SKKN Giải pháp nhằm nâng cao việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1 trong trường Tiểu học

SKKN Giải pháp nhằm nâng cao việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1 trong trường Tiểu họcBản thân tôi là người giáo viên Tiểu học, tôi luôn trăn trở làm cách nào để giúp các em hình thành một cách tốt nhất về năng lực và phẩm chất. Trong  những năm vừa qua, khi thực hiện đánh giá học sinh Tiểu học theo thông tư 30 và thông tư 22, bản thân tôi đã mạnh dạn đổi mới, áp dụng các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực vào quá trình dạy học từ khâu thiết kế bài học cho đến việc lựa chọn các phương pháp phù hợp vào giảng dạy. Việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nêu trên, bước đầu đã hình thành các năng lực, phẩm chất cần thiết của học sinh như: năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự trọng, tự tin, chăm học chăm làm, …Tuy nhiên, khi thực hiện đánh giá theo thông tư 30 và thông tư 22, nhất là hai nội dung năng lực, phẩm chất; tôi thường gặp nhiều vướng mắc và khó khăn như: khó khăn trong các bước thực hiện, khó khăn trong việc xác định các biểu hiện chính, giúp việc nhận xét về năng lực và phẩm chất của học sinh; khó khăn trong việc đưa ra nhận định, cách ghi nhật kí đánh giá đối với học sinh. Là một giáo viên Tiểu học có tuổi đời 25 năm trong nghề, đã trực tiếp giảng dạy nhiều khối lớp, tôi luôn suy nghĩ làm cách nào để giúp các em hình thành một cách tốt nhất về năng lực, phẩm chất.
doc 10 trang Phúc Hảo 06/03/2024 29510
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp nhằm nâng cao việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1 trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
	Kính gửi: Trường Tiểu học Tân Phú C, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
 Tôi ghi tên dưới đây:
Số TT
Họ và tên
Ngày, tháng, năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp
1
Đinh Thị Quế
21/10/1982
Trường Tiểu học
Tân Phú C, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
Giáo viên
Đại học sư phạm
50%
	Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến “Giải pháp nhằm nâng cao việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1 trong trường Tiểu học”. Với những thông tin về sáng kiến cụ thể như sau:
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đinh Thị Quế.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 9/2022
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1. Tình trạng của giải pháp đã biết.
	Như chúng ta đã biết: mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người nhằm phát triển toàn diện có đạo đức, có tri thức, có sức khỏe, có thẩm mĩ, có nhân cách tốt để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Việc hình thành nhân cách, năng lực, phẩm chất của công dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Để đảm bảo được điều đó, phải đổi mới cách tiếp cận các yếu tố của quá trình dạy học như: mục tiêu dạy học, chương trình dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá và các hình thức dạy học khác. Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh đang trở nên cấp bách và cần thiết. Đặc biệt là đối với học sinh Tiểu học lại càng phải quan tâm và coi trọng, bởi nó là một nhân tố phát triển nhân cách, là gốc rễ để phát triển tài và đức của mỗi con người. Việc hình thành năng lực, phẩm chất, kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học là một việc làm rất quan trọng, đặc biệt đối với học sinh lớp 1, đó là lứa tuổi nhỏ, lứa tuổi đang “ Như búp trên cành” “ Như tờ giấy trắng”. 
Với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng, việc hình thành các năng lực, phẩm chất phải được áp dụng bằng các phương pháp trải nghiệm, tham gia thường xuyên vào các hoạt động học tập, vận dụng kiến thức trong cuộc sống hàng ngày. Điều này được thể hiện qua việc chăm học, chăm làm, tích cực hoạt động giáo dục, tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; trung thực kỉ luật Giáo viên sẽ tổ chức, quan sát các biểu hiện trong hoạt động của học sinh hàng ngày, hàng tuần để nhận xét, nhận định sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.
Bản thân tôi là người giáo viên Tiểu học, tôi luôn trăn trở làm cách nào để giúp các em hình thành một cách tốt nhất về năng lực và phẩm chất. Trong những năm vừa qua, khi thực hiện đánh giá học sinh Tiểu học theo thông tư 30 và thông tư 22, bản thân tôi đã mạnh dạn đổi mới, áp dụng các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực vào quá trình dạy học từ khâu thiết kế bài học cho đến việc lựa chọn các phương pháp phù hợp vào giảng dạy. Việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nêu trên, bước đầu đã hình thành các năng lực, phẩm chất cần thiết của học sinh như: năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự trọng, tự tin, chăm học chăm làm, Tuy nhiên, khi thực hiện đánh giá theo thông tư 30 và thông tư 22, nhất là hai nội dung năng lực, phẩm chất; tôi thường gặp nhiều vướng mắc và khó khăn như: khó khăn trong các bước thực hiện, khó khăn trong việc xác định các biểu hiện chính, giúp việc nhận xét về năng lực và phẩm chất của học sinh; khó khăn trong việc đưa ra nhận định, cách ghi nhật kí đánh giá đối với học sinh. Là một giáo viên Tiểu học có tuổi đời 25 năm trong nghề, đã trực tiếp giảng dạy nhiều khối lớp, tôi luôn suy nghĩ làm cách nào để giúp các em hình thành một cách tốt nhất về năng lực, phẩm chất. Chính vì lẽ đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “Giải pháp nhằm nâng cao việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1 trong trường Tiểu học”.
4.2. Những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết.
Gia đình và nhà trường là hai môi trường học sinh Tiểu học được tiếp xúc nhiều nhất, thường xuyên nhất trong cuộc sống của mình và đó cũng là những môi trường có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc hình thành năng lực, phẩm chất cho các em. Ngoài ra, các điều kiện môi trường cuộc sống xung quanh cũng có tác động không nhỏ tới việc hình thành năng lực, phẩm chất của các em. Giáo dục trong nhà trường có vai trò quan trọng. Bởi con người là nhân tố quan trọng sáng tạo mọi giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội. Con người có ý thức là động lực to lớn cho sự phát triển nói chung; con người phát triển toàn diện về nhân cách là con người được hình thành năng lực, phẩm chất chuẩn mực nhất ở bậc Giáo dục Tiểu học. Trong đó phẩm chất bao gồm các nội dung gồm có: phẩm chất chăm học chăm làm, phẩm chất tự tin trách nhiệm, phẩm chất trung thực kỉ luật và phẩm chất đoàn kết thương yêu thương. Năng lực bao gồm các nội dung: năng lực tự phục vụ tự quản, năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực tự giải quyết vấn đề. Đây có thể coi là năng lực, phẩm chất khung của nhân cách theo quan niệm cấu trúc nhân cách hai thành phần ( đức, tài). Do vậy mối quan hệ giữa dạy học phát triển năng lực, phẩm chất với phát triển nhân cách được diễn ra như sau: năng lực, phẩm chất là hai thành phần của nhân cách, nhân cách là chỉnh thể thống nhất giữa hai mặt phẩm chất và năng lực, việc dạy học phát triển năng lực, phẩm chất là phương pháp tích tụ dần dần các yếu tố của năng lực, phẩm chất người học để chuyển hóa và góp phần cho việc hình thành, phát triển nhân cách.
Vì vậy, dạy học phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu học hiện nay vừa là mục tiêu giáo dục, vừa là nội dung giáo dục đồng thời cũng là phương pháp giáo dục. Dạy học phát triển năng lực, phẩm chất có một ưu thế vượt trội trong việc hình thành và phát triển nhân cách bởi nó hướng cho người học đi vào hoạt động cá nhân ( hoạt động trong giờ, ngoài giờ, hoạt động giao tiếp với tự nhiên, xã hội, môi trường, trải nghiệm), mà các hoạt động sống, hoạt động cá nhân có vai trò quyết định đối với hình thành nhân cách. Trong các hoạt động dạy của nhà trường Tiểu học hiện nay, chúng ta luôn quan tâm tới việc hình thành năng lực, phẩm chất. Để thực hiện những mục tiêu giáo dục con người, thì giáo viên phải xác định nhiệm vụ của mình. Như vậy, vấn đề giáo dục học sinh thành những người phát triển toàn diện chủ yếu là các thầy cô giáo và chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm lớp. 
Năm học 2022 – 2023, tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 1.5. Qua thực tế giảng dạy tôi đã khảo sát đầu năm học, đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh trong lớp chủ nhiệm như sau: 
STT
Năng lực
Sĩ số
HS lớp
Số
HS đạt ở mức
tốt
(T)
Tỉ lệ
%
Số HS xếp
Đạt
(Đ)
Tỉ lệ
%
Số HS
CCG
(C)
Tỉ lệ
%
1
Tự chủ và tự học
30
8
27
19
63
3
10
2
Giao tiếp và hợp tác
30
10
33
17
60
2
7
3
GQVĐ và sáng tạo 
30
12
40
17
57
1
3
STT
Phẩm chất
Sĩ số
HS
Lớp
Số
HS đạt ở mức
tốt
(T)
Tỉ lệ
%
Số HS xếp
Đạt
(Đ)
Tỉ lệ
%
Số HS CCG
(C)
Tỉ lệ
%
1
Yêu nước
30
8
27
19
63
3
10
2
Nhân ái
30
9
30
19
63
2
7
3
Chăm chỉ
30
10
33
18
60
2
7
4
Trung thực
30
11
36
17
56
2
7
5
Trách nhiệm
30
11
36
17
56
2
7
Bảng thống kê trên, cho thấy thực trạng việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng kết quả chưa cao. Học sinh đã đạt được các năng lực, phẩm chất theo yêu cầu nhưng số đạt mức hoàn thành tốt chưa nhiều, vẫn còn một số học sinh hạn chế về năng lực, phẩm chất. Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu tôi rút ra được các nguyên nhân sau:
 - Do chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập ( từ Mầm non sang Tiểu học) nên các em chưa quen với hoạt động của Nhà trường Tiểu học.
- Một số gia đình coi trọng việc học tập kiến thức và kĩ năng, xem nhẹ việc hình thành năng lực, phẩm chất cho các em.
- Nhiều gia đình bố mẹ đi làm công nhân tối muộn mới về, ít có thời gian quan tâm tới con em dẫn đến các em bước vào lớp 1 các em nhút nhát, chưa mạnh dạn, chưa tự tin khi giao tiếp với cô giáo và bạn bè.
 - Một số gia đình cha mẹ chưa gương mẫu về đạo đức lối sống làm ảnh hưởng tiêu cực đến tư tưởng, tình cảm và phẩm chất của con. Rồi nhiều gia đình gây áp lực việc học tập cho con em mình, yêu cầu con phải đạt được thành tích này, danh hiệu về học tập kia, trách phạt con nặng nề khi trẻ mắc lỗi khiến cho các em sợ sệt, thiếu tự tin, nói dối và làm đối phó, 
- Học sinh nhận thức chậm, khả năng tự học - tự giải quyết vấn đề còn hạn chế, có thể là gia đình chưa quan tâm đến việc hoc tập của con em họ, không dạy dỗ các em đó học thêm bài ở nhà, chỉ phó mặc cho cô ở trường hoặc em đó có lỗ hổng về kiến thức kĩ năng nào đó gây việc chán nản học,
 - Học sinh chưa có ý thức tự phục vụ và không biết làm những việc đơn giản phù hợp với lứa tuổi bởi vì gia đình quá nuông chiều không yêu cầu các em làm bất kể công việc gì.
 - Một số gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố hoặc mẹ bỏ mặc con cho ông bà nuôi. Nhiều em đã tự kỉ ít nói, ngại hoạt động học tập vui chơi cùng với thầy cô và bạn bè.
Mặt khác, một bộ phận không nhỏ giáo viên chỉ chú trọng việc dạy kiến thức mà không chú trọng đến việc rèn luyện để hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh. Để nâng cao việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp chủ nhiệm tôi đã đưa ra và áp dụng một số giải pháp sau.
4.3 . Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện.
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và góp phần nâng cao việc hình thành phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1 trong trường Tiểu học. Đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục, trang bị về năng lực, phẩm chất cho các em. Nâng cao nhận thức của phụ huynh về việc phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. 
Tôi đã lựa chọn những phương pháp phù hợp sau: 
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu
+ Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin
+ Phương pháp thực nghiệm, trải nghiệm.
+ Phương pháp đàm thoại.
+ Phương pháp dạy học tích cực.
+ Phương pháp tổng hợp rút kinh nghiệm
4.3.1. Nâng cao nhận thức của bản thân về tầm quan trọng trong việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1.
Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi thấy: hầu như tất cả giáo viên dạy lớp 1 chỉ chú trọng vào việc rèn chữ, luyện đọc, rèn kĩ năng tính toán cho học sinh là chủ yếu. Còn việc hình thành các năng lực, phẩm chất chưa thực sự được quan tâm. Nếu ngay ở đầu cấp mà chúng ta không hình thành những năng lực, phẩm chất chủ yếu cho học sinh thì lên các lớp trên học sinh chỉ là những con rô bốt làm việc một cách máy móc và khô khan. Tôi đã xác định được tầm quan trọng của mình trong việc nâng cao hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp tôi chủ nhiệm đó là: Tôi thực hiện tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy phát huy tính sáng tạo, tích cực của học sinh trong giao tiếp, phải biết khai thác, phát huy tính tích cực tự giác, tự giải quyết vấn đề ở mỗi em học sinh thông qua các tiết học, giờ học ngoại khóa. Tạo cho các em môi trường học tập thoải mái, tự tin trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Chính vì lẽ đó, việc nâng cao nhận thức cho bản thân tôi về việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1 là rất quan trọng.
*Xác định nhiệm vụ cơ bản và trách nhiệm của bản thân giáo viên trong việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh
Bản thân tôi đã nhìn thấy nhiệm vụ cao cả của mình trong việc làm này và làm thế nào cho hiệu quả nhất? Đó là câu hỏi tôi và không ít giáo viên phải suy nghĩ trăn trở. Từ đó, tôi đã xác định được nhiệm vụ cơ bản của mình trong việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh như sau: 
- Tôi đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự sáng tạo, tích cực của học sinh, phải biết khai thác, phát huy năng khiếu, tiềm năng sáng tạo ở mỗi học sinh vì mỗi học sinh là một nhân vật đặc biệt, phải giáo dục học sinh như thế nào để các em cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống đời thường.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục cho các em cho thích hợp tuân theo một số quan điểm như: giúp các em phát triển đồng đều các lĩnh vực thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm - xã hội và nhằm phát huy tích tích cực hình thành năng lực, phẩm chất. 
- Giúp các em có mối liên hệ mật thiết với những người bạn trong lớp, trong trường; các em biết chia sẻ chăm sóc lẫn nhau, các em cần phải học cách ứng xử, biết lắng nghe và trình bày vấn đề. Cần trang bị cho học sinh sự tự tin, thoải mái trong mọi trường hợp giao tiếp, thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh để kịp thời nắm tình hình phát triển năng lực, phẩm chất của các em ở mọi lúc mọi nơi.
 Đối với những em có ý thức tự quản, tự phục vụ chưa cao. Tôi đã giáo dục năng lực tự phục vụ, tự quản; giao tiếp và hợp tác trong hoạt động học tập như: hoạt động học nhóm, cô giáo giao việc cho nhóm các em tự biết giao việc cho nhau, từng thành viên trong nhóm nhận nhiệm vụ của mình. 
Qua đây, tôi dạy cho học sinh kĩ năng học tập hợp tác, học sinh có kĩ năng hợp tác là những em đã hiểu rõ những tri thức về kĩ năng hợp tác và các em đã biết vận dụng kĩ năng hợp tác một cách đúng đắn, linh hoạt, mềm dẻo và hiệu quả vào quá trình học tập cũng như trong cuộc sống. Bên cạnh đó, cần phải rèn cho các em thói quen biết hợp tác với những người xung quanh, với bạn bè để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập; cá nhân trong nhóm học tập phải biết phối hợp, chỉa sẻ, hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ chung.
LH:0985598499
Để nhận bản hoàn chỉnh
4.4. Tính mới của sáng kiến: 
Các em do không còn có sự ganh đua, hay lo lắng về điểm số nên sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn, vướng mắc. Những em vướng phải khó khăn trong học tập cũng đã chủ động, mạnh dạn hỏi bạn; không còn ngại ngùng, xấu hổ. Các em đã biết tự giác làm nhiều việc: sắp xếp sách vở đồ dùng ngăn nắp mỗi khi ra chơi, xếp bàn ghế ngay ngắn, vệ sinh lớp học gọn gàng sạch sẽ, khi tham gia hoạt động tập thể, các em mạnh dạn, nói rõ ràng, mạch lạc.
Đã trang bị cho các em những kiến thức, kĩ năng trong học tập và rèn cho học sinh kĩ năng sống tốt; hình thành cho các em năng lực - phẩm chất tốt, các em có đầy đủ sự tự tin đứng trước đám đông; chăm học, chăm làm bài...Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của nhà trường đề ra.
4.5. Khả năng áp dụng của sáng kiến: 
Sáng kiến đã được áp dụng ở Trường Tiểu học Tân Đồng với sự tham gia của học sinh lớp 5.5. Giải pháp này có thể áp dụng đại trà cho tất cả học sinh Trường Tiểu học Tân Đồng và có thể áp dụng cho học sinh các trường trên địa bàn thành phố và tỉnh. 
5. Những thông tin cần được bảo mật: Không
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
 Trong quá trình giảng dạy việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh đòi hỏi: Giáo viên phải kiên trì, bình tĩnh trong thời gian không phải ngày một, ngày hai mà đã làm được ngay, nó đòi hỏi phải trải qua một quá trình lâu dài và được thử nghiệm nhiều lần. Đặc biệt phải lựa chọn phương pháp giảng dạy của mình sao cho phù hợp với việc nhận thức của học sinh và gây hứng thú học tập cho học sinh. Nhất là ở lứa tuổi lớp 1, các em mới bắt đầu chuyển giai đoạn: 
“ Từ hoạt động vui chơi - ở Mầm non sang hoạt động học tập - ở Tiểu học”.
 - Thường xuyên nghiên cứu tài liệu để nâng cao vốn hiểu biết cho bản thân. Chú ý nội dung giảm tải điều chỉnh sao cho phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp mình. Không ngừng học hỏi trao đổi với đồng nghiệp để nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh về các môn học. Rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy và sáng tạo tránh rập khuôn một cách máy móc. Rèn cho học sinh thói quen kĩ năng sống, kĩ năng tự phục vụ bản thân, kĩ năng giao tiếp. 
	 - Đổi mới cách đánh giá phải đáp ứng mục tiêu giáo dục, phải vì người học. Chính vì thế, trong quá trình đánh giá đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên quan sát, theo dõi cá nhân học sinh, nhóm học sinh trong quá trình học tập để nhận định, động viên và gợi ý, hỗ trợ kịp thời đối với từng việc làm, từng nhiệm vụ của mỗi cá nhân hoặc cả nhóm. Đồng thời giáo viên còn phải quan sát từng học sinh để còn kịp thời đưa ra nhận định về một biểu hiện của năng lực, phẩm chất của học sinh. 
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Để khẳng định hiệu quả của phương pháp này tôi tiến hành khảo sát lại sau khi áp dụng sáng kiến cho thấy kết quả như sau:
STT
 Năng lực
Sĩ số
HS lớp
Số
HS đạt ở mức
tốt
(T)
Tỉ lệ
%
Số HS xếp
Đạt
(Đ)
Tỉ lệ
%
Số HS
CCG
(C)
Tỉ lệ
%
1
Tự chủ và tự học
30
15
50
15
50
0
0
2
Giao tiếp và hợp tác
30
16
54
14
46
0
0
3
GQVĐ và sáng tạo 
30
15
50
15
50
0
0
STT
Phẩm chất
Sĩ số
HS lớp
Số
HS đạt ở mức
tốt
(T)
Tỉ lệ
%
Số HS xếp
Đạt
(Đ)
Tỉ lệ
%
Số HS
CCG
(C)
Tỉ lệ
%
1
Yêu nước
30
18
60
12
40
0
0
2
Nhân ái
30
16
54
14
46
0
0
3
Chăm chỉ
30
18
60
12
40
0
0
4
Trung thực
30
20
67
10
33
0
0
5
Trách nhiệm
30
20
67
10
33
0
0
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử:
	8. 1. Đánh giá của cô Ngô Thị Quyên giáo viên chủ nhiệm lớp 1.3
 Sáng kiến của cô Quế “Giải pháp nhằm nâng cao việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1 trong trường Tiểu học”. Đã trang bị cho các em những kiến thức, kĩ năng trong học tập và rèn cho học sinh kĩ năng sống tốt; hình thành cho các em năng lực - phẩm chất tốt, các em có đầy đủ sự tự tin đứng trước đám đông; chăm học, chăm làm bài...Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của nhà trường đề ra.. 
 XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI ĐÁNH GIÁ
 (Ký, ghi rõ họ tên)
 Ngô Thị Quyên
8. 2. Đánh giá của cô Nguyễn Thị Thinh giáo viên chủ nhiệm lớp 1.6
Sáng kiến “Giải pháp nhằm nâng cao việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1 trong trường Tiểu học”. của cô Quế tôi nhận những em vướng phải khó khăn trong học tập cũng đã chủ động, mạnh dạn hỏi bạn; không còn ngại ngùng, xấu hổ. Các em đã biết tự giác làm nhiều việc: sắp xếp sách vở đồ dùng ngăn nắp mỗi khi ra chơi, xếp bàn ghế ngay ngắn, vệ sinh lớp học gọn gàng sạch sẽ, khi tham gia hoạt động tập thể, các em mạnh dạn, nói rõ ràng, mạch lạc.
 XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI ĐÁNH GIÁ
 (Ký, ghi rõ họ tên)
 Nguyễn Thị Thinh
 - Danh sách những người đã tham gia áp thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu:
Số TT
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Nội dung công việc hỗ trợ
1
Nguyễn Thị Thinh
1975
Trường TH
Tân Phú C, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
Giáo viên
Đại học sư phạm
Áp dụng trong công tác chủ nhiệm lớp 1.6
2
Ngô Thị Quyên
1980
Trường TH
Tân Phú C, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
Giáo viên
Đại học sư phạm
Áp dụng trong công tác chủ nhiệm lớp 1.3
	- Nếu giải pháp nêu trên được công nhận là sáng kiến, tôi tiếp tục đề nghị trình cấp có thẩm quyền:
þ Xét công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến trong ngành GD&ĐT tỉnh Bình Phước.
	Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Tân Phú C, ngày 06 tháng 12 năm 2022
 Người nộp đơn
 (Ký và ghi rõ họ tên)
 Đinh Thị Quế
 Điện thoại liên hệ: 0985598499
 Email:dovanhieuthtd@gmail.com

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_nham_nang_cao_viec_hinh_thanh_nang_luc_pham_c.doc