Sáng kiến kinh nghiệm Sáng tạo giảng dạy nội dung Âm nhạc thường thức trong môn Âm nhạc ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Sáng tạo giảng dạy nội dung Âm nhạc thường thức trong môn Âm nhạc ở trường THCS

Bộ môn Âm nhạc,về bản chất đã rất được các em yêu mến và hứng thú. Các tiết họckhông không căng thẳng và hầu hết kiến thức đạt đượcđều do tài năng của các em và do sự linh hoạt của giáo viên trong tiết học.

Và để các em tiếp thu được kiến thức một cách nhẹ nhàng, khôngmáy móc, thụ động. Thì tự cácem phải tìm tòi, sáng tạo, học hỏi, mày mò, cắt ghép sao cho linh hoạt, phù hợp với từng tiết học.

Tự các em tìmhiểu thì các em sẽ tự thi đua khẳngđịnh khả năngvà tài năng của mình. Và cái cần nhất là sự vào cuộc, chỉ huy của người đứng lớp. Phát huy tối đa tài năngvốn có và khơi gợi khả năng của từng cá nhân trong lớp học.

doc 6 trang Phúc Hảo 05/03/2024 3891
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sáng tạo giảng dạy nội dung Âm nhạc thường thức trong môn Âm nhạc ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
	Kính gửi: Trường THCS Tân Đồng, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
 Tôi ghi tên dưới đây:
Số TT
Họ và tên
Ngày, tháng, năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp
1
Đỗ Văn Hiếu
05/07/1981
Trường THCS, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
Giáo viên
Đại học sư phạm
50%
	Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến “Một số giải pháp đổi mới giảng dạy nội dung Âm nhạc thường thức trong môn Âm nhạc trường THCS Tân Đồng” Với những thông tin về sáng kiến cụ thể như sau:
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đỗ Văn Hiếu.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 7/9/2022
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1. Đối tượng đề nghị công nhận sáng kiến (loại hình sáng kiến):
Sáng kiến môn âm nhạc “Một số giải pháp đổi mới giảng dạy nội dung Âm nhạc thường thức trong môn Âm nhạc trường THCS thị trấn Cát Bà”.
4.2. Mô tả tính mới của sáng kiến
Bộ môn Âm nhạc, về bản chất đã rất được các em yêu mến và hứng thú. Các tiết học không không căng thẳng và hầu hết kiến thức đạt được đều do tài năng của các em và do sự linh hoạt của giáo viên trong tiết học.
Và để các em tiếp thu được kiến thức một cách nhẹ nhàng, không máy móc, thụ động. Thì tự các em phải tìm tòi, sáng tạo, học hỏi, mày mò, cắt ghép sao cho linh hoạt, phù hợp với từng tiết học.
Tự các em tìm hiểu thì các em sẽ tự thi đua khẳng định khả năng và tài năng của mình. Và cái cần nhất là sự vào cuộc, chỉ huy của người đứng lớp. Phát huy tối đa tài năng vốn có và khơi gợi khả năng của từng cá nhân trong lớp học.
Với cách làm trên đã phát huy được tính tự giác, sáng tạo, kích thích hứng thú học tập của các em. Tâm lí ở lứa tuổi này các em được vui chơi, thích tìm hiểu những điều mới lạ, thích khẳng định mình trước mọi người, giúp các em hứng thú, thoải mái sau những ngày học tập căng thẳng. Thông qua các hoạt động các em còn được rèn luyện sức khỏe, tính tự lập, hòa đồng đoàn kết. Khơi dậy cho các em lòng say mê học tập, giúp các em phát triển trí nhớ và tri thức nghe nhạc. Phát triển thị hiếu âm nhạc thông qua nghe có sáng tạo. Củng cố kiến thức âm nhạc nhanh và hiệu quả hơn. Góp phần bồi dưỡng trí tưởng tượng, óc sáng tạo một cách tinh tế hơn. Giúp giờ học trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn và thoải mái hơn. “Sáng tạo giảng dạy nội dung Âm nhạc thường thức trong môn Âm nhạc ở trường THCS” giúp các em hình thành những phẩm chất và năng lực chung như: Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động, năng lực tổ chức và quản lí, năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân, năng lực khám phá và sáng tạo.
4.3. Mô tả các bước thực hiện sáng kiến
Trong thực tế có rất nhiều phương pháp giảng dạy bộ môn Âm nhạc từng được áp dụng trong trường học. Bộ môn Âm nhạc nếu được học thì phải học chuyên sâu mới có thể thực hành một cách thuần thục. Còn môn Âm nhạc trong trường học là bộ môn mới, hầu như học sinh chưa biết gì về âm nhạc nói chung và Âm nhạc thường thức nói riêng.
Phương pháp kể chuyện
- Khi giới thiệu về nhạc sỹ Hoàng Việt (tiết 3 lớp 7) tôi kể cho HS nghe về hoàn cảnh hy sinh của nhạc sỹ, các em đã thực sự xúc động khi nghe câu chuyện này.
Khi giới thiệu nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu (tiết 10 lớp 8) tôi đã kể cho các em nghe câu chuyện nhạc sỹ sáng tác ca khúc đầu tay của mình, bài hát “Đoàn vệ quốc quân”, như thế nào. Giới thiệu cho các em biết rằng, một thành công to lớn của nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu là đã phổ nhạc cho các bài thơ như: “Thuyền và biển ” (thơ Xuân Quỳnh), “Hành khúc ngày và đêm” (thơ Bùi Công Minh), ”Bóng cây kơnia” (thơ Ngọc Anh). . .
Dạy bài “Một số nhạc cụ dân tộc Việt Nam " (tiết 13 lớp 8) khi giới thiệu Cồng Chiêng, tôi đã kể cho các em nghe câu chuyện nói về phong tục người Tây Nguyên sử dụng Cồng Chiêng trong lễ “Thổi tai” một nghi lễ trang trọng của họ: Nói đến đàn đá, kể cho học sinh nghe chuyện người Pháp đã lấy cắp cây đàn đá cổ của người Việt chúng ta được phát hiện trước năm 1930 tại Tây Nguyên (Nay dàn đàn đá đó còn trưng bày tại bảo tàng Luse, Pháp).
Qua những câu chuyện như vậy, đã góp phần không nhỏ trong việc giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc và lòng yêu quê hương đất nước cho học sinh.
Sử dụng tranh ảnh
Mỗi bài Âm nhạc thường thức trong sách giáo khoa của các em đều có tranh ảnh minh hoạ nhưng chất lượng của nó chưa cao, chủ yếu là hình trắng đen. Việc vẽ phóng to các bức tranh và tô màu bức tranh đó sẽ giúp các em quan sát rõ hơn, hấp dẫn hơn, điều này sẽ góp phần cho giờ học sinh động và có hiệu quả hơn. Ngoài ra tôi còn sưu tầm các tranh ảnh khác từ các tư liệu, sách báo để giới thiệu cho học sinh trong tiết dạy.
4.3.3. Nghe nhạc
Trong bài học Âm nhạc thường thức thì nghe nhạc là một phần không thể thiếu được, tuỳ từng tiết học, tuỳ điều kiện trang thiết bị môn học ở trường mà cho học sinh nghe nhạc bằng nhiều hình thức khác nhau.
4.3.4. Học sinh hát
Một số tác giả có nhiều ca khúc được các em thuộc, đặc biệt là các bài hát viết về thiếu nhi như các ca khúc của nhạc sĩ Phong Nhã, vì vậy giáo viên cần tạo điều kiện, khuyến khích các em trình bày các ca khúc này, điều này làm các em thực sự hứng thú. Mặt khác các bạn trong lớp cũng mong muốn được nghe bạn mình hát. Qua việc trình bày các ca khúc của các nhạc sỹ, các em sẽ dễ nhớ hơn tên tác giả của các ca khúc. Có thể cho các em hát đơn ca, song ca, tốp ca hoặc cả lớp cùng hát tuỳ theo tính chất của từng bài hát.
4.3.5. Giáo viên hát
Qua quá trình giảng dạy học sinh ở trường THCS tôi nhận thấy các em rất thích được nghe cô thầy mình hát, mặc dù cô thầy hát không hay bằng các ca sỹ chuyên nghiệp hát qua băng, đĩa. Hiện nay có rất nhiều ca khúc của các nhạc sỹ được in trong các tập ca khúc. Chúng ta có thể sưu tầm và tập hát để hát cho các em nghe trong các giờ dạy Âm nhạc thường thức.
Trên đây là một số phương pháp dạy phân môn Âm nhạc thường thức mà tôi đã sử dụng trong nhiều năm, bản thân tôi nhận thấy với những phương pháp này, cơ bản đã giúp học sinh tiếp thu được kiến thức, hiểu và nhớ được các nội dung trong SGK theo chương trình quy định. Tuy nhiên hiệu quả chưa cao, chưa tạo được hứng thú cho học sinh trong các tiết học. Học sinh khó nhớ, khó tiếp cận với âm nhạc nước ngoài. Âm sắc của các nhạc cụ học sinh cũng chưa phân biệt được rõ ràng. Học sinh còn nhút nhát, chưa mạnh dạn trước tập thể. Một số học sinh còn có tâm lí coi đây là môn phụ nên không có sự đầu tư học bài ở nhà, mà tập đọc nhạc lại cần có nhiều thời gian luyện đọc ở nhà.
- Các bước thực hiện giải pháp
Việc sử dụng những giải pháp nói trên đem lại hiệu quả chưa cao trong việc giảng dạy phân môn Âm nhạc thường ở bộ môn Âm nhạc. Để tiết học đạt hiệu quả, kích thích được sự hứng thú học sinh, GV không chỉ sử dụng một phương pháp mà cần phải có sự phối hợp giữa nhiều phương pháp khác nhau. Sự phối hợp đó được GV lựa chọn khi áp dụng vào từng dạng bài và tùy vào đối tượng HS. Bởi vậy trong năm học 2020-2021, để giờ học Âm nhạc thường thức có hiệu quả như mong muốn, tôi đã lựa chọn một số phương pháp phù hợp với phân môn, phù hợp với khả năng của bản thân và điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường, phù hợp với trình độ tiếp thu của từng đối tượng học sinh, kích thích được hứng thú của học sinh, giúp các em tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo hơn khi học phân môn “Âm nhạc thường thức” cụ thể:
Bước 1: Phối hợp các phương pháp trong tiết học
Sự phối hợp các phương pháp trong tiết học là rất quan trọng. Giáo viên có thể linh động theo từng tiết, từng yêu cầu của bài dạy để lựa chọn phương pháp nào cho từng tiết học cụ thể và sử dụng phối hợp các phương pháp đó như thế nào để đạt kết quả cao nhất. Vì vậy tôi phân chia cụ thể theo từng dạng bài như sau:
+ Giới thiệu âm nhạc cổ điển
+ Giới thiệu nhạc cụ (nhạc khí).
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
+ Giới thiệu một số thể loại âm nhạc
Giới thiệu âm nhạc cổ điển
ZALO:0985598499 
Đỗ Văn Hiếu
200k để lấy bản hoàn thiện
4.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến.
Sáng kiến đã được áp dụng ở Trường THCS Tân Đồng với sự tham gia của học sinh các lớp. Giải pháp này có thể áp dụng đại trà cho tất cả học sinh Trường THCS Tân Đồng và có thể áp dụng cho học sinh các trường trên địa bàn thành phố Đồng Xoài và tỉnh Bình Phước.
5. Những thông tin cần được bảo mật: Không
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Với nhà trường: Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, phòng học đặc thù bộ môn cho giáo viên và học sinh tổ chức hiệu quả các giải pháp sáng tạo, tạo hứng thú cho học sinh trong bài học.
+ Đối với giáo viên: Nhận thức rõ vai trò, vị trí của mình trong việc giáo dục HS. Hơn ai hết, GV phải là người quyết định cơ bản đến kết quả giáo dục của HS. Các hoạt động tổ chức, GV đều cố gắng để khẳng định mình nâng cao uy tín của bản thân, tạo mối quan hệ thân thiện với HS, cha mẹ HS. Giáo viên phải vững vàng về kiến thức, có nhiều sáng tạo trong quá trình giảng dạy thì bài giảng sẽ càng phong phú, sinh động. Ngoài ra, phương pháp truyền thụ nên gắn gọn, đầy đủ, khoa học nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng nhất.
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Học âm nhạc và cảm thụ âm nhạc là giáo dục tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ, trí tuệ và thể lực cho các em. Học âm nhạc còn là phương tiện giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức qua học tập, vui chơi trong cuộc sống.
Trong tiết học, sự hài hòa giữa kiến thức và các hoạt động tìm hiểu kiến thức bằng các hình thức mới. Không dập khuôn, cứng nhắc, không theo một quy tắc nhất định, nhất là trong bộ môn Âm nhạc. Nên việc liên tục thay đổi các hoạt động, hình thức mang tính mới, tính sáng tạo sẽ giúp học sinh hứng thú hơn, hòa nhập hơn. Các em sẽ có rất nhiều sáng tạo khác, hấp dẫn hơn, phù hợp với sở thích và lứa tuổi của các em hơn.
Nhận thấy tầm quan trọng của môn học mình đang đảm nhận. Bản thân tôi thấy cần trau dồi kiến thức nhiều hơn, cả về nghiệp vụ lẫn kiến thức thường thức phổ thông. Liên tục phải làm mới bản thân, cập nhật nhanh các xu hướng âm nhạc mới. Không ngừng sưu tầm, tìm tòi, học hỏi nhiều hơn để công tác giảng dạy ngày một tốt hơn.
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử:
	8.1. Đánh giá của cô Phạm Thị Thanh Hải giáo viên ................
Sáng kiến của thầy Hiếu “Sáng tạo giảng dạy nội dung Âm nhạc thường thức trong môn Âm nhạc ở trường THCS” chất lượng môn âm nhạc được nâng cao, học sinh hứng thú với môn âm nhạc. 
 XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI ĐÁNH GIÁ
 (Ký, ghi rõ họ tên)
 Phạm Thị Thanh Hải
8.2. Đánh giá của cô Nguyễn Thị Anh giáo viên ...................
Sáng kiến “Sáng tạo giảng dạy nội dung Âm nhạc thường thức trong môn Âm nhạc ở trường THCS” tôi nhận thấy học sinh có sự tiến bộ, học sinh luôn có ý thức tự giác tích cực tương tác trong giờ học âm nhạc. 
 XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI ĐÁNH GIÁ
 (Ký, ghi rõ họ tên)
 Nguyễn Thị Anh
9. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu:
Số TT
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Nội dung công việc hỗ trợ
1
Phạm Thị Thanh Hải
1968
Trường THCS
Tân Đồng, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
Giáo viên
Đại học sư phạm
Áp dụng trong tiết dạy âm nhạc
2
Nguyễn Thị Anh
1980
Trường THCS
Tân Đồng, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
Giáo viên
Đại học sư phạm
Áp dụng trong tiết dạy âm nhạc
10. Đề nghị cấp trên đánh giá hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Nếu giải pháp nêu trên được công nhận là sáng kiến, tôi tiếp tục đề nghị trình cấp có thẩm quyền:
þ Xét công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến trên địa bàn thành phố phố Đồng Xoài.
þ Xét công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến địa bàn tỉnh Bình Phước.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Tân Đồng, ngày 06 tháng 12 năm 2022
 Người nộp đơn
 (Ký và ghi rõ họ tên)
 Đỗ Văn Hiếu
 Điện thoại liên hệ: 0985598499
 Email:dovanhieuthtd@gmail.com

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_sang_tao_giang_day_noi_dung_am_nhac_th.doc