Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp xây dựng bài giảng điện tử theo chuẩn E- Learning bằng iSpring Suite và Violet

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp xây dựng bài giảng điện tử theo chuẩn E- Learning bằng iSpring Suite và Violet

 Trong xu thế hội nhập hiện nay, cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội thì việc giáo dục một cách toàn diện cho học sinh là một vấn đề cần thiết và cần được quan tâm chú trọng. Tin học là một bộ môn đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tri thức của mỗi giáo viên nói riêng và của con người nói chung. Kiến thức CNTT giữ vai trò giáo dục toàn diện học sinh tiến dần đến tri thức của xã hội hiện đại.

 Xã Định Mỹ nằm ở vùng nông thôn, người dân chủ yếu làm nông nghiệp, kinh doanh và buôn bán nhỏ. Trước đây đời sống người dân rất khó khăn, trong những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương thì đời sống người dân được ổn định và có bước tiến cao hơn nên kéo theo nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần ngày càng cao. Bản thân họ cũng mong muốn con em mình được phát triển hơn về mọi mặt đặc biệt là về Tin học.

 Phòng GD-ĐT huyện Thoại Sơn cũng đã hỗ trợ, cung cấp trang thiết bị về các trường để phục vụ cho công tác giảng dạy và đang đẩy mạnh phong trào đổi mới phương pháp dạy học, phong trào tự làm đồ dùng dạy học tổ chức Hội thi viết SKKN, tự làm đồ dùng dạy học, tạo sản phẩm E- Learning của nghành GD – ĐT nhằm phát hiện những học sinh có năng khiếu để dự thi với các huyện trong Tỉnh.

 Trong thời gian công tác tại trường, Ban Giám Hiệu nhà trường cũng tạo điều kiện để các giáo viên hoàn thành tốt công tác giảng dạy của mình. Là giáo viên giảng dạy bộ tin học ở trường bản thân cũng lấy đó làm mục tiêu để cố gắng phấn đấu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.

 Trên thực tế giảng dạy ở trường còn gặp một số khó khăn: một số phụ huynh cho rằng, các em học rất nhiều môn ở trường và cho rằng môn Tin học cũng chỉ là môn phụ thôi nên không tạo điều kiện cho các em phát huy hết khả năng, bên cạnh đó bản thân một số học sinh cũng chưa thật sự nghiêm túc trong giờ học tin học hay học một cách đối phó.

 Một vấn đề ảnh hưởng rất lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học đó là một số bộ phận giáo viên chưa thật sự thiết tha với việc ứng dụng CNTT vào việc soạn giảng, bài giảng sơ sài không tạo được cảm hứng học tập và yêu thích môn học cho học sinh.

 

doc 36 trang Trần Đại 28/04/2023 7382
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp xây dựng bài giảng điện tử theo chuẩn E- Learning bằng iSpring Suite và Violet", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GDĐT THOẠI SƠN TRƯỜNG THCS ĐỊNH MỸ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Định mỹ, ngày 10 tháng 11năm 2019
BÁO CÁO 
Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 
 I- SƠ LƯỢC LÍ LỊCH CỦA TÁC GIẢ:
- Họ và tên: . Nam, nữ: .....
- Ngày tháng năm sinh: ...................
- Nơi thường trú: ..
- Đơn vị công tác: ............
- Chức vụ hiện nay: ..... 
- Trình độ chuyên môn: .
- Lĩnh vực công tác:
II- SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ: 
	 1) Thuận lợi: Trong thời gian công tác tại trường THCS, Ban Giám Hiệu nhà trường cũng tạo điều kiện hỗ trợ để các giáo viên hoàn thành tốt công tác giảng dạy của mình. Bản thân tôi cũng thường xuyên phối hợp với BGH trường, GVBM, GVCN, PHHStrao đổi và tìm hiểu thông tin công tác, tìm hiểu tình hình học tập của học sinh để có phương pháp phù hợp, giúp các em học tốt hơn. 
 2) Khó khăn: Đa phần phụ huynh và học sinh còn xem nhẹ môn Tin học, còm xem đây là môn phụ nên chưa quan tâm đến môn học này. Giáo viên dạy Tin học trong nhà trường đa số không đúng chuyên nghành phần lớn được đào tạo từ CĐSP Toán-Tin, phần đông GVBM và GVCN kỹ năng áp dụng CNTT vào giảng dạy còn hạn chế, học sinh chưa thực sự nắm vũng nội dung bài giảng của giáo viên.
- Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: 
 Phương pháp xây dựng bài giảng điện tử theo chuẩn E- Learning bằng iSpring Suite và Violet.
 - Lĩnh vực: Tin học
III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN:
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
 Trong xu thế hội nhập hiện nay, cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội thì việc giáo dục một cách toàn diện cho học sinh là một vấn đề cần thiết và cần được quan tâm chú trọng. Tin học là một bộ môn đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tri thức của mỗi giáo viên nói riêng và của con người nói chung. Kiến thức CNTT giữ vai trò giáo dục toàn diện học sinh tiến dần đến tri thức của xã hội hiện đại.
	 Xã Định Mỹ nằm ở vùng nông thôn, người dân chủ yếu làm nông nghiệp, kinh doanh và buôn bán nhỏ. Trước đây đời sống người dân rất khó khăn, trong những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương thì đời sống người dân được ổn định và có bước tiến cao hơn nên kéo theo nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần ngày càng cao. Bản thân họ cũng mong muốn con em mình được phát triển hơn về mọi mặt đặc biệt là về Tin học. 
	 Phòng GD-ĐT huyện Thoại Sơn cũng đã hỗ trợ, cung cấp trang thiết bị về các trường để phục vụ cho công tác giảng dạy và đang đẩy mạnh phong trào đổi mới phương pháp dạy học, phong trào tự làm đồ dùng dạy học tổ chức Hội thi viết SKKN, tự làm đồ dùng dạy học, tạo sản phẩm E- Learning của nghành GD – ĐT nhằm phát hiện những học sinh có năng khiếu để dự thi với các huyện trong Tỉnh.
	 Trong thời gian công tác tại trường, Ban Giám Hiệu nhà trường cũng tạo điều kiện để các giáo viên hoàn thành tốt công tác giảng dạy của mình. Là giáo viên giảng dạy bộ tin học ở trường bản thân cũng lấy đó làm mục tiêu để cố gắng phấn đấu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. 
	 Trên thực tế giảng dạy ở trường còn gặp một số khó khăn: một số phụ huynh cho rằng, các em học rất nhiều môn ở trường và cho rằng môn Tin học cũng chỉ là môn phụ thôi nên không tạo điều kiện cho các em phát huy hết khả năng, bên cạnh đó bản thân một số học sinh cũng chưa thật sự nghiêm túc trong giờ học tin học hay học một cách đối phó.
 Một vấn đề ảnh hưởng rất lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học đó là một số bộ phận giáo viên chưa thật sự thiết tha với việc ứng dụng CNTT vào việc soạn giảng, bài giảng sơ sài không tạo được cảm hứng học tập và yêu thích môn học cho học sinh.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
 Việc giảng dạy ứng dụng CNTT trong nhà trường luôn được các cấp học quan tâm và luôn đổi mới để phù hợp với tình hình giảng dạy trong thời đại công nghệ số. Việc thiết kế một bài giảng điện tử để cuốn hút học sinh và làm cho học sinh hứng thú với bài giảng là vấn đề trăn trở với mỗi giáo viên. Từ những trăn trở và những kinh nghiệm đúc kết được nên tôi viết thành sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp xây dựng bài giảng điện tử theo chuẩn E- Learning bằng iSpring Suite và Violet”
3. Nội dung sáng kiến (Tiến trình thực hiện, thời gian thực hiện, biện pháp tổ chức...)
a. Tiến trình thực hiện
Bước 1: Khảo sát đầu vào.
Bước 2: Xây dựng giải pháp.
Bước 3: Tiến hành thực hiện giải pháp.
Bước 4: Khảo sát kết quả.
Bước 5: Trao đổi sáng kiến trong tổ chuyên môn.
Bước 6: Hoàn thành sáng kiến.
b. Thời gian thực hiện: năm học 2018-2019
c. Biện pháp tổ chức:
c1-Quy trình xây dựng bài giảng điện tử
	 	 Qua quá trình công tác và nghiên cứu và tham khảo ý kiên đồng nghiệp tôi nhận thấy các bước cơ bản để thiết kế Bài giảng điện tử e-Learning có thể được xây dựng theo quy trình gồm 6 bước sau:
 Xác định m	ục tiêu bài học,
 Xác định trọng tâm và kiến thức cơ bản,
 Multimedia hoá kiến thức
 Xây dựng thư viện tư liệu,
 Xây dựng và số hóa kịch bản
 Chạy thử chương trình, sửa chữa và đóng gói.
c2- Phần mềm soạn giảng cho E-Learning: iSpring Suite và Violet
	Trong tài liệu này tôi chọn và giới thiệu iSpring Suite và Violet vì đây là hai phần mềm đầy đủ các tính năng của một phầm mềm soạn bài giảng E-Learning chuyên nghiệp, có giao diện dễ sử dụng và giá thành thấp nhất so với 2 phần mềm cùng loại là Adobe Presenter 9 và Articule Studio 13. Đặc biệt, iSpring Suite còn tích hợp thêm bộ iSpring Kinetics – biên soạn sách điện tử, tài liệu tương tác rất hữu ích. Dĩ nhiên iSpring Suite không phải là giải pháp duy nhất hay hữu hiệu nhất cho việc soạn giảng theo chuẩn E-Learning. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm các phần mềm tương tự như Articulate Studio 13 hay Adobe Presenter 9 vì mỗi phần mềm có những tính năng nổi trội, là thế mạnh riêng của mình.
 Cài đặt iSpring Suite và Violet
d1/ Cài đặt iSpring suite:
Bạn đọc có thể download miễn phí tại:
 https://hdbmtinhocts.blogspot.com/2019/11/014-phan-mem-tao-bai-giang-dien-tu.html
	 Tùy vào cấu hình Windows, ta có thể chọn bản 32bit hay 64bit, ở đây tôi sử dụng bản 32bit của windows 10.
	 Bước 1: Để tiến hành cài đặt ta mở file ispring_suit_9_7_2.mis tương ứng với Windows để cài đặt:
 Bước 2: Chọn Next cho các bước sau: 
	 Nếu chỉ cài đặt iSpring Suite thì đến đây là hoàn tất việc cài đặt. Tuy nhiên, để sử dụng giao diện trò chơi cho phần bài tập trắc nghiệm thì chúng ta tiếp tục cài Violet 1.9.
d2/ Cài đặt Violet 1.9:
 Bước 1: Nháy đúp chuột để chạy file Violet_Setup_Full mà bạn vừa tải về => sau đó chọn  Tiếp tục.
 Bước 2: Chọn thư mục để cài đặt chương trình, ở đây mình để mặc định không thay đổi
Bước 3: Các tùy chọn cài đặt bạn có thể bỏ chọn, đó là:
 Các bài giảng và tư liệu tham khảo.
 Các phần mềm hổ trợ.
=> Chọn Tiếp tục.
Bước 4: Chọn Tiếp tục.
Bước 5: Chọn Cài đặt để bắt đầu. Bạn đợi một lát để chương trình bung file cài.
Bước 6: Chọn Thoát, phần mềm sẽ tự khởi động vào chương trình.	
..và đây là giao diện chính của chương trình tự động nhúng vào PowerPoint.
 Tính năng của iSpring Suite và hướng dẫn sử dụng:
Sản phẩm iSpring Suite được tích hợp các chức năng: Quiz (tạo câu tạo trắc nghiệm), Interaction (thiết lập các tương tác), ... 
Thanh công cụ của iSpring được tích hợp vào PowerPoint
Các tính năng cần thiết để thiết kế bài giảng chuẩn E-Learning:
e1/ Chèn Website
 Chức năng cho phép nhúng một trang web bất kỳ vào slide PowerPoint bằng cách nhập địa chỉ web vào như Hình 21.
B1- Nháy chọn trong giao diện của iSpring.
B2- Nháy chọn Web address và nhập địa chỉ website như hình bên dưới (nháy Preview để xem trước kết quả).
B3- Nháy OK. 
1)
Giao diện Chèn web vào slide
Trong phần Thiết lập có các tùy chọn:
 Display in sile (mở trong slide): Mở trang web trực tiếp trên slide. ở chế độ này chúng ta có thể điều chỉnh kích cỡ vùng hiển thị trang web. Chọn cả slide để hiển thị trên toàn slile.
 Display in new browser window (mở trong cửa sổ trình duyệt khác- khuyến cáo nên chọn vì một số website không chấp nhận liên kết với LMS)): Mở trang web bằng một trình duyệt trên máy tính người dùng. Có thể là IE, Chrome hay Firefox
 Thời gian (giây) website sẽ được hiển thị (hiển thị trang web trong bao lâu). 
e2/ Chèn Youtube
Chức năng cho phép chèn phim trực tiếp từ trang Youtube.com vào slide PowerPoint bằng cách:
B1- Nháy chọn trong giao diện iSpring.
Nhập địa chỉ Youtube
B2- Nhập địa chỉ video trên Youtube vào khung Video linkà nháy OK. 
Giao diện chèn Youtube
e3/ Chèn file Violet:
Đầu tiên ta sẽ tạo một file Violet (bài tập trắc nghiệm dạng trò chơi )trước như sau:
Bước1- Chọn công cụ và nháy chọn .
Bước 2- Chọn giao diện dạng trò chơià Chèn.
Bước 3- Chọn dạng câu hỏi: 
Bước 4- Nhập nội dung câu hỏi và đánh đánh dấu vào câu cho là đúng nhất. Có thể thêm, bớt, sắp xếp thứ tự các câu hỏi bằng cách nháy nút 
Bước 5- Nháy để hoàn tất.
Bước 6- Nhaý để đóng gói. 
Bước 7- Chèn file Violet vào iSpring:
- Nháy chọn Local path, đánh dấu check vào ”Indule all file and subfolders”.
- Nháy Browse để tìm đến file “index.html” của file violet vừa tạo ở trên và cuối cùng nháy OK.
Nháy tìm đến file index.html
Nháy mũi tên để chọn chọn
Lưu ý rằng: Vì khi chèn violet vào iSpring tích hợp sẵn trong Powerpoint chỉ làm cho bài tập thêm sinh động, hấp dẫn học sinh, ta cũng có thể tạo câu hỏi, bài tập ngay chính trong iSpring suite.
Tạo các dạng bài tập bằng iSpring suite:
Để thiết lập thuộc tính cho bài tập trắc nghiệm Quiz bạn thực hiện như sau:
Thực hiện: Đầu tiên vào iSpring Suite 9 => chọn Quizà 
Bước 2
Bước 1
Nháy để chọn dạng câu hỏi
Cửa số iSpring Quizmaker  xuất hiện. Bạn tiến hành thiết lập các thuộc tính theo yêu cầu, chi tiết về chức năng và cách thiết lập các thuộc tính được trình bày bên dưới:
Nháy chọn “Question” để chọn các dạng câu hỏi.
Sau khi chọn câu hỏi, ta có thể chèn hình ảnh, video, audio liên quan đến nội dung câu hỏi bằng cách nháy chọn các nút lệnh . Sau đây là các dạng câu hỏi mà giáo viên thường gặp nhất trong soạn và giảng dạy. 
Đáp án đúng
Nhập nội dung câu hỏi
f1/ Dạng câu hỏi : Multiple Choice, Multiple Respone( dạng trắc nghiệm):
- Correct: ta đánh dấu vào đáp án đúng nhất.
- Choice: Nhập các đáp án cho học sinh chọn lựa.
- Kết quả: Correct(khi học sinh trả lời đúng), Incorrect(khi học sinh trả lời sai). Ta có thể chèn âm thanh vào phần kết quảà nháy vào dấu à nháy à tìm đến file Audioà nháy Open.
f2/ Câu hỏi dạng đúng/ sai- True/False :
Nhập nội dung câu hỏi
Đây là đáp án đúng
f3/ Câu hỏi trả lời ngắn Short Answer:
Nhập đáp án đúng
Nháy vào để nhập thêm cách trả lời khác
--- Acceptable Answer: Nhập câu trả lời.
-Type to add new answer: Nhập thêm cách trả lời khác.	
Học sinh trả lời bằng cách nhập vào khung này
Giao diện khi hoàn thành: 
Nháy để sang câu hỏi tiếp theo 
Chọn các khoảng giá trị
Nhập đáp án đúng
f4/ Câu hỏi dạng Numeric (thích hợp với môn có dùng dữ liệu số):
-Value is: Các khoảng giá trị:
+Equal to: Bằng
+Between: Khoảng giữa.
+Greater than: lớn hơn.
+Greater than or equal to: lớn hơn hoặc bằng.
+Not equal to: Nhỏ hơn
Học sinh trả lời bằng cách nhập số vào khung này
Giao diện khi hoàn thành:
f5/ Câu hỏi dạng Sequence (thích hợp với môn Toán, Tin) :
Giáo viên sắp xếp theo thứ tự đúng nhất.
Giao diện khi hoàn thành: 
Học sinh chỉ cần nhấn giữa và sắp xếp hợp lí
f6/ Câu hỏi dạng Matching(thích hợp môn Toán, Tiếng Anh, Tin học,):
Vế phải
Nhập nội dung câu hỏi
Vế trái
Giao diện hoàn thành:
Học sinh nhấn giữ và kéo thả để ghép hai vế lại
f7/ Câu hỏi dạng Fill in the Blanks - điền vào chỗ trống: 
Nhập nội dung câu hỏi
Nhập đáp án đúng
Giao diện hoàn thành:
Học sinh nhập đáp án vào đây!
Nháy mũi tên và nhập các đáp án
f8/ Câu hỏi Select from Lists (thích hợp môn Toán, Lí Hóa, Tin, Sinh, CN, Anh):
Đây là đáp án đúng nhất
	Học sinh nháy vào mũi tên để chọn đáp án đúng nhất từ danh sách cho trước.
f9/ Câu hỏi dạng Drag the Word (thích hợp cho tất cả các môn học):
Nhập các phương án khác
Nhập đáp án đúng nhất
Nhập nội dung câu hỏi
Học sinh kéo thả vào khung để trả lời
Câu hỏi dạng Hotspot (thích hợp môn Toán, Địa Lý,)
Các điểm là đáp án đúng
Nhaapjn nội dung câu hỏi
Học sinh nháy chọn điểm để trả lời
Ghi âm, ghi hình
g1/ Ghi âm: Nháy nút lệnh .
Cho phép ghi âm lời giảng và tích hợp vào slide. Chương trình cho phép người dùng thu âm từ Micro của máy tính hoặc sử dụng Micro rời như headphone để ghi âm lời giảng và tự động đồng bộ dữ liệu với hiệu ứng trên các slide. Trong quá trình thu âm người giảng bải vẫn quan sát được các slide trình chiếu với đầy đủ các hiệu ứng.
Trên cửa sổ có một số đối tượng cho phép tùy chỉnh gồm:
 Menu xổ xuống: chọn slide muốn thu âm;
 Options:	Chon thiết bị ghi âm (micro rời hay micro trong máy)
 Show slide notes: Hiển thị lời nhắc trong trang.
 Process this slide only: Chỉ xử lí trượt mỏng.
 Các nút mũi tên sáng trái, sang phải: điều chỉnh chuyển slide khi thu âm. 
g2/ Ghi hình: Nháy nút lệnh 
Chức năng ghi hình cho phép quay phim giáo viên giảng bài bằng webcam và tự động gắn vào slide giúp bài học thêm sinh động. Tương tự như chức năng ghi âm, chức năng ghi hình cũng cho phép người dùng vừa trình chiếu bài giảng, vừa giảng bài.
Tương tự như chắc năng thu âm lời giảng, chức năng ghi hình cũng có các nút lện và thiết lập tương tự.
Ghi hình giáo viên giảng bài cũng là một trong những tiêu chí cần thiết của một bài giảng điện tử theo chuẩn E-learning do Bộ GD-ĐT yêu cầu.
Giao diện ghi hình giáo viên giảng bài
 Quản lý lời giảng:
	 Nháy chuột chọn 
Giao diện quản lý đồng bộ lời giảng với hiệu ứng slide
Đây là chức năng rất quan trọng giúp người soạn bài giảng dễ dàng đồng bộ (khớp) lời giảng của mình với những hiệu ứng trên slide và cả bài giảng.
 Giảng viên
Thiết lập thông tin giảng viên cho bài giảng gồm hình giảng viên, tên, chức danh/học vị, địa chỉ email, điện thoại, website và thông tin cá nhân khác.
Bước 1: Nháy chọn để thiết lập thông tin giảng viên.
Bước 2: Nháy chọn Presenters à nháy chọn Add.
Bước 2
Bước 3: Nhập thông tin và nháy Ok để hoàn tất.
Giao diện thêm, chỉnh sửa thông tin giảng viên
k) Xuất bản:
Kết xuất bài giảng soạn trên PowerPoint thành bài giảng điện tử theo chuẩn E-Learning theo chuẩn AICC, SCORM 1.2 và SCORM 2004; tương thích với hầu hết các LMS như Moodle, BlackBoard, Saba, CourseMill, Litmos, SCORM.com, 
Sau khi đã Preview bài giảng và không phát hiện bất kì một lỗi nào thì bài giảng của bạn đã sẵn sàng cho việc xuất bản rồi đấy. Chương trình iSpring Suite 9 hiện hỗ trợ chúng ta tất cả bốn kiểu xuất bản.
My Computer: Xuất bản trên máy tính kiểu này thường được sử dụng khi bạn muốn lưu bài giảng trên máy tính, chia sẽ đến bạn bè, đồng nghiệp, nộp bài dự thi
iSpring Cloud: Xuất bản đến đám mây iSpring của bạn và cách duy nhất để có thể sử dụng được kiểu xuất bản này là bạn phải mua nó với 297 đô la trên 1 năm.
iSpring Learn: Xuất bản đến LMS của iSpring tương tự như iSpring Cloud bạn cũng phải mua mới có thể sử dụng kiểu xuất bản này. iSpring Learn có nhiều mức giá khác nhau tương ứng với số người chi tiết xem bản bên dưới.
LMS: Xuất bản đến các LMS khác chẳng hạn có Việt Nam chúng ta thì bạn có thể xuất bản ra định dạng HTML5 rồi cập nhật lên các LMS như hoctructuyen.violet.vn
YouTube: Xuất bản lên Youtube
 Nháy để xuất bản bài giảng. Ở đây tôi chọn : Đơn giản nhất cho giáo viên dễ thực hiện.
Giao diện thiết lập trước khi Xuất bản bài giảng.
Cách thực hiện:
+ Bước 1: Tại hộp thoại Publish Presentation => chọn  My Computer.
+ Bước 2: Tùy chỉnh lại các thông số theo yêu cầu, cụ thể:
 Project name: Tiêu đề của bài giảng.
 Folder: Nơi chứa tệp tin xuất bản.
 Format: Định dạng đầu ra.
 Player: Tùy chỉnh lại bố cục cảu bài giảng.
 Size: Tùy kích thước.
 Quality: Tùy chỉnh lại chất lượng đầu ra của bài giảng như For high-quality representat on, For standard delivery, For low-speed connections.
 Protection: Tùy chỉnh các thuộc tính bảo vệ cho bài giảng như Watermark, Password, Time Retrictions, Domain Retrictions.
 Publish: Chọn phép bạn chọn một slide để xuất bản hoặc tất cả các slide.
Thông thường ta sẽ để như mặc định không tùy chỉnh thêm gì hết.
+ Bước 3: Chọn vào Publish để chương trình tiến hành xuất bản và nhanh hay chậm phù thuộc vào cấu hình máy tính của bạn.
	 Sau khi chương trình tiến hành Publish xong thì của sổ Presentation Preview xuất hiện cho phép bạn xem trước bài giảng. Bạn có thể xem nếu thích sau đó đóng cửa sổ này lại và vào thư mục mà bạn đã chỉ định thì bạn sẽ được một thư mục xuất bản như hình bên dưới.
Nếu muốn xem thì bạn vào thư mục (Published) => chạy tệp tin Index là được nha các bạn.
 Áp dụng vào dạy môn Tin học 6 ở Trường trung học cơ sở Định Mỹ:
 - Các câu hỏi tương tác (5 loại: Chọn một đáp án đúng, ghép nối, kéo thả, sắp xếp, đúng-sai, điền khuyết). Tuy nhiên cần lưu ý là phải áp dụng linh hoạt hiểu quar từng loại câu hỏi cho phù hợp nhằm khai thác được nội dung bài và đánh giá mức dộ hiểu bài của học sinh.
- Áp dụng thực tế tại học sinh các lớp của khối 6. Tôi xin đưa ra một số slide trong nội dung bài học “Chủ đề 7: Sử dụng trình duyệt web truy cập Internet”:
+ Phần kiểm tra bài cũ:
+ Phần bài học mới:
Mục 1: Sơ lượt về internet:
 Phần bài tập sách giáo khoa:
Mục 2: Sử dụng trình duyệt web để truy cập internet:
Bài tập “Tình huống”, tôi thực hiện chèn Website vào iSpring:
+ Phần bài tập trải nghiệm, tôi cho học sinh thực hành trực tiếp ngay trong bài giảng bằng cách nhúng địa chỉ website: www.translate.google.com và www.google.com/maps.
- Mức độ khả thi: Học sinh rất hứng thú với bài học, một số hình ảnh minh họa:
IV. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 
1. Những điểm khác biệt trước và sau khi áp dụng sáng kiến:	 
	 Trước khi áp dụng thì hầu hết các em cho là môn học rất khô khan rồi dẫn đến chán nản, cho nên tiết học chưa đạt hiệu quả cao.
Qua việc rút kinh nghiệm và thay đổi, áp dụng, tôi thấy giáo viên tự tin, vững vàng hơn trong chuyên môn, thấy yêu thích việc giảng dạy hơn. Đối với HS, các em bước đầu cảm thấy yêu thích môn học, và tự rèn được kỷ năng tự học ở nhà của các em, biết được ý nghĩa của các môn học.
	 Trong khi viết đề tài tôi đã tìm hiểu và vận dụng phương pháp có liên quan đến việc học tập của học sinh khối 6. Học sinh được học phương pháp mới, được rèn kỹ năng tự học ở nhà nhờ vậy mà tiết học ngày càng sinh động hơn rất nhiều.
	Để có dược kinh nghiệm như vậy bản thân tôi đã:
-	Thường xuyên tham gia các các buổi họp tổ chuyên môn, Hội đồng bộ môn để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp đi trước. Rút kinh nghiệm từ những buổi thao giảng trong hội đồng 
-	Bản thân cũng trao đổi với các đồng nghiệp về các phương pháp dạy học như thế để rút ra kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn nữa
Bằng biện pháp khảo sát tôi đã xác định được năng lực học sinh thông qua các các tiết dạy trên lớp.
Qua một năm thì thấy khả năng tiếp thu của các em tiến bộ rõ nét, tham gia thảo luận câu hỏi giáo viên đưa ra trong giờ học rất sôi nổi.
Thực tế trong Học kì I năm học 2018-2019
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung Bình
6a1
38
15
13
10
6a2
35
14
15
6
6a3
37
16
18
3
6a4
36
13
16
7
6a5
37
13
17
7
 2 Sau khi thực hiện sáng kiến (thông qua THKII ):
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung Bình
6a1
38
21
15
2
6a2
35
18
16
1
6a3
37
18
19
0
6a4
36
15
17
4
6a5
37
16
18
3
 Đến nay tôi vẫn áp dụng phương pháp này cho các em học sinh lớp 6. Hướng tới sẽ áp dụng cho học sinh các khối còn lại.
 V. MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG: 
Khả năng áp dụng giải pháp: Sáng kiến đã áp dụng thành công tại đơn vị mình ( Trường THCS Định Mỹ) và theo tôi thiết nghĩ có thể sử dụng rộng rãi trong địa bàn toàn huyện Thoại Sơn đối với các giáo viên vì thực trạng và điều kiện của các trường tương đối giống nhau
 VI- KẾT LUẬN 
Có thể nói rằng môn Tin học ở trường phổ thông có vị trí quan trọng trong việc giáo dục thế hệ tri thức trẻ và cũng là lĩnh vực giúp giáo viên nâng cao tay nghề trong soạn giảng, giảng dạy. Ngày nay với nội dung chương trình đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên m

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_xay_dung_bai_giang_dien_tu.doc