Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao ý thức tham gia giao thông cho học sinh qua một số bài học trong chương trình Vật lý Lớp 10

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao ý thức tham gia giao thông cho học sinh qua một số bài học trong chương trình Vật lý Lớp 10

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG

1.1. An toàn giao thông.

 An toàn giao thông là tuân thủ theo các quy định của luật giao thông, là sự bình an khi tham gia giao thông. An toàn giao thông đường bộ đề cập đến các cách thức, biện pháp được để ngăn chặn người tham gia giao thông đường bộ bị chết hoặc bị thương. Những người tham gia giao thông đường bộ bao gồm: người đi bộ, người đi xe đạp, người lái các loại xe máy khác nhau, hành khách trên các phương tiện công cộng.

1.2. Tai nạn giao thông.

 Tai nạn giao thông là sự việc bất ngờ, xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người, khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông công cộng nhưng chủ quan vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hoặc gặp phải tình huống, sự cố không kịp phòng tránh đã gây ra thiệt hại nhất định về người và tài sản cho xã hội.

1.3. Văn hóa giao thông.

 Theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia: “Văn hoá giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng văn hoá giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông”. Cũng theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia, trong văn hoá giao thông có ba tiêu chí: một là, về nhận thức và hành động, hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông; hai là, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác; ba là, có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần thượng tôn pháp luật.

 Theo báo Văn hoá: “Văn hoá giao thông là tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, tôn trọng, nhường nhịn người khác, tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông gặp hoạn nạn, giúp đỡ người tàn tật, trẻ em, người cao tuổi để hướng tới một xã hội giao thông an toàn, thân thiện”.

 Như vậy, chúng ta có thể hiểu: Văn hoá giao thông là văn hoá của người trực tiếp tham gia giao thông và văn hoá của các thành viên khác trong xã hội có tác động, ảnh hưởng đến quá trình hình thành văn hoá giao thông như: Nhà làm luật giao thông; cơ quan quy hoạch giao thông; cảnh sát giao thông; thanh tra giao thông; ban quản lý các khu công nghiệp, khu đô thị, khu chế xuất; ban quản lý các chợ, các công trình xây dựng; người phụ trách và nhân viên ở các trung tâm đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe, trung tâm đăng kiểm phương tiện. Trong những yếu tố trên đây thì người trực tiếp tham gia giao thông đóng một vai trò quan trọng tạo nên văn hoá giao thông. Văn hoá của người trực tiếp tham gia giao thông được biểu hiện cụ thể như: phải hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông; phải có tính cộng đồng khi tham gia giao thông, khi lưu thông trên đường phải biết không chỉ vì lợi ích bản thân mình mà còn phải đảm bảo an toàn cho những người khác, gặp trường hợp người bị nạn cần giúp đỡ phải chia sẻ kịp thời; phải cư xử có văn hoá khi lưu thông trên đường như tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt. Văn hoá giao thông phải được nhìn nhận từ hai phía, đó là người tham gia giao thông và các lực lượng chức năng quản lý giao thông trong đó quan trọng nhất là người trực tiếp tham gia giao thông.

 

doc 41 trang hoathepmc36 28/02/2022 220710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao ý thức tham gia giao thông cho học sinh qua một số bài học trong chương trình Vật lý Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ	1
PHẦN II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ	3
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
1.1. An toàn giao thông	3
1.2. Tai nạn giao thông	3
1.3. Văn hóa giao thông	3
1.4. Một số điều luật an toàn giao thông đường bộ.	4
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG.	6
2.1.Thực trạng về ý thức người tham gia giao thông .	6
2.2.Thực trạng học sinh tham gia giao thông	7
2.3. Nguyên nhân học sinh vi phạm an toàn giao thông	10
3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC THAM GIA GIAO THÔNG 
CỦA HỌC SINH QUA MỘT SỐ BÀI HỌC VẬT LÝ LỚP 10	12
3.1. Những nguyên tắc cơ bản khi tham gia giao thông liên quan đến
 kiến thức Vật lý ..	12
3.2. Giải pháp nâng cao ý thức của học sinh khi tham gia giao thông 
qua một số bài học Vật lý trong chương trình lớp 10..	13
3.3. Câu hỏi kiểm tra đánh giá kiến thức và các mức độ nhận thức của học sinh
khi học xong các nội dung nêu ra trong đề tài..	13
4. 4. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
4.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm	34
4.2. Phương pháp thực nghiệm	34
4.3. Tiến hành thực nghiệm	34
4.4. Kết quả thực nghiệm	35
4.5. Hiệu quả của sang kiến kinh nghiệm	37
PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ	38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
  	Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối đang được xã hội quan tâm và trở thành hiểm họa đối với bất kì ai khi tham gia giao thông. Trên thực tế tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày, từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có hơn 30 người chết và bị thương vì tai nạn giao thông. Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh. 
	Làm thế nào để giảm thiểu tai nạn giao thông nói chung và nâng cao ý thức tham giao giao thông của học sinh nói riêng là vấn đề đang được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Trong đó, việc giáo dục nâng cao ý thức tham gia giao thông của học sinh trung học phổ thông từ 15 đến 18 tuổi là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục, của nhà trường và của các thầy cô giáo hằng ngày giảng dạy các em... Học sinh THPT là những người chưa đến tuổi trưởng thành, đây là lứa tuổi rất cần được gieo vào ý thức tham gia giao thông an toàn để khi lớn lên, các em sẽ trở thành những người tham gia giao thông có văn hóa. Tuy nhiên, những gì các em được học ở trường lại chỉ nặng về lý thuyết, chưa có nhiều hoạt động thực hành cụ thể, chính vì vậy các em chưa có nhận thức sâu sắc, cũng như ý thức bắt buộc mình phải tuân thủ luật lệ giao thông. Để các em học sinh, và lớn hơn là thế hệ trẻ có được ý thức, văn hóa giao thông và tham gia giao thông có trách nhiệm, chúng ta không thể chỉ xây dựng ý thức giao thông cho các em nhờ vào những bài giảng lý thuyết. Việc giáo viên cần làm là tăng sự hứng thú trong các giờ học về an toàn giao thông và lồng ghép các nội dung về an toàn giao thông trong các tiết học, các bài học, môn học có liên quan trong chương trình giáo dục THPT. Từ đó, kích thích học sinh có ý thức hơn trong việc tiếp nhận kiến thức. Giáo viên cần được trang bị cả kiến thức chuyên môn và kiến thức về an toàn giao thông khi giảng dạy cho học sinh. Một trong những việc làm quan trọng của giáo viên khi giảng dạy là lồng ghép các nội dung bài học vào tình huống thực tế liên quan đến an toàn giao thông và nâng cao ý thức tham gia giao thông cho học sinh. 
 Với chương trình dạy học vật lý, giáo viên có rất nhiều cơ hội để thực hiện điều đó. Vì vậy trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi nghiên cứu đề tài với nội dung: “Nâng cao ý thức tham gia giao thông cho học sinh qua một số bài học trong chương trình vật lý lớp 10”. Để xây dựng một xã hội có văn hóa giao thông, chúng ta phải có những hành động thiết thực, phải đổi mới cách dạy vừa thực tế, vừa có chiều sâu và gắn liền kiến thức bài học vào thực tiễn. Được như vậy, chắc chắn nâng cao được ý thức tham gia giao thông của học sinh nhằm hạn chế được các vụ tai nạn giao thông xảy ra đối với học sinh nói riêng và đối với tất cả mọi người tham gia giao thông nói chung.
2. Mục đính nghiên cứu
	Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao ý thức của học sinh khi tham gia giao thông qua một số bài học vật lý trong chương trình lớp 10.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về an toàn giao thông. Thực trạng viêc tham gia giao thông của học sinh hiện nay
- Đề xuất giải pháp nâng cao ý thức tham gia giao thông của học sinh qua việc dạy học một số bài vật lý trong chương trình lớp 10
- Tiến hành thự nghiệm để đánh giá kết quả nghiên cứu và rút ra kết luận
4. Đối tượng nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về an toàn giao thông, một số điều luật về giao thông đường bộ
- Hoạt động dạy và học của giáo viên ở trường THPT
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê toán học để đánh giá kết quả thực nghiệm
6. Giới hạn đề tài.
 Do thời gian và năng lực còn hạn chế, tôi chỉ đề xuất nghiên cứu một số bài trong chương trình vật lý lớp 10. Lồng ghép các nội dung giáo dục an toàn giao thông cho họ sinh trong khi giảng dạy và liên hệ thực tế về những vụ tai nạn giao thông xảy ra. Hơn nữa, đề tài chỉ nằm trong khuôn khổ một sang kiến kinh nghiệm nên việc thực nghiệm sư phạm chưa được tiến hành rộng rãi để đánh giá chính xác hơn kết quả nghiên cứu.
PHẦN II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
1.1. An toàn giao thông.
 An toàn giao thông là tuân thủ theo các quy định của luật giao thông, là sự bình an khi tham gia giao thông. An toàn giao thông đường bộ đề cập đến các cách thức, biện pháp được để ngăn chặn người tham gia giao thông đường bộ bị chết hoặc bị thương. Những người tham gia giao thông đường bộ bao gồm: người đi bộ, người đi xe đạp, người lái các loại xe máy khác nhau, hành khách trên các phương tiện công cộng.  
1.2. Tai nạn giao thông.
 Tai nạn giao thông là sự việc bất ngờ, xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người, khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông công cộng nhưng chủ quan vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hoặc gặp phải tình huống, sự cố không kịp phòng tránh đã gây ra thiệt hại nhất định về người và tài sản cho xã hội.
1.3. Văn hóa giao thông.
       Theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia: “Văn hoá giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng văn hoá giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông”. Cũng theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia, trong văn hoá giao thông có ba tiêu chí: một là, về nhận thức và hành động, hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông; hai là, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác; ba là, có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần thượng tôn pháp luật.
       Theo báo Văn hoá: “Văn hoá giao thông là tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, tôn trọng, nhường nhịn người khác, tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông gặp hoạn nạn, giúp đỡ người tàn tật, trẻ em, người cao tuổi để hướng tới một xã hội giao thông an toàn, thân thiện”.
        Như vậy, chúng ta có thể hiểu: Văn hoá giao thông là văn hoá của người trực tiếp tham gia giao thông và văn hoá của các thành viên khác trong xã hội có tác động, ảnh hưởng đến quá trình hình thành văn hoá giao thông như: Nhà làm luật giao thông; cơ quan quy hoạch giao thông; cảnh sát giao thông; thanh tra giao thông; ban quản lý các khu công nghiệp, khu đô thị, khu chế xuất; ban quản lý các chợ, các công trình xây dựng; người phụ trách và nhân viên ở các trung tâm đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe, trung tâm đăng kiểm phương tiện... Trong những yếu tố trên đây thì người trực tiếp tham gia giao thông đóng một vai trò quan trọng tạo nên văn hoá giao thông. Văn hoá của người trực tiếp tham gia giao thông được biểu hiện cụ thể như: phải hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông;  phải có tính cộng đồng khi tham gia giao thông, khi lưu thông trên đường phải biết không chỉ vì lợi ích bản thân mình mà còn phải đảm bảo an toàn cho những người khác, gặp trường hợp người bị nạn cần giúp đỡ phải chia sẻ kịp thời; phải cư xử có văn hoá khi lưu thông trên đường như tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt... Văn hoá giao thông phải được nhìn nhận từ hai phía, đó là người tham gia giao thông và các lực lượng chức năng quản lý giao thông trong đó quan trọng nhất là người trực tiếp tham gia giao thông.
1.4. Một số điều luật ATGT đường bộ số 23/2008/QH12
Điều 9. Quy tắc chung
 	Nguời tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo giao thông.
Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ
1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của nguời điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
2. Tín hiệu đèn giao thông có ba màu, quy định nhu sau:
a. Tín hiệu xanh là được đi;
b. Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c.Tín hiệu vàng là phải dừng lại truớc vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
3. Biển báo hiệu đường bộ gồm 5 nhóm, quy định như sau:
a. Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
b. Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
c. Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
d. Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn huớng đi hoặc các điều cần biết;
e. Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
4. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.
Điều 24. Nhường đường tại nơi đường giao nhau
Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:
1. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;
2. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;
3. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đương ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một nguời, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a. Chở người bệnh đi cấp cứu;
b. Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c. Trẻ em dưới 14 tuổi.
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
3. Nguời điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a. Đi xe dàn hàng ngang;
b. Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c. Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d. Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
đ. Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
e. Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
a. Mang, vác vật cồng kềnh;
b. Sử dụng ô;
c. Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
d. Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
đ. Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Điều 31. Người điều khiển, nguời ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ 
1. Nguời điều khiển xe đạp chỉ được chở một nguời, trừ truờng hợp chở thêm  một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người. Người điều khiển xe đạp phải thực hiện quy định tại khoản 3 điều 30 của Luật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại khoản 4 điều 30 của Luật này.
2. Người điều khiển, nguời ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
3. Nguời điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía truớc và phía sau xe. Nguời điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường.
4. Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.
Điều 32. Người đi bộ
1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho nguời đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vuợt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
4. Người đi bộ không được vuợt qua dải phân cách, không được bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho nguời và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
5. Trẻ em duới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có nguời lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em duới 7 tuổi khi đi qua đường.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
2.1. Thực trạng về ý thức người tham giao giao thông
       Việc tham gia giao thông của người Việt Nam có nhiều vấn đề cần suy nghĩ. Bên cạnh những người tham gia giao thông có ý thức tốt, có văn hoá, thực hiện nghiêm chỉnh luật giao thông là một bộ phận không nhỏ những người dân, người tham gia giao thông có ý thức kém, thậm chí đáng báo động. Mặt khác, tai nạn giao thông gây nên những tác động tâm lý cả trước mắt cũng như về lâu dài đối với mọi người, nó để lại những di chứng về tâm lý hết sức nặng nề cho người bị tai nạn và người thân của họ, gây nên hiện tượng bất an cho những người xung quanh.
      Theo dõi việc tham gia giao thông của người dân, nhất là ở những đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh...chúng ta rất dễ nhận ra những hành vi thiếu ý thức, kém văn hoá khi tham gia giao thông như: không có giấy phép lái xe vẫn sử dụng xe máy; không thắt dây an toàn khi đi xe ôtô; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe không đúng quy định;  đi xe buýt không nhường ghế cho người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người tàn tật;  phóng nhanh; vượt ẩu; đi vào đường ngược chiều; uống rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện cơ giới; không có tín hiệu xin đường khi chuyển làn chuyển hướng; không đi đúng phần đường của loại phương tiện điều khiển; đi xe quá tốc độ cho phép; vượt đèn đỏ; lạng lách; không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm mang tính chất đối phó;  kẹp ba, kẹp bốn trên xe máy; vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại, nghe nhạc; làm xiếc khi đi xe máy như đi xe máy một bánh; rú còi inh ỏi; đua xe trái phép; vượt qua đường sắt khi tàu sắp tới, hành hung cảnh sát giao thông khi bị dừng xe vì vi phạm luật giao thông...Chỉ một va chạm nhỏ trên đường phố, thay vì xin lỗi, cảm ơn thì người ta quay ra cãi lộn, đánh đấm nhau thậm chí rượt đuổi đâm chém, bắn nhau dẫn đến tử vong
       Ở Việt Nam hiện còn tồn tại rất nhiều hành vi gây cản trở giao thông như: Mang vật liệu cồng kềnh quá giới hạn cho phép, gây cản trở tầm nhìn và tầm hoạt động cho các phương tiện khác; đi bộ sai đường không đúng vạch quy định; tụ tập đông người dưới lòng đường, trên vỉa hè, trước cổng trường học, bệnh viện, nhà hát...Đặc biệt nguy hiểm là hành vi tự mở đường ngang dân sinh qua đường sắt.
2.2. Thực trạng về ý thức học sinh khi tham gia giao thông
Giờ tan học, tại cổng trường, nhiều học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm; một số học sinh đi hàng 2, hàng 3, khiến nhiều người điều khiển xe máy, ô tô phải giảm tốc độ, thậm chí dừng lại nhường đường. Tuy nhà trường đã nghiêm cấm học sinh đi xe máy, nhưng một số em vẫn đi và gửi xe ở các bãi xe tư nhân gần trường, số lượng xe máy gửi tương đối nhiều. Dù nhà trường đã phối hợp với lực lượng xung kích của Đoàn giữ trật tự giao thông trước cổng trường, vẫn có khá nhiều học sinh “tụm năm, tụm ba” trước cổng trường gây ách tắc giao thông. Giờ tan học, hàng chục học sinh “đầu trần” đi xe máy điện, xe đạp điện phóng từ khu vực cổng trường ra. Thậm chí có học sinh, đội mũ bảo hiểm đi xe đạp điện từ trong sân trường ra khỏi cổng đã tháo ngay mũ ra khỏi đầu. Sau đó, các học sinh này tụ tập rất đông tại cổng trường để “buôn dưa lê” rất lâu mới về, gây cản trở giao thông tại khu vực này.
Việc cấm học sinh đi xe máy đã có trong nội quy của nhà trường, từ phụ huynh đến học sinh đều biết nhưng để kiểm soát triệt để việc này rất khó. Học sinh đi xe máy gửi ở các nhà dân và bãi gửi xe bên ngoài với nhiều lý do khác nhau. Ban giám hiệu đã làm việc với chính quyền địa phương để nhắc nhở, vận động các điểm giữ xe không giữ xe cho các em, nhưng chỉ được một thời gian rồi đâu lại vào đó. Một số phụ huynh được nhà trường nhắc nhở việc cho con em mình đi xe máy thì nêu lý do nhà xa, công việc bận rộn không đưa đón được nên mới làm vậy
Hình ảnh: Học sinh đi xe máy điện chở 3, sang đường vượt ẩu
Từ đầu năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, trường học trong toàn ngành giáo dục thực hiện tốt công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong và ngoài trường học. Học sinh các trường khi bước vào năm học mới đều phải ký cam kết chấp hành nghiêm túc Luật Giao thông đường bộ. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng với nhà trường, gia đình chưa chặt chẽ, nên việc quản lý học sinh tham gia giao thông vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn. Trách nhiệm các trường chỉ là tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở chứ không có quyền xử phạt. Chỉ những trường hợp học sinh đi xe máy vào trường hay vi phạm Luật Giao thông đường bộ, bị Cảnh sát giao thông gửi thông báo về trường thì lúc đó nhà trường mới có thể đưa ra hình thức xử lý.
Đề cập tới ý thức tham gia giao thông của học sinh thì vấn đề giáo dục cần được nhắc đến. Có quá nhiều áp lực không đáng có đang đè nặng tâm lí của học sinh. Đó là thành tích, là điểm số; những điều đó khiến cho từ việc nhỏ nhất là đọc thuộc nội quy nhà trường để thực hiện và điều chỉnh hành vi ứng xử của học sinh cũng được thực hiện một cách hình thức. Chừng nào việc dạy để học sinh nên người, giáo dục rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho học sinh còn chưa được chú trọng bằng việc dạy để học sinh thi đạt điểm cao, thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng thì việc tuyên truyền về an toàn giao thông ở nhà trường chưa thể tác động gì nhiều tới hệ tư duy cũng như phẩm chất đạo đức của học sinh "những chủ nhân tương lai của đất nước". 
 Ngoài mặt ý thức, học sinh còn thường xuyên có các hành vi vi phạm về an toàn giao thông như: điều khiển xe phân khối lớn khi tham gia giao thông, không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, phóng nhanh, vượt ẩu, đi hàng ngang...Chính vì vậy, số vụ tai nạn giao thông trong độ tuổi học sinh là con số không hề nhỏ, khiến dư luận xã hội lo ngại.
Hình ảnh: Học sinh đi xe máy phân khối lớn chở 3, không đội MBH tham gia giao thông
Còn trước các cổng Trường Tiểu học và THCS, vào giờ tan học thường xuyên diễn ra cảnh nhốn nháo, mất trật tự, ùn tắc giao thông. Một phần là do phụ huynh đến đón con đứng chật cả cổng trường lẫn đường đi. Một phần khi đến giờ tan học, các em học sinh thường xuyên tụ tập trước cổng trường mua quà vặt, vui đùa, bất chấp cả

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_y_thuc_tham_gia_giao_thong_ch.doc