Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh lớp 5 trong tiết Khoa học

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh lớp 5 trong tiết Khoa học

Hình thành và phát triển năng lực nói chung, năng lực hợp tác cho học sinh nói riêng là định hướng quan trọng của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn mới nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cho xã hội.

Năng lực hợp tác được hiểu là khả năng tương tác, phối hợp, tự điều chỉnh của cá nhân với tập thể nhằm thực hiện mục tiêu chung; là khả năng chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề; là tự nhận trách nhiệm và vai trò của mình trong hoạt động chung của nhóm.

Khi tham gia hợp tác học sinh hoàn thành công việc một cách nhanh chóng, thuận lợi và nhẹ nhàng hơn. Hợp tác giúp các em tổng hợp được ý kiến của bản thân và người khác để có được kiến thức đúng đắn và đầy đủ. Bên cạnh đó, tham gia hợp tác các em sẽ tạo được mối quan hệ thân thiết, gần gũi, tôn trọng lẫn nhau và tạo khích lệ, động viên giữa các thành viên trong học tập.

Trong các môn học, Khoa học giúp học sinh tìm hiểu về thế giới xung quanh, cuộc sống, con người cũng như những điều kì thú về tự nhiên. Môn học đòi hỏi các em phải vận dụng những kinh nghiệm cũng như hiểu biết của bản thân vào học tập. Tuy nhiên sự hiểu biết của học sinh còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều. Mặt khác, mỗi em có một môi trường sống riêng, những nguồn thông tin riêng do đó nguồn kiến thức không giống nhau. Vậy nên trong học tập, học sinh không thống nhất được nội dung cần nắm, khiến cho bài học thiếu tập trung và bị phân tán nhiều. Vậy nên cần có biện pháp giúp học sinh tổng hợp được những thông tin mình thu nhận được một cách tích cực và có chọn lọc. Hợp tác sẽ giúp các em làm được điều đó.

Để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh lớp 5; tôi chọn đề tài “Nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh lớp 5 trong tiết Khoa học” làm đề tài nghiên cứu trong năm học này.

 

doc 10 trang thuychi01 27514
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh lớp 5 trong tiết Khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
	1. Lý do chọn đề tài
Hình thành và phát triển năng lực nói chung, năng lực hợp tác cho học sinh nói riêng là định hướng quan trọng của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn mới nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cho xã hội. 
Năng lực hợp tác được hiểu là khả năng tương tác, phối hợp, tự điều chỉnh của cá nhân với tập thể nhằm thực hiện mục tiêu chung; là khả năng chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề; là tự nhận trách nhiệm và vai trò của mình trong hoạt động chung của nhóm.
Khi tham gia hợp tác học sinh hoàn thành công việc một cách nhanh chóng, thuận lợi và nhẹ nhàng hơn. Hợp tác giúp các em tổng hợp được ý kiến của bản thân và người khác để có được kiến thức đúng đắn và đầy đủ. Bên cạnh đó, tham gia hợp tác các em sẽ tạo được mối quan hệ thân thiết, gần gũi, tôn trọng lẫn nhau và tạo khích lệ, động viên giữa các thành viên trong học tập.
Trong các môn học, Khoa học giúp học sinh tìm hiểu về thế giới xung quanh, cuộc sống, con người cũng như những điều kì thú về tự nhiên. Môn học đòi hỏi các em phải vận dụng những kinh nghiệm cũng như hiểu biết của bản thân vào học tập. Tuy nhiên sự hiểu biết của học sinh còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều. Mặt khác, mỗi em có một môi trường sống riêng, những nguồn thông tin riêng do đó nguồn kiến thức không giống nhau. Vậy nên trong học tập, học sinh không thống nhất được nội dung cần nắm, khiến cho bài học thiếu tập trung và bị phân tán nhiều. Vậy nên cần có biện pháp giúp học sinh tổng hợp được những thông tin mình thu nhận được một cách tích cực và có chọn lọc. Hợp tác sẽ giúp các em làm được điều đó. 
Để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh lớp 5; tôi chọn đề tài “Nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh lớp 5 trong tiết Khoa học” làm đề tài nghiên cứu trong năm học này.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra một số biện pháp để nâng cao năng lực 
hợp tác cho học sinh lớp 5 trong tiết Khoa học”.
3. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp nhằm nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh lớp 5 trong dạy học môn khoa học. 
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra .
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp tổng hợp.
I. NỘI DUNG
	1. Cơ sở lý luận
Môn Tự nhiên & xã hội lớp 1;2;3 và môn Khoa học lớp 4;5 là một môn học với nhiều liên hệ, ứng dụng thực tiễn cuộc sống hằng ngày của các em vì thế nên học sinh còn chủ quan, xem nhẹ. Mặt khác, đặc điểm của học sinh Tiểu học là tư duy chóng mệt mỏi khi phải ngồi nghe các thầy, cô giáo giảng bài một cách đơn điệu. Các em thích được hoạt động được vui chơi xen kẽ với học tập. Bên cạnh đó, tuổi thiếu niên luôn thích tò mò, tìm tòi những điều mới lạ, những thông tin có nội dung vui, kiến thức độc đáo sẽ gây cho các em sự hứng thú và say mê học tập môn Khoa học hơn. Vì vậy, các giáo viên Tiểu học ngày nay rất quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học để kích thích hứng thú học tập của các em học sinh. Và thú vị hơn nữa khi các em vừa học, vừa có thể khám phá thế giới, nghiên cứu khoa học. Điều này vừa giúp học sinh lĩnh hội bài nhanh vừa giáo dục các em ý thức tìm tòi, nghiên cứu trong học tập. Mặt khác, môn Khoa học đòi hỏi sự tích hợp những kiến thức của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, góp phần hình thành những phẩm chất và năng lực đạo đức của con người. Đáp ứng mục tiêu của hệ thống giáo dục, việc dạy học phải khơi dậy tính tích cực và phát huy các năng lực của học sinh trong quá trình học tập. Trên cơ sở đó, đòi hỏi người giáo viên phải tổ chức các hoạt động dạy học hướng đến việc chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Một trong những kĩ năng đó là kĩ năng hợp tác của học sinh. Chính vì vậy, nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh lớp 5 trong dạy học môn khoa học là việc làm cần thiết và quan trọng của giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
2. Thực trạng về năng lực hợp tác của học sinh
Nhìn chung, năng lực hợp tác của học sinh Tiểu học hiện nay được đánh giá ở mức độ rất thấp. Các em đã có những biểu hiện của năng lực hợp tác nhưng chưa được bộc lộ thường xuyên; rất nhiều học sinh còn gặp khó khăn và
hạn chế trong việc hợp tác. Những biểu hiện về trí thức, kĩ năng và thái độ học
tập chưa ổn định, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển năng lực hợp tác cho
học sinh. 
Căn cứ vào những biểu hiện đó, tôi tiến hành điều tra khảo sát năng lực 
hợp tác của học sinh lớp 5. Kết quả cụ thể là:
- 33,4 % học sinh được khảo sát thường xuyên gặp khó khăn khi hợp tác 
trong học nhóm cùng các bạn; 48,34 % ở mức độ thỉnh thoảng và 18,26% là không bao giờ gặp khó khăn.
	- Về năng lực hợp tác của học sinh, tỉ lệ học sinh hạn chế về năng lực hợp tác chiếm đến 32,18%, trong khi đó, tỉ lệ học sinh có năng lực hợp tác tốt thấp hơn rất nhiều, chỉ đạt 19,31%.
	Như vậy, học sinh lớp 5 đa số còn gặp rất nhiều vấn đề trong việc hình 
thành năng lực hợp tác trong quá trình học tập với bạn bè.
	Trong các trường Tiểu học hiện nay, việc hình thành và phát triển tinh thần hợp tác giữa các học sinh bước đầu đã thành công trong các môn học. Tuy nhiên thực tế cho thấy, với khối lượng kiến thức học sinh phải tiếp thu tương đối nhiều nên học sinh phải ngồi nghe giáo viên giảng bài, đôi lúc khả năng hợp tác chưa cao và điều kiện để hợp tác giữa các học sinh còn ít. Qua dự giờ một số đồng nghiệp, tôi thấy giáo viên đưa ra yêu cầu hợp tác nhưng các em còn hay làm việc riêng, chỉ có một hai em làm nên chưa phát huy được tinh thần hợp tác giữa các em.
	Vậy làm thế nào để có thể phát huy được năng lực hợp tác cho học sinh trong môn Khoa học? Tôi đã nghiên cứu và thực hiện một số biện pháp sau:
3. Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh lớp 5 trong dạy học môn khoa học
	3.1. Sử dụng trò chơi học tập
	Chơi trò chơi là một hoạt động mang tính con người nhất. Cũng như lao động, học tập; trò chơi là một loại hình hoạt động sống của con người. Trò chơi có chứa đựng những chủ đề, nội dung nhất định, có những quy định nhất định mà người chơi phải tuân thủ. Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi, giải trí song 
đồng thời lại có ý nghĩa giáo dục rất lớn lao.
	Đặc biệt, đối với học sinh, trò chơi trong học tập có nghĩa là học, là khám phá thế giới muôn màu xung quanh, là khơi dậy trong mình những cảm giác và ước mơ, là cố gắng để thực hiện những ước mơ đó. Đúng như nhận định của nhà giáo dục hàng đầu thế giới Arngoroki: "Trò chơi là con đường để trẻ em nhận thức thế giới, là nơi chúng đang sống và là cái chúng nhận thấy cần phải thay đổi". Đối với Khoa học, khi sử dụng các trò chơi dân gian làm phương pháp truyền thụ kiến thức cho học sinh sẽ giúp kích thích hứng thú, nhu cầu học tập cho các em. Đồng thời, nâng cao năng lực tư duy nhạy bén, sáng tạo, tạo tâm lí 
thoải mái và vui vẻ khi học.
	Không những thế, vận dụng trò chơi vào trong dạy Khoa học sẽ giúp học sinh nhớ kiến thức lâu và bền vững hơn bởi những kiến thức đó chính là những gì mà các em được chơi, được thực hành được tự chiếm lĩnh (hoạt động chiếm khoảng 80% tổng số thời lượng dạy học Khoa học).
[ Các bước tổ chức trò chơi tiến hành như sau:
	Căn cứ vào nội dung kiến thức trình độ học sinh và điều kiện có, giáo viên lựa chọn trò chơi phù hợp. Các bước chuẩn bị và tiến hành trò chơi như sau:
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị hoặc cho học sinh chuẩn bị những dụng cụ cần thiết, dễ tìm (nếu có).
 * Công bố luật (cách chơi): 
Giáo viên phải công bố rõ cho cả lớp biết về luật chơi, ai là người chơi 
chính, ai giúp đỡ, cách xây dựng đội chơi như thế nào, cách chơi ra sao, đánh giá như thế nào, chơi trong bao lâu, phần thưởng sẽ ra sao, tiêu chí đánh giáHình thức công bố rõ ràng, tạo sự hứng thú cho học sinh.
* Tiến hành: Dù chơi chính hay giúp đỡ, dù trực tiếp hay gián tiếp chơi, tất cả học sinh trong lớp phải tham gia, cổ vũ và giúp đỡ cho các đội chơi (nếu cần). Giáo viên quan sát, hướng dẫn học sinh.
* Nhận xét: Giáo viên đánh giá, nhận xét học sinh. Có thể cho học sinh đánh giá các nhóm chơi.
[Nguyên tắc trong thiết kế
Nguyên tắc vừa sức, dễ thực hiện 
- Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung Khoa học cụ thể trong chương trình.
	- Các trò chơi được xây dựng từ những nội dung chọn lọc của các mạch kiến thức trong chương trình lớp 5 nhưng phải gắn với một trò chơi phù hợp.
	- Các trò chơi phải giúp học sinh rèn kĩ năng thực tế, năng lực hợp tác cũng như một số kĩ năng khác.
	- Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian, thích hợp với lứa tuổi học sinh.
	- Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh, tạo không khí vui vẻ, thoải mái.
- Trò chơi phải gần gũi, sát thực, không quá cầu kì, phức tạp.
Nguyên tắc khai thác và thực hành
	- Sử dụng triệt để nội dung, yêu cầu cơ bản cũng như đồ dùng, phương tiện kĩ thuật sẵn có của nhà trường.
	- Đồ dùng, phương tiện sử dụng trong các trò chơi phải mô phỏng tương đối với trò chơi dân gian trong thực tế nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ, tính giáo dục và tính kinh tế.
	[	Nguyên tắc tổ chức trò chơi
	- Trình bày trò chơi. Nêu tên cũng như mục đích của trò chơi. Giới thiệu về trò chơi dân gian và nội dung toán học sẽ được chơi trong trò chơi này. Giải thích rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu hoặc kết hợp vừa giải thích vừa làm mẫu để tạo hứng thú cho học sinh. Không mất kiên nhẫn khi các em không hiểu luật.
	- Phải có luật chơi rõ ràng, chặt chẽ, có thưởng có phạt.
	- Khi chia nhóm, chia sao cho mạnh yếu đồng đều, nam nữ xen kẽ.
	- Giáo viên luôn di động để nhìn được tất cả người chơi và phải là người trọng tài công bằng, khách quan, chính xác.
 	- Tạo không khí chơi vui vẻ, dí dỏm, thoải mái.
- Biết dừng trò chơi đúng lúc.
Ví dụ: Bài “Nam hay nữ” Sách Khoa học 5, trang 6-9
	- Trong bài học này, ở hoạt động 1 trong tiết thứ 2, giáo viên có thể tổ chức 
cho học sinh trò chơi ai nhanh ai đúng theo hình thức thi đua giữa các nhóm.
Chuẩn bị: GV chuẩn bị cho 6 nhóm các tấm phiếu như sau:
Dịu dàng
Có râu
Mạnh
Kiên nhẫn
Tự tin
Chăm sóc con
Cơ quan sinh dục tạo ra trứng
Trụ cột gia đình
Cho con bú
Giám
Đá bóng
Thư kí
Mang thai
Làm bếp giỏi
Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng
Kiếm
Và mỗi nhóm sẽ có một khổ giấy A3 với nội dung như sau:
Nam
Cả nam và nữ
Nữ
..
.
..
..
.
..
	Mỗi nhóm sẽ được phát một bộ từ và một tờ giấy như trên. Giáo viên công bố luật chơi: Trong 1 phút, học sinh phải xếp các từ ngữ trên vào các cột phù hợp. Đội nào xếp nhanh, đúng và đảm bảo thời gian sẽ giành chiến thắng.
	Như vậy, để có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh chóng và giành được chiến thắng đòi hỏi cả nhóm phải đoàn kết, thảo luận tìm từ nào phù hợp với cột nào và cùng nhau xếp vào vị trí thích hợp. Khi nắm được nguyên tắc này, học sinh sẽ duy trì được mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm để các hoạt động sau đạt hiệu quả cao hơn.
	Nếu người giáo viên thực hiện tốt những nguyên tắc trên trong quá trình xây dựng cũng như tổ chức những trò chơi dân gian tong dạy học Khoa học 5 thì chất lượng của trò chơi cũng như của tiết học sẽ được nâng cao rất nhiều.
3.2. Tổ chức lớp học theo “hợp tác nhóm”
	Hợp tác học tập không chỉ là việc học sinh ngồi cạnh nhau một cách cơ 
học, cùng nhau trao đổi, chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm mà còn ở mức độ cao 
hơn. 
	Muốn thực hiện việc hợp tác nhóm có hiệu quả thì cần phải xác định rõ nội dung yêu cầu của việc học hợp tác nhóm. Để tổ chức tốt giờ dạy, cần đảm 
bảo các yêu cầu sau:
	* Xác định mục tiêu bài dạy: GV cần xác định kiến thức, kĩ năng cơ bản học sinh cần đạt sau mỗi giờ học, có cân nhắc đến mục tiêu cá nhân, phù hợp 
với năng lực, nhu cầu và sở thích của từng cá nhân học sinh.
	* Ra quyết định: 
	+ Giáo viên xác định thành viên trong mỗi nhóm. Số lượng phù hợp để hoạt động là từ 2 đến 6 học sinh trong một nhóm, tùy thuộc vào nội dung và yêu cầu của từng hoạt động.
	+ Lựa chọn các thành viên vào một nhóm: Thành viên lựa chọn vào một nhóm phải có thành phần năng lực đa dạng như học sinh năng khiếu, học sinh chậm tiến, môi trường sống khác nhau, tính cách trái ngược.
	* Tổ chức lớp học: Các thành viên phải luôn nhìn thấy nhau, phân công nhiệm vụ và giải thích rõ ràng nhiệm vụ đó. Học sinh phải ý thức được đánh giá kết quả theo nhóm chứ không phải đánh giá theo cá nhân. Tuy nhiên, giáo viên có thể cho học sinh trình bày theo cá nhân hoặc biên tập lại một vấn đề để đánh giá mức độ hiểu của các thành viên trong nhóm. Tuyên dương hoặc khen thưởng những nhóm hoàn thành tốt hay khuyến khích những thành viên trong nhóm này hỗ trợ thành viên của nhóm khác. 
	Ví dụ: Bài “Dung dịch” trang 76,77
	Mục tiêu của bài học giúp học sinh nêu được một số ví dụ về dung dịch đồng thời biết tách một số chất ra khỏi dung dịch giáo viên chọn mục tiêu biết tách các chất ra khỏi dung dịch bằng biện pháp chưng cất để tổ chức hoạt động nhóm 4.
	Cho học sinh thảo luận, dự đoán cách tách muối ra khỏi dung dịch nước muối hoặc cách tách nước ra khỏi dung dịch. Học sinh tự tìm cách thực hiện, 
ngồi đối diện nhau và phân công nhiệm vụ, tự lấy dụng cụ và thực hành. Sau khi học sinh thực hành trong nhóm, giáo viên gọi một vài nhóm đứng dậy trình bày 
cách thực hiện và xem kết quả của nhóm mình. Có thể gọi bất kì học sinh vì nào vì các em đã thảo luận và chia nhiệm vụ cùng thực hiện. Đáp án đưa ra có thể là đun nóng, chứng cất, phơi nắng, làm lắng.. Sau khi học sinh đưa ra cách làm, cả lớp cùng chia sẻ, nhận xét và thống nhất đưa ra cách làm hiệu quả nhất.
	Ngoài các yếu tố trên, giáo viên cũng cần quan tâm đến các yếu tố khác như mạch kiến thức; năng lực ngôn ngữ; khả năng diễn đạt của học sinh. Từ đó giáo viên có biện pháp cũng như cách thức tổ chức phù hợp hơn cho lớp học nhằm nâng cao hiệu quả học tập.
	3.3. Sử dụng phương pháp làm thí nghiệm
	Giáo dục trong môn Khoa học là tạo cơ hội cho học sinh được quan sát, thực nghiệm; tìm hiểu và khám phá khoa học; vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề lý thuyết và thực tiễn; thông qua đó phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh.
	Từ những phân tích trên cho thấy, để đạt được mục tiêu phát triển năng lực, trong đó chú trọng tới con đường hình thành kiến thức của học sinh, giáo dục trong môn Khoa học cần đi đôi với các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, thực nghiệm khoa học. Trong chương trình giáo dục mới, trải nghiệm sáng tạo đã được thiết kế thành hoạt động học tập quan trọng ngay trong từng môn học (trong đó có môn Khoa học) và cả những hoạt động trải nghiệm sáng tạo được 
thiết kế mang tính liên môn/tổng hợp. 
	Sử dụng phương pháp làm thí nghiệm trong dạy học khoa học góp phần giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập nhanh chóng, chính xác và đầy đủ. Khi học sinh thực hiện các thí nghiệm đòi hỏi ở học sinh sự đoàn kết và phân công nhiệm vụ rõ ràng. Từ những nhiệm vụ đó, học sinh sẽ tổng hợp, thảo luận và rút ra được vấn đề hay chứng minh một kết luận nào đó. Như vậy để có được kết quả như mong muốn đòi hỏi các thành viên trong nhóm phải cùng hợp tác thực hiện.
	Sau đây là các cách để sử dụng phương pháp thí nghiệm:
	Dùng thí nghiệm để kiểm nghiệm các giả thuyết, dự đoán trong phương 
pháp nghiên cứu.
	Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu giúp học sinh 
nắm vững kiến thức vững chắc, sâu sắc cả về lí thuyết lẫn thực tế. Khi sử dụng phương pháp này, học sinh trực tiếp tác động vào đối tượng nghiên cứu, đề xuất các giả thuyết khoa học, dự đoán, những phương án giải quyết vấn đề và lập kế hoạch giải quyết ứng với từng giả thuyết. Sử dụng theo phương pháp nghiên 
cứu, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện theo các hoạt động sau: 
	- Học sinh hiểu và nắm vững vấn đề cần nghiên cứu
	- Cho học sinh nêu các giả thuyết, dự đoán dựa trên cơ sở lí thuyết đã biết
	- Lập kế hoạch giải quyết với từng giả thuyết
	- Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị cần thiết để làm thí nghiệm xác nhận
	- Xác nhận giả thuyết thông qua thí nghiệm, giải thích và rút ra kết luận
	Sử dụng thí nghiệm biểu diễn theo phương pháp nghiên cứu sẽ làm tăng tính tích cực nhận thức, hứng thú học tập và bổi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh.
	* Dùng thí nghiệm để kiểm nghiệm
	Quy trình thí nghiệm để kiểm chứng kiến thức
	Giáo viên nêu mục đích thí nghiệm và yêu cầu học sinh thực hiện, quan sát trạng thái, hiện tượng
	- Dự đoán kết quả. Quan sát mô tả hiện tượng, giải thích hiện tượng
	- Giáo viên hoặc nhóm học sinh làm thí nghiệm kiểm chứng
	- Giáo viên chỉnh sửa kết luận, nhận xét, bổ sung kiến thức cho học sinh
	* Dùng thí nghiệm để đối chứng
Để hình thành khái niệm khoa học giúp học sinh rút ra kết luận một cách đầy đủ, chính xác hơn về một tính chất của một chất ta cần thực hiện thí nghiệm ở dạng đối chứng. Trong quá trình thực hiện thí nghiệm ở một mức độ tích cực, giáo viên cần tổ chức, điều khiển hoạt động của học sinh, hướng dẫn các em phân 
chia nhiệm vụ và thảo luận để các em hoạt động như người nghiên cứu.
	Ví dụ: Bài “Thủy tinh” trang 60, 61
	Để tìm hiểu về tính chất của thủy tinh, sau khi học sinh đọc xong mục thông tin, để giúp các em kiểm chứng lại nội dung thông tin mình vừa tiếp nhận giáo viên cho học sinh làm thí nghiệm. Các dụng cụ cần chuẩn bị là: lọ hoa, bát, ống nghiệm tất cả bằng vật liệu thủy tinh. Học sinh sẽ thực hiện lần lượt để kiểm chứng thông tin.
	Thí nghiệm 1: Quan sát sản phẩm, nhận xét về màu sắc, tính cứng, dễ vỡ và không hút ẩm, không gỉ của thủy tinh.
	Thí nghiệm 2: Đốt thủy tinh để kiểm tra tính chất không cháy
	Thí nghiệm 3: Nhỏ chanh hoặc dấm lên thủy tinh để kiểm tra tính chất không bị a - xít ăn mòn.
	Trong quá trình thực hiện thí nghiệm, các thành viên phân công nhiệm vụ làm thí nghiệm như trên, có thể là mỗi học sinh làm 1 thí nghiệm hoặc làm cả nhóm theo thứ tự tùy thuộc vào mỗi nhóm.
	Sau khi làm thí nghiệm xong học sinh sẽ khẳng định lại kiến thức và lĩnh hội kiến thức đã đọc và làm thí nghiệm. Cũng nhờ vậy mà học sinh nắm được kiến thức lâu hơn.
4. Kết quả áp dụng các biện pháp trên
	Để khẳng định tính hiệu quả của sáng kiến, tôi đã tiến hành thực nghiệm sáng kiến ở hai lớp 5A và 5B trong bài Sự chuyển thể của chất. 
	Ở lớp 5A tôi vận dụng phương pháp trò chơi học tập vào dạy học, lớp 5B 
dạy theo phương pháp nhóm thông thường. Tuy nhiên, ở hoạt động thực hành, lớp 5A chúng tôi cho học sinh tham gia trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”. Luật chơi là các em sẽ được phát mỗi nhóm 6 em một khổ giấy A3 và bút. Trong thời gian 3 phút, các nhóm sẽ thi kể tên và xếp các chất vào các thể tương ứng. 
Thể rắn
Thể lỏng
Thể khí
.
.
.
.
	Nhóm nào kể được nhiều và đúng thì sẽ giành được chiến thắng. Ở lớp 5B, hoạt động thực hành tôi cho thảo luận nhóm. 
	Trong quá trình học sinh thực hiện, tôi đã tiến hành quan sát các học sinh 
và khảo sát sau giờ học. Kết quả cho thấy học sinh có thái độ nghiêm túc, hăng hái, nhiệt tình, tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động học tập. Các em đã tự mình khám phá, lĩnh hội tri thức mới thông qua việc hợp tác với bạn bè để kể và sắp xếp các chất vào các nhóm sao cho vừa nhiều, vừa đúng giúp nhóm giành được chiến thắng. Các em cũng đã biết cách vận dụng những kiến thức đó vào thực hiện các hoạt động có liên quan như chuyển các chất từ thể này thành thể khác. 
Qua tiết dạy, bước đầu đã rèn luyện cho học sinh tính tự giác, chủ động và giúp đỡ nhau trong học tập. Đặc biệt giúp học sinh biết tôn trọng mọi ý tưởng của các thành viên trong nhóm. Tất cả học sinh đều được tham gia vào nhiệm vụ học tập, được nói lên ý kiến của mình, từ đó kích thích hứng thú, sự mạnh dạn và tự tin của cá nhân. Không chỉ vậy, những yêu cầu đưa ra được giải quyết nhanh hơn, hiệu quả hơn so với học theo phương pháp thông thường. Ở lớp 5, học sinh mất nhiều thời gian hoàn thành nhiệm vụ hơn vì chỉ có một số học sinh trong nhóm thực hiện. Có nhóm chỉ có học sinh năng khiếu tự nhận làm hết nhiệm vụ còn học sinh khác chưa chú ý, làm việc riêng hoặc không đóng góp ý kiến mà chỉ ngồi nghe. Kết quả thu được các em tìm được ít thông tin hơn, học sinh nắm bài chưa chắc chắn và chưa đồng bộ. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự tích cực và sáng tạo của những thành viên khác trong lớp cũng như chất lượng lớp học.
III. KẾT LUẬN
Việc vận dụng một số biện pháp dạy học nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh lớp 5

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_nang_luc_hop_tac_cho_hoc_sinh.doc