Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học kiểu bài ôn tập – môn Địa lí Lớp 12 ban cơ bản

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học kiểu bài ôn tập – môn Địa lí Lớp 12 ban cơ bản

Lí luận về kiểu bài ôn tập

“Ôn tập là quá trình người học khái quát, hệ thống lại những kiến thức đã lĩnh hội theo một trật tự mới để có thể ghi nhớ, nắm chắc được những kiến thức đã được truyền đạt trong quá trình dạy học. Qua đó, người học được rèn luyện các kĩ năng học tập bộ môn và giáo dục tư tưởng, thái độ, tình cảm.”

Bài ôn tập là kiểu bài tổng hợp các kiến thức, kĩ năng đã được học. Về mặt lí luận, kiểu bài ôn tập có những điểm riêng như sau: a. Về kiến thức, kĩ năng - Khối lượng kiến thức được đề cập đến nhiều hơn so với kiểu bài lí thuyết, kĩ năng mới - Các kiến thức, kĩ năng được đề cập đến trong bài học đều đã được học sinh tiếp thu từ các giờ học trước đó. - Giữa các kiến thức, kĩ năng có mối liên hệ logic, chặt chẽ; quan hệ nhân – quả được thể hiện rất rõ. b. Về tổ chức giờ học, lựa chọn phương pháp dạy học Việc tổ chức dạy học với kiểu bài ôn tập cũng có những cách thức tổ chức và lựa chọn phương pháp đặc trưng. - Không dạy lại các kiến thức mà chủ yếu tập trung hệ thống, khắc sâu các kiến thức đã được học. Các tri thức mới được hình thành trong bài là sâu kiến thức, mối liên hệ logic giữa các đơn vị kiến thức đã học từ trước. - Cách đặt vấn đề và hướng dẫn giải quyết vấn đề không nhằm vào việc tìm các tri thức mới mà tập trung củng cố các kiến thức đã học; phân tích làm rõ mối quan hệ nhân quả, tương tác lẫn nhau giữa các kiến thức. - Việc tổ chức dạy học theo hình thức nào (đàm thoại cá nhân, tổ chức học tập theo nhóm hay tổ chức dạy học cả lớp .) đều hướng đến việc ôn tập, củng cố kiến thức.

c. Về lựa chọn phương tiện dạy học - Do khối lượng kiến thức được đề cập trong bài khá nhiều nên lựa chọn phương tiện trực quan cần có sự chọn lọc kĩ lưỡng. - Đối với khối 12, cuốn tài liệu đặc biệt quan trọng được sử dụng thường xuyên chính là tập Atlat địa lí Việt Nam. Đây vừa là nguồn cung cấp tri thức, vừa là phương tiện để minh họa cho các kiến thức, vừa là phương tiện rèn luyện kĩ năng học tập cho học sinh.

 

doc 16 trang cuonglanz2a 6611
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học kiểu bài ôn tập – môn Địa lí Lớp 12 ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong năm học 2012 – 2013, cá nhân tôi đã thực hiện sáng kiến kinh nghiệm về sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học bộ môn Địa lí lớp 12. Với những kết quả đã đạt được trong năm học 2012 – 2013 và nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học bộ môn, tôi tiếp tục nghiên cứu và thực hiện đề tài này nhưng ở phạm vi hẹp hơn, đó là sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học kiểu bài ôn tập của chương trình Địa lí 12 – ban Cơ bản
Việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học bộ môn nói chung đã mang lại nhiều hiệu quả rất tích cực. Giáo viên có được một cách trình bày bài giảng sáng tạo, hệ thống linh hoạt, cấu trúc nội dung chặt chẽ. Học sinh học được một cách ghi bài hiệu quả, ghi nhớ nội dung bài học nhanh chóng, thấy rõ mối quan hệ tổng thể của các đơn vị kiến thức trong bài, trong chương trình học; một phương pháp học tập sáng tạo, phát huy tối đa trí lực và sức sáng tạo của bản thân.
Đối với kiểu bài ôn tập có nhiều điểm khác với các bài dạy thông thường. Bài ôn tập có khối lượng kiến thức được đề cập tới nhiều hơn. Mặt khác các kiến thức đó đều là những nội dung học sinh đã nghiên cứu từ các tiết học trước. Vì thế, việc tổ chức cho học sinh học tập sao cho không bị nhàm chán mà vẫn đạt các mục tiêu giờ học không phải dễ. Tôi tìm đến bản đồ tư duy như một cứu cánh để thực hiện việc dạy học kiểu bài ôn tập và tôi đã đạt được hiệu quả. 
Trên cơ sở những kết quả đạt được thông qua việc dạy học kiểu bài ôn tập với bản đồ tư duy ở chương trình lớp 12, tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học kiểu bài ôn tập – môn Địa lí lớp 12 ban Cơ bản”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Góp phần nâng cao khả năng xây dựng và sử dụng hệ thống các bản đồ tư duy trong dạy học môn Địa lí 12 – Ban Cơ bản.
- Giúp hình thành và phát triển ở học sinh một phương pháp tự học hiệu quả; phát huy năng lực sáng tạo, tư duy logic của học sinh trong học tập bộ môn.
- Thông qua hiệu quả việc sử dụng sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng từng bài kiểm tra, chất lượng chung của môn học tại nhà trường.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
	Giáo viên trong việc giảng dạy và học sinh trong việc học tập bộ môn Địa lí ở trường THPT số 1 Si Ma Cai.
IV. GIỚI HẠN VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề chung nhất của việc thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học dạng bài ôn tập môn Địa lí 12 – Ban Cơ bản.
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạng bài ôn tập trong môn Địa lí
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học dạng bài ôn tập
- Nghiên cứu các phương pháp, cách thức xây dựng bản đồ tư duy phù hợp với kiểu bài ôn tập
- Đưa ra một số nguyên tắc khi sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học kiểu bài ôn tập môn Địa lí 12.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thực nghiệm: Kinh nghiệm thực tế giảng dạy của bản thân tại trường THPT số 1 Si Ma Cai
- Các phương pháp khác có liên quan đến lí luận dạy học theo hướng đổi mới.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
1. Lí luận về kiểu bài ôn tập
“Ôn tập là quá trình người học khái quát, hệ thống lại những kiến thức đã lĩnh hội theo một trật tự mới để có thể ghi nhớ, nắm chắc được những kiến thức đã được truyền đạt trong quá trình dạy học. Qua đó, người học được rèn luyện các kĩ năng học tập bộ môn và giáo dục tư tưởng, thái độ, tình cảm.”
Bài ôn tập là kiểu bài tổng hợp các kiến thức, kĩ năng đã được học. Về mặt lí luận, kiểu bài ôn tập có những điểm riêng như sau:
a. Về kiến thức, kĩ năng
- Khối lượng kiến thức được đề cập đến nhiều hơn so với kiểu bài lí thuyết, kĩ năng mới
- Các kiến thức, kĩ năng được đề cập đến trong bài học đều đã được học sinh tiếp thu từ các giờ học trước đó.
- Giữa các kiến thức, kĩ năng có mối liên hệ logic, chặt chẽ; quan hệ nhân – quả được thể hiện rất rõ.
b. Về tổ chức giờ học, lựa chọn phương pháp dạy học
	Việc tổ chức dạy học với kiểu bài ôn tập cũng có những cách thức tổ chức và lựa chọn phương pháp đặc trưng. 
- Không dạy lại các kiến thức mà chủ yếu tập trung hệ thống, khắc sâu các kiến thức đã được học. Các tri thức mới được hình thành trong bài là sâu kiến thức, mối liên hệ logic giữa các đơn vị kiến thức đã học từ trước.
- Cách đặt vấn đề và hướng dẫn giải quyết vấn đề không nhằm vào việc tìm các tri thức mới mà tập trung củng cố các kiến thức đã học; phân tích làm rõ mối quan hệ nhân quả, tương tác lẫn nhau giữa các kiến thức.
- Việc tổ chức dạy học theo hình thức nào (đàm thoại cá nhân, tổ chức học tập theo nhóm hay tổ chức dạy học cả lớp ...) đều hướng đến việc ôn tập, củng cố kiến thức.
c. Về lựa chọn phương tiện dạy học
- Do khối lượng kiến thức được đề cập trong bài khá nhiều nên lựa chọn phương tiện trực quan cần có sự chọn lọc kĩ lưỡng.
- Đối với khối 12, cuốn tài liệu đặc biệt quan trọng được sử dụng thường xuyên chính là tập Atlat địa lí Việt Nam. Đây vừa là nguồn cung cấp tri thức, vừa là phương tiện để minh họa cho các kiến thức, vừa là phương tiện rèn luyện kĩ năng học tập cho học sinh.
2. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học kiểu bài ôn tập
Bản đồ tư duy còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể thể hiện nó dưới dạng bản đồ tư duy theo một cách riêng, do đó việc lập bản đồ tư duy phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người. ‎
Bản đồ tư duy có ý nghĩa quan trọng trong việc đổi mới các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học kiểu bài ôn tập, giúp học sinh hệ thống hóa các kiến thức đã học trong chương, trong phần một cách mạch lạc, rõ ràng; sắp xếp các chủ đề kiến thức theo trình tự xuất hiện trong suy nghĩ của học sinh; giúp học sinh đào sâu các kiến thức đã học ở nhiều khía cạnh khác nhau, xâu chuỗi kiến thức thành các mạch kiến thức một cách logic....
Việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học kiểu bài ôn tập ở môn Địa lí có thể thực hiện được theo hai cách như sau:
1. Giáo viên dùng bản đồ tư duy để khái quát, hệ thống lại kiến thức trọng tâm, cơ bản cho học sinh.
2. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự tổng hợp, khái quát các kiến thức theo một bản đồ tư duy.
3. Sử dụng linh hoạt bản đồ tư duy trong hoạt động củng cố, đánh giá.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
	Hiện nay trong quá trình dạy học kiểu bài ôn tập, chúng ta vẫn thường sử dụng cách dạy truyền thống với các bước cụ thể là:
- Bước 1: Giáo viên hệ thống kiến thức bằng các gạch đầu dòng
- Bước 2: Đàm thoại, nêu vấn đề để học sinh tái hiện lại nội dung
- Bước 3: Giao câu hỏi, bài tập để học sinh dựa vào kiến thức đã học giải quyết
- Bước 4: Giáo viên chữa nội dung, chốt lại các trọng tâm ôn tập. 
	Với cách dạy này, giáo viên không mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị nội dung, phương pháp, phương tiện bởi vì:
- Hầu hết nội dung được đề cập đến trong bài đều là nội dung giáo viên đã giảng dạy ở các bài trước đó, học sinh đã có nội dung ghi chép trong vở. Giáo viên chỉ cần thiết kế một số câu hỏi, bài tập tương ứng với nội dung để hướng dẫn học sinh giải quyết trong giờ ôn tập là được.
- Phương tiện sử dụng cũng đơn thuần là hệ thống bản đồ, lược đồ, các bảng số liệu thống kê hoặc các biểu đồ đã được sử dụng từ các tiết dạy trước.
- Phương pháp chủ đạo là đàm thoại nêu vấn đề, hướng dẫn, làm mẫu ....
	Học sinh cũng không cần chuẩn bị nhiều cho bài ôn tập được tổ chức theo cách dạy truyền thống này bởi nội dung ôn tập đã được ghi cẩn thận trong vở qua từng bài học.
Với cách dạy học như trên, sau giờ ôn tập các kiến thức được hệ thống một cách đầy đủ, chi tiết song không phát huy được tư duy sáng tạo của học sinh, không phân loại được đối tượng học sinh trong giờ ôn tập. Sau bài ôn tập, mọi học sinh đều được khái quát hóa các chủ đề kiến thức, giải quyết các bài tập như nhau. Điều đó dễ gây nhàm chán cho học trò, nhất là các em có năng lực nhận thức tốt hoặc gây áp lực về kiến thức đối với những học sinh có nhận thức chậm, yếu.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
	Để khắc phục thực trạng dạy học trong bộ môn đã nêu ở trên, nhằm nâng cao hiệu suất, chất lượng giờ ôn tập, giáo viên cần chuẩn bị kĩ lưỡng một số yêu cầu sau:
Thứ nhất: Xác định các kiến thức cơ bản, trọng tâm hướng dẫn học sinh ôn tập. Hệ thống các kiến thức cần nắm vững đã được đề cập đến ngay trong từng bài học nhưng giáo viên cần lựa chọn thêm những nội dung kiến thức để kết nối, liên kết, mở rộng hoặc cung cấp thêm tư liệu mang tính thực tiễn, cập nhật thông tin. Đồng thời cần sắp xếp các kiến thức theo hệ thống có logic chặt chẽ, theo tiến trình phát triển của kiến thức cùng các kỹ năng cần rèn luyện trong giờ.
Thứ hai: Lựa chọn cách trình bày nội dung cơ bản, trọng tâm trong giờ ôn tập một cách phù hợp. Có thể trình bày dưới dạng bảng tổng kết hoặc các sơ đồ thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa các kiến thức, giúp học sinh dễ nhớ và có sự khái quát cao hơn. Bảng tổng kết hoặc sơ đồ cần đảm bảo tính rõ ràng, chính xác, khoa học và thẩm mĩ.
Thứ ba: Xác định rõ các tình huống học tập (câu hỏi, bài tập) phù hợp với từng đối tượng học sinh; thể hiện rõ sự phát triển về nhận thức thông qua các bài tập cụ thể. Việc khái quát hóa kiến thức, phát triển tư tưởng, năng lực nhận thức của học sinh đựơc điều khiển bằng các câu hỏi dẫn dắt giúp học sinh tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức và khái quát chúng ở dạng tổng quát nhất. Vì vậy giáo viên cần chuẩn bị một hệ thống câu hỏi cho từng phần kiến thức, mối liên hệ giữa các kiến thức, vận dụng kiến thức, đào sâu phát triển kiến thức. Các câu hỏi nêu ra phải rõ ràng, có tác dụng nêu vấn đề để học sinh trình bày suy luận, thể hiện được khả năng tư duy khái quát của mình. Các câu hỏi, bài tập cần bám sát vào cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT. Cần dự kiến nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả ôn tập của học sinh ngay trong giờ một cách linh hoạt, phù hợp.
Thứ tư: Lựa chọn cách gợi mở, hướng dẫn phù hợp đối với từng nhóm đối tượng học sinh để tránh gây sự nhàm chán cho học trò, tạo động lực để các em chủ động, tích cực suy nghĩ, giải quyết các nhiệm vụ học tập. 
Thứ năm: Hướng dẫn kĩ năng tự ôn tập cho học sinh. Đây là yêu cầu rất quan trọng bởi trong thời lượng chỉ có 45 phút của giờ học, nội dung giờ ôn tập của môn Địa lí khá dài nên các tình huống được đặt ra trong giờ không thể bao quát hết nội dung cơ bản, trọng tâm. Việc rèn kĩ năng tự học, tự ôn tập cho các em sẽ giúp học sinh chủ động, tự giác trong ôn tập; củng cố toàn diện các kiến thức đã học một cách vững chắc hơn.
Thứ sáu: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị chu đáo nội dung, phương tiện, đồ dùng cho giờ ôn tập: Giáo viên cần xác định các yêu cầu cụ thể để học sinh chuẩn bị cho giờ ôn tập như xem lại nội dung các bài học, so sánh các nội dung, lập bảng tổng kết, thiết lập sơ đồ hệ thống hóa các kiến thức cơ bản, trọng tâm. Sự chuẩn bị chu đáo của học sinh sẽ tạo ra được sự tương tác và phối hợp thống nhất giữa các hoạt động nhận thức của học sinh với hoạt động dạy học của giáo viên; giữa học sinh với học sinh; làm cho giờ học sôi nổi, sinh động, hiệu quả hơn.
	Bản đồ tư duy có thể được coi như một cách trình bày, một phương tiện dạy học hiệu quả của giáo viên đồng thời là kết quả chuẩn bị, kết quả nhận thức của học sinh sau mỗi giờ ôn tập. Dưới đây là một số cách sử dụng bản đồ tư duy cho bài dạy ôn tập ở môn Địa lí lớp 12 ban cơ bản mà cá nhân tôi đã thực hiện tại trường THPT số I Si Ma Cai.
1. Giáo viên dùng bản đồ tư duy để khái quát, hệ thống lại kiến thức trọng tâm, cơ bản cho học sinh.
	Thay vì cách hệ thống bằng các gạch đầu dòng, giáo viên chuẩn bị sẵn một bản đồ tư duy (hoặc sơ đồ) để hệ thống hóa các kiến thức cơ bản, trọng tâm sẽ hướng dẫn học sinh ôn tập trong giờ. Bản đồ này được thiết kế bởi phần mềm Imindmap và trình chiếu trên màn hình với Microsoft Office Powerpoint. Trong quá trình tổ chức ôn tập trên lớp, giáo viên đặt các câu hỏi để học sinh nhắc lại lần lượt các chủ đề kiến thức đã học trong chương trình ôn tập. Học sinh nhắc đến đâu giáo viên chuẩn xác và thể hiện các nhánh của bản đồ tư duy trên màn hình đến đó. 
Ví dụ, khi tổ chức giờ ôn tập – tiết 7 theo phân phối chương trình, với chủ đề là “Tiết 7 – Ôn tập”, lần lượt các nhánh của bản đồ tư duy được trình chiếu. Kết thúc hoạt động hệ thống hóa kiến thức này, học sinh sẽ quan sát thấy một bản đồ tư duy hoàn chỉnh trên màn hình. Qua bản đồ tư duy, học sinh có thể ghi nhớ rõ ràng 4 chủ đề kiến thức trọng tâm ôn tập trong giờ là: Vị trí địa lí, Phạm vi lãnh thổ, Đất nước nhiều đồi núi và Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
Khi xây dựng bản đồ tư duy, hệ thống kênh chữ cần súc tích, màu sắc được sử dụng linh hoạt. Bên cạnh đó, giáo viên có thể sử dụng hệ thống các hình ảnh xuyên suốt để gây ấn tượng và tăng cường khả năng ghi nhớ của học sinh; hoặc thay vì dùng lời để thuyết trình về các kiến thức đã học, giáo viên sử dụng các bản đồ, lược đồ, sơ đồ để học sinh tự nhắc lại kiến thức. Sơ đồ hình ảnh dưới đây như là một gợi ý ‎của giáo viên đối với học sinh, vừa giúp các em nhanh chóng tìm thấy bản đồ trong SGK hoặc Atlat, vừa là phương tiện để các em tái hiện lại các kiến thức đã học trong các bài 2, 6, 8 của sách giáo khoa Địa lí 12 ban cơ bản.
Với cách hướng dẫn ôn tập như trên, học sinh không chỉ ghi nhớ nhanh các kiến thức trọng tâm ôn tập mà còn có thể nhanh chóng tìm thấy thấy các bản đồ tương ứng trong Atlat hoặc trong sách giáo khoa khi ôn tập. Tuy nhiên, nhược điểm của cách làm trên là hệ thống câu hỏi gợi mở của giáo viên phải chi tiết để học sinh trả lời trúng, đúng ý tưởng thiết kế của giáo viên bởi khi ta sử dụng Imindmap để tạo bản đồ tư duy rồi xuất ra dạng Powerpoint thì phần mềm tự động trình chiếu, ta không can thiệp được. Điều đó phần nào làm hạn chế khả năng tư duy sáng tạo của học sinh.‎
2. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự tổng hợp, khái quát các kiến thức theo một bản đồ tư duy.
	Trong giờ ôn tập thay cho việc giáo viên hệ thống hóa kiến thức cho học sinh bằng bản đồ tư duy, giáo viên hướng dẫn tổ chức để học sinh, nhóm học sinh tự tổng hợp kiến thức bằng một bản đồ tư duy hoặc phân công mỗi nhóm học sinh hoàn thiện một phần của bản đồ tư duy. Với cách tổ chức dạy học này, giáo viên có thể lựa chọn linh hoạt phương pháp động não hoặc phương pháp thảo luận nhóm.
a. Sử dụng bản đồ tư duy trong phương pháp động não
Ở một góc độ nào đó, bản chất của phương pháp động não chính là bản đồ tư duy cả về nội dung và hình thức. Phương pháp động não được sử dụng khá phổ biến trong dạy học Địa lý nhằm phát huy tính sáng tạo, tập trung cao độ và rèn luyện khả năng phản ứng nhanh nhạy của người học. Giáo viên nêu vấn đề có tính tình huống chính là chủ đề ôn tập trong giờ và yêu cầu học sinh giải quyết trong thời gian ngắn theo hình thức “tiếp sức”. Các học sinh sẽ lần lượt “bật” ra ý tưởng càng nhanh càng tốt, cho đến khi thời gian kết thúc. Khi đó, vấn đề có tính tình huống giáo viên tung ra được thể hiện ở trung tâm của bản đồ tư duy thông qua một bức tranh hay hình ảnh đồ họa. Mỗi ý tưởng của học sinh là một phân nhánh cấp 1. Kết thúc hoạt động, ta sẽ có một bản đồ tư duy đồ sộ là tập hợp sức mạnh tư duy của cả tập thể, đồng thời kích thích sự tham gia, hứng thú và nhiệt tình của tất cả người học trên tinh thần tôn trọng và học hỏi lẫn nhau.
Ví dụ khi tổ chức ôn tập nội dung về địa lí dân cư trong tiết 36 (theo PPCT), giáo viên đưa ra chủ đề: DÂN CƯ VIỆT NAM sau đó yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức đã học để nêu các kiến thức đã được nghiên cứu trong chủ đề. Lần lượt các học sinh nêu một ghi nhớ của bản thân về dân cư nước ta. Ưu điểm của phương pháp này là học sinh được tự do nêu lên quan điểm, suy nghĩ của mình mà không câu lệ về trình tự sắp xếp các nội dung kiến thức. Mỗi ý kiến đúng của học sinh là một phân nhánh cấp 1 của bản đồ tư duy với chủ đề DÂN CƯ VIỆT NAM mà giáo viên đã xác định từ đầu.
Bản đồ tư duy được xây dựng sau hoạt động ôn tập theo phương pháp động não, nêu vấn đề đó có thể có dạng như sau:
Cũng với nội dung ôn tập trên, giáo viên có thể định hướng cho học sinh 3 nội dung cơ bản tương ứng với 3 bài trong chương trình: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư; Lao động và việc làm; Đô thị hóa. Đây là 3 nhánh cấp 1 của chủ đề ĐỊA LÍ DÂN CƯ. Sau đó, giáo viên lần lượt gọi các học sinh nêu các nội dung cơ bản của từng bài để hình thành các nhánh cấp 2, cấp 3. Cũng giống với cách tạo bản đồ tư duy ở trên, ở cách làm này học sinh được bày tỏ suy nghĩ và sự ghi nhớ của bản thân với kiến thức đã học một cách thoải mái, không câu lệ vào trình tự sắp xếp nội dung song với cách làm này, các đơn vị kiến thức được sắp xếp theo từng bài một cách khoa học hơn. Bản đồ tư duy được tạo nên không chỉ đảm bảo tính đầy đủ về kiến thức mà còn thể hiện rõ ràng mạch kiến thức trong mỗi bài học. Dưới đây là bản đồ tư duy được xây dựng sau hoạt động ôn tập như vậy.
b. Sử dụng bản đồ tư duy trong phương pháp thảo luận nhóm
	Việc sử dụng bản đồ tư duy trong phương pháp thảo luận nhóm ở giờ ôn tập có nhiều ưu điểm. Thông qua việc tổ chức hoạt động, giáo viên đã hướng dẫn học sinh một phương pháp học tập có hiệu quả: Tự lập bản đồ tư duy. Mặt khác, thông qua việc trao đổi trong nhóm các em sẽ cùng thảo luận, cùng hướng dẫn nhau cách xây dựng bản đồ, cùng chia sẽ những ghi nhớ của bản thân đối với các nội dung đã được học từ trước. 
Ví dụ khi tổ chức ôn tập địa lí các ngành kinh tế trong tiết 36 – PPCT với phương pháp thảo luận nhóm thay vì phát phiếu học tập cho học sinh, giáo viên có thể nêu tên chủ đề ôn tập: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ, ghi ở giữa bảng với kích thước lớn để hình thành bản đồ tư duy và thu hút sự chú ý của học sinh; giao cho mỗi nhóm học sinh hệ thống lại kiến thức của một nội dung trong chủ đề bằng một bản đồ tư duy trên khổ giấy A0. 
* Nhóm 1: Hệ thống hóa kiến thức về vấn đề phát triển, phân bố nông nghiệp
* Nhóm 2: Hệ thống hóa kiến thức về vấn đề phát triển, phân bố công nghiệp
* Nhóm 3: Hệ thống hóa kiến thức về vấn đề phát triển, phân bố các ngành dịch vụ	
	Mỗi bản đồ tư duy đó không chỉ phản ánh thái độ nghiêm túc, tích cực của cả nhóm trong việc hệ thống hóa kiến thức giống như một phiếu học tập mà còn in đậm tinh thần đoàn kết cũng như sự hợp tác ăn ý giữa các thành viên trong nhóm đồng thời vẫn thể hiện được màu sắc cá nhân của mỗi học sinh. Học sinh không chỉ được củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học mà còn được sáng tạo và khẳng định bản thân, được thuyết trình, học hỏi những cách thể hiện vấn đề theo những góc cạnh khác nhau; được bảo vệ ý tưởng, chính kiến của mình. Kết thúc hoạt động trao đổi theo từng nhóm, giáo viên cho các nhóm dán phần bản đồ của mình lên bảng. Tổng hợp kết quả của các nhóm sẽ tạo lập được một bản đồ tư duy hoàn chỉnh, đồ sộ cho nội dung ôn tập. 
	Kết thúc hoạt động, giáo viên có thể sử dụng một bản đồ tư duy đã thiết kế trước (có thể xây dựng bằng phần mềm Imindmap và xuất ra dưới dạng Image - dạng ảnh) để học sinh đối chiếu, so sánh với kết quả làm việc của nhóm mình. Từ đó, các em tự điều chỉnh những nội dung chưa thật chuẩn xác, bổ sung những nội dung còn thiếu trong quá trình thảo luận, hệ thống lại các kiến thức.
Để đánh giá kết quả tự ôn tập của các nhóm, giáo viên có thể gọi 1 học sinh của nhóm lên bảng, mời các học sinh của nhóm khác đặt câu hỏi cho bạn. Sau khi nghe bạn trả lời, học sinh đặt câu hỏi sẽ đánh giá kết quả ôn tập của bạn, có thể bổ sung cho bạn những nội dung còn thiếu, sửa cho bạn những nội dung hiểu chưa đúng hoặc lỗi diễn đạt chưa thoát ý....; giáo viên là người nhận xét, đánh giá cuối cùng. Cách làm này vừa tạo điều kiện để các em tự đánh giá kết quả học tập của nhau, vừa tạo điều kiện để học sinh được trao đổi nhiều hơn, rộng hơn. Mặt khác, việc các em được tham gia vào hoạt động đánh giá kết quả ôn tập của bạn khác trong lớp sẽ giúp 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_ban_do_tu_duy_trong_day_hoc_ki.doc
  • docBao cao tom tat hieu qua Sk.doc
  • docBIA.doc
  • docDon de nghi cong nhan sang kien.doc
  • docmuc luc.doc