Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kỹ năng thích ứng xã hội cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT hiện nay

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kỹ năng thích ứng xã hội cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT hiện nay

Ngày19/8/2022 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Chỉ thị số 1112/CT- BGDĐT về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023.

Ngành Giáo dục xác định chủ đề là “Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”.

Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp trung học phổ thông đó là: giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích,điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. Do đó, ngoài việc truyền thụ cho học sinh các tri thức cơ bản thì mục tiêu giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh trong bối cảnh mới là một thách thức không nhỏ cho nền giáo dục Việt Nam.

Một trong những kỹ năng mềm đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống đó là kỹ năng thích ứng xã hội. Nhà triết gia Heraclitus nói rằng, “Thứ duy nhất không đổi trong cuộc sống là sự thay đổi”. Mỗi giây phút trôi qua đều có những sự thay đổi không ai có thể lường trước được. Đặc biệt học sinh THPT- đây là độ tuổi có nhiều biến đổi mạnh mẽ về tâm và sinh lý, có nhiều quan niệm và hành động mới, nhất là những quan niệm về tình bạn, tình yêu… Thời gian qua, tuy chưa có con số thống kê cụ thể nhưng học sinh trầm cảm, học sinh tự tử có chiều hướng gia tăng. Theo truyền thông ngày 1 tháng 4 năm 2022, một nam sinh cấp 3 ở Hà Nội tự tử bằng cách nhảy từ tầng 28 chung cư xuống đất… Những điều đó đã nói lên một thực trạng nhức nhối ngày nay của các thế hệ học sinh - đang còn thiếu hụt rất nhiều những kỹ năng thích ứng xã hội cơ bản, cần thiết để đáp ứng tốt những yêu cầu cuộc sống đặt ra. Vì vậy, cần được trang bị và rèn luyện các kỹ năng thích ứng xã hội ngay từ đầu sẽ là điều kiện tốt giúp mỗi cá nhân chuyển dịch nhận thức, thái độ thành hành động thực tế mang tính tích cực tạo nên sự thích ứng với môi trường học tập, môi trường xã hội luôn thay đổi từng ngày. Do đó, việc hình thành, rèn luyện và phát triển các kỹ năng thích ứng xã hội là một vấn đề rất cần thiết nhằm trang bị cho các em kiến thức và kỹ năng giải quyết một các chủ động, sáng tạo các tình huống cuộc sống khi các em phải đối mặt.

docx 75 trang Thu Kiều 22/09/2024 1430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kỹ năng thích ứng xã hội cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3
 ----------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG THÍCH ỨNG XÃ HỘI CHO HỌC SINH 
 THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
 Ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY
 LĨNH VỰC: CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
 TÊN TÁC GIẢ: NGUYỄN THỊ PHƯỢNG
 TỔ: NGỮ VĂN
 NĂM THỰC HIỆN: 2022 - 2023
 SỐ ĐIỆN THOẠI: 0945.116.382 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH
 NGHIỆM
Ký tự viết tắt Ý nghĩa đầy đủ
 THPT Trung học phổ thông
 GD Giáo dục
 GV Giáo viên
 HS Học sinh
 THPT Trung học phổ thông
 KN Kĩ năng
 KNS Kĩ năng sống
 CMHS Cha mẹ học sinh
 TNSP Thực nghiệm sư phạm
 TNg Thực nghiệm
 HK Hạnh kiểm
 HL Học lực
 G Giỏi
 Kh Khá
 T Tốt
 ĐTB Điểm trung bình
 TB Trung bình
 PL Phụ lục * Xây dựng hình ảnh giáo viên chủ nhiệmnăng cao khả năng tham vấn tâm lý 
 cho học sinh .........................................................................................................12
 * Xây dựng không gian thân thiện, đoàn kết và sáng tạo ở lớp học ....................16
 * Dựa vào phẩm chất, năng lực- kỹ năng cá nhân phân nhóm học sinh theo 
 năng lực, xây dựng câu lạc bộ kỹ năng................................................................17
 * Rèn kỹ năng thông qua : “Trò chơi hợp tác – Kéo co”.....................................22
 * Thảo luận nhóm để giải quyết chủ đề “Chiến thắng sự cám dỗ”......................24
 1.3. Phát hiện, xây dựng và rèn luyện cho đội ngũ cán bộ lớp lập fanpage ........26
1.4. Hình thành kỹ năng mềm cho học sinh thông qua đổi mới giờ sinh hoạt chủ 
nhiệm (xây dựng các chủ đề, dự án) ....................................................................28
1.5. Tổ chức dự án “Phát triển kỹ năng thích ững xã hội” tạo điều kiện cho học 
sinh thực hành một cách sáng tạo ...........................................................................33
1.6. Hướng nghiệp, phân luồng cho học sinh dựa trên phẩm chất, năng lực - kỹ 
năng.........................................................................................................................37
1.7. Tôn trọng sự đa dạng và khác biệt, giáo dục học sinh bằng phương pháp kỷ 
luật tích cực. ............................................................................................................37
2. Tăng cường công tác phối hợp, giáo dục toàn diện.............................................39
2.1. Phối hợp với Đoàn trường trong các hoạt động tham gia ngoại khóa các 
hoạt động thiện nguyện và phát triển kĩ năng sống.................................................39
 2.2. Phối hợp nhà trường và gia đình, xã hội trong giáo dục lối sống rèn luyện 
 phát triển kỹ năng thích ứng xã hội .....................................................................41
 2.3. Tính sư phạm trong góp phần rèn luyện và phát triển phẩm chất, kỹ năng 
 thích ứng xã hội cho lớp chủ nhiệm.....................................................................42
Chương III. ĐÁNH GIÁ TÍNH CẤP THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI ..........42
 1 Mục đích khảo sát .............................................................................................42
 2. Nội dung và phương pháp khảo sát .................................................................43
 3. Phương pháp tiến hành TNSP..........................................................................43
 4. Kết quả..................................................................................................................................43
Chương IV: MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC......................................................45
Kết quả thực nghiệm sư phạm.................................................................................45
1. Phân tích định tính ..............................................................................................45
2. Phân tích kết quả định lượng ..............................................................................45
 2.1. Sự chuyển biến tích cực đối với học sinh, với bản thân và đồng nghiệp ......46 PHẦN I. MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Ngày 19/8/2022 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Chỉ thị 
số 1112/CT- BGDĐT về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023.
 Ngành Giáo dục xác định chủ đề là “Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn 
thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo 
dục và đào tạo”.
 Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp trung học phổ thông 
đó là: giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với 
người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập 
suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện 
và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống 
lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách 
mạng công nghiệp mới. Do đó, ngoài việc truyền thụ cho học sinh các tri thức cơ 
bản thì mục tiêu giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh trong bối cảnh mới là một thách 
thức không nhỏ cho nền giáo dục Việt Nam.
 Một trong những kỹ năng mềm đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống 
đó là kỹ năng thích ứng xã hội. Nhà triết gia Heraclitus nói rằng, “Thứ duy nhất 
không đổi trong cuộc sống là sự thay đổi”. Mỗi giây phút trôi qua đều có những sự 
thay đổi không ai có thể lường trước được. Đặc biệt học sinh THPT- đây là độ tuổi 
có nhiều biến đổi mạnh mẽ về tâm và sinh lý, có nhiều quan niệm và hành động mới, 
nhất là những quan niệm về tình bạn, tình yêu Thời gian qua, tuy chưa có con số 
thống kê cụ thể nhưng học sinh trầm cảm, học sinh tự tử có chiều hướng gia tăng. 
Theo truyền thông ngày 1 tháng 4 năm 2022, một nam sinh cấp 3 ở Hà Nội tự tử 
bằng cách nhảy từ tầng 28 chung cư xuống đất Những điều đó đã nói lên một thực 
trạng nhức nhối ngày nay của các thế hệ học sinh - đang còn thiếu hụt rất nhiều 
những kỹ năng thích ứng xã hội cơ bản, cần thiết để đáp ứng tốt những yêu cầu cuộc 
sống đặt ra. Vì vậy, cần được trang bị và rèn luyện các kỹ năng thích ứng xã hội 
ngay từ đầu sẽ là điều kiện tốt giúp mỗi cá nhân chuyển dịch nhận thức, thái độ thành 
hành động thực tế mang tính tích cực tạo nên sự thích ứng với môi trường học tập, 
môi trường xã hội luôn thay đổi từng ngày. Do đó, việc hình thành, rèn luyện và phát 
triển các kỹ năng thích ứng xã hội là một vấn đề rất cần thiết nhằm trang bị cho các 
em kiến thức và kỹ năng giải quyết một các chủ động, sáng tạo các tình huống cuộc 
sống khi các em phải đối mặt.
 Cũng như nhiều trường THPT khác trường THPT Thanh Chương 3 đã chú 
trọng vào việc phát triển các kỹ năng mềm cho học sinh trong đó có kỹ năng thích 
ứng xã hội. Ngoài việc lồng ghép giáo dục kỹ năng thích ứng xã hội cho các em 
trong những giờ học trên lớp thì các em còn được tham gia vào các hoạt động trải 
nghiệm, chương trình ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp Với vai trò là giáo 
viên chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy, ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình, là
 1 - Phương pháp sử dụng toán thống kê
 - Phương pháp so sánh
 6. Tính mới của đề tài
 + Sáng kiến góp phần phát huy tính tích cực chủ động và phát triển năng lực 
phẩm chất toàn diện cho học sinh
 + Chứng minh tính khả thi và tính cần thiết của việc xây dựng các biện pháp 
trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng thành kỹ năng thích 
ứng xã hội đối với học sinh lớp chủ nhiệm hướng tới xây dựng trường học an toàn, 
hạnh phúc.
 + Đề xuất một số giải pháp phát triển kỹ năng thích ứng xã hội cho học sinh
THPT
 PHẦN II. NỘI DUNG
 Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
 1. Cơ sở lý luận
 1.1. Khái niệm “Phẩm chất”, “Năng lực”
 * Khái niệm về phẩm chất: Phẩm chất là cái làm nên giá trị của người hay vật.
Hay: Phẩm chất là những yếu tố đạo đức, hành vi ứng xử, niềm tin, tình cảm, giá trị 
cuộc sống; ý thức pháp luật của con người được hình thành sau một quá trình giáo 
dục.
 * Khái niệm năng lực: Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và trách 
nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề 
nghiệp, xã hội hay cá nhân trong các tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ 
năng, kĩ xảo và kinh nghiệm, cũng như sẵn sàng hành động.
 Phẩm chất, năng lực là hai yếu tố không thể thiếu để hình thành nhân cách 
con người. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực thể hiện sự quan tâm tới việc 
người học làm được gì sau quá trình đào tạo chứ không thuần túy là chỉ biết được 
gì; quan tâm tới người dạy sẽ dạy như thế nào để hình thành phẩm chất, năng lực 
của người học chứ không phải chỉ là dạy nội dung gì cho người học với mong muốn 
người học biết càng nhiều, càng sâu. [Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán].
 Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, 
việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được 
tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người.” 
(Nguồn NGƯT.TS. Phạm Văn Khanh, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý – Giáo 
dục Việt Nam).
 1.2. Khái niệm “Kỹ năng thích ứng xã hội”của học sinhTHPT là gì?
 Kỹ năng thích ứng xã hội (hay còn gọi là Kỹ năng mềm) là thuật ngữ dùng để 
chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp,
 3 Học sinh THPT: là những học sinh có độ tuổi từ 13- 18 tuổi. Trong đề tài 
nghiên cứu này, khái niệm học sinh được sử dụng để chỉ những người trong độ tuổi 
từ 16-18 tuổi (là học sinh cấp 3). Đây là độ tuổi có nhiều biến đổi mạnh mẽ về tâm 
và sinh lý, có nhiều quan niệm và hành động mới, nhất là những quan niệm về tình 
bạn, tình yêu
 1.3. Các kỹ năng thích ứng xã hội cơ bản của học sinh THPT
 Có nhiều kỹ năng thích ứng xã hội (kỹ năng mềm), tùy theo cách phân loại 
mà có các tên gọi khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài để giúp học sinh 
thích ứng với môi trường học tập, với cuộc sống thì lứa tuổi học sinh THPT phải 
được trang bị và rèn luyện một số kỹ năng thích ứng xã hội cơ bản sau đây:
 - Kỹ năng tự khẳng định: Là khả năng dám nghĩ, dám làm bất cứ một công 
việc nào đó trong cuộc sống.
 Khi có kỹ năng tự khẳng định, học sinh sẽ biết chủ động trong mọi hoàn cảnh, 
do đó trong học tập hay làm việc các em có sự tích cực và chủ động.
 - Kỹ năng kiểm soát cảm xúc và đương đầu với áp lực: Học cách kiểm soát 
cảm xúc là học cách làm người điềm tĩnh, vị tha, học làm người cư xử có văn hóa. 
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc bao gồm kỹ năng nhận thức cảm xúc bản thân, khả năng 
kiểm soát cảm xúc tiêu cực. Kỹ năng đương đầu với áp lực dùng để đối phó tốt với 
những tình huống căng thẳng trong cuộc sống.
 - Kỹ năng kiềm chế là khả năng con người nhận thức được, biết, hiểu và điều 
chỉnh hành vi, cảm xúc của bản thân một cách hợp lý nhằm duy trì trạng thái cân 
bằng của cơ thể để tránh những căng thẳng vốn không cần thiết trong cuộc sống.
 Có được kỹ năng này giúp cho việc giải quyết vấn đề của các em được thỏa 
đáng, các em không cảm thấy ân hận hay hối tiếc vì cách cư xử của mình trước mọi 
tình huống. Không hành động một cách bộc phát, những cảm xúc mạnh của các em 
đã được chế ngự. Do đó các em đủ bình tĩnh để nhìn nhận sự việc một cách sâu sắc 
hơn và dễ dàng đạt mục tiêu chắc chắn hơn.
 - Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề: Kỹ năng giải quyết vấn đề là 
một kỹ năng rất cần thiết trong học tập, làm việc và mọi thứ khác xoay quanh cuộc 
sống của bạn. Để nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, chúng ta cần tập trung vào 
giải pháp, cởi mở, nhìn nhận vấn đề một cách trung lập, lật ngược vấn đề, sử dụng 
ngôn ngữ tích cực, đơn giản hóa mọi việc. Kỹ năng giải quyết vấn đề là kỹ năng mà 
con người xác định được, phân biệt được những khó khăn, trở ngại làm ảnh hưởng 
đến chất lượng cuộc sống của bản thân. Từ đó biết vượt qua một cách dễ dàng để đi 
đến những mục tiêu đã lựa chọn.
 - Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ năng hợp tác là hành vi giúp đỡ người khác, 
tuân thủ cam kết hoặc cùng chung sức hoàn thành một công việc, phối hợp hành 
động trong một lĩnh vực nào đó nhằm một mục đích chung.
 5

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_ky_nang_thich_ung_xa_hoi_ch.docx
  • pdfNGUYỄN THỊ PHƯỢNG - THPT THANH CHƯƠNG 3- CHỦ NHIỆM.pdf