Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao ý thức tự giác, tích cực cho học sinh THPT trong công tác chủ nhiệm lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao ý thức tự giác, tích cực cho học sinh THPT trong công tác chủ nhiệm lớp

Tự giác là một đức tính tốt của con người từ xưa đến nay. Tự giác là làm việc gì cũng tự mình hiểu mà làm, không cần người khác nhắc nhở, đốc thúc. Người tự giác là người hiểu rõ trách nhiệm, vai trò vị trí và quyền lợi của mình trong gia đình, tổ chức hay cộng đồng xã hội. Tự giác không phải là kỹ năng bẩm sinh tự nhiên, mà nó đòi hỏi phải có quá trình giáo dục, học tập, rèn luyện. Như vậy, tự giác là sự kết hợp từ phía bản thân và phía bên ngoài, nó biểu hiện ở nhiều góc độ, trong ý nghĩ, hành động, trong ứng xử với chính mình và với người xung quanh. Tự giác phải trải qua một quá trình giáo dục lâu dài, liên tục, đây là một hình thức rèn luyện bản thân có chọn lọc, tạo nên những thói quen trở thành ý thức trong cách nghĩ và hành vi của con người, phù hợp với yêu cầu chung, nhằm mục đích nâng cao giá trị của bản thân và hướng đến xây dựng xã hội tiến bộ, văn minh. Trong trường học, nơi tập trung học sinh (HS) nhiều nguồn, việc rèn luyện tính tự giác vô cùng quan trọng. Các em sẽ được hình thành, được uốn nắn, động viên và có cả phê bình, khiển trách để càng ngày càng hoàn thiện tính tự giác của mình…

Tự giác trong học tập sẽ mang lại cho mình một tâm thế thoải mái, vui vẻ vì nó trở thành nhu cầu của bản thân. Với HS có tính tự giác, không phải ngày mai có kiểm tra bài tập mới làm để đối phó với giáo viên! Ngược lại, những bài tập, bài soạn luôn được những HS này hoàn thành trước cả tuần… Như vậy việc học hành mới tấn tới vì người tự giác luôn nghĩ là mình học cho mình, cho tương lai…

Tự giác có thể học tập được, nó được hình thành từ trong gia đình, rồi đến nhà trường, cộng đồng xã hội. Một đứa trẻ từ trẻ từ khi con nhỏ đã được ông bà, cha mẹ, anh chị dạy dỗ việc ăn, ngủ, học hành, vệ sinh, lễ phép, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn… biết làm những việc có ích cho gia đình và xã hội phù hợp với lứa tuổi, lớn lên được nhà trường, xã hội, cơ quan, đoàn thể tiếp tục dạy những điều đó, thì chắc chắn sẽ hình thành một công dân có ý thức tự giác, biết yêu thương gia đình, có trách nhiệm với Tổ quốc.

docx 40 trang Thu Kiều 22/09/2024 3102
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao ý thức tự giác, tích cực cho học sinh THPT trong công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO Ý THỨC TỰ GIÁC, TÍCH CỰC 
CHO HỌC SINH THPT TRONG CÔNG TÁC 
 CHỦ NHIỆM LỚP
 LĨNH VỰC: CHỦ NGHIỆM MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu. ...............................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu. .........................................................................................2
1.5. Đóng góp mới của đề tài...........................................................................................3
1.6. Cấu trúc của đề tài ....................................................................................................3
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ......................................................................................4
2.1.1. Cơ sở lí luận...........................................................................................................4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................6
2.2. Giải pháp ...............................................................................................................11
2.2.1. Biện pháp 1: Tìm hiểu học sinh lớp chủ nhiệm - đối tượng trung tâm của mọi 
hoạt động giáo dục.........................................................................................................12
2.2.2. Biện pháp 2: Giáo dục tính tự giác bằng việc xây dựng mô hình lớp học thân 
thiện, học sinh tích cực..................................................................................................14
2.2.3. Biện pháp 3: Giáo dục tính tự giác bằng việc đổi mới hình thức tuyên dương và 
khen thưởng...................................................................................................................19
2.2.4. Biện pháp 4: Giáo dục tính tự giác bằng cách nêu gương..................................24
2.2.5. Biện pháp thứ năm: Giáo dục tính tự giác bằng sự phối hợp hiệu quả giữa Giáo 
viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn, ban nề nếp và cha mẹ học sinh.........................26
2.3. Kết quả ...............................................................................................................................27
2.3.1. Thực nghiệm........................................................................................................27
2.3.2. Đánh giá ý thức tự giác, tích cực học tập của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm 
2.3.3. Kết quả thi đua các mặt của lớp thực nghiệm......................................................28
2.4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất .............................29
2.4.1. Mục đích khảo sát................................................................................................29
2.4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát .....................................................................29
2.4.3. Kết quả khảo sát ..................................................................................................30
PHẦN III. KẾT LUẬN .................................................................................................32
3.1. Kết luận ..................................................................................................................32
3.1.1. Tính mới của đề tài..............................................................................................32
3.1.2. Tính khoa học......................................................................................................32
3.1.3. Tính hiệu quả.......................................................................................................33
3.2. Kiến nghị ................................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 3. Trước yêu cầu và thực tiễn dạy học đó, chúng tôi trăn trở, tìm tòi, nghiên 
cứu biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho HS một cách tối ưu và mới mẻ trong 
phạm vi hoạt động quản lí và giáo dục HS của người GVCN. Đề tài nghiên cứu 
nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục kĩ năng sống và mục tiêu giáo dục phổ thông, góp 
phần đổi mới dạy học phù hợp với điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội của đất nước 
và xu thế giáo dục hiện đại. Trên tinh thần đó, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn và 
áp dụng sáng kiến: “Nâng cao ý thức tự giác, tích cực cho học sinh THPT trong 
công tác chủ nhiệm lớp”.
 1.2. Mục đích nghiên cứu
 Công tác chủ nhiệm trong các trường THPT nói chung và trường THPT Hà 
Huy Tập Tp Vinh Nghệ An nói riêng hiện nay luôn là một vấn đề trăn trở bởi lẽ, 
các em học sinh phát triển quá sớm về thể chất nhưng nhận thức chưa trưởng 
thành, đứng trước rất nhiều những cám dỗ của cuộc sống hiện đại khiến các em trở 
nên quá non nớt và cần lắm sự yêu thương dìu dắt của các thầy cô.
 Việc hình thành nhân cách chuẩn mực đạo đức cho các em không phải một 
sớm một chiều có thể làm được mà đòi hỏi chúng ta phải kiên trì, tìm tòi những 
cách thức mới sao cho thuyết phục được các em tự giác noi theo.
 Nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và hình thành cho học sinh THPT ý thức 
tự giác chấp hành nghiêm túc nề nếp trường lớp và tích cực trong học tập, rèn 
luyện cũng như chung tay với nhà trường giảm nhẹ tình trạng học sinh vi phạm nội 
quy, vi phạm pháp luật, đó chính là mục đích của đề tài.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng và đề 
xuất giải pháp giáo dục ý thức tự giác, tích cực cho HS của GVCN ở trường THPT 
trên địa bàn.
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp T2K47 THPT Hà Huy Tập 
trong 2 năm học 2021 - 2022 và 2022 - 2023, nhằm đánh giá kết quả thực hiện và 
duy trì nề nếp học tập của các em qua các năm học có chuyển biến tích cực như thế 
nào kể từ khi tôi ứng dụng biện pháp nâng cao ý thức tự giác, tích cực trong công 
tác chủ nhiệm lớp.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã kết hợp 
một số phương pháp nghiên cứu sau:
 1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
 2. Phương pháp khảo sát thực tiễn
 3. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
 4. Phương pháp so sánh đối chiếu
 5. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu
 6. Phương pháp phỏng vấn
 2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
 2.1.1. Cơ sở lí luận
 a. Tính tự giác
 Tự giác là một đức tính tốt của con người từ xưa đến nay. Tự giác là làm 
việc gì cũng tự mình hiểu mà làm, không cần người khác nhắc nhở, đốc thúc. 
Người tự giác là người hiểu rõ trách nhiệm, vai trò vị trí và quyền lợi của mình 
trong gia đình, tổ chức hay cộng đồng xã hội. Tự giác không phải là kỹ năng bẩm 
sinh tự nhiên, mà nó đòi hỏi phải có quá trình giáo dục, học tập, rèn luyện. Như 
vậy, tự giác là sự kết hợp từ phía bản thân và phía bên ngoài, nó biểu hiện ở nhiều 
góc độ, trong ý nghĩ, hành động, trong ứng xử với chính mình và với người xung 
quanh. Tự giác phải trải qua một quá trình giáo dục lâu dài, liên tục, đây là một 
hình thức rèn luyện bản thân có chọn lọc, tạo nên những thói quen trở thành ý thức 
trong cách nghĩ và hành vi của con người, phù hợp với yêu cầu chung, nhằm mục 
đích nâng cao giá trị của bản thân và hướng đến xây dựng xã hội tiến bộ, văn minh. 
Trong trường học, nơi tập trung học sinh (HS) nhiều nguồn, việc rèn luyện tính tự 
giác vô cùng quan trọng. Các em sẽ được hình thành, được uốn nắn, động viên và 
có cả phê bình, khiển trách để càng ngày càng hoàn thiện tính tự giác của mình
 Tự giác trong học tập sẽ mang lại cho mình một tâm thế thoải mái, vui vẻ vì 
nó trở thành nhu cầu của bản thân. Với HS có tính tự giác, không phải ngày mai có 
kiểm tra bài tập mới làm để đối phó với giáo viên! Ngược lại, những bài tập, bài 
soạn luôn được những HS này hoàn thành trước cả tuần Như vậy việc học hành 
mới tấn tới vì người tự giác luôn nghĩ là mình học cho mình, cho tương lai
 Tự giác có thể học tập được, nó được hình thành từ trong gia đình, rồi đến 
nhà trường, cộng đồng xã hội. Một đứa trẻ từ trẻ từ khi con nhỏ đã được ông bà, 
cha mẹ, anh chị dạy dỗ việc ăn, ngủ, học hành, vệ sinh, lễ phép, giúp đỡ người có 
hoàn cảnh khó khăn biết làm những việc có ích cho gia đình và xã hội phù hợp 
với lứa tuổi, lớn lên được nhà trường, xã hội, cơ quan, đoàn thể tiếp tục dạy những 
điều đó, thì chắc chắn sẽ hình thành một công dân có ý thức tự giác, biết yêu 
thương gia đình, có trách nhiệm với Tổ quốc.
 b. Tính tích cực.
 Theo quan điểm triết học, tính tích cực nhận thức thể hiện thái độ cải tạo của 
chủ thể nhận thức đối với đối tượng nhận thức, nghĩa là con người không chỉ hiểu 
được các qui luật của tự nhiên, xã hội mà còn nghiên cứu cải tạo chúng phục vụ lợi 
ích của con người.
 Tác giả Bùi Hiển coi tính tích cực là nét tính cách rất quan trọng của nhân 
cách, thuộc mục tiêu lâu dài, bao quát các hoạt động của con người. Tiến sĩ I.F. 
Khalamốp thì coi nó là trạng thái hoạt động của các chủ thể, nghĩa là của người 
hành động chỉ đề cập trong quá trình nhận thức, thuộc mục đích trước mắt. Như 
vậy, khi vận dụng vào phương pháp dạy học thì quan niệm của I.F. Khalamốp là
 4 c. Ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực
 Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực có mục đích và động cơ học tập đúng đắn. Một 
người biết tự giác học tập chắc chắn sẽ luôn chủ động, tích cực trong mọi nhiệm 
vụ. Chủ động vượt qua khó khăn, đạt kết quả học tập tốt và luôn tràn đầy niềm tin 
tưởng. Bởi khi tự giác trong học tập ta sẽ chủ động tiếp cận và lựa chọn những tri 
thức cần thiết và phù hợp với bản thân. Việc tiếp nhận tri thức ấy cũng trở nên dễ 
dàng hơn. Càng có nhiều tri thức, con người càng tự tin và mạnh mẽ.
 Học sinh có ý thức tự giác trong học tập sẽ luôn không ngừng tiến bộ. Giống 
như đại dương luôn được tiếp nước từ trăm nghìn dòng sông không bao giờ vơi 
cạn. Ngược lại nếu quá trình đó dừng lại, con người sẽ lạc hậu và bị phủ nhận 
trong cuộc sống này. Người có ý thức tự giác sẽ luôn được những người xung 
quanh (thầy cô, bạn bè) ngưỡng mộ. Họ trở thành tấm gương sáng để cho mọi 
người noi theo.
 2.1.2. Cơ sở thực tiễn
 a. Thực trạng
 * Đánh giá ý thức học tập của HS
 Để đánh giá tính tự giác, tích cực của HS trong giờ học, chúng tôi phỏng vấn 
13 giáo viên của lớp đánh giá 45 HS (với 5 mức: Rất tự giác: 5 điểm, Tự giác: 4 
điểm, Bình thường: 3 điểm, Không tự giác: 2 điểm và Rất không tự giác: 1 điểm) 
trên 10 tiêu chí là biểu hiện của tính tự giác, tích cực học tập. Kết quả phỏng vấn 
được trình bày ở bảng 1; (Tổng số 45 x 13 = 585 lượt HS được đánh giá):
 Bảng 1. Kết quả điều tra ý thức tự giác của HS trong giờ học
 TT Nội dung Kết quả đánh giá
 đánh giá 5 4 3 2 1
 Biểu hiện ở xúc cảm học tập:
 1 Thái độ 70 135 147 176 57
 của HS (12%) (23,1%) (25,13%) (30%) (9,77%)
 đối với
 môn học
 Biểu hiện chú ý:
 2 Chuyên 131 74 180 141 59
 tâm lắng (23,1%) (12%) (30%) (25,13%) (9,77%)
 nghe lời
 giảng của
 giáo viên
 Biểu hiện sự nỗ lực ý chí:
 6

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_y_thuc_tu_giac_tich_cuc_cho_h.docx
  • pdfNguyễn Thị Hoài An - Nguyễn Thị Lệ Thủy - Phan Thị Thu Hương - THPT Hà Huy Tập - Chủ nhiệm.pdf