Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp hướng dẫn học sinh học, luyện tập và ghi nhớ từ vựng Tiếng Anh một cách hiệu quả
Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế nó được sử dụng như một thứ ngôn ngữ phổ thông trên thế giới. Tiếng Anh đã và đang trở thành một nhu cầu cần thiết trong giao tiếp hàng ngày, trong công việc và trong quá trình nghiên cứu khoa học. Thông qua ngôn ngữ chung này mà con người trên khắp hành tinh hiểu biết lẫn nhau, trao đổi cho nhau những thành tựu khoa học, văn hoá thể thao, nghệ thuật, văn minh tiến bộ của loài người. Đất nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển, vì vậy mà TiếngAnh chính là chìa khoá để mở cánh cửa hội nhập giữa nước ta với các nước trên thế giới.
Theo GS.TSKH. Vũ Ngọc Hải - Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục – "Những ai, những cộng đồng nào, quốc gia nào muốn phát triển nhanh, muốn mở rộng quan hệ quốc tế, muốn mở cửa, muốn tiếp nhận thành tựu về mọi mặt của nhân loại, không thể không biết tiếng Anh, không thể không có chiến lược học ngôn ngữ này một cách cẩn trọng…Nhiều quốc gia đã coi tiếng Anh là thứ tiếng quan trọng sau tiếng mẹ đẻ và đã đưa vào giảng dạy chính khoá từ giáo dục tiểu học" Chính vì lẽ đó, việc học tiếng Anh đối với mỗi một chúng ta, nhất là đối với các em học sinh, giới trí thức trẻ của đất nước luôn là một công việc hết sức quan trọng.
Tuy nhiên để sử dụng tiếng Anh như là một công cụ giao tiếp thì chúng ta phải đáp ứng một trong những tiêu chí cơ bản đó là vốn từ vựng. Vốn từ vựng càng nhiều càng giúp cho việc hiểu và giao tiếp nhanh chóng và hiệu quả hơn. Chính vì vậy ở mỗi bài học việc giới thiệu ngữ liệu mới, trong đó có từ vựng, luyện tập sử dụng từ vựng mới, làm rõ nghĩa, cách dùng và ghi nhớ từ vựng luôn luôn là việc làm bắt buộc và thường xuyên mà đòi hỏi mỗi giáo viên Tiếng Anh cần phải quan tâm, chú trọng tới.
MỤC LỤC Mục lục 0 MỞ ĐẦU 2 Lý do viết đề tài 2 Lý do khách quan 2 Lý do chủ quan 3 Mục đích nghiên cứu 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 Phương pháp nghiên cứu 5 Khả năng phát triển, ứng dụng thực tế NỘI DUNG CHƯƠNG 1 6 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC TỪ VỰNG TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG THCS Về học sinh 6 Về giáo viên 7 CHƯƠNG 2 9 NỘI DUNG CHÍNH VÀ TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU Giới thiệu từ vựng 9 Các thủ thuật có thể áp dụng khi giảng dạy từ vựng hiện nay 9 Các thủ thuật đã vận dụng hiệu quả khi dạy từ vựng Tiếng Anh cho học sinh tại trường THCS Thái Thịnh 13 Thực hành luyện tập 19 Các phương pháp áp dụng để luyện từ cho học sinh. 19 Luyện tập về cấu tạo từ 22 Luyện từ theo chủ đề 23 Luyện từ phối hợp 24 Một số kinh nghiệm giúp học sinh ghi nhớ vốn từ vựng tiếng Anh 25 CHƯƠNG 3: 30 KẾT LUẬN 30 Kết luận 30 Ưu điểm và hạn chế của sáng kiến kinh nghiệm 30 Một số kiến nghị 31 Nhận xét đánh giá của hội đồng khoa học cấp cơ sở 33 Nhận xét đánh giá của hội đồng khoa học cấp cao 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 MỞ ĐẦU Lý do viết đề tài: Lý do khách quan Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế nó được sử dụng như một thứ ngôn ngữ phổ thông trên thế giới. Tiếng Anh đã và đang trở thành một nhu cầu cần thiết trong giao tiếp hàng ngày, trong công việc và trong quá trình nghiên cứu khoa học. Thông qua ngôn ngữ chung này mà con người trên khắp hành tinh hiểu biết lẫn nhau, trao đổi cho nhau những thành tựu khoa học, văn hoá thể thao, nghệ thuật, văn minh tiến bộ của loài người. Đất nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển, vì vậy mà Tiếng Anh chính là chìa khoá để mở cánh cửa hội nhập giữa nước ta với các nước trên thế giới. Theo GS.TSKH. Vũ Ngọc Hải - Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục – "Những ai, những cộng đồng nào, quốc gia nào muốn phát triển nhanh, muốn mở rộng quan hệ quốc tế, muốn mở cửa, muốn tiếp nhận thành tựu về mọi mặt của nhân loại, không thể không biết tiếng Anh, không thể không có chiến lược học ngôn ngữ này một cách cẩn trọngNhiều quốc gia đã coi tiếng Anh là thứ tiếng quan trọng sau tiếng mẹ đẻ và đã đưa vào giảng dạy chính khoá từ giáo dục tiểu học" Chính vì lẽ đó, việc học tiếng Anh đối với mỗi một chúng ta, nhất là đối với các em học sinh, giới trí thức trẻ của đất nước luôn là một công việc hết sức quan trọng. Tuy nhiên để sử dụng tiếng Anh như là một công cụ giao tiếp thì chúng ta phải đáp ứng một trong những tiêu chí cơ bản đó là vốn từ vựng. Vốn từ vựng càng nhiều càng giúp cho việc hiểu và giao tiếp nhanh chóng và hiệu quả hơn. Chính vì vậy ở mỗi bài học việc giới thiệu ngữ liệu mới, trong đó có từ vựng, luyện tập sử dụng từ vựng mới, làm rõ nghĩa, cách dùng và ghi nhớ từ vựng luôn luôn là việc làm bắt buộc và thường xuyên mà đòi hỏi mỗi giáo viên Tiếng Anh cần phải quan tâm, chú trọng tới. Lý do chủ quan Là giáo viên Tiếng Anh đang trực tiếp giảng dạy các em học sinh THCS, tôi luôn có băn khoăn, trăn trở sau mỗi giờ lên lớp.Tại sao học sinh của mình có một lượng kiến thức ngữ pháp khá tốt, vậy mà khi các em làm các bài tập về phát triển 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết thì lại kém. Các em nghe không được, nói kém và ngại nói. Khi viết thì các em dùng sai từ và viết sai chính tả. Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu tôi đã nhận ra rằng: Hệ thống từ vựng là một trong ba khía cạnh chính của ngôn ngữ, có ý nghĩa đặc biệt trong việc dạy ngôn ngữ tiếng nước ngoài. Hệ thống từ vựng giúp cho học sinh phân biệt kiểu loại nói và viết trong từng trường hợp cụ thể, bởi vậy nó làm cho người học tự tin hơn trong quá trình giao tiếp với người nước ngoài. Nhưng phần lớn học sinh chưa nhận thức được điều đó và ngay cả chúng ta là những người trực tiếp giảng dạy vẫn thường làm thay học sinh rất nhiều, cách đó không đem lại hiệu quả cao mà tạo cho học sinh sức ì và phụ thuộc. Vì thế việc giảng từ vựng là mấu chốt bởi vì không có từ vựng chắc chắn không có ngôn ngữ. Chúng ta không thể rèn luyện và phát triển 4 kỹ năng : Nghe, Nói, Đọc, Viết cho học sinh mà không dựa vào nền tảng của từ vựng . Khối lượng từ vựng càng nhiều thì giúp cho học sinh hiểu biết và giao tiếp nhanh chóng có hiệu quả. Việc học và sử dụng từ vựng một cách thường xuyên sẽ mang lại kết quả tốt trong quá trình học tiếng. Muốn vậy người giáo viên phải thực sự là người tổ chức hướng dẫn để các em chủ động, tích cực trong mọi hoạt động học tập. Giáo viên phải tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm giúp học sinh luyện tập và ghi nhớ tốt những từ vựng mà các em đã được học. Đồng thời giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách học và tự ôn luyện vốn từ vựng ở nhà để ghi nhớ và phát triển vốn từ vựng của bản thân. Từ những băn khoăn, trăn trở trên tôi đã tham khảo sách giáo khoa,bạn bè, đồng nghiệp, tìm hiểu tâm lí học sinh nghiên cứu, ứng dụng những kiến thức mình có vào quá trìng giảng dạy từ vựng cho hoc sinh. Từ đó tôi đã rút ra một vài kinh nghiệm dạy và luyện tập từ vựng cho học sinh nhằm giúp các em ghi nhớ được vốn từ vựng tiếng Anh có hiệu quả. Chính vì vậy mà tôi viết sáng kiến kinh nghiệm “ Phương pháp hướng dẫn học sinh học, luyện tập và ghi nhớ từ vựng Tiếng Anh một cách hiệu quả”. Mục đích nghiên cứu Môn ngoại ngữ mang sắc thái riêng khác biệt với môn học khác. Nó không chỉ là dạy kiến thức ngôn ngữ mà còn bao gồm cả kiến thức xã hội sâu sắc, phong tục, tập quán, lối sống văn hoá của nhân loại được thông qua ngôn ngữ, qua hệ thống từ vựng vì thế rất cần thiết để nghiên cứu để tìm ra những phương pháp hay và có hiệu quả giúp học sinh ghi nhớ được vốn từ vựng Tiếng Anh. Cần có những thủ thuật dạy từ vựng đa dạng và hứng thú đối với học sinh nhằm bổ sung và đổi mới các phương pháp dạy học tiếng Anh truyền thống để vận dụng trong giảng dạy nhằm: + Gây hứng thú cho học sinh khi học tiếng Anh, từ đó học sinh tích cực tham gia tự giác vào các hoạt động học và tiếp thu bài tốt hơn, ghi nhớ từ vựng với ngữ cảnh giao tiếp, nâng cao khả năng tự học hỏi, sẽ làm giàu vốn từ và tự kiểm tra được quá trình sử dụng từ của mình. + Nâng cao chất lượng học tập của bộ môn. Tổng hợp các dạng bài tập để luyện tập từ vựng có hiệu quả giúp học sinh nắm vững kiến thức, nhớ từ và có thể sử dụng trong giao tiếp. Nói tóm lại, SKKN hướng đến mục đích cuối cùng là cải tiến phương pháp dạy học, tạo thêm hứng thú cho học sinh, giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kỹ năng, phát triển nhân cách, nắm vững và sử dụng được vốn từ vựng để giao tiếp. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Các bài học trong chương trình tiếng Anh lớp 6; 7; 8, 9 Các thủ thuật dạy từ vựng và kiểm tra từ vựng. Các dạng bài tập luyện tập từ vựng. Số lượng từ vựng phải dạy trong bài học Phương pháp nghiên cứu -Với chuyên đề này tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: + Quan sát học sinh +Phỏng vấn học sinh + Kiểm tra và đối chiếu kết quả học tập của học sinh. Sau mỗi đơn vị bài học có kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm về những hình thức thực hiện ở từng tiết học, phân tích ưu điểm sau đó duy trì ưu điểm bổ sung và cải tiến những tồn tại để tiếp tục thử nghiệm ở những bài học tiếp theo Qua nhiều đơn vị bài học mà tôi đã lựa chọn và tìm ra những hình thức hay nhất đúc rút thành kinh nghiệm. Khả năng phát triển, ứng dụng thực tế Với đề tài này chúng ta có thể ứng dụng vào thực tế giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh ở các trường THCS. CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC TỪ VỰNG TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG THCS THÁI THỊNH Về học sinh Hiện nay trong các trường THCS, cũng giống như các bộ môn khác, việc dạy và học tiếng Anh đang diễn ra cùng với sự đổi mới phương pháp giáo dục, cải cách sách giáo khoa, giảm tải nội dung chương trình học nhằm làm phù hợp với nhận thức của học sinh, làm cho học sinh được tiếp cận với các nội dung, kiến thức hiện đại. Vốn từ vựng tiếng Anh trong chương trình học cũng được sử dụng phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Trước hết, xuất phát từ đối tượng giảng dạy là học sinh ở lứa tuổi thiếu niên kinh nghiệm cuộc sống còn ít, hiểu biết xã hội hạn chế, do đó vốn từ vựng dạy cho các em ở cấp học này thường phải được kết hợp với các kỹ năng dạy học cho phù hợp để gây sự quan tâm, hứng thú với học sinh. Bên cạnh đó việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường còn diễn ra trong môi trường giao tiếp của thầy và trò có rất nhiều hạn chế: Dạy học trong một tập thể lớn (thường là đơn vị lớp học có khoảng 45 học sinh hoặc hơn), trình độ nhận thức có nhiều cấp độ khác nhau, điều này làm phân tán sự tập chung của học sinh, tác động rất lớn đến việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh, làm chậm quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh và sự phân bố thời gian cho từng phần nội dung bài sao cho phù hợp với từng loại bài giảng (thực hành, kĩ năng) cũng là một tác động tới việc lựa chọn, nghiên cứu và áp dụng kĩ năng dạy từ vựng sao cho thích hợp. Một vấn đề khác nữa là mặc dù các em học sinh đã được làm quen với Tiếng Anh từ khi các em còn học tiểu học nhưng kiến thức của các em còn nhiều hạn chế, các em chưa xác định phương pháp học hiệu quả.Vì thực tế là khi còn học tiểu học thì các em chưa được chú trọng đến việc dạy và học Tiếng Anh. Khi giáo viên yêu cầu các em lên bảng viết từ mới hay làm các bài tập về từ vựng các em rất lúng túng. Rất ít em có thể nói, diễn đạt những câu đơn giản bằng Tiếng Anh. Bằng phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh của 3 lớp 8B, 8H và 6E tôi đã thu được kết quả sau: LỚP Khá/giỏi (%) TB (%) Yếu (%) TS % TS % TS % 8B 10 23 25 58 8 19 8H 10 23 23 54 10 23 6E 9 18 26 52 15 30 Bảng 1: kết quả trước khi tiến hành nghiên cứu. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ Với kết quả trên ta thấy kết quả của học sinh còn nhiều bất cập. Kết quả khá, giỏi còn thấp, trong khi đó kết quả yếu còn nhiều. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải tìm biện pháp khắc phục, giúp các em nâng cao được kết quả học tập của mình. Về giáo viên Sau nhiều năm đứng lớp, giáo viên luôn trăn trở về kết quả học tập của học sinh, vì vậy mà giáo viên luôn cố gắng nghiên cứu tài liệu, trao đổi với đồng nghiệp để tìm ra phương pháp giúp học sinh nâng cao chất lượng. Bên cạnh đó, giáo viên còn thường xuyên trao đổi với học sinh để hướng dẫn các em cách học, xác định rõ nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập của các em còn thấp, giúp các em tìm ra phương pháp học cho riêng mình, nâng cao kết quả học tập. Cụ thể giáo viên đã: - Tiến hành tìm tòi các hình thức rèn luyện cho phù hợp với từng loại bài, từng kiểu bài. Ví dụ: Rèn luyện qua bài khoá Luyện từ qua bài nghe, đọc hiểu. Luyện từ theo chủ đề. Luyện từ phối hợp các phương pháp cơ bản của luỵên tập chủ yếu dùng phương pháp thực hành. + Thực hành nói, phát âm chính xác từ, thực hiện ở bài hội thoại, đọc hiểu. + Thực hành đặt câu, sử dụng từ và luyện tập ở bài nói. + Thực hành ở các bài tập về sử dụng từ được thực hiện ở trong các giờ dạy “Language focus”. Ngoài ra luyện từ qua các hình thức trò chơi, nhóm học tập để học sinh có thể bổ sung vốn từ cho nhau. Dù thực hiện ở bất kỳ phương pháp nào cũng đảm bảo nguyên tắc giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn. Giáo viên phải luôn tạo ra môi trường luyện tập cho học sinh đồng thời hướng dẫn chúng cách luỵên tập, củng cố và bổ sung vốn từ một cách thường xuyên. CHƯƠNG 2 NỘI DUNG CHÍNH VÀ TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU Chúng ta biết rằng từ tồn tại ở 2 trạng thái chữ viết và âm thanh. Có người cho rằng việc học từ trước hết là khâu nghe, số kia lại cho rằng điều quan trọng là chữ viết. Với tôi cả hai hình thái đó đều tồn tại và bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Qua quá trình dạy và học từ vựng qua 3 giai đoạn: Presentation, Practice and, Production Trong phần Presentation có 4 giai đoạn cơ bản: Giai đoạn 1: Giới thiệu từ vựng Giai đoạn 2: Thực hành luyện tập Giai đoạn 3: Kiểm tra Giai đoạn 4: Củng cố Ở đây tôi xin được đề cập đến giai đoạn 1; 2 của phần Presentation đó là: Giới thiệu từ vựng, thực hành và luyện tập từ vựng . Giới thiệu từ vựng Các thủ thuật có thể áp dụng khi giảng dạy từ vựng hiện nay: Một trong những điều quan trọng nhất là giáo viên phải làm như thế nào để học sinh hứng thú thì học sinh mới tập trung, hợp tác với thầy cô và tiếp thu tốt nhất. Tạo cho học sinh hứng thú quyết định kết quả học tập của học sinh. Như vậy giáo viên phải biết tạo động cơ học tập cho học sinh hay nói cách khác là làm cho học sinh muốn học thì kết quả học tập sẽ rất khả quan. Hơn nữa quá trình học và ghi nhớ liên quan mật thiết với động cơ học tập. Hoạt động học bao giờ cũng được thúc đẩy bởi một động cơ nào đó. Cụ thể việc dạy từ vựng trong phần giới thiệu ngữ liệu mới là phải giới thiệu hình thái (form) tình huống ngữ cảnh để làm rõ ngữ nghĩa (meaning) và cách sử dụng từ mới (use). Nếu phần này chúng ta giới thiệu từ vựng sinh động hứng thú bao nhiêu, bài học càng hiệu quả bấy nhiêu. Vì như trên đã đề cập ngay từ ban đầu, học sinh đã bị lôi cuốn, hứng thú vào bài học dẫn đến tiếp thu nhanh và dễ dàng. Từ đó kích thích học sinh ham muốn học từ vựng, tích cực tham gia vào quá trình giới thiệu từ vựng. Vì vậy cần tạo điều kiện cho học sinh thực hành sử dụng từ mới đặt câu theo mẫu, sử dụng từ trong các hoàn cảnh khác nhau, ôn luyện thường xuyên các từ đã học qua nhiều dạng bài tập khác nhau, thực hành giao tiếp sử dụng từ đúng từng ngữ cảnh. Bên cạnh việc sắp xếp, bố trí thứ tự từ vựng để dạy giáo viên còn phải sử dụng các kĩ năng giới thiệu từ mới, tạo sự hấp dẫn với học sinh thông qua các kĩ năng giới thiệu từ. Ta cũng biết lượng thời gian để giới thiệu từ vựng trong một giờ học chiếm một phần nhỏ, chỉ từ 5 đến 7 phút(tối đa là 10 phút) nên khi giới thiệu từ giáo viên phải thực hiện việc dẫn dắt sao cho thật rõ ràng, cụ thể, đơn giản, và nhanh chóng. Giáo viên phải lựa chọn kĩ năng giới thiệu từ cho phù hợp, vừa để thu hút sự tập trung của học sinh, vừa để học sinh ghi nhớ từ vựng ở giai đoạn đầu. Giai đoạn đầu trong việc dạy từ vựng là phần giới thiệu từ mới cho học sinh. Giới thiệu từ mới có vai trò rất quan trọng trong một giờ học tiếng Anh. Nó có thể giúp học sinh nắm được bao quát nội dung bài học, nắm được nghĩa của từ, cách sử dụng qua phần giới thiệu ban đầu của giáo viên. Thông thường giới thiệu một từ mới, giáo viên cần thực hiện các bước sau: Gợi mở từ dạy bằng tranh vẽ, vật thật, ví dụ, tình huống... Giới thiệu từ dạy bằng Tiếng Anh Cho học sinh nghe 3 lần Học sinh lặp lại từ mới (đồng thanh 2-3 lần) Học sinh lặp lại cá nhân (2-3 học sinh) Giáo viên sửa lỗi sai về phát âm của học sinh Giáo viên trình bày từ dạy lên bảng Khi dạy xong tất cả các từ mới, học sinh viết vào vở. Kiểm tra từ vựng. Kiểm tra trọng âm của từ. Song tất nhiên từ mới nào xuất hiện trong quá trình giảng bài cho học sinh cũng được đưa vào phần giới thiệu từ mới. Người giáo viên phải biết lựa chọn, xác định từ tích cực, chủ động trong quá trình để giảng dạy và cố gắng phát huy hết khả năng tự học hỏi của học sinh đối với những loại từ không tich cực. Bên cạnh đó giáo viên còn phải biết sắp xếp các từ vựng sẽ dạy trong bài theo một trình tự hợp lí, hoặc tạo các lời dẫn. * Lựa chọn từ vựng để dạy: Thông thường trong một bài học luôn xuất hiện những từ mới. Chúng ta cần phải lựa chọn từ cần phải dạy và thông dụng qua hình thức nào để học sinh tiếp thu dễ dàng và nhanh chóng. Không phải từ mới nào chúng ta cũng cần đưa vào để dạy và dạy như nhau. Bởi vì nếu giới thiệu quá nhiều từ mới học sinh sẽ không nhớ hết, và không có đủ thời gian để có cơ hội sử dụng và luyện tập các từ vựng trong một giờ lên lớp. Để lựa chọn từ cần phải dạy, cần xem xét những vấn đề sau: Từ tích cực và từ kém tích cực. Từ tích cực là những từ học sinh cần hiểu, nhận biết và sử dụng được trong giao tiếp nói và viết. Đối với loại từ này ta cần phải đầu tư thời gian cho ví dụ minh họa, đặt câu hỏi và luyện tập nhiều hơn đặc biệt là cách sử dụng để học sinh thật sự thấy được từ được sử dụng như thế nào. Từ kém tích cực là những từ học sinh chỉ hiểu và nhận biết được khi nghe đọc ta chỉ cần dưng lại ở mức độ nhận biết không cần tốn thời gian cho các hoạt động ứng dụng. Để tiết kiệm thời gian ta thường trình bày chúng nhanh chóng. Chúng ta thường để học sinh đoán từ qua ngữ cảnh của bài đọc. Học sinh đã biết từ này chưa? Để không bị lãng phí thời gian, người thầy cần phải luôn luôn đảm bảo những từ cần dạy là từ mới học sinh chưa biết. Có thể hỏi trực tiếp các em, hoặc dùng thủ thuật gợi mở để tìm xem các em đã biết những từ đó chưa và biết đến đâu, cụ thể là thủ thuật hỏi gợi ý (eliciting), tách riêng từ mới bằng cách đọc to, học sinh nghe, nhắc lại, qua luyện tập nhanh kiểm tra mức độ tiếp thu của học sinh, hoặc hỏi trực tiếp các em những từ nào từ khó và mới trong bài. Những yếu tố cần làm rõ khi giới thiệu từ mới: Khi giới thiệu ngữ liệu mới cần làm rõ 3 yếu tố cơ bản của ngôn ngữ là: form, meaning, use. Khi giới thiệu từ mới, ta cần giới thiệu không những chữ viết và định nghĩa như ở từ điển mà còn cách phát âm không chỉ từ đơn lẻ mà phải nhận biết và phát âm đúng những từ đó trong chuỗi lời nói và dặc biệt là biết nghĩa và cách dùng chung trong giao tiếp. Tóm lại chúng ta cần làm rõ những phần sau khi giới thiệu từ mới: Chữ viết (spelling) Ngữ âm (pronunciation) Ngữ nghĩa (lexical meaning) Hình thái ngữ pháp (Gramatical form) Cách sử dụng (use) Các thủ thuật đã vận dụng hiệu quả khi dạy từ vựng tiếng Anh cho học sinh tại trường THCS THÁI THỊNH Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy của bộ môn và các yêu cầu cần đạt khi giảng dạy từ vựng cho học sinh trong chương trình tiếng Anh, bản thân tôi đã mạnh dạn áp dụng một số thủ thuật có sẵn mà phù hợp với đặc điểm độ tuổi, chương trình, và những điều kiện có sẵn (phần mềm Powerpoint, hình vẽ, ) để giúp học sinh nắm từ vựng hiệu quả hơn Thủ thuật 1. Dùng giáo cụ trực quan Trong giảng dạy nói chung và trong việc dạy học tiếng Anh nói riêng, giáo cụ trực quan thường đóng vai trò hỗ trợ rất tích cực. Phương pháp này rất phổ biến và mang lại hiệu quả cao vì đã làm cho việc hiểu nghĩa từ trở nên chính xác, sinh động, và tiết kiệm thời gian. Học sinh dùng trực giác để biết nghĩa của từ một cách trực tiếp, hứng thú và chú ý vào bài học một cách có hiệu quả. Giáo viên có thể sử dụng vật thật, đồ vật trên lớp, tranh ảnh, hình vẽ, hình cắt dán từ tạp chí, bản biểu cử chỉ, điệu bộ, hình phim, đèn chiếu, TV, video.... Tuy nhiên không phải từ nào cũng giới thiệu bằng cách này mà chúng ta phải lựa từ thật thích hợp và phải được trình bày nhanh chóng, dễ dàng và rõ ràng, vì vậy, tôi đã sử dụng vật thật, tranh ảnh phù hợp cho từng nội dung bài học, ví dụ: Dùng vật thật đối với các đồ dùng, vật dụng có sẵn Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị trước các đồ vật có trong cuộc sống hàng ngày. Giáo viên giơ vật đó lên và yêu cầu cả lớp nói nghĩa của từ tiếng Anh tương đương. Phương pháp này có thể mang lại hứng thú bất ngờ sinh vì học sinh được quan sát, được luyện tập với các vật thật trong thực tế. Ví dụ : Khi dạy từ vựng phần C 1; 2 Unit 2 (English 6) chủ đề của bài này là các đồ dùng học sinh Tôi chỉ cần cầm lên bút, thước kẻ, bút chì, cặp sách...khi muốn dạy từ a pen; a,a ruler, a pencil, a school bag. Khi chỉ tay vào những đồ vật đó thì học sinh dễ dàng biết ngay từ đó có nghĩa gì mà tôi không cần nói nghĩa. Qua việc chuẩn bị những đồ dùng phục vụ cho bài dạy như trên, công việc dạy từ của giáo viên trở nên dễ dàng, tiết kiệm được nhiều thời gian Dùng tranh ảnh đối với các chủ đề không dùng vật thật được Giáo viên có thể sưu tập trang ảnh từ báo chí, sách hoặc tải tranh ảnh từ trên mạng xuống để dạy từ liên quan đến một số đồ vật không thể mang đến lớp học, cũng không thể làm đồ dùng dạy học. Ở phương pháp này, giáo viên chuẩn bị tranh ảnh có chứa kiến thức cần giảng dạy. Giáo viên giơ từng bức tranh và yêu cầu học sinh nhận biết nội dung chứa đựng trong bức tranh. Giáo viên giơ tranh lên và yêu cầu học sinh phát biểu ý kiến. Phương pháp này giúp học sinh dễ nhớ từ mới và giúp cho giờ học trở nên sinh động hơn. Cách tiến hành giống như vật thật. Ví dụ : Khi dạy từ vựng phần A 1, 2, Unit 9 (English7), Ở bài này cần giới thiệu một số sinh vật sống dưới đại dương, tôi sử dụng hình ảnh và dạy từ với sự trợ giúp của phần mềm trình chiếu Powerpoint để dạy từ vựng cho các em Kinh nghiệm cá nhân sử dụng thủ thuật này: Khi sử
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_huong_dan_hoc_sinh_hoc_luy.docx
- SKKN_Tiếng_Anh_Hoàng_Thu_Hà.pdf