Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận

Cơ sở lí luận của vấn đề.

2.1.1. Văn nghị luận và đặc trưng của văn nghị luận.

- Văn nghị luận là dùng lí lẽ, lập luận của mình để bàn bạc, để thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó, khiến họ hiểu và tin vào vấn đề.

 - Yêu cầu bài văn nghị luận: Phải xác định đúng vấn đề nghị luận, bố cục mạch lạc, ngôn từ trong sáng, dẫn chứng sinh động, cách lập luận chặt chẽ, hấp dẫn, sáng tạo.

- Những thao tác chính của văn nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ, so sánh, Trong bài văn nghị luận phải biết kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác đó.

2.1.2. Các dạng bài văn nghị luận thường gặp trong nhà trường

a. Nghị luận văn học: là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề về văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn học,

- Khi hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận văn học cần chú ý các yêu cầu sau đây:

+ Củng cố cho học sinh nắm chắc các thao tác nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, đoạn trích, tác phẩm văn xuôi.

+ Củng cố kiến thức cơ bản ở mỗi tác phẩm văn học như: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng,

+ Đối với thơ, cần chú ý đến hình thức thể hiện (hình ảnh, nhịp điệu, cấu trúc, biện pháp tu từ,.).

+ Đối với tác phẩm văn xuôi: chú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, các dẫn chứng chính xác, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện,

b. Nghị luận xã hội: là một dạng nghị luận mà vấn đề đưa ra bàn luận một tư tưởng, đạo lí; một hiện tượng đời sống.

- Khi hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận xã hội cần chú ý các yêu cầu sau đây:

+ Củng cố cho học sinh nắm chắc các thao tác nghị luận

+ Củng cố kiến thức về xã hội, văn học, tư tưởng đạo lí, giáo dục công dân.

2.1.3. Vấn đề rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh.

Tập trung vào các kĩ năng cơ bản:

- Phân tích đề, lập dàn ýKĩ năng làm bài văn hoàn chỉnh ( Mở bài, thân bài, kết bài)

- Kĩ năng dựng đoạn

- Kĩ năng đưa và phân tích dẫn chứng

- Kĩ năng lập luận

- Kĩ năng kết hợp các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận.

 

doc 19 trang cuonglanz2a 11150
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
Đặt vấn đề ( Lí do chọn đề tài )
02
2
Cơ sở lí luận của đề tài
03
3
Thực trạng của vấn đề
04
4
Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
08
5
Hiệu quả của áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
17
6
Kết luận
18
7
Danh mục tài liệu tham khảo
19
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN
1. ĐẶT VẤN ĐỀ : LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong chương trình Ngữ văn THPT hiện hành phần làm văn chủ yếu rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận, bao gồm nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Bài kiểm tra định kì, kiểm tra học kì, thi tốt nghiệp, đại học, thi chọn học sinh giỏi các cấp đều yêu cầu làm văn nghị luận. Thực tế giảng dạy trong nhiều năm qua cho thấy: Học sinh phần lớn chưa nắm chắc kĩ năng làm văn nghị luận, đặc biệt một bộ phận học sinh không biết cách làm văn nghị luận thường lạc sang kể chuyện, tóm tắt tác phẩm ( đối với bài nghị luận một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi) hoặc diễn xuôi một cách vụng về nội dung đoạn thơ, bài thơ (đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ). Hơn nữa trong thực tế đời sống, kĩ năng nghị luận rất cần thiết khi giao tiếp, khi cần trình bày ý kiến, quan điểm của cá nhân trước người khác, trước tập thể... vì vậy rèn luyện kĩ năng nghị luận không những cần thiết trong nhà trường mà còn góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, đào tạo những chủ nhân trong tương lai có bản lĩnh, tự tin, biết trình bày rõ ràng, mạch lạc ý kiến của mình về một vấn đề nào đó.
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề.
2.1.1. Văn nghị luận và đặc trưng của văn nghị luận.
- Văn nghị luận là dùng lí lẽ, lập luận của mình để bàn bạc, để thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó, khiến họ hiểu và tin vào vấn đề.
 - Yêu cầu bài văn nghị luận: Phải xác định đúng vấn đề nghị luận, bố cục mạch lạc, ngôn từ trong sáng, dẫn chứng sinh động, cách lập luận chặt chẽ, hấp dẫn, sáng tạo.
- Những thao tác chính của văn nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ, so sánh,Trong bài văn nghị luận phải biết kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác đó.
2.1.2. Các dạng bài văn nghị luận thường gặp trong nhà trường
a. Nghị luận văn học: là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề về văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn học,
- Khi hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận văn học cần chú ý các yêu cầu sau đây:
+ Củng cố cho học sinh nắm chắc các thao tác nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, đoạn trích, tác phẩm văn xuôi.
+ Củng cố kiến thức cơ bản ở mỗi tác phẩm văn học như: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng,
+ Đối với thơ, cần chú ý đến hình thức thể hiện (hình ảnh, nhịp điệu, cấu trúc, biện pháp tu từ,..).
+ Đối với tác phẩm văn xuôi: chú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, các dẫn chứng chính xác, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện,
b. Nghị luận xã hội: là một dạng nghị luận mà vấn đề đưa ra bàn luận một tư tưởng, đạo lí; một hiện tượng đời sống.
- Khi hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận xã hội cần chú ý các yêu cầu sau đây:
+ Củng cố cho học sinh nắm chắc các thao tác nghị luận
+ Củng cố kiến thức về xã hội, văn học, tư tưởng đạo lí, giáo dục công dân.
2.1.3. Vấn đề rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh.
Tập trung vào các kĩ năng cơ bản:
Phân tích đề, lập dàn ýKĩ năng làm bài văn hoàn chỉnh ( Mở bài, thân bài, kết bài)
Kĩ năng dựng đoạn
Kĩ năng đưa và phân tích dẫn chứng
Kĩ năng lập luận
Kĩ năng kết hợp các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
2.2.1. Thuận lợi:
Làm văn nghị luận không phải là kiểu bài mới mới trong việc giảng dạy ở trường THPT. Kiểu bài này học sinh đã được làm quen và rèn luyện qua nhiều bài kiểm tra ở THCS và thi tuyển sinh, cũng đã quen thuộc đối với giáo viên và học sinh. 
Giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên, có nhiều tài liêu để tham khảo, học hỏi.
2.2.2. Khó khăn.
 Một bộ phận không nhỏ học sinh không mặn mà với môn văn, ngại làm văn. 
Nhiều năm dạy môn Ngữ văn, chấm bài học sinh qua các kì kiểm tra, thi cử chúng tôi thấy những sai sót phổ biến thường gặp trong các bài làm của học sinh như sau:
a. Không biết nghị luận văn học:
+ Kể lại cốt truyện, “diễn nôm” bài thơ
Đối với những tác phẩm văn xuôi thường có yêu cầu phân tích nhân vật hay một vấn đề nào đó, học sinh chủ yếu Kể lại cốt truyện. Mặc dù yêu cầu của đề là cảm thụ, phân tích, đánh giá chứ không phải là kể lại câu chuyện. Nhiều bài thi rất dài, nhưng không có ý, mà chủ yếu là thí sinh khoe trí nhớ của mình, tập trung kể lại tác phẩm.
Ví dụ: Đề yêu cầu phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Chí Phèo thì thí sinh hầu như từ đầu đến cuối chỉ kể lại cốt truyện, không hề có luận điểm.
Đối với tác phẩm thơ thì không ít học sinh sa vào “diễn nôm” lại ý nghĩa của những câu thơ. Tuy cần phải cắt nghĩa, giảng giải để hiểu rõ thêm, để thấy được những đặc sắc riêng của câu thơ, bài thơ, nhưng không có nghĩa là thí sinh chỉ việc diễn nôm lại ý nghĩa bài thơ. 
+ Sử dụng thao tác nghi luận không đúng.
Ví dụ thao tác so sánh:
Nhiều thí sinh khi làm bài đó vận dụng thao tác so sánh. Đây là phương pháp sẽ đạt hiệu quả cao nếu như biết xử lí phù hợp. So sánh khiến cho vấn đề được mở rộng, thú vị hơn, chứng tỏ người viết có kiến thức, tư duy. Ví dụ khi phân tích về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng thì so sánh, liên hệ với bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, hai bài thơ cùng viết về những chiến sĩ Vệ quốc thời kì đầu của kháng chiến chống Pháp. So sánh nhân vật Chí Phèo với các nhân vật chị Dậu, lão HạcTuy nhiên, không ít thí sinh trong khi so sánh đó rơi vào tình trạng sa đà vào phân tích nội dung liên hệ, mở rộng, mà lơ là phần nội dung chính của bài làm. Hậu quả là bài tuy có vẻ bay bổng, “uyên bác”, song về vấn đề chính chưa được trình bày đầy đủ, sâu sắc, nên kết quả vẫn không cao.
+ Gọi tên nhân vật không phù hợp
Nhiều thí sinh vẫn hồn nhiên gọi nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao là “hắn”. Có thí sinh lại gọi nhân vật người phụ nữ “vợ nhặt” trong truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân hay nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao là “thị”. Các bạn tưởng đúng, vì chính tác giả cũng viết như thế. Chỉ nhà văn có thẩm quyền gọi tên nhân vật như vậy, xuất phát từ phong cách hài hước, và có ý đồ nghệ thuật riêng. Còn nếu sĩ tử (độc giả) cũng gọi như vậy, thì vô hình trung đó mắc lỗi thiếu lịch sự; hoá ra thí sinh coi thường nhân vật? Nên gọi một cách lịch sự, khách quan là nhân vật, hay người phụ nữ, người đàn bà, hoặc chỉ gọi tên nhân vật (Chí Phèo)
+ Nhầm lẫn giữa nhà thơ với nhân vật trữ tình nên viết “Về với nhân dân, Chế Lan Viên vô cùng hạnh phúc, xúc động” (cảm nhận về bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên), “Hàn Mặc Tử ngỡ ngàng trước cái đẹp của Vĩ Dạ”Đó là cách nói không chính xác, không thể gọi tên tác giả, mà phải nói là “nhân vật trữ tình”.
b. Chưa nắm  được kết cấu của bài nghị  luận xã hội
Bài nghị luận xã hội có hai dạng: Nghị luận (bàn bạc) về một tư tưởng, đạo lý, nghĩa là trao đổi, thảo luận về một ý kiến, một quan điểm. Ví dụ: Suy nghĩ về quan điểm “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” hay “Học thầy không tầy học bạn” hoặc “Hạnh phúc là đấu tranh”... Dạng thứ hai là nghị luận về một hiện tượng đời sống, yêu cầu người viết trình bày nhận thức, quan điểm về những hiện tượng đáng lưu ý, “có vấn đề” trong đời sống. Ví dụ suy nghĩ về hiện tượng học sinh nữ đánh nhau; suy nghĩ về hiện tượng nhiều bạn trẻ đi học ở nước ngoài không trở về Việt Nam làm việc; về hiện tượng tệ nạn xã hội trong giới trẻ
Dạng thứ nhất (Nghị luận về tư tưởng, đạo lý) cấu trúc bài làm luôn có ba phần:
- Giải thích, nêu vấn đề cần nghị luận
- Bàn luận: ý nghĩa, mặt đúng, mặc tích cực; mặt tiêu cực, cần bổ sung
- Bài học nhận thức và hành động: Nên suy nghĩ thế  nào, hành động ra sao, liên hệ bản thân.
Dạng thứ hai ( nghị luận về hiện tượng đời sống) cấu trúc cũng có ba phần:
- Nêu ý nghĩa của hiện tượng: Hiện tượng đó phản ánh điều gì, xu hướng gỡ.
- Giải thích nguyên nhân hiện tượng.
- Đề xuất giải pháp, phương hướng khắc phục, cách ứng xử.
Nhiều thí sinh mất điểm vì viết lan man, bài dài nhưng không có ý. Nếu trình bày đúng cấu trúc như trên, bảo đảm suy nghĩ không chệch hướng, và dễ đạt điểm cao. Bài nghị luận xã hội người viết có quyền trình bày quan điểm, tư tưởng, kinh nghiệm sống riêng, song để thuyết phục được người đọc thì bài văn bao giờ cũng phải đi theo một mạch tư duy sáng rõ, mạch lạc.
 	Muốn làm tốt kiểu bài nghị luận xã hội, thí sinh nên quan tâm đến những vấn đề xã hội, những quan niệm về lư tưởng, hạnh phúc, tình yêu, tình bạnvà tạo cơ hội tranh luận, “vặn vẹo” đúng sai, giải thích nguyên nhân, nêu quan điểm, giải pháp. Lâu dần sẽ rèn luyện khả năng nhận thức vấn đề nhanh, tranh biện sắc sảo, thuyết phục.
c. Mắc lỗi về mở bài, lỗi về dùng từ, viết câu, chính tả, trích dẫn...
- Nhiều thí sinh cảm thấy khó khăn khi viết mở  bài. Nhiều bạn muốn có một mở bài ấn tượng, theo kiểu mở bài gián tiếp, nhưng tốn nhiều thời gian mà kết quả lại không như ý. Mở bài gián tiếp nếu thành công sẽ tạo ấn tượng tốt với giám khảo, và đem lại chất văn cho bài. Tuy nhiên nếu người viết non tay thì sẽ phản tác dụng, rơi vào lan man, uyên bác rởm. Mà nếu mở bài hay nhưng thân bài dở thì cũng chẳng ích gì. Tốt nhất là nên mở bài trực tiếp, giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, vấn đề theo kiểu “mở cửa thấy núi” (khai môn kiến sơn). Mở bài có hay đến mấy cũng chỉ được tối đa 0,5 điểm, nên cần chú trọng dồn “nội lực” vào phần thân bài.
- Những lỗi không đáng có này năm nào cũng có người nhắc nhở, nhưng nhiều thí sinh vẫn không chú ý khắc phục. Đó là viết chữ quá nhỏ, nét quá mờ chẳng khác gì tra tấn giám khảo. Nhiều thí sinh không xuống hàng, cả bài chỉ một đoạn văn, làm giám khảo “theo” đọc đứt cả hơi. Bài văn nghị luận bao gồm nhiều ý (luận điểm), mỗi ý như vậy nên tách thành một đoạn văn, vừa lôgic, vừa dễ theo dõi. Có thí sinh khi trích dẫn câu thơ, đoạn thơ, hay câu văn lại viết một hai chữ rồi thêm dấu ba chấm, coi như giám khảo đó biết rồi, hoặc cẩu thả đến mức trích dẫn sai. Thí sinh vẫn mắc lỗi như sai chính tả, ngữ pháp, dùng từ...
2.2.3. Nguyên nhân:
a. Khách quan: 
- Trong sách giáo khoa phần làm văn viết chưa khoa học, chưa hướng dẫn cụ thể, chi tiết, cách chọn ngữ liệu ở một số kiểu bài không phù hợp, ví dụ bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ; Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi – Ngữ văn 12...
- Có thể do khâu chấm bài, trả bài cho học sinh ở một bộ phận giáo viên làm chưa tốt, chưa chữa lỗi cụ thể, tỉ mỉ và yêu cầu nghiêm khắc với học sinh trong việc chữa lỗi.
b. Chủ quan: Học sinh ngại làm văn, ngại đọc tác phẩm, nếu có đọc cũng chỉ hời hợt, nắm được nghĩa tường minh, không chú ý đễn các biện pháp nghệ thuật. Với những tác phẩm chỉ học đoạn trích, học sinh cũng không tìm đọc cả tác phẩm. Học sinh chưa quan tâm đúng mức đến các vấn đề xã hội, thiếu hiểu biết về kiến thức xã hội.
2.2.4. Cách khắc phục
- Giảng dạy kĩ năng làm văn theo từng dạng bài cụ thể, giúp cho học sinh trung bình, yếu có được khung bài làm với những ý chính trong từng phần.
- Kiên trì và tỉ mỉ trong chấm bài, trả bài, chỉ ra lỗi trong các bài làm của học sinh, yêu cầu sửa lỗi qua từng bài. 
 	Thu hút sự chú ý của học sinh vào bài học đồng thời định hướng cho học sinh cách tiếp cận tác phẩm theo đặc trưng thể loại, ý thức tích lũy vốn sống, thu thập tư liệu, từ đó rèn luyện cho người học kĩ năng tiếp nhận chủ động, tích cực.
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh.
2.3.1. Cách làm một bài nghị luận văn học
a. Tìm hiểu đề
- Cần khắc sâu cho học sinh tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, cần trả lời cho được 4 câu hỏi sau đây:
* Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết? Viết lại rõ ràng luận đề ra giấy.
Có 2 dạng đề:
- Đề nổi, các em dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài.
- Đề chìm, các em cần nhớ lại bài học về tác phẩm ấy, dựa vào chủ đề của bài đó mà xác định luận đề.
* Đề yêu cầu nghị luận theo kiểu bài nào? Dưới đây là dạng đề thường gặp:
- Phân tích một bài thơ; Phân tích một đoạn thơ.
- Phân tích một vấn đề trong tác phẩm văn xuôi.
- Phân tích nhân vật; Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật
- Phân tích một hình tượng 
* Cần sử dụng những thao tác nghị luận nào, thao tác nào chính?
* Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu?
b. Tìm ý và lập dàn ý
* Tìm ý:
- Tái hiện lại kiến thức đã học về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đang bàn đến.
- Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi:
+ Xác định giá trị nội dung, tư tưởng: tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung. Đó là những nội dung nào?; Qua mỗi nội dung, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì? Nhà văn muốn gởi gắm thông điệp gì đến người đọc?
+ Xác định giá trị nghệ thuật: để làm bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã sử dụng những hình thức nghệ thuật nào?; Thủ pháp nghệ thuật quan trọng nhất mà tác giả sử dụng để gây ấn tượng cho người đọc là thủ pháp gì?; Chi tiết nào, hình ảnh nào,làm em thích thú nhất? Vì sao? Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật gì ở đó?
(Cần lưu ý, việc phân chia hai vấn đề nội dung, hình thức để dễ tìm ý, nhưng khi phân tích thì không nên tác rời giá trị nội dung và nghệ thuật.)
* Lập dàn ý:
Dựa trên các ý đã tìm được, học sinh cần phát họa ra 2 dàn ý sơ lược. Cần chú ý học sinh: khi lập dàn ý và triển khai ý phải đảm bảo bốc cục 3 phần của bài văn, nếu thiếu một phần, bài văn sẽ không hoàn chỉnh và bị đánh giá thấp.
Dưới đây là dàn ý cơ bản của một bài văn phân tích tác phẩm.
 Mở bài:
- Giới thiệu vài nét lớn về tác giả.
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm.
- Giới thiệu luận đề cần giải quyết. (cần bám sát đề bài để giới thiệu lau65n đề cho rõ ràng, chính xác. Luận đề cần dẫn lại nguyên văn yêu cầu của đề).
 Thân bài:
- Nêu luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2,(Các luận điểm, luận cứ này chính là các ý 1,2,3ý a, ýb,..mà các thầy cô đã giảng dạy trong bài học về tác phẩm ấy).
Học sinh cần chỉ ra giá trị nội dung thứ nhất là gì, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì?, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,
- Nêu luận điểm 2 – luận cứ 1 – luận cứ 2,Cần chỉ ra giá trị nội dung thứ 2, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,
-------------
- Nhận định chung: khắc sâu giá trị tư tưởng – chỉ ra thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (so sánh với các tác phẩm khác cùng thời) và nêu hạn chế của nó (nếu có).
* Kết bài:
Khẳng định giá trị văn học của tác phẩm ở 2 mặt nội dung và nghệ thuật.
Sau khi đã có dàn ý, học sinh cần phải biết dựng đoạn dựa theo các luận điểm vừa tìm ra.
2.3.2. Cách dựng đoạn và liên kết đoạn:
a. Dựng đoạn:
Cần nhận thức rõ mỗi luận điểm phải được tách ra thành một đoạn văn nghị luận (Phải xuống dòng và lùi đầu dòng, chữ đầu tiên phải viết hoa)
Một đoạn văn nghị luận thông thường cần chứa đựng một số loại câu sau đây:
- Câu chủ đoạn: nêu lên luận điểm của cả đoạn, câu chủ đoạn cần ngắn gọn rõ ràng.
- Câu phát triển đoạn: gồm một số câu liên kết nhau: câu giải thích, câu dẫn chứng, câu phân tích dẫn chứng, câu so sánh, câu bình luận,
- Câu kết đoạn: là câu nhận xét, đánh giá vấn đề vừa triển khai, tiểu kết cả đoạn.
b. Liên kết đoạn:
Các đoạn văn trong bài văn đều cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Có 2 mối liên kết: liên kết nội dung và liên kết hình thức.
- Liên kết nội dung:
+ Tất cả đoạn văn trong bài văn bắt buộc phải có liên kết nội dung, nghĩa là mỗi đoạn văn đều phải hướng vào luận đề, làm rõ luận đề. Nếu không thì bài văn sẽ trở nên lan man, xa đề, lạc đề.
+ Có thể thấy sự liên kết nội dung qua những từ ngữ xuất hiện trong mỗi đoạn văn. Các từ ngữ quan trọng trong luận đề (hoặc những từ ngữ trong cùng một trường từ vựng ấy) thường xuất hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại nhiều lần trong các đoạn văn.
- Liên kết hình thức:
+ Bên cạnh sự liên kết nội dung ở các đoạn văn, giáo viên cần chỉ ra cho các em cách liên kết hình thức để giúp cho việc triển khai ý thêm dễ dàng, làm cho bài văn trở nên dễ đọc, dễ hiểu, có tính mạch lạc, rõ ràng.
+ Liên kết hình thức có thể thấy rõ qua các câu nối hoặc từ ngữ liên kết đoạn nằm đầu mỗi đoạn văn.
+ Tùy theo mối quan hệ giữa các đoạn văn mà ta có thể dùng các từ ngữ liên kết đoạn khác nhau, dưới đây là một số từ ngữ mà tần số xuất hiện rất nhiều trong các bài làm văn. (Trước tiên, tiếp theo đó, ở khổ thơ thứ nhất, sang khổ thơ thứ hai,; Bên cạnh đó, song song đó, không những thế, song, nhưng,; Về cơ bản, về phương diện, có thể nói, cũng có khi, rõ ràng, chính vì, tất nhiên,; Nếu như, nếu chỉ có thể, thế là, dĩ nhiên, thực tế là, vẫn là, có lẽ,; Cũng cần nói thêm, trở lại vấn đề,; Cho dù, mặc dù vậy, nếu như ở trên,; Nhìn chung, nói tóm lại,)
2.3.3. Một số dạng đề nghị luận văn học
a. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Thường có các nội dung sau:
- Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
- Bàn về giá trị nội dung và nghệ thuật cảu bài thơ, đoạn thơ.
- Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
* Yêu cầu.
- Đọc kĩ một đoạn thơ, bài thơ nắm: hoàn cảnh, nội dung, vị trí,
- Đoạn thơ bài thơ có những hình ảnh, ngôn ngữ gì đặc biệt.
- Đoạn thơ, bài thơ thể hiện phong cách nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của tác giả như thế nào?
* Các bước tiến hành
Tìm hiểu đề:
- Đọc kĩ đề, xác định nội dung nghị luận trong bài thơ, đoạn thơ?
- Thao tác lập luận.
- Phạm vi dẫn chứng.
Tìm ý: có nhiều cách tìm ý:
* Tìm ý bằng cách lập câu hỏi: tác phẩm hay ở chỗ nào? Nó xúc động ở tình cảm, tư tưởng gì? Cái hay thể hiện ở hình thức nghệ thuật nào? Hình thức đó được xây dựng bằng những thủ pháp nào?
* Tìm ý bằng cách đi sâu vào những hình ảnh, từ ngữ, tầng nghĩa của tác phẩm,
Lập dàn ý:
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, giới thiệu bài thơ, đoạn thơ (hoàn cảnh sáng tác, vị trí,)
- Dẫn bài thơ, đoạn thơ.
* Thân bài:
- Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ (dựa theo các ý tìm được ở phần tìm ý).
- Bình luận về vị trí đoạn thơ, đoạn thơ.
* Kết bài:
Đánh giá vai trò và ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ.
b. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
* Yêu cầu.
- Nắm rõ nhận định, nội dung của nhận định đề cập đến.
- Nghị luận cần phải có những hiểu biết về văn học.
- Nắm rõ tính hiện thực, tính nhân đạo, ngôn ngữ văn học.
- Thành thạo các thao tác nghị luận.
* Các bước tiến hành:
Tìm hiểu đề:
- Xác định luận đề: nội dung ý kiến, nhận định.
- Xác định thao tác.
- Phạm vi tư liệu.
Tìm ý.
Lập dàn ý:
* Mở bài:
- Giới thiệu khái quát ý kiến, nhận định
- Dẫn ra nguyên văn ý kiến đó.
* Thân bài: triển khai các ý, vận dụng các thao tác để làm rõ nhận định.
* Kết bài: khẳng định lại vấn đề, nêu ý nghĩa, liên hệ bản thân.
c. Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
* Yêu cầu:
- Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận.
- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm đoạn trích.
- Nêu đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.
* Các bước tiến hành
Tìm hiểu đề:
- Đọc kĩ đề, xác định vấn đề cần làm rõ.
- Các thao tác nghị luận.
- Phạm vi dẫn chứng.
Tìm ý:
Lập dàn ý:
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác,)
- Dẫn nội dung nghị luận.
* Thân bài:
- Ý khái quát : tóm tắt tác phẩm
- Làm rõ nội dung nghệ thuật theo định hướng của đề
- Nêu cảm nhận, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích.
* Kết bài:
 Nhận xét, đánh giá khái quát tác phẩm, đoạn trích (cái hay, độc đáo)
d. Nghị luận về một tình huống trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
* Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm).
- Nêu vấn đề nghị luận
* Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
Tình huống truyện: Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại. Nó là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt, khiến tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất.
- Phân tích các phươn

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_lam_van_nghi_luan.doc
  • docBÁO CÁO TÓM TẮT SKKN 2014- B.HUYỀN.doc
  • docBìa SKKN 2014-B.Huyền.doc