa hình đồi núi bị chia cắt, xâm thực mạnh, nhiều sông , hẻm vực® khó khăn..., khai thác ..và .. giữa các vùng
- Nhiều.........................: lũ quét, xói lở, trượt đất.
- Các đứt gãy sâu có nguy cơ ..
* Khu vực ..........................
+)Thế mạnh:
- .. màu mỡ ® cơ sở để phát triển NN nhiệt đới, nông sản đa dạng.
- Cung cấp .......... sản, ................... sản, ............... sản.
- Tập trung các t........................, trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm thương mại.
- Có điều kiện để phát triển các loại hình ..( bộ, sông)
+)Hạn chế:
	-  thường xảy ra: lũ, lụt, hạn hán
(Đáp án: Đồi núi/ khoáng sản/ đất trồng/ nông nghiệp/ lâm nghiệp/ sông ngòi/ thủy điện/du lịch/ giao thông/ tài nguyên/giao lưu/ thiên tai/ động đất/ đồng bằng/ đất đai/ thủy/ lâm/ khoáng/ thành phố/ giao thông/ Thiên tai)
Ví dụ 3: Nều nông nghiệp nhiệt đới đang khai thác ngày càng có hiệu quả:
 - Cây trồng, .................. được phân bố ngày càng phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.
 - C...........................................có thay đổi quan trọng (Các giống mới ngắn ngày có năng suất cao, chịu bệnh tốt ngày càng nhiều.) 
 - T........................................... được khai thác tốt hơn, ................... ..................... phát huy có hiệu quả
 - Sản xuất nông sản ..................... được đẩy mạnh.
(Đáp án: vật nuôi/cơ cấu mùa vụ/ Tính mùa vụ/ dịch vụ nông nghiệp/ xuất khẩu )
Thiết kế khung đề cương dưới dạng bài tập điền từ phát huy hiệu quả chưa từng thấy: vừa tạo được hứng thú cho học sinh, vừa rút ngắn nội dung phải chép cho học sinh trong tiết học,vừa đảm bảo kiến thức theo chuẩn của đề cương mà đề cương vẫn do học sinh tự mình hoàn thiện để học chứ không học thụ động như đề cương hoàn toàn bằng chữ đánh máy của người khác. Đặc biệt một mặt khích lệ học sinh một mặt đặt học sinh vào tình thế không làm không được vì nếu không làm thì sẽ không có đề cương để học. Tự học sinh khi đó sẽ phải tập trung chú ý vào bản đồ tư duy khái quát kiến thức trước khi hoàn thiện đề cương vì nếu không tập trung thì khi làm bài tập điền từ sẽ rất khó khăn.
Để việc tổ chức một tiết ôn tập hiệu quả tôi theo tiến trình sau:
Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức bài cũ: Đặt câu hỏi với nhiều dạng câu hỏi lí thuyết khác nhau thường gặp trong đề thi như: Trình bày, phân tích, chứng minh, giải thích. Mỗi lần kiểm tra chia bảng thành ba đến năm phần với khoảng ba đến 5 câu hỏi tương ứng, cho học sinh chuẩn bị khoảng năm phút rồi gọi ba đến năm em lên bảng trình bày bằng hình thức viết bảng, còn cả lớp lấy nháp làm ra nháp với thời gian khoảng bảy đến mười phút. Vì học sinh thi với hình thức viết nên tôi kiểm tra bằng hình thức trình bày trên bảng vừa tận dụng được thời gian kiểm tra được nhiều câu, vừa sửa được lỗi trình bày cho học sinh. Khi hết thời gian theo quy định tôi cho học sinh lần lượt nhận xét và tôi chốt kiến thức, nhấn mạnh những nội dung học sinh cần lưu tâm hơn trong quá trình ôn tập.
Hoạt động 2: Nhắc học sinh nhớ lại vị trí của nội dung kiến thức có thể có trong đề (theo cấu trúc đề thi).
Hoạt động 3: Sử dụng bản đồ tư duy cùng học sinh khái quát lại toàn bộ kiến thức trọng tâm bài ôn tập theo kế hoạch. Trong quá trình viết bảng giáo viên cố gắng viết khá đầy đủ những cụm từ hoặc từ mà đã để trống trong đề cương để tiện cho việc hoàn thiện đề cương của học sinh.
Hoạt động 4: Tổ chức lớp hoàn thiện đề cương: Giáo viên có thể cho lớp làm việc cá nhân hoặc từng cặp sử dụng sách giáo khoa, vở ghi bài và Atlat để điền từ, cụm từ vào chỗ trống.
Hoạt động 5: Yêu cầu một số học sinh trình bày, học sinh cả lớp bổ sung, giáo viên chốt kiến thức.
Tuy nhiên không ít giáo viên sẽ gặp trở ngại trong việc sử dụng bản đồ tư duy vì đây là một nội dung mới được đưa vào áp dụng trong dạy học. Việc thiết kế khung đề cương dưới dạng bài tập điền từ đòi hỏi giáo viên cần đầu tư rất nhiều thời gian, công sức, đặc biệt để việc điền từ phát huy tối đa hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải nắm chắc kiến thức trọng tâm và tìm chính xác “từ chìa khóa” trong từng nội dung, từng ý nhằm xác định nội dung nên để trống yêu cầu học sinh điền. 
IV. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÀO THỰC TIỄN
	Với niềm tin vào sự đúng đắn của sáng kiến, tôi đã mạnh dạn áp dụng vào thực tiễn ôn thi tốt nghiệp địa lí cho học sinh của cả sáu lớp: 12A1, 12A2, 12A3, 12A4, 12A5 và 12A6 trường trung học phổ thông số 1 huyện Bát Xát trong kỳ thi tốt nghiệp 2013. 
Khi sử dụng phương pháp này, học sinh rất hào hứng trong học tập, việc quản lí, bao quát lớp học trở nên dễ dàng hơn nhiều, sự tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh trở nên thường xuyên, chủ động hơn.
Kết quả cụ thể: Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp môn địa đạt trên 93% trong đó trên 69% thí sinh đạt điểm khá giỏi. So sánh với kỳ thi tốt nghiệp năm 2012, môn địa lí đỗ tốt nghiệp chỉ trên 84% và tỉ lệ thí sinh đạt điểm khá giỏi thấp hơn nhiều.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN CHUNG
Việc sử dụng bản đồ tư duy và đề cương thiết kế dưới dạng bài tập điền từ có thể khắc phục được những tồn tại của phương pháp dạy học truyền thống trong ôn thi tốt nghiệp môn địa lí trung học phổ thông. Việc áp dụng khá đơn giản nhưng hiệu quả cao sẽ là động lực để giáo viên khắc phục những khó khăn để sử dụng phương pháp này trong ôn thi tốt nghiệp. Không chỉ môn địa lí mà theo tôi đề tài này còn có thể vận dụng được đối với nhiều môn học khác để mang lại hiệu quả cao trong ôn thi cho học sinh.
II. KIẾN NGHỊ
- Đối với Ban lãnh đạo các Nhà trường: Cần quan tâm, động viên và khích lệ giáo viên tích cực sáng tạo, đổi mới trong phương pháp dạy học để có nhiều cách làm hay, hiệu quả.
- Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: Cần công khai rộng rãi những đề tài sáng kiến chất lượng tốt, cách làm hay, hiệu quả trong ngành để tăng cường sự tương tác, trao đổi, học tập giữa các giáo viên, để ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục và đào tạo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ giáo dục và Đào tạo (2009).Sách giáo khoa địa lí 12.Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
Bộ giáo dục và Đào tạo (2009).Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lí lớp 12.Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_ban_do_tu_duy_va_bai_tap_dien.doc