Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy học môn địa lí THPT thông qua sinh hoạt chuyên môn cụm trường
Căn cứ vào Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04/11/2013 của BCH Trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Căn cứ vào Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng. Căn cứ Công văn số 1776/SGD&ĐT-GDTrH ngày 26/8/2022 của Sở GD&ĐT Nghệ An về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022 – 2023.
Căn cứ vào chương trình GDPT 2018. Xuất phát từ mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực; thực trạng dạy học Địa lí ở trường phổ thông và ý nghĩa thực tiễn trong dạy học bộ môn Địa lí.
Xuất phát từ thực trạng sinh hoạt chuyên môn ở các nhà trường hiện nay, những khó khăn khi thực hiện.
Vấn đề nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí THPT thông qua SHCM cụm trường rất quan trọng và cần thiết, đây là vấn đề mới có ý nghĩa thiết thực. Qua khảo sát cho thấy vấn đề này đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên các trường chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân, việc làm tại đơn vị mình cho đơn vị bạn. Tăng sự phối hợp trong công tác chuyên môn giữa các đơn vị từ đó nâng cao chất lượng dạy học đại trà môn học.
Việc SHCM cụm trường giúp cho GV đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức dạy học từ đó góp phần thực hiện tốt mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018, gắn liền lí thuyết với thực tiễn, theo định hướng phát triển các phẩm chất, năng lực cần có của người học. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay vấn đề cam kết chất lượng trong giảng dạy từng môn học được đặc biệt quan tâm để đánh giá đầu ra của học sinh, về chất lượng giáo dục các môn học, chất lượng giáo dục của nhà trường.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ THPT THÔNG QUA SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CỤM TRƯỜNG LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ Năm thực hiện: 2022 - 2023 MỤC LỤC Nội dung chính Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Lịch sử nghiên cứu 1 III. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3 IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 V. Đóng góp của đề tài 3 PHẦN II. NỘI DUNG 5 I. Cơ sở lí luận và thực tiễn về sinh hoạt chuyên môn cụm trường 5 II. Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí thông qua 9 hình thức sinh hoạt chuyên môn cụm trường III. Cách thức xây dựng và tổ chức SHCM cụm trường ở Hoàng 10 Mai, Quỳnh Lưu 1. Sinh hoạt chuyên môn trực tuyến 10 2. Sinh hoạt chuyên môn cụm trường trực tiếp 16 IV. Đánh giá thực nghiệm của đổi mới SHCM theo cụm trường. 37 V. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 40 PHẦN KẾT LUẬN 45 1. Đánh giá kết quả đã đạt được, những đóng góp của sáng kiến 45 2. Những kiến nghị đề xuất 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 PHỤ LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Căn cứ vào Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04/11/2013 của BCH Trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Căn cứ vào Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng. Căn cứ Công văn số 1776/SGD&ĐT-GDTrH ngày 26/8/2022 của Sở GD&ĐT Nghệ An về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022 – 2023. Căn cứ vào chương trình GDPT 2018. Xuất phát từ mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực; thực trạng dạy học Địa lí ở trường phổ thông và ý nghĩa thực tiễn trong dạy học bộ môn Địa lí. Xuất phát từ thực trạng sinh hoạt chuyên môn ở các nhà trường hiện nay, những khó khăn khi thực hiện. Vấn đề nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí THPT thông qua SHCM cụm trường rất quan trọng và cần thiết, đây là vấn đề mới có ý nghĩa thiết thực. Qua khảo sát cho thấy vấn đề này đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên các trường chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân, việc làm tại đơn vị mình cho đơn vị bạn. Tăng sự phối hợp trong công tác chuyên môn giữa các đơn vị từ đó nâng cao chất lượng dạy học đại trà môn học. Việc SHCM cụm trường giúp cho GV đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức dạy học từ đó góp phần thực hiện tốt mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018, gắn liền lí thuyết với thực tiễn, theo định hướng phát triển các phẩm chất, năng lực cần có của người học. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay vấn đề cam kết chất lượng trong giảng dạy từng môn học được đặc biệt quan tâm để đánh giá đầu ra của học sinh, về chất lượng giáo dục các môn học, chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì vậy, tác giả chọn và nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí THPT thông qua sinh hoạt chuyên môn cụm trường” làm SKKN. Với sáng kiến này hy vọng góp phần nhỏ để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Địa lí và chất lượng giáo dục nhà trường. II. Lịch sử nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả tìm hiểu một số đề tài nghiên cứu trong cùng lĩnh vực. Chúng tôi nhận thấy, đề tài về vấn đề SHCM cụm trường đang ngày càng được quan tâm; Có một số SKKN cùng chủ đề như“Tổ chức sinh hoạt chuyên môn cụm trường để xây dựng các chủ đề dạy học góp phần 1 III. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1. Mục tiêu - Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn sinh hoạt chuyên môn cụm trường để xác định nội dung và hình thức sinh hoạt phù hợp. - Góp phần đưa ra các giải pháp hiệu quả khi tổ chức sinh hoạt cụm trường. - Góp phần cho GV chia sẻ những việc làm hay, những vấn đề còn chưa thấu hiểu trong công tác chuyên môn từ đó phân tích đánh giá, phối hợp trong công tác chuyên môn giữa các đơn vị để hoàn thành mục tiêu giáo dục của môn học. 2. Nhiệm vụ - Cập nhật cơ sở thực tiễn. - Tìm hiểu thực trạng về vần đề sinh hoạt chuyên môn cụm trường. - Nghiên cứu cách thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn cụm trường. - Đánh giá và đề xuất các giải pháp để tổ chức hiệu quả hơn sinh hoạt chuyên môn cụm trường IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu nội dung, hình thức, phương pháp sinh hoạt chuyên môn Địa lí cụm trường THPT. 2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Sinh hoạt chuyên môn cụm trường môn Địa lí THPT. - Về thời gian nghiên cứu: năm học 2021- 2022, 2022 - 2023. 3. Địa bàn nghiên cứu và thực nghiệm Các trường THPT trên địa bàn Thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An. V. Đóng góp mới của đề tài - Đề tài đề xuất về nội dung, hình thức, phương pháp, giải pháp của sinh hoạt chuyên môn cụm trường; cách thức áp dụng nội dung sinh hoạt chuyên môn cụm trường vào thực tế dạy học môn Địa lí ở trường THPT để nâng cao chất lượng dạy học. - Thông qua giải pháp nâng cao chất lượng SHCM cụm trường, góp phần hỗ trợ và thúc đẩy phát triển chất lượng giáo dục; Tạo động lực làm việc cho GV; Thực hiện tốt việc chia sẻ, truyền thông, cung cấp, trao đổi thông tin giữa các GV để mọi người có cơ hội học hỏi lẫn nhau, hộ trợ trong hoàn thành công 3 PHẦN II. NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận và thực tiễn về sinh hoạt chuyên môn cụm trường 1. Quan niệm về sinh hoạt chuyên môn Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thường xuyên của các trường phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên, là một trong những hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho giáo viên, giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, hình thức và phương pháp dạy học ... SHCM cụm trường là hình thức phối hợp sinh hoạt giữa các nhóm chuyên môn ở các trường phổ thông trong cùng một khu vực địa lí hoặc phạm vi rộng hơn nhằm trao đổi những nội dung liên quan tới môn học, chia sẻ kinh nghiệm, những nội dung mới cần giải quyết. 2. Mục tiêu của sinh hoạt chuyên môn cụm trường Tạo điều kiện để giáo viên giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm dạy học, từ đó đẩy mạnh hoạt động đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Làm sáng tỏ những vấn đề chưa hiểu thấu đáo trong khi tiếp cận những vấn đề mới trong giáo dục. Tăng cường sự hợp tác giáo viên cùng chuyên môn trong cụm, phát huy tinh thần tập thể để nâng cao hiệu quả giáo dục bộ môn của các trường trong toàn cụm. 3. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu như: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau: 5 Các chuyên đề học tập Lớp Lớp Lớp Tên chuyên đề 10 11 12 Chuyên đề 10.1: Biến đổi khí hậu x Chuyên đề 10.2: Đô thị hoá x Chuyên đề 10.3: Phương pháp viết báo cáo địa lí x Chuyên đề 11.1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á (Uỷ hội sông Mê Công; Hợp tác hoà bình trong khai thác x Biển Đông) Chuyên đề 11.2: Một số vấn đề về du lịch thế giới x Chuyên đề 11.3: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư x (4.0) Chuyên đề 12.1: Thiên tai và biện pháp phòng chống x Chuyên đề 12.2: Phát triển vùng x Chuyên đề 12.3: Phát triển làng nghề x Qua tìm hiểu nội dung chương trình môn Địa lí 2018 ta thấy có nhiều nội dung cập nhật, nội dung mới khác với chương trình phổ thông hiện hành, nội dung gắn liền thực tiễn đời sống và địa phương. Ngoài phần kiến thức cốt lõi còn có các chuyên đề học tập. Số tiết giảng dạy địa lí đều tăng ở các khối lớp. 4. Thực trạng sinh hoạt chuyên môn Địa lí cụm trường THPT ở Thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu: Vấn đề SHCM ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu đã được tiến hành trước đây. Tuy nhiên, việc trao đổi và gặp gỡ của giáo viên giữa các trường chủ yếu diễn ra thông qua các hội thảo chuyên đề hay các chương trình trao đổi về đổi mới phương pháp dạy học do Sở SGD&ĐT tổ chức. Vấn đề SHCM thường diễn ra riêng lẻ ở các trường nhiều hơn. Thường theo hai hình thức: Tổ chức theo các chuyên đề và dự giờ trao đổi kinh nghiệm về bài học. Ở hình thức thứ nhất, SHCM bao gồm việc triển khai học tập các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của cấp trên, tập huấn phương pháp dạy học và thường do BGH triển khai. Bên cạnh đó là việc tổ chức trao đổi, thảo luận, học 7
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_mon_dia_li_t.docx
- LÊ TRỌNG THÊM, BÙI THỊ VIỆT - TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI - ĐỊA LÍ.pdf