Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tập luyện các bài tập kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng môn đá cầu
Nội dung lý luận có liên quan trực tiếp
Trong luyện tập môn Đá cầu để có được những giờ học đạt kết quả cao trước tiên cần tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong khi tập luyện nắm vững nội dung và thực hiện các động tác một cách chính xác. Giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ nội dung bài tập, làm mẫu chính xác từng động tác, thao tác nhuần thục, phân tích rõ ràng từng chi tiết kĩ thuật động tác trước khi lên lớp. Các bài tập phải từ đơn giản đến phức tạp từ dẽ đến khó.
Giáo viên làm mẫu động tác phải đạt được yêu cầu chính xác, đẹp đúng kĩ thuật. Vì những động tác làm mẫu dễ gây được ấn tượng trong trí nhớ các em. Khi phân tích, giảng giải kĩ thuật động tác nên ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu mặt khác dùng tranh ảnh để minh hoạ tạo sự chú ý cho các em.Tích cực sửa sai ở mỗi kỹ thuật.
Do đặc điểm tâm sinh lý của các em là học sinh thường hay hiếu động, thiếu tập trung nhất là trong những giờ học ngoại khoá do ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài. Vậy giáo viên cần quán triệt học sinh thực hiện nghiêm túc nội qui trong giờ học. Chia lớp học thành từng nhóm, đội và thường xuyên cho các nhóm này thi đua với nhau để kích thích trong mỗi học sinh luôn luôn có sự phấn đấu trong học tập hơn nữa mặt khác tạo điều kiện cho các em có nhiều cơ hội tập luyện vận dụng những kĩ năng đã học một cách nhuần nhuyễn, khéo léo, mạnh dạn . Quan trọng các em nắm vững kỹ thuật phối hợp tốt bài tập tự giác tích cực tập đủ khối lượng mà giáo viên yêu cầu. Mỗi khi tham gia thi đấu cấp trường, cấp tỉnh tâm lý luôn vững vàng tự tin.
Giáo viên thường xuyên tuyên dương khích lệ những cá nhân tích cực tham gia tập luyện và ghi nhận những thành quả của học sinh đã đạt được trong những năm qua. Tạo được niềm tin, lòng tự hào của mỗi thành viên trong đội. Đồng thời cũng thẳng thắn nêu và phân tích những khuyết điểm còn yếu kém, khó khăn chưa khắc phục được.
Để làm được những điều như trên là giáo viên dạy môn thể dục như tôi cần phải tìm hiểu kĩ thực trạng của học sinh mình điểm mạnh điểm yếu của mỗi em từ đó đưa ra những biện pháp tốt nhất, phù hợp nhất nhằm giúp cho các em hoc sinh cung như các em trong đội tuyển Đá cầu của nhà trường khi tập luyện và thi đấu đều có được kết quả cao.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI TRƯỜNG THPT SỐ 1 TP LÀO CAI - - - - -@&' - - - - - SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN CÁC BÀI TẬP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG MÔN ĐÁ CẦU Môn: Thể dục Họ tên: Đặng Thanh Tuấn Giáo viên: Thể dục Chức vụ: Giáo viên Năm học 2013 - 2014 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giáo dục thể chất là một quá trình giải quyết những nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng, phát triển trí tuệ nhất định, nó là quá trình hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động và phát triển các phẩm chất thể lực cho con người, tổng hợp các nét đặc trưng ấy sẽ quyết định năng lực làm việc của con người về mặt thể lực góp phần tạo nên sự phát triển hài hòa giữa thể chất và tinh thần của con người. Để giải quyết các nhiệm vụ theo các đặc trưng trên trong quá trinh giáo dục thể chất cần phải tiến hành các hoạt đông giảng dạy các môn như nhảy cao, nhảy xa, chạy ngắn, cầu lông và đá cầuvv. Trong những môn trên đá cầu là môn được nhiều em học sinh yêu thích là một trong những môn học cơ bản trong chương trinh giáo dục thêt chất ở thường phổ thông, ít tốn kém về kinh tế cũng như điều kiện sân bãi có thể chơi cá nhân hoặc tập thể. Thời gian không tốn kém nhiều chỉ cần 5 phút ra chơi hoặc đầu giờ vào lớp hay một góc sân nhỏ là các em có thể vui chơi được. Đá cầu góp phần giúp các em tăng cường sức khoẻ, tinh thần đoàn kết, phát triển thể chất, rèn luyện tác phong sinh hoạt lành mạnh và phát triển sự khéo léo.Trong những năm gần đây phong trào đá cầu phất triển mạnh là một trong những môn thi đấu chính của hội khỏe Phù đổng mà hàng năm còn có giải đá cầu thanh thiếu niên toàn tỉnh. là một giáo viên thể dục trong nhà trường tôi muốn phong trào đá cầu của nhà trương luôn phát triển mạnh mẽ. Đưa đội tuyển di thi đạt nhiều giải sau mỗi lần tham dự góp một phần bé nhỏ vào sự phát triển toàn diện của nhà trường với kinh nghiêm được đúc kêt trong quá trình giảng dạy và huấn luyện và yêu cầu cấp bách như trên tôi mạnh dạn đưa “ Phương pháp tập luyện một số bài tập kỹ thuật cơ bản nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả môn đá cầu” . 2.Mục đích và nhiệm vụ của để tài Giúp các em có sức khỏe tốt, nâng cao năng lực, sức khỏe của bản thân. Chơi tốt môn đá cầu, giáo viên có thêm tài liệu để giảng dạy và huấn luyện. 3. Đối tượng nghiên cứu Chuẩn kiến thức kỹ năng trong chương trình thể dục lớp 11, học ki I năm học 2013-2014. 4. Đối tượng khảo sát và thời gian nghiên cứu Đối tượng áp dụng là 120 em học sinh lớp 11A8 đến 11D và 10 em trong đội tuyển đá cầu.Thời gian nghiên cứu trong học kì 1 năm học 2013- 2014 5. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp làm mẫu và phân tích trên cơ sở nghiên đề tài và thực hành. PHẦN 2: NỘI DUNG 1 . Nội dung lý luận có liên quan trực tiếp Trong luyện tập môn Đá cầu để có được những giờ học đạt kết quả cao trước tiên cần tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong khi tập luyện nắm vững nội dung và thực hiện các động tác một cách chính xác. Giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ nội dung bài tập, làm mẫu chính xác từng động tác, thao tác nhuần thục, phân tích rõ ràng từng chi tiết kĩ thuật động tác trước khi lên lớp. Các bài tập phải từ đơn giản đến phức tạp từ dẽ đến khó. Giáo viên làm mẫu động tác phải đạt được yêu cầu chính xác, đẹp đúng kĩ thuật. Vì những động tác làm mẫu dễ gây được ấn tượng trong trí nhớ các em. Khi phân tích, giảng giải kĩ thuật động tác nên ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu mặt khác dùng tranh ảnh để minh hoạ tạo sự chú ý cho các em.Tích cực sửa sai ở mỗi kỹ thuật. Do đặc điểm tâm sinh lý của các em là học sinh thường hay hiếu động, thiếu tập trung nhất là trong những giờ học ngoại khoá do ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài. Vậy giáo viên cần quán triệt học sinh thực hiện nghiêm túc nội qui trong giờ học. Chia lớp học thành từng nhóm, đội và thường xuyên cho các nhóm này thi đua với nhau để kích thích trong mỗi học sinh luôn luôn có sự phấn đấu trong học tập hơn nữa mặt khác tạo điều kiện cho các em có nhiều cơ hội tập luyện vận dụng những kĩ năng đã học một cách nhuần nhuyễn, khéo léo, mạnh dạn . Quan trọng các em nắm vững kỹ thuật phối hợp tốt bài tập tự giác tích cực tập đủ khối lượng mà giáo viên yêu cầu. Mỗi khi tham gia thi đấu cấp trường, cấp tỉnh tâm lý luôn vững vàng tự tin. Giáo viên thường xuyên tuyên dương khích lệ những cá nhân tích cực tham gia tập luyện và ghi nhận những thành quả của học sinh đã đạt được trong những năm qua. Tạo được niềm tin, lòng tự hào của mỗi thành viên trong đội. Đồng thời cũng thẳng thắn nêu và phân tích những khuyết điểm còn yếu kém, khó khăn chưa khắc phục được. Để làm được những điều như trên là giáo viên dạy môn thể dục như tôi cần phải tìm hiểu kĩ thực trạng của học sinh mình điểm mạnh điểm yếu của mỗi em từ đó đưa ra những biện pháp tốt nhất, phù hợp nhất nhằm giúp cho các em hoc sinh cung như các em trong đội tuyển Đá cầu của nhà trường khi tập luyện và thi đấu đều có được kết quả cao. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Do điều kiện sân bãi nhà trường còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện cũng ảnh hưởng nhiều đến kỹ thuật khi áp dụng phương pháp ( Sân tập ngoài trời, mưa nắng, gió) do đó tôi cũng dã áp dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường để làm sao kết quả tốt nhất, tuy nhiên kết quả cũng đạt được theo yêu cầu đề ra ở mức tương đối. 3. Các giải pháp đã thực hiện Xây dụng kế hoạch ngày từ đầu năm hoc, chuẩn bị tài liệu, nghiên cứu giáo trình, trao đổi học hỏi đồng nghiệp xem các thông tin trên mạng về môn đá cầu thành lập đội tuyển chuẩn bị sân bãi, cầu đá. Sau đây là một số bài tập chuyên môn để giảng dạy và huấn luyện học sinh đá cầu 3.1 Tâng cầu bằng đùi. Đây là kỹ thuật được sử dụng nhiều trong tập luyện và thi đấu dùng để đỡ những quả cầu rơi trước mặt. hai bên cơ thể tạo điều kiện thuật lợi để đá sang sân đối phương, tâng cho đồng đội hoặc gối mạnh bằng đùi qua lưới gây bất ngờ cho đối phương và có thể ghi điểm. - Chuẩn bị : Đứng chân thuận phía sau hơi co gối, nửa bàn chân trên chạm đất, trọng tâm dồn vào chân trước. Tay cùng phía với chân thuận cầm cầu, tay kia buông tự nhiên, mắt nhìn cầu. - Động tác: Tung cầu lên cao khoảng 0,3 - 0,5m cách ngực khoảng 0,2– 0,4 m, mắt nhìn theo cầu để dự đoán hướng cầu rơi, co gối chân thuận, dùng đùi tâng cầu lên cao. Tiếp theo di chuyển theo hướng cầu rơi để tâng cầu lên. Tâng được cầu liên tục, không để cầu rơi là thước đo đánh giá mức độ thực hiện kỹ thuật và khả năng khéo léo của mỗi người - Cách tập + Lần 1:Mỗi em đứng tại chỗ cầm cầu tâng hai lần chạm mỗi đùi một lần rồi bắt lấy và thực hiện liên tục trong 15 phút để đùi có cảm giác với cầu khi hai lần chạm cầu đã thành thạo thì mới tâng lần chạm tiếp theo với số lượng tăng dần. + Lần 2: Hai nhóm đứng đối diện cách nhau 3m. Một em tung cầu em kia đỡ đùi và tâng luôn 10 lần chạm cầu sau đó lại tung lại cho em kia, có thể tăng dần số lần chạm + Lần 3: Sauk hi các em tâng cầu tại chỗ tương đối thành thạo sẽ chuyển sang tang cầu bằng đùi di chuyển khoảng 5 m sau đó lại tâng cầu quay lại cố gắng không được để cầu rơi xuống đất. . 3.2. Tâng cầu bằng má trong bàn chân - Chuẩn bị : Đứng hai chân rộng bằng vai hoặc nhỏ hơn một chút, tay thuận cầm cầu cao ngang thắt lưng, hướng về phía trước bụng, lòng bàn tay hướng lên cao cách bụng 0,15 - 0,25m, tay kia buông tự nhiên, mắt nhìn theo cầu. - Động tác : Tay cầm cầu hơi hạ cổ tay và cẳng tay xuống một chút để lấy đà rồi tung cầu lên cao (khoảng 0,4 – 0,6m cách ngực về phía trước khoảng 0,3 – 0,8m). Mắt nhìn theo cầu, di chuyển nhanh về phía cầu rơi xuống. Dồn trọng tâm vào chân trụ, chân thuận co cẳng chân hướng má trong bàn chân lên cao để tâng cầu. Tiếp theo hạ chân xuống, di chuyển về phía cầu rơi, rồi lại nhanh chóng và khéo léo dùng má trong bàn chân tiếp tục tâng cầu. Động tác lặp lại như vậy sao cho số lần tâng cầu liên tục được càng nhiều càng tốt. 3.3. Tâng búng cầu - Chuẩn bị : Đứng chân thuận sau, chân kia trước. Hai chân chùng gối trọng tâm cơ thể hơi thấp, lưng hơi khom, hai tay buông tự nhiên để giữ thăng bằng. - Động tác : Khi xác định được điểm cầu rơi ở cách xa người, người tập nhanh chóng chuyển trọng tâm cơ thể sang chân trước, hướng về phía cầu rơi. Lức này người hơi ngả về sau, chân sau (chân đá) lướt nhanh ra trước, hướng về phía cầu rơi. Lúc này người hơi ngả về sau, chân đá gần như duỗi thẳng hết, mu bàn chân duỗi để tiếp xúc với cầu. Khi cầu rơi cách sân khoảng 20cm, đồng thời với việc gập nhanh bàn chân, để mu bàn chân tiếp xúc với cầu. Nhờ lực bật như “búng” vào cầu, mà cầu bay thẳng đứng cao 2 – 3m và cũng vì vậy mà có tên động tác là tâng “búng” cầu. Sau khi mu bàn chân tiếp xúc với cầu, chân đá đưa nhanh về TTCB để thực hiện lần đá tiếp theo san sân đối phương. 3.4. Tâng giật cầu - Chuẩn bị : Tương tự như khi tâng “búng” cầu. - Động tác : Khi xác định được điểm cầu rơi phía trước, gần người, nhanh chóng chuyển trọng tâm cơ thể về chân trước. Người hơi khom, sau đó đưa chân sau “chân đá” về trước, bàn chân để song song với mặt đất để chuẩn bị tiếp xúc cầu. Khi cầu rơi cách khoảng 25 – 30cm, nâng nhanh đùi và bàn chân như “giật” cầu lên cao chếch về trước theo ý muốn. “Giật” cầu xong, nhanh chóng về TTCB để chuẩn bị lần đá tiếp theo. - Cách tập: Phương pháp tập luyện như kỹ thuật tâng “búng”cầu, tâng “giật” cầu như phương pháp tập luyện tâng cầu bằng đùi. 4. Phát cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân - Chuẩn bị : Đứng chân trụ trước (chân khác bên với tay cầm cầu), mũi chân cách biên ngang khoảng 0,3 – 0,4m, cả bàn chân chạm đất. Chân đá phía sau, chạm đất bằng nửa bàn chân. Tay cầm cầu co cao ngang thắt lưng và cách người khoảng 0,2 – 0,3m, đế cầu trên ngón tay trỏ, giữa và áp út, tay kia co tự nhiên. Trọng tâm cơ thể chủ yếu dồn vào chân trước. - Động tác : Hơi chuyển trọng tâm ra chân sau để bước chân trước (chân trụ) ra trước một bàn chân, sau đó dồn trọng tâm lên chân trụ, đồng thời tung nhẹ cầu lên cao ở phía trước. Co chân sau (chân đá), dùng mu bàn chân đá mạnh cầu sang sân đối phương. Khi đá cầu không nâng trọng tâm lên cao, bàn chân đá không nâng cao quá đầu gối. 4. 1. Phát cầu cao chân chính diện bằng mu bàn chân - Chuẩn bị : Như chuẩn bị phát cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân. - Động tác : Bước chân trước về trước một bàn chân đồng thời tung nhẹ cầu lên cao, co chân sau đá mạnh cầu sang sân đối phương. Khi đá cầu, cần nâng trọng tâm lên cao, chân trụ kiễng, bàn chân chạm cầu ở độ cao hơn đầu gối. 4. 2. Phát cầu thấp chân nghiêng mình. - Chuẩn bị : Như phát cầu cao chân nghiêng mình. - Động tác : Tay cầm cầu tung cầu chếch ra trước – sang phải về phía chân đá cầu sao cho điểm rơi của cầu cách mu bàn chân đá cầu khoảng 60 – 80cm. Khi cầu rơi xuống, thân trên hơi xoay sang bên, chân đá quét nganh theo đường vòng cung từ sau – ra trước bằng cách dùng mu bàn chân tiếp xúc với cầu khi cầu cách mặt sân khoảng 20 – 30cm. 4. 3. Phát cầu cao chân nghiêng mình : - Chuẩn bị : Đứng chân trụ trước, chân đá cầu sau, vai hướng lưới. Bàn chân trụ hợp với biên ngang một góc khoảng 35 – 450, thân trên xoay sang phải tới mức trục vai gần như vuông góc với biên ngang. - Động tác : Tay cầm cầu tung chếch ra trước – Sang phải về phía chân đá sao cho điểm rơi của cầu cách người khoảng 1m. Khi cầu rơi xuống, thân trên nghiêng nhiều hơn (động tác phát cầu nghiêng mình) và dùng chân đá quét ngang theo đường vòng cung từ sau – ra trước bằng cách dùng mu bàn chân tiếp xúc với cầu khi cầu cách sân khoảng 60 – 80cm. Trong thi đấu nếu phát cầu tốt sẽ ăn điểm trực tiếp ngược lại nếu phát cầu lỗi sẽ mất điểm vì vậy việc phát cầu rất quan trọng và tiến hành tập luyện theo phương pháp sau. - Cách tập: 4 kỹ thuật trên dều thực hiện theo phương pháp tập như sau + Lần 1: Các em đứng đối diện cách nhau 5 m phát cầu thấp chân chính diện cho nhau. Mỗi em phát liên tục 10 quả sau đổi lại tập liên tục trong 15 phút. Đổi các kỹ thuật phát cầu cao chân chính diện, thấp chân nghiêng mình, cao chân nghiêng mình theo cách như trên. + Lần 2: Đứng ngoài sân phát cầu qua lưới với lần lượt các kỹ thuật và số lần tập như trên. + Lần 3: Giáo viên chia sân phải trái, trên dưới phát cầu qua lưới yêu cầu rơi vào ô quy định với các kỹ thuật và số lần tập như trên giáo viên đếm số quả vào khu vực theo quy định ở mỗi kỹ thuật, qua đó đánh giá được độ chính xác của phát cầu vì phát cầu tốt có thể ăn điểm trực tiếp hoặc gây khó khăn cho đối phương 5. Đỡ cÇu b»ng ngùc. Đá cầu bằng ngực sử dụng nghiêu trong thi đấu dùng để chắn những qua cầu khi đối phương đá bổng về sau hoặc hai bên sườn , những quả lao nhanh mạnh ngang tầm ngực, đỡ ngực tốt sẽ tạo điều kiện thuật lợi cho các kỹ thuật đá qua lươi sang sân đối phương. - Chuẩn bị : Như tư thế chuẩn bị cơ bản của đá cầu. - Động tác : Khi cầu bay đến cao ngang tầm ngực hoặc hơn một chút vận động viên hơi ngả thân trên ra sau kết hợp với chùng gối chân sau nhiều hơn, hai tay đưa về trước hơi co hướng ngực về phía cầu. Tiếp theo nhún chân, “hất” ngực lên cao phối hợp với hai tay, đánh khuỷu tay ra sau banh ngực chạm cầu. Điểm chạm cầu có thể ở giữa ngực, nhưng tốt nhất lên chạm cầu một bên ngực vị như vậy có sự kết hợp dướn vai cùng bên sẽ có lực hơn. - Cách tập: + Lần 1: Từng cá nhân tự tung cầu lên cao đỡ một nhịp vào ngực đá qua lưới sang sân đối phương. Mỗi em thực hiên 10 quả liên tiếp. + Lần 2: Hai em đứng đối diện một em đáp cầu vào ngực, em kia chủ động đỡ ngực một nhịp thực hiện kỹ thuật hợp lý đá sang sân đối phương. Người phục vụ tung phải trái xa, gần, mạnh, nhẹ để người đỡ di chuyển mà vấn thực hiện được kỹ thuật. + Lần 3: Hai em đứng đối diện nhau theo chiều dài của sân cầu lông một em thực hiên các kỹ thuật phát cầu như thấp chân chính diện, cao chân chính diện bằng mu bàn chân ,cao chân nghiêng mình bên đối phương thực hiện kỹ thuật đỡ ngực một nhịp sau đó dùng kỹ thuật hợp lý đã sang sân đối phương. 6. Đá móc cầu bằng mu bàn chân. +Tư thế chuẩn bị : Đứng quay lưng về phía luối hoặc nghiêng một góc khoảng 30 độ và cách lưới khoảng 50- 70 cm. Chân thuận( chân đá cầu) để sau, chân không thuận để phía trước, trọng tâm dồn đều vào hai chân, hai tay thả lỏng dọc thân người, lưng thẳng, mắt quan sát cầu của đồng đội chuyền đến. - Động tác : Khi nhận được đường chuyền bổng của đồng đội hoặc sau lần tâng cầu nhịp một của mình, lúc đầu rơi cách mặt sân khoảng 1,7- 1,9m người tập chuyển trọng tâm cơ thể lên chân trước kết hợp với kiễng gót chân trụ, ngả người ra sau, đá mạnh chân thuận ra trước lên cao về phía cầu( thả lỏng cổ chân). Khi tiếp xúc cầu, bàn chân gập mạnh đá móc cầu sang sân đối phương. Khi người tập đã có trình độ tập luyện nhất định có thể bật nhảy lên cao (hai chân không chạm đất) thực hiện động tác móc cầu. Thực hiện xong động tác, khi hai chân người chơi tiếp đất thì nhanh chóng xoài người lại hướng về phía sân đối phương để quan sát đường cầu tiếp theo của đối phương đá sang. Cách tập: Để thục hiện được kỹ thuật này cá em phải tập đá lăng chân về phía trước thật cao và tập xoạc cho háng sát mặt đất để cho dãn dây chằng háng Lần 1: Từng em đứng cách lưới 50cm-1m quay lưng về phía lưới tự tung cầu lên cao dùng chân thuận đá móc ( đứng tại chỗ) đá móc cầu qua lưới 10 lần cho chân tiếp xúc cầu có cảm giác, làm sao mỗi lần thực hiện cầu qua lưới rơi cắm xuống sân. Khi đã thành thạo bài tập này mới thực hiện bài tập hai. Lần 2: Một em đứng đối diện tung cầu dụng lên cao khoảng từ 2-3m thật đẹp10 lần liên tiếp người tập bật nhảy đá móc cầu ở trên cao và tiếp xúc cầu khi cầu cách mặt sân khoảng 1,7-1,9m. Lần 3: Thực hiên bài tập phối hợp để tấn công theo hai người. Một em đứng bên kia lưới phát cầu qua lưới sang sân đôi phương em thư hai thực hiện các kỹ thuật hợp lý đưa cầu lên cao từ 2-3m sát lưới em thư ba dùng kỹ thuật đá móc cầu tấn công sang sân đối phương. Đây là một bài tập khó nhưng mang lại hiệu quả rất cao trong thi đấu dễ ăn điểm trực tiếp.Đối phương rất khó phòng thủ được lên khi tập cần phải quyết tâm thật cao. 7. Chuyền cầu theo nhóm hai người : - Chuẩn bị : Hai người đứng đối diện nhau cách 1 – 3m. Một người tay thuận cầm cầu. - Động tác : Người cầm cầu tung nhẹ cầu lên cao khoảng 0,2 – 0,3m. Khi cầu rơi xuống thì dùng má trong bàn chân hoặc đùi chuyền cầu về phía trước cho bạn đối diện. Người đứng đối diện di chuyển nhanh về hướng cầu bay đến, dùng má trong bàn chân hoặc đùi tâng cầu ngược chở lại ngay cho bạn. Trường hợp khó tâng cầu trở lại ngay cho bạn, có thể tâng cầu tại chỗ 1 - 2 lần để chỉnh hướng và lấy lại thăng bằng, sau đó chuyền cầu lại cho bạn. Bài tập tiếp tục như vậy, nếu cầu rơi, nhanh chóng nhặt cầu lên để tiếp tục tập. 8. Tập phối hợp “Đỡ cầu bằng đùi đá tấn công bằng mu bàn chân” - Giáo viên làm mẫu, phân tích kỹ thuật động tác. - Gọi một em học sinh lên thực hiện cùng các em còn lại quan sát. với phương pháp tập từ dễ đến khó sau đó hướng dẫn học sinh tập luyện quan sát sửa sai. + Lần 1: Từng đôi đứng đối diện 3 -> 4m tự tung cầu lên đỡ một nhịp bằng đùi chân thuận, đá chân thuận bằng mu bàn chân sang đối phương thực hiện liên tục trong 5 phút. Lúc đầu yêu cầu các em chỉ cần đá qua lưới sau khi đã tập thành thạo yêu cầu các em đá vào các vị trí khác nhau ở trong sân xa, gần bên phải, bên trái. + Lần 2: Vẫn như cách tập luyện trên từng đôi tung cầu cho nhau đỡ một nhịp bằng đùi chân thuận hoặc chân không thuận đá chân thuận bằng mu bàn chân sang sân đối phương. Thực hiện liên tục trong 5 phút. Lúc đầu các tung đẹp cho nhau sau đó tung khó hơn bắt đối phương kết hợp di chuyển. + Lần 3: Sau khi các em tập cơ bản 2 động tác trên giáo viên yêu cầu các em đứng khoảng cách xa hơn có lưới 1 phát cầu, em kia thực hiện kỹ thuật “ Đỡ cầu bằng đùi đá tân công bằng mu chân “ cũng có tập thể 2 em đứng đối nhau hoặc 1 em phát cầu liên tục các em bên đối phương đứng theo hàng học sau đó từng em đỡ 1 quả hoặc nhiều quả bằng đùi đá tấn công bằng mu chân khi đã thành thạo có thể phát cầu ở các vị trí khác nhau đề đối phương kết hợp di chuyển thực hiện kỹ thuật. 9. Phòng thủ khi đối phương tấn công Lần 1: Hai em đúng đối diện nhau một em đứng tại chỗ dùng thuật kỹ thuật đá móc cầu sang sân đối phương em kia bình tĩnh phán đoán điểm rơi của cầu tùy theo điểm rơi mà sử dụng kỹ thuật đỡ cho hợp lý làm sao không được để cầu rơi xuống đất. Thực hiện liên tiếp 10 lần. Lần 2: Một nhóm thực hiện kỹ thuật tấn công . nhóm 2 đứng sát lưới Khi đối phương nhảy lên đá móc cầu thì một em hoặc hai em nhảy lên sát lưới dùng ngực hoặc chân chặn cầu làm sao cho cầu rơi trở lại sân đối phương để phòng thủ kỹ thuật này các em cần phải chọn vị chí hợp lý để chắn cầu mới mang lại hiệu quả cao. 10. Áp dụng sáng kiến vào trong giảng dạy theo phân phối chương trình Tiết 13 ĐÁ CẦU – CHẠY BỀN Ngày soạn 22/9/2013 Ngàydạy: 2/10/2013 I. Mục Tiêu 1. Kiến thức. - Hs biết được kỹ thuật tâng giật cầu, tõng cầu nhịp một đá tấn công bằng mu bàn chân, kỹ thuật phát cầu thấp chân nghiêng mình. 2. Kỹ năng. - Thực hiên cơ bản được các kỹ thuật trên, biết vận dụng trong tập luyện và thi đấu. - Đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể chạy bền. 3. Thái độ: Tự giác, tích cực, nghiêm túc. II. Địa Điểm - Phương Tiện - Sân trường THPT sô1 TP Lào cai. - Cầu đá 35 quả, lưới, đồng hồ bấm giây. III. Tiến Trình Lên Lớp Nội dung LVĐ Phương pháp tổ chức A. Phần mở đầu - Tập trung lớp: +Lớp trưởng tập trung lớp báo cáo sĩ số. - Nhận lớp: + Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung và nhiệm vụ bài học. - Khởi động: +Lớp xoay khớp cổ tay, cổ chõn khớp hông, gối vai. + Ép dây chăng ngang. + Ép dây chằng dọc. + Chạy bước nhỏ. + Chạy nâng cao đựi + Đá lăng sau . .2 phần cơ bản Hoạt động 1. + Tâng giật cầu. + Ôn kt tâng cầu nhịp 1 đá tấn công bằng mu bàn chân. Hoạt động 2. + Học kỹ thuật phát cầu thấp chân nghiêng mình bằng mu bàn chân. + Phất cầu theo đôi + Phát cầu qua lưới + Phất cầu vào ô quy định Hoạt động 3 . Chạy bền: Luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên . + Nam chạy 800m. + Nữ chạy 500m. Củng cố: Giáo viên gọi 2 em lên thực hiện nội dung đã học, hai em khác nhận xét. III. Phần kết thúc + Hồi tĩnh. + Tại chỗ thả lỏng chân tay. + Nhậ
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_tap_luyen_cac_bai_tap_ky_t.doc
- don skkn tuan.doc