Sáng kiến kinh nghiệm Những giải pháp nâng cao kỹ năng đọc hiểu cho học sinh THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Những giải pháp nâng cao kỹ năng đọc hiểu cho học sinh THPT

Đọc hiểu văn bản là một trong hai phần bắt buộc có trong một đề thi THPT Quốc gia. Phần này tuy không chiếm phần lớn số điểm nhưng lại có vị trí rất quan trọng bởi nó quyết định điểm cao hay thấp trong một bài thi. Nếu học sinh làm sai hết phần này thì chắc chắn điểm toàn bài còn lại dù có tốt mấy cũng chỉ đạt khoảng 6,0 điểm. Ngược lại nếu học sinh làm tốt phần đọc hiểu các em sẽ có nhiều cơ hội đạt điểm văn 7,0 hoặc 8,0. Như vậy phần Đọc hiểu góp phần không nhỏ vào kết quả thi môn Văn cũng như tạo cơ hội cao hơn cho các em xét tuyển Đại học. Có thể nói ôn tập và làm tốt phần Đọc hiểu chính là giúp các em gỡ điểm cho bài thi của mình. Vì vậy việc ôn tập bài bản để các em học sinh lớp 12 làm tốt phần đọc –hiểu, làm tốt bài thi của mình càng trở nên cấp thiết.

Xuất phát từ quan điểm lấy người học làm trung tâm, giáo viên không nên tập trung vào việc cung cấp kiến thức một chiều mà phải cung cấp chìa khóa đểhọc sinh tìm đến với kiến thức, nói các khác là cung cấp phương pháp để học sinh biết cách đọc hiểu một văn bản cụ thể, từ đó hình thành năng lực tự mình đọc hiểucác văn bản khác. Để giúp học sinh làm tốt các bài tập đọc hiểu, giáo viên cần giúp học sinhnắm được thế nào là hiểu một văn bản; Các yêu cầu và hình thức kiểm tra cụ thể về đọc hiểu; Lựa chọn những văn bản phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực củahọc sinh; Xây dựng hệ thống các loại câu hỏi phù hợp theo 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao… Giáo viên cần giúp học sinh đạt được các mức độ hiểu như: Nắm được nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; Nhận diện và hiểu được vai trò, tác dụng của các hình thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản; Hiểu được các tầng ý nghĩa của văn bản được tác giả gửi gắm sau câu chữ; Đánh giá được giá trị của những nội dung và hình thức biểu hiện của văn bản; Bước đầu vận dụng những gì hiểu được vào giải quyết các tình huốngtương tự trong bọc tập và cuộc sống.
Những đề xuất của người viết trong phạm vi của SKKN này chỉ mới dừng lại ở việc cải tiến các giải pháp đã có, ứng dụng vào thực tế của trường THPT Nguyễn Viết Xuân, mục đích chủ yếu là giúp nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh, từ đó cũng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn trong trường. Những nội dung khác liên quan đến tài còn khuyết thiếu, chúng tôi sẽ cố gắng đề cập một cách đầy đủ và toàn diện hơn trong thời gian sắp tới.

docx 45 trang Mai Loan 31/03/2025 571
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những giải pháp nâng cao kỹ năng đọc hiểu cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN
 =====***=====
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG ĐỌC 
 HIỂU CHO HỌC SINH THPT
Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Trang
Mã sáng kiến: 22.51.01
 Vĩnh Phúc, năm 2020 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
 Đọc hiểu là một trong những hoạt động cơ bản của con người nhằm mục đích 
chiếm lĩnh tri thức văn hóa, từ khi có chữ viết, loài người đã có thể ghi lại lịch sử văn 
minh của mình, do đó, các sản phẩm thành văn tự cổ chí kim đều mang dấu ấn của 
thời đại, là nguồn tri thức văn hóa vô tận được hun đúc trong từng con chữ. Dù ngày 
nay, hoạt động đọc đã không còn là con đường duy nhất, song vẫn luôn là con đường 
chủ yếu giúp con người có được sự hiểu biết về thế giới. Khái niệm đọc hiểu có nội 
hàm khoa học phong phú với nhiều loại hình văn bản khác nhau, trong đó, hoạt động 
đọc hiểu tác phẩm văn chương có một ý nghĩa và vị trí vô cùng đặc biệt so với các 
loại văn bản khác. Bởi văn học là nhân học, đọc văn không chỉ để hiểu văn mà “văn 
học còn giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân 
mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý” (M.Gorki). Đọc – 
hiểu tác phẩm văn học không chỉ góp phần giúp con người phát triển toàn diện các 
năng lực tinh thần của mình mà còn có tác động đến quá trình hoàn thiện nhân cách, 
bồi dưỡng những phầm chất đáng quý và làm đời sống tinh thần của mỗi người rộng 
mở và phong phú biết bao nhiêu.
 Trong chương trình môn Ngữ văn bậc THPT hiện hành, các tiết đọc – 
hiểu văn bản, trong đó bao gồm cả văn bản văn học và văn bản nhật dụng, chiếm 
một số lượng tương đối lớn. Kĩ năng đọc – hiểu văn bản cũng là một kĩ năng cơ 
bản mà giáo viên dạy Ngữ văn cần phải hình thành cho học sinh trong suốt quá 
trình học tập. Vài năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều cải tiến 
trong công tác thi cử, các đề văn “mở” hơn và yêu cầu đối với kĩ năng đọc – 
hiểu đối với họcsinh cũng được chú ý nhiều hơn. Đặc biệt, trong năm học 2014 
– 2015, với sự chỉđạo “đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 
theo định hướng phát triển năng lực học sinh”, các bài tập đọc hiểu trở thành 
một phần không thể thiếu trong các đề thi, đề kiểm tra, thi THPT Quốc gia. Đọc 
 3 6.1. Cơ sở lí luận
 Ngày 01/4/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã gửi Công văn số 
1656/BGDĐT-KTKĐCLGD về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp Trung
học phổ thông (THPT) năm 2014, trong đó có nội dung: Đề thi môn ngữ văn có 2 
phần: Đọc hiểu và làm văn. Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở giáo dục, các trường
THPT lưu ý việc thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn 
Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT, thực hiện theo hướng đánh giá năng lực học 
sinh nhưng ở mức độ phù hợp. Cụ thể là tập trung đánh giá hai kỹ năng quan trọng: 
kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng viết văn bản. Đề thi gồm hai phần: Đọc hiểu 
và Tự luận (làm văn), trong đó tỷ lệ điểm của phần viết nhiều hơn phần Đọc hiểu.
 Ngày 15/04/2014, Bộ GD & ĐT gửi văn bản đến các Sở GD&ĐT, các 
trường THPT trong cả nước về hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp cho học sinh THPT. 
Đây là hướng đổi mới kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ những kiến thức của học 
sinhchuyển sang kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh (tự mình 
khám phá văn bản). Cũng từ năm đó dạng câu hỏi Đọc hiểu bắt đầu được đưa 
vào đề thi để thay thế cho dạng câu hỏi tái hiện kiến thức. Có thể nói đây là sự 
đổi mới tích cực trong cách ra đề Ngữ văn theo định hướng mới. Nếu dạng câu 
hỏi tái hiện kiến thức chỉ có thể kiểm tra học sinh ở mức nhận biết, thông hiểu, 
có biết, hiểu, nắm được những kiến thức văn học đã được dạy trong chương 
trình hay không thì dạng câu hỏi Đọc hiểu đã nâng cao hơn một mức vận dụng 
thấp, vận dụng sáng tạo, kiểmtra, phát triển được năng lực tự cảm nhận một văn 
bản bất kì (có thể văn bản đó hoàn toàn xa lạ đối với các em). Như vậy, có thể 
thấy, bên cạnh việc ôn tập, rèn kỹ năng viết phần tự luận thì việc ôn tập và rèn 
kỹ năng làm dạng câu hỏi đọc hiểu là điều cần thiết phải trang bị cho học sinh.
6.2. Cơ sở thực tiễn
 Câu hỏi Đọc hiểu là một kiểu dạng khá mới mẻ được đưa vào đề thi 
THPT Quốc gia nên chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong chương 
trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông. Dạng này cũng không có nhiều tài liệu, 
 5 hiểu được vào giải quyết các tình huốngtương tự trong bọc tập và cuộc sống.
 Những đề xuất của người viết trong phạm vi của SKKN này chỉ mới dừng 
lại ở việc cải tiến các giải pháp đã có, ứng dụng vào thực tế của trường THPT 
Nguyễn Viết Xuân, mục đích chủ yếu là giúp nâng cao năng lực đọc hiểu văn 
bản cho học sinh, từ đó cũng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ 
văn trong trường. Những nội dung khác liên quan đến tài còn khuyết thiếu, 
chúng tôi sẽ cố gắng đề cập một cách đầy đủ và toàn diện hơn trong thời gian 
sắp tới.
6.3. Một số giải pháp nâng cao kĩ năng đọc – hiểu cho học sinh THPT
6.3.1. Thực trạng vấn đề đọc hiểu văn bản của học sinh THPT
 Nhận thức được tầm quan trọng của Đọc hiểu nhưng thực tế việc rèn kĩ 
năng đọc hiểu văn bảN cho học sinh còn nhiều khó khăn và bất cập.
6.3.1.1. Về phía nội dung chương trình ôn thi tốt nghiệp THPT
 Phần nội dung chương trình Ngữ văn lớp 12 tất cả các tác phẩm đều nằm 
trong nội dung ôn tập thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên có một số tác phẩm tiêu 
biểu đặc sắc cần lưu ý trong quá trình ôn thi cho học sinh. Đặc biệt có một số tác 
phẩm mang tính biểu tượng cao như Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo mang 
màu sắc tượng trưng, siêu thực; Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu 
với hình tượng chiếc thuyền mang ẩn ý sâu sắc về mối quan hệ giữa nghệ thuật và 
cuộc đời. Đó cũng là hai tác phẩm mới được đưa vào chương trình sách giáo khoa 
sau khi chỉnh lí sách. Để học sinh hiểu được ý nghĩa sâu sắc của văn bản, nhất là 
với đối tượng học sinh người dân tộc thiểu số thì cũng là một quá trình.
 Những tác phẩm văn học thời kì kháng chiến chống Pháp, thời kì chống 
Mĩ đều có điểm chung là ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Riêng tác 
phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu hướng về đề tài đời tư thế 
sự và vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt mang quan điểm sống sâu sắc. Tuy 
nhiên trong quá trình học mặc dù được giáo viên hướng dẫn nhưng không phải 
học sinh nào cũng nắm được tinh thần chung của tác phẩm.
 7 Một bộ phận học sinh chưa chăm học, chăm đọc sách để tích lũy kiến 
thức và tăng khả năng tư duy. Trong khi đó, để chiếm lĩnh một tác phẩm văn học 
với đầy đủ giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật lại đòi hỏi học sinh phải có năng 
lực tư duy và tích hợp nhiều vốn kiến thức.
6.3.1.3. Về phía giáo viên
 Không chỉ với học sinh mà ngay cả với giáo viên cũng gặp nhiều lung túng 
và lo lắng trong quá trình ôn thi cho các em. Trong khi tiếp cận với những tác 
phẩm hay, mang nhiều giá trị nhân sinh, nhân đạo sâu sắc nhiều giáo viên tham 
phần bình mà giành mất phần kích thích khả năng sáng tạo cho của các em.
 Hệ thống câu hỏi trong quá trình ôn thi cũng chưa thật sự đổi mới theo 
tinh thần đổi mới. Với cấu trúc ra đề thi bằng cách kiểm tra kỹ năng đọc hiểu, ra 
đề mở đối với phần nghị luận văn học, tuy nhiên nhiều giáo viên vẫn chưa chú ý 
đến hệ thống câu hỏi theo kiểu mở trong quá trình ôn thi.
 Thời gian ôn thi cũng là vấn đề, tuy nhiên trong quá trình dạy học giáo 
viên vẫn chưa kết hợp nhuần nhuyễn giữa học và ôn nên cuối phần phụ đạo còn 
lúng túng về thời gian.
 Những thực trạng trên cho thấy rằng cần có những biện pháp cụ thể, áp 
dụng triệt để trong giờ ôn thi thì mới có thể đạt được kết quả cao trong kỳ thi tốt 
nghiệp và cũng phần nào đó giúp học sinh có thêm đam mê hơn với bộ môn 
Ngữ văn.
6.3.2. Một số giải pháp cụ thể
 Giáo sư Trần Đình Sử đã từng khẳng định: “Khởi điểm của môn Ngữ văn 
là dạy học sinh đọc hiểu trực tiếp văn bản văn học của nhà văn Nếu học sinh 
không trực tiếp đọc các văn bản ấy, không hiểu được văn bản, thì coi như mọi yêu 
cầu, mục tiêu cao đẹp của môn Văn đều chỉ là nói suông, khó với tới, đừng nói gì 
tới tình yêu văn học”. Do đó, có thể nói rèn luyện năng lực, kĩ năng đọc – hiểu 
văn bản cho học sinh là một trong những yêu cầu quan trọng, khoa học và đúng 
đắn để các em tiếp cận môn Ngữ văn, đánh thức tình yêu đối với môn Văn và có 
khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức đã học trong nhà trường vào cuộc sống.
 9 hoạt động nêu trên, giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập thông qua các bài 
tập cụ thể. Có loại bài tập yêu cầu học sinh thực hiện tất cả các bước trên. Có 
loại bài tập rèn một thao tác cụ thể.Trước mỗi tiết luyện tập, giáo viên có nhiệm 
vụ chuẩn bị bài tập: bao gồmviệc chọn lựa văn bản (ngữ liệu có thể lấy trong 
SGK hoặc bên ngoài, mức độ nên đi từ dễ đến khó), thiết kế các câu hỏi theo các 
mức độ và nội dung khác nhau,chuẩn bị đáp án
 Tiến hành luyện tập: giáo viên giao bài tập và đặt ra yêu cầu cho các 
đốitượng học sinh khác nhau (câu hỏi vận dụng cao nên giao cho một vài em 
học khátrong lớp). Khuyến khích học sinh tự lực làm bài, tự trình bày đáp án và 
nêu căn cứ bảo vệ quan điểm của mình. Giáo viên nhận xét, hướng dẫn cách 
thức để có được đáp án tối ưu.
 VÍ DỤ: Đọc hiểu văn bản tự sự: Truyện ngắn Việt Nam 1945 đến 1975 
dưới đây là bản mô tả mức độ đánh giá chủ đề theo định hướng năng lực:
 Vận dụng
Nhận biết
 Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao
- Nêu thông tin về tác - Lý giải được mối - Vận dụng hiểu - So sánh các 
giả, tác phẩm, hoàn quan hệ, ảnh hưởng biết về tác giả, phương diện nội 
cảnh sáng tác, thể của hoàn cảnh sáng tác phẩm để viết dung nghệ thuật 
loại tác với việc xây đoạn văn giới của văn bản.
 dựng cốt truyện và thiệu về tác giả, 
 thể hiện nội dung, tư tác phẩm
 tưởng của tác phẩm
 - Hiểu, lý giải ý 
 nghĩa nhan đề
- Nhận diện được - Phân tích giọng kể, - Khái quát được - Trình bày những 
ngôi kể, trình tự kể ngôi kể đối với việc đặc điểm phong kiến giải riêng, 
 thể hiện nội dung tư cách của tác giả phát hiện sáng tạo 
 tưởng của tác phẩm. từ tác phẩm về văn bản.
 11

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nhung_giai_phap_nang_cao_ky_nang_doc_h.docx
  • docxđơn SKKN. MẪU 1.docx