Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5
Ở bậc Tiểu học, “ Tập đọc” là một phân môn có mục đích hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh, giáo dục lòng ham đọc sách và làm giàu kiến thức về ngôn ngữ đời sống, kiến thức văn học cho các em. Hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng nhất của việc dạy học. Các kỹ năng đọc đó là: đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức và đọc diễn cảm. Các kỹ năng này được hình thành từ hai hình thức đọc chủ yếu là đọc thành tiếng và đọc hiểu. Sự hoàn thiện một trong những kỹ năng này sẽ tác động tích cực đến kỹ năng khác. Đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như thông hiểu nội dung văn bản. Ngược lại nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và đọc diễn cảm được.
Nhiều tiết tập đọc, không phải học sinh nào cũng có thể hiểu được toàn bộ nội dung văn bản, hiểu điều mình đang đọc. Có những em trong tiết tập đọc hầu như toàn bộ sự chú ý tập trung vào việc nhận ra mặt chữ để phát âm, còn nghĩa thì chưa hiểu. Nhiều giáo viên khi dạy tập đọc chỉ chú trọng vào rèn kỹ năng đọc đúng cho các em, phần lớn thời gian của tiết học là dành cho luyện đọc chứ chưa quan tâm nhiều đến việc các em có hiểu nội dung bài đọc hay không. Khi dự giờ đồng nghiệp có những tiết dạy, học sinh đọc bài rất to, rõ ràng, phát âm rất chuẩn nhưng khi đưa ra câu hỏi tìm hiểu nội dung bài đọc thì các em còn lúng túng không trả lời đúng trọng tâm câu hỏi của cô. Có những em thì trả lời bằng cách đọc lại cả một đoạn văn bản rất dài không trọng tâm. Vậy làm thế nào để các em vừa đọc tốt vừa hiểu được văn bản, làm thế nào để phối hợp tốt đọc thành tiếng và đọc hiểu, làm thế nào để những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em. Đó chính là những băn khoăn suy nghĩ của tôi.
Từ những vấn đề trình bày ở trên, qua một thời gian nghiên cứu, tìm tòi với rất nhiều đối tượng học sinh trong và ngoài nhà trường, tiếp xúc, trao đổi, học hỏi các giáo viên có nhiều kinh nghiệm. Thêm nữa là tôi đã từng dạy lớp 5 nhiều năm nên có điều kiện tìm hiểu, thử nghiệm, tìm mọi cách để nâng cao chất lượng giờ dạy giúp học sinh nắm chắc nội dung bài học và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể. Từ lý do trên tôi đã chọn và nghiên cứu về nội dung:
“ Rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5”
A. MỞ ĐẦU 1- Lí do chọn đề tài: Ở bậc Tiểu học, “ Tập đọc” là một phân môn có mục đích hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh, giáo dục lòng ham đọc sách và làm giàu kiến thức về ngôn ngữ đời sống, kiến thức văn học cho các em. Hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng nhất của việc dạy học. Các kỹ năng đọc đó là: đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức và đọc diễn cảm. Các kỹ năng này được hình thành từ hai hình thức đọc chủ yếu là đọc thành tiếng và đọc hiểu. Sự hoàn thiện một trong những kỹ năng này sẽ tác động tích cực đến kỹ năng khác. Đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như thông hiểu nội dung văn bản. Ngược lại nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và đọc diễn cảm được. Nhiều tiết tập đọc, không phải học sinh nào cũng có thể hiểu được toàn bộ nội dung văn bản, hiểu điều mình đang đọc. Có những em trong tiết tập đọc hầu như toàn bộ sự chú ý tập trung vào việc nhận ra mặt chữ để phát âm, còn nghĩa thì chưa hiểu. Nhiều giáo viên khi dạy tập đọc chỉ chú trọng vào rèn kỹ năng đọc đúng cho các em, phần lớn thời gian của tiết học là dành cho luyện đọc chứ chưa quan tâm nhiều đến việc các em có hiểu nội dung bài đọc hay không. Khi dự giờ đồng nghiệp có những tiết dạy, học sinh đọc bài rất to, rõ ràng, phát âm rất chuẩn nhưng khi đưa ra câu hỏi tìm hiểu nội dung bài đọc thì các em còn lúng túng không trả lời đúng trọng tâm câu hỏi của cô. Có những em thì trả lời bằng cách đọc lại cả một đoạn văn bản rất dài không trọng tâm. Vậy làm thế nào để các em vừa đọc tốt vừa hiểu được văn bản, làm thế nào để phối hợp tốt đọc thành tiếng và đọc hiểu, làm thế nào để những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em. Đó chính là những băn khoăn suy nghĩ của tôi. Từ những vấn đề trình bày ở trên, qua một thời gian nghiên cứu, tìm tòi với rất nhiều đối tượng học sinh trong và ngoài nhà trường, tiếp xúc, trao đổi, học hỏi các giáo viên có nhiều kinh nghiệm. Thêm nữa là tôi đã từng dạy lớp 5 nhiều năm nên có điều kiện tìm hiểu, thử nghiệm, tìm mọi cách để nâng cao chất lượng giờ dạy giúp học sinh nắm chắc nội dung bài học và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể. Từ lý do trên tôi đã chọn và nghiên cứu về nội dung: “ Rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5” 2- Mục đích nghiên cứu: Để tiết tập đọc đạt hiệu quả thì mỗi học sinh không phải chỉ đọc đúng là được mà các em cần phải thông hiểu nội dung của bài đọc. Tôi đã đưa ra mục đích nghiên cứu đó là: - Tìm ra những khó khăn vướng mắc của giáo viên và học sinh trong các giờ tập đọc. - Tìm ra được lí do vì sao vẫn còn những học sinh chưa hiểu sâu bài đọc, nhanh quên nội dung bài đọc để từ đó tìm ra các biện pháp giúp học sinh thực hiện tốt các mục tiêu cần đạt trong giờ tập đọc đó là đọc tốt hơn, hiểu văn bản nhanh hơn. - Tìm ra được một số biện pháp để giải quyết những khó khăn mà học sinh và giáo viên còn chưa thực hiện tốt trong các giờ tập đọc. Qua đó, dần nâng cao hiệu quả của việc đọc hiểu trong giờ tập đọc nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. 3- Đối tượng nghiên cứu: Để thực hiện thực nghiệm, tôi đã chọn đối tượng nghiên cứu là chương trình nội dung phân môn tập đọc lớp 5 4- Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu, tôi đã thực hiện một số biện pháp nghiên cứu sau: - Nghiên cứu những vấn đề chung về mục tiêu, yêu cầu cần đạt qua phân môn tập đọc lớp 5. - Nghiên cứu các phương pháp và hình thức cần áp dụng khi dạy phân môn tập đọc. - Nghiên cứu đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 5. - Tìm hiểu thực tế học sinh trường mình đang công tác về sở thích của học sinh, về khả năng tiếp thu và ý thức học tập của các em từ đó phát hiện ra những vấn đề cần giải quyết. B. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Tập đọc là một phân môn có vị trí hàng đầu trong môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Mục Tiêu của dạy Tập đọc là hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh - Là bước đầu cho học sinh tiếp xúc với ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ nghệ thuật và hình thành ở học sinh năng lực cảm thụ. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên, trẻ em phải học đọc, sau đó các em phải đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Đọc không chỉ là sự “đánh vần” theo đúng kí hiệu các chữ viết mà quan trọng hơn, đọc còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Chỉ khi biết cách hiểu, hiểu sâu sắc, thấu đáo các văn bản được đọc thì các em mới có công cụ hữu hiệu để lĩnh hội những tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản, có công cụ để lĩnh hội tri thức khi học các môn học khác của nhà trường. Mặt khác, chính biết cách đọc hiểu văn bản mà học sinh dần dần có khả năng đọc rộng để tự học, tự bồi dưỡng kiến thức về cuộc sống từ đó hình thành thói quen, hứng thú với việc đọc sách, với việc tự học thường xuyên. Quả đúng như vậy đọc và hiểu là hai nhiệm vụ của phân môn Tập đọc luôn song hành và không tách rời nhau. Chúng luôn tác động và hỗ trợ qua lại lẫn nhau, có đọc tốt thì mới hiểu đúng và có hiểu đúng thì mới đọc tốt. Kĩ năng đọc cần đạt là: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm. Đọc một cách có ý thức sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc. Việc dạy đọc sẽ giúp các em hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lô gíc cũng như biết tư duy có hình ảnh...Dạy đọc không chỉ giáo dục tư tưởng, đạo đức mà còn giáo dục tính cách, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh. II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. Trong những năm gần đây với sự đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là việc thay sách bậc Tiểu học năm 2000, ta cũng thấy được bộ môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Tập đọc lớp 5 nói riêng đã có nhiều thay đổi căn bản về nội dung, chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Chính vì vậy mà chất lượng đã được nâng lên rõ rệt. Các hình thức tổ chức tiết dạy Tập đọc đổi mới đã giúp cho tất cả học sinh đều được rèn luyện các kĩ năng đọc. Các em được đọc cho bạn, nhóm nghe, được cùng nhau rèn luyện đọc và cùng nhau thảo luận tìm hiểu bài. Vậy là về căn bản phương pháp dạy học Tập đọc đã đổi mới. Song thực tế cho thấy chất lượng giảng dạy môn Tập đọc ở trường Tiểu học đang còn nhiều bất cập. + Về phía học sinh: Trong quá trình dạy học nhiều năm lớp 5, tôi thấy kết quả học tập phần đọc hiểu của các em qua các kì thi còn thấp, vậy nguyên nhân từ đâu? Vì sao lại như vậy? - Như chúng ta đã biết một số học sinh chưa yêu thích học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng, về nhà hoặc ở lớp các em chỉ thích làm Toán, ít chú ý đến luyện đọc. - Việc chuẩn bị bài trước ở nhà là rất hạn chế, các em chỉ đọc qua loa chiếu lệ, dẫn đến học sinh đọc ngắt nghỉ câu chưa đúng kể cả đọc tiết tấu và ngữ điệu của câu. - Khi trả lời câu hỏi các em phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa (đọc cả câu, đoạn) chứ không chọn lọc ra ý để trả lời, chưa biết diễn đạt thành câu văn. - Với một số câu hỏi không có nội dung trả lời bày sẵn trong sách giáo khoa mà yêu cầu học sinh phải động não, phải suy nghĩ từ nội dung bài đọc để tìm ra câu trả lời thì hầu hết các em còn lúng túng, không nghĩ ra câu trả lời phù hợp. - Các em tiếp thu bài không đầy đủ, hiểu bài hời hợt; chưa cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm, chưa vận dụng kiến thức vào cuộc sống. + Về phía giáo viên. Phương pháp dạy học của nhiều giáo viên chưa tốt, còn lúng túng khi dạy Tập đọc đó là: Các bước lên lớp của giáo viên còn công thức, đọc mẫu chưa tốt, hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài còn đơn điệu, máy móc, chưa làm chủ được nội dung bài dạy. Một số giáo viên coi nhiệm vụ giờ Tập đọc chỉ là luyện đọc đúng và lưu loát, chưa chú trọng đúng mức việc dạy đọc hiểu cho học sinh. * Kết quả của thực trạng Qua khảo sát việc đọc hiểu của lớp có 30 học sinh tôi thấy như sau: KQ đọc Số HS Đạt tốt Đạt khá Đạt yêu cầu chưa đạt SL TL SL TL SL TL SL TL 30 em 4 em 13.3% 6em 20% 17 em 56,7% 3em 10% III - GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Từ thực trạng và kết quả khảo sát trên, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh như sau: 1 – Luyện đọc cá nhân : Đây là khâu quan trọng nhất vì học sinh phải được tiếp xúc trực tiếp với bài đọc nhiều lượt để từ đó rèn kỹ năng đọc hiểu và cảm nhận tốt hơn về bài đọc. Đọc cá nhân có hai hình thức: Đọc thành tiếng và đọc thầm. * Cách thực hiện: + Đối với đọc thành tiếng: Học sinh đọc trước lớp, đọc trong nhóm, tổ (có trao đổi về cách đọc cá nhân), đọc theo cặp ( 1HS đọc, 1 HS nghe và góp ý), tự đọc một mình để học thuộc lòng. + Đối với đọc thầm: Đọc thầm nhằm củng cố kỹ năng đọc đúng, đọc nhanh đồng thời rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản. Giáo viên kiểm tra kỹ năng đọc thầm của học sinh bằng nhiều cách như: Trả lời câu hỏi, tập đặt câu hỏi để tìm hiểu văn bản, tóm tắt ý chính, tìm từ ngữ, hình ảnh nổi bật, đặt tên cho bài văn, đoạn văn... Kích thích hứng thú đọc của học sinh thông qua các trò chơi luyện đọc, thi đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu, đọc nhớ... Giáo viên lắng nghe, sửa, hướng dẫn và đọc mẫu cho học sinh. - Phần này cần khích lệ học sinh tự phân tích nội dung bài đọc, cảm nhận bài đọc và hiểu kỹ nội dung bài đọc nói về vấn đề gì. 2– Kết hợp chặt chẽ giữa việc tìm hiểu bài với việc luyện đọc: Mục tiêu của tiết học tập đọc là học sinh hiểu và đọc diễn cảm bài tập đọc. Do vậy không nhất thiết cứ theo quy trình: tìm hiểu bài rồi mới luyện đọc diễn cảm. Tùy thuộc cấu trúc của mỗi bài để giáo viên có thể kết hợp song song cả hai yêu cầu này nhằm vừa củng cố vừa nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh. Để củng cố, nâng cao kỹ năng đọc thành tiếng, đọc thầm và rèn kỹ năng đọc diễn cảm ở lớp 5, tôi thực hiện như sau: * Đọc thành tiếng : - Đọc thành tiếng để củng cố kỹ năng đọc đúng: Giáo viên nghe học sinh đọc sau đó nhận xét, gợi ý, hướng dẫn về cách phát âm, cách ngắt nghỉ hơi, tốc độ đọc, giúp học sinh có khả năng đọc tốt hơn. - Đọc thành tiếng để luyện đọc hay ( Đọc diễn cảm) : Giáo viên căn cứ vào nội dung, phong cách văn bản để dẫn dắt, gợi mở cho học sinh tìm ra cách đọc, tập thể hiện bằng giọng đọc của mình, bước đầu ý thức được cách đọc nhằm diễn tả nội dung một cách tốt nhất. Cụ thể: + Đối với văn bản nghệ thuật: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt, gợi mở để học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh, cảm xúc trong bài thơ, sự việc, tính cách nhân vật trong bài văn, vở kịch, ... ( Bước đầu biết làm chủ được giọng đọc sao cho đúng về ngữ điệu, về tốc độ, cao độ, trường độ, âm sắc nhằm diễn tả đúng nội dung đọc). Đọc diễn cảm còn phụ thuộc vào cảm nhân riêng của từng cá nhân, giáo viên cần khuyến khích học sinh đọc sáng tạo, tránh áp đặt một cách đọc khuôn mẫu. + Đối với các loại văn bản khác giáo viên hướng dẫn học sinh xác định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với mục đích thông báo ( Làm rõ những thông tin cơ bản, giúp người nghe tiếp nhận được những vấn đề quan trọng, nổi bật trong văn bản; Khắc phục những cách đọc thiên về hình thức, “ đọc diễn cảm” tùy tiện. - Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh luyện đọc thành tiếng theo các hình thức: Đọc cá nhân ( riêng lẻ hoặc nối tiếp từng đoạn) , đọc đồng thanh( nhóm, tổ, lớp) khi cần thiết ( trong trường hợp cần khắc sâu ấn tượng về nhịp điệu của đoạn văn, bài thơ giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ đoạn bài cần học thuộc, có thể thay đổi hoạt động, tạo không khí hào hứng cho lớp học, đọc theo vai ( phối hợp nhiều học sinh đọc cá nhân). * Đọc thầm : Đọc thầm với tốc độ nhanh và hiệu quả cao nhằm nắm bắt đúng và đủ thông tin cơ bản, cảm thụ tốt văn bản nghệ thuật là mục đích, yêu cầu cơ bản của hoạt động đọc nói chung. Giáo viên căn cứ vào nội dung rèn luyện kỹ năng đọc hiểu ở lớp 5 để hướng dẫn học sinh luyện đọc trong giờ tập đọc. - Đọc thầm để hiểu bài theo yêu cầu đề ra ( Trả lời câu hỏi hoặc thực hiện bài tập ngắn trong SGK): giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh nhằm định hướng rõ việc đọc – hiểu ( Đoạn văn hay khổ thơ nào? Đọc để biết, hiểu, nhớ hay suy nghĩ và trao đổi về điều gì? ...) ; từng bước hình thành cho học sinh thói quen tập trung chú ý khi đọc thầm để thu nhận thông tin, để nhập tâm, và cảm thụ văn bản nghệ thuật. - Đọc thầm (đọc lướt) để nắm bắt nội dung, tóm tắt ý hoặc chọn ý: Giáo viên cần từng bước đề ra nhiệm vụ hay yêu cầu từ dễ đến khó để học sinh quen dần với cách đọc thầm nhanh( Đọc lướt câu, đoạn văn, cả bài) Ví dụ : Đọc thầm thật nhanh để phát hiện từ ngữ nào được nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn; đọc thầm một đến hai lượt và cho biết bài thơ bộc lộ tình cảm gì của tác giả ( hoặc cho biết ý chính của từng đoạn trong bài văn) ? Đọc lướt toàn bài để tìm ra những hành động thể hiện rõ tính cách nhân vật. 3 – Thực hiện các bài tập rèn kỹ năng đọc hiểu: Đây là khâu không thể bỏ qua vì khi thực hiện các bài tập về kỹ năng đọc hiểu có nghĩa là học sinh phải tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài văn, bài thơ, tiếp theo là cảm nhận hình ảnh có trong bài, biết khai thác hàm ý lời nói, biết nhận xét về nhân vật, biện pháp nghệ thuật và cuối cùng là nhận biết tư tưởng, tình cảm của tác giả. Cách thực hiện các nội dung vừa nêu như sau: a - Hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài văn, bài thơ: Hiểu nghĩa của từ ngữ trong văn bản là yêu cầu đầu tiên đối với người đọc tác phẩm văn học. Có thể nói việc tìm hiểu bài bắt đầu từ việc tìm hiểu từ, nhưng như thế không có nghĩa là để hiểu nghĩa văn bản, chúng ta phải lần lượt giả thích nghĩa của tất cả các từ. Học sinh phải có kỹ năng nhận ra từ nào cần tìm hiểu. Từ mới là những yếu tố của thông tin mới trong văn bản, nhận ra từ khó hiểu tức là người đọc đã chú ý đến thông tin mới trong văn bản vì vậy xác định các từ khó hiểu để tìm hiểu nghĩa của chúng là kỹ năng đầu tiên ta cần dạy học sinh. Để tìm từ mới, trong giờ học giáo viên phải đặt vấn đề “ hãy chỉ ra những từ em chưa hiểu nghĩa”. Câu trả lời chính là việc chọn lựa từ nào để giải thích, giáo viên phải có hiểu biết về địa phương cũng như vốn từ của mẹ đẻ vùng mình dạy học để chọn từ thích hợp. Giáo viên phải nghiên cứu kĩ càng bài dạy, chuẩn bị kiến thức về các từ ngữ và sẵn sàng giải đáp cho học sinh bất cứ từ nào trong bài mà các em cần. Tuy nhiên không phải là các từ khó hiểu đó đều có vai trò quan trọng như nhau. Trong văn bản có một số từ quan trọng nếu không hiểu chúng thì học sinh khó lòng hiểu đúng văn bản do đó chúng ta cần sàng lọc để giữ lại những từ “ chìa khóa” những nhóm từ mang ý nghĩa cơ bản giúp ta hiểu được nội dung của bài. Ví dụ: ở bài tập đọc hạt gạo làng ta ( Tiếng Việt 5 – tập 1) học sinh phải hiểu từ “ hạt vàng” và trả lời câu hỏi: Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”? Với câu hỏi này giáo viên cần hướng dẫn học sinh dựa vào những điều tác giả muốn nói trong từng khổ thơ ( hạt gạo kết đọng bao hương vị tinh túy của đất trời, hạt gạo được làm nên từ mồ hôi, công sức của bao người, hạt gạo góp phần làm nên chiến thắng chung của dân tộc trong công cuộc kháng chiễn chống Mĩ cứu nước của dân tộc, từ đó các em phát biểu cách hiểu của mình về hạt gạo - hạt vàng. Giúp học sinh trả lời những câu hỏi như vậy chính là bước đầu luyện kỹ năng đọc hiểu ngôn từ trong tác phẩm văn học. Ở nhiều bài tập đọc nhà văn dùng từ rất tinh tế, sáng tạo, học sinh khó có thể tự hiểu được. Trong trường hợp đó, giáo viên phải có biện pháp giúp các em huy động vốn hiểu biết của mình để phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức mới. Chẳng hạn ở bài: “ Quang cảnh làng mạc ngày mùa”(Tiếng Việt 5 – tập 1) có rất nhiều từ chỉ màu vàng: Màu lúa chín vàng xuộm, nắng vàng hoe, chùm quả xoan vàng lịm, lá mít vàng ối, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi, buồng chuối đốm quả chín vàng, những tàu lá chuối vàng ối, bụi mía vàng xọng, rơm và rạ vàng giòn ... Hiểu và phân biệt nghĩa của tất cả các từ chỉ màu vàng trong bài là khó đối với học sinh, do vậy để học sinh trả lời được câu hỏi: “ Chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì?” Giáo viên cần cho học sinh một “ điểm tựa” Bằng việc nghiên cứu kĩ từ mẫu mà SGK đưa ra: Vàng xọng- màu vàng gợi cảm giác như có nước. Nếu giáo viên chỉ cho học sinh đọc mẫu mà không phân tích, giảng giải gì thêm, các em sẽ cảm giác mình phải bắt buộc thừa nhận và sẽ ghi nhớ máy móc nghĩa của từ “ Vàng xọng” để tránh được điều này, giáo viên nên giải thích để học sinh hiểu đây là màu vàng của bụi mía, nếu em nào từng được quan sát bụi mía sẽ thấy khi đến độ được thu hoạch, thân cây mía có màu vàng bóng. Tiếng xọng trong từ vàng xọng gợi nhớ đến những từ như mọng, đọng, gợi ấn tượng thân cây mía căng tròn có nhiều nước ngọt thơm. Từ đó giáo viên có thể gợi ý về một cách hiểu nghĩa của từ: Muốn hiểu nghĩa của một từ chỉ màu vàng trong bài, cần xem từ đó diễn tả đặc điểm của sự vật nào sau đó các em sẽ huy động vốn sống, vốn hiểu biết sẳn có của mình về sự vật để nhận biết được nghĩa của từ. Với cách hướng dẫn như bài học này sẽ để lại trong học sinh ấn tượng về nghệ thuật dùng từ độc đáo của nhà văn từ đó biết chú ý tìm hiểu và thưởng thức vẻ đẹp của ngôn từ trong văn bản nghệ thuật cũng như sự sáng tạo của nhà văn. b- Cảm nhận hình ảnh: Một trong những đặc điểm của văn bản của nghệ thuật là giàu hình ảnh. Qua khâu tìm hiểu bài, học sinh biết cảm nhận hình ảnh trong tác phẩm văn học nhưng không yêu cầu các em phải phát biểu thế nào là hình ảnh. Để hướng dẫn học sinh cảm nhận được những hình ảnh gợi ra từ ngôn từ nghệ thuật, giáo viên cần có biện pháp thích hợp để hướng dẫn học sinh trả lời đúng các câu hỏi yêu cầu chỉ ra hình ảnh, chi tiết tạo ra hình ảnh. Ví dụ : Để giúp học sinh trả lời câu hỏi: “ Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên công trường sông Đà?” (tiếng đàn Ba – la – lai – ca trên sông Đà - Tiếng Việt 5 tập 1, tôi đã tách nhỏ câu hỏi để học sinh dễ trả lời. Chẳng hạn: “ Trong bài thơ, những chi tiết nào giúp chúng ta nhận biết vẻ tĩnh mịch của không gian?”. Câu hỏi này giúp học sinh nhận ra vẻ “ tĩnh mịch” của công trường: Cả công trường với những xe ủi, xe ben, tháp khoan, cần trục.. đã thôi hoạt động. Tất cả như đang chìm vào giấc ngủ say sau một ngày lao động vất vả. Trong không gian ấy chỉ có một âm thanh duy nhất vang lên (tiếng đàn Ba – la – lai- ca). Âm thanh tiếng đàn vang xa giữa không gian bao la càng chứng tỏ cảnh đêm tĩnh mịch. Sau đó tôi tiếp tục nêu câu hỏi để học sinh nhận biết vẻ sinh động của công trường: “ Những chi tiết nào của bài thơ đã giúp ta nhận thấy cảnh đêm trăng sông Đà tĩnh mịch nhưng rất sinh động?”. Học sinh có thể trao đổi nhóm, sau đó mỗi nhóm cử đại diện trình bày trước lớp. Giáo viên cùng cả lớp nhận xét và khẳng định ý kiến thuyết phục nhất. Các em cần nêu được : Công trường trong đêm trăng tĩnh mịch vẫn sống động bởi mọi vật được tác giả miêu tả bằng biện pháp nhân hóa “ công trường say ngủ...”; Tháp khoan đang bận “ngẫm nghĩ”; xe ủi, xe ben sóng vai nhau “ nằm nghỉ”... Sau khi học sinh đã trả lời được hai câu hỏi, tôi có thể yêu cầu: “ Em hãy tả lại hình ảnh đên trăng trên công trường sông Đà? ”. Với cách làm nêu trên, qua nhiều bài tập đọc, học sinh dần dần tự nhận biết được thế nào là hình ảnh và xác định được những hình ảnh gợi ra trong đoạn văn, đoạn thơ. Thông qua đó, trí tưởng tượng của các em sẽ phát huy, khả năng cảm thụ hình tượng văn học dần hình thành và phát triển. Bên cạnh đó, để giúp học sinh thực hiện yêu cầu tái hiện lại hình ảnh, cảnh vật mà các em hình dung và cảm nhận được từ ngôn ngữ nghệ thuật hàm súc, giàu nhạc điệu, giàu cảm xúc của tác phẩm văn học. Lời miêu tả của các em có mang bóng dáng hình ảnh, cảnh vật trong tác phẩm của nhà văn, nhà thơ hay không, phụ thuộc vào năng lực cảm nhận của các em tinh tế đến đâu. Để giúp học sinh thực hiện tốt yêu cầu này, giáo viên cần chuẩn bị một số câu hỏi dẫn dắt, gợi mở, tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu hình ảnh, cảnh vật được miêu tả trong bài văn, bài thơ sau đó hướng dẫn các em miêu tả
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_doc_hieu_cho_hoc_sinh_lop.doc