Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Anh đối với học sinh Lớp 5 qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Anh đối với học sinh Lớp 5 qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

1. Cơ sở lý luận

Theo đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020" được Thủ thướng Chính phủ phê duyệt ngày 30/9/2013 thì Đảng và nhà nước ta đã xác định mục tiêu của giáo dục và đào tạo con người toàn diện để đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước công nghiệp hóa hiện đại hóa. Trong đó, ngoại ngữ - Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ có vai trò như một phương tiện tích cực hỗ trợ hiệu quả nhất cho quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của nước nhà. Và điều đó được đặt biệt chú trọng hơn cho các đối tượng là học sinh ở bậc tiểu học - người mới bắt đầu tiếp cận với ngoại ngữ.

Đổi mới phương pháp dạy học là dạy học hướng đến việc coi trọng người học, coi học sinh là chủ thể của mọi hoạt động, khuyến khích các em học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Trong đó giáo viên là người tổ chức, giúp đỡ hoạt động học tập còn học sinh là người chủ động tham gia vào quá trình học tập, lĩnh hội kiến thức. Trong quá trình giảng dạy, việc vận dụng các phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhanh nhất, vận dụng tốt nhất kiến thức là một vấn đề vô cùng quan trọng. Thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp các em được tham gia nhiều các hoạt động ở tiểu học giúp học sinh tiếp thu bài nhanh hơn và vận dụng tiếng Anh vào thực tiễn tốt hơn.

Ngoài ra để học tốt môn tiếng Anh và quan trọng là để trẻ vận dụng được từ đó phát triển khả năng giao tiếp Tiếng Anh. Chúng ta cần hiểu rõ tâm lý trẻ trước khi áp dụng một phương pháp mới. Học sinh tiểu học còn ham chơi, các em thường hiếu động, ham hiểu biết cái mới, xong các em thường chóng chán, khó có thể tập trung lâu được do vậy, trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, tăng cường thực hành, tổ chức các trò chơi xen kẽ.

 

doc 12 trang hoathepmc36 11704
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Anh đối với học sinh Lớp 5 qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Xuất phát từ thực trạng việc dạy và học phân môn Tiếng Anh trong trường Tiểu học. Đây là một môn học được học sinh yêu thích nhưng cũng là một môn học mới và khó đối với các em. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu sáng kiến Nâng cao hiệu quả dạy học tiếng anh đối với học sinh lớp 5 thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm:
- Nghiên cứu nội dung, thiết kế bài giảng khoa học, hợp lý và chuẩn bị trang thiết bị, đồ dùng trực quan cho phân môn Tiếng Anh.
- Vận dụng hình thức tổ chức và sử dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học phù hợp.
- Lồng ghép sử dụng các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hỗ trợ nội dung.
Sau khi áp dụng các giải pháp mới này đã đạt được những kết quả nhất định: học sinh hứng thú hơn với các giờ học của phân môn Tiếng Anh và tham gia vào hoạt động học tích cực, chủ động, tự tin, sáng tạo và đạt kết quả ngày càng cao. Đồng thời mang lại những lợi ích thiết thực về mặt kinh tế và xã hội.
I-MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Mục tiêu của dạy học Tiếng Anhlà nhằm đáp ứng nhu cầu được học ngoại ngữ của học sinh tiểu học phù hợp với yêu cầu phát triển của giáo dục. Mặt khác, giúp học sinh có được lượng kiến thức Tiếng Anh nhất định để có thể học tốt Tiếng Anh khi lên cấp THCS. Theo nghiên cứu thì học ngoại ngữ ở lứa tuổi càng sớm thì hiệu quả càng cao. Trong xu thế hội nhập chung của các nước trên thế giới, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, trong đó có mạng Internet, đã đặt cho Việt Nam một thách thức lớn về nguồn nhân lực không phải chỉ có kiến thức, kĩ năng, kĩ sảo mà còn có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ. Nhận thức được điều đó trong những năm học gần đây việc dạy và học Tiếng Anh trong các trường tiểu học đã có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên việc học tiếng Anh đối với học sinh tiểu học hoàn toàn không đơn giản. Tiếng Anh là một môn học mới lạ đòi hỏi các em phải có lòng say mê, sự hứng thú học tập. Nâng cao hiệu quả dạy học tiếng anh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một phương tiện trợ giúp học sinh giải trí, tạo không khí vui vẻ, tâm lý thoải mái, sảng khoái, bớt phần căng thẳng, giúp học sinh có những giây phút thư giãn. Ngoài ra còn giúp học sinh mở rộng vốn từ vựng, củng cố hệ thống ngữ pháp.Vì những lý do đó tôi chọn nghiên cứu chuyên đề “ Nâng cao chất lượng dạy học tiếng anh đối với học sinh lớp 5 qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”.
Mục tiêu của sáng kiến 
Giới thiệu các biện pháp tổ chức các hoạt động ngoài giờ giúp học sinh yêu thích và học tốt môn Tiếng anh. Giới thiệu một số trò chơi cơ bản nhằm gây hứng thú cho học sinh.	 
3. Phạm vi của sáng kiến:
- Con người: Học sinh khối lớp 5 .
- Cơ sở vật chất: Máy tính, loa vi tính, máy chiếu; tranh ảnh
 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN
Cơ sở lý luận
Theo đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020" được Thủ thướng Chính phủ phê duyệt ngày 30/9/2013 thì Đảng và nhà nước ta đã xác định mục tiêu của giáo dục và đào tạo con người toàn diện để đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước công nghiệp hóa hiện đại hóa. Trong đó, ngoại ngữ - Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ có vai trò như một phương tiện tích cực hỗ trợ hiệu quả nhất cho quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của nước nhà. Và điều đó được đặt biệt chú trọng hơn cho các đối tượng là học sinh ở bậc tiểu học - người mới bắt đầu tiếp cận với ngoại ngữ.
Đổi mới phương pháp dạy học là dạy học hướng đến việc coi trọng người học, coi học sinh là chủ thể của mọi hoạt động, khuyến khích các em học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Trong đó giáo viên là người tổ chức, giúp đỡ hoạt động học tập còn học sinh là người chủ động tham gia vào quá trình học tập, lĩnh hội kiến thức. Trong quá trình giảng dạy, việc vận dụng các phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhanh nhất, vận dụng tốt nhất kiến thức là một vấn đề vô cùng quan trọng. Thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp các em được tham gia nhiều các hoạt động ở tiểu học giúp học sinh tiếp thu bài nhanh hơn và vận dụng tiếng Anh vào thực tiễn tốt hơn.
Ngoài ra để học tốt môn tiếng Anh và quan trọng là để trẻ vận dụng được từ đó phát triển khả năng giao tiếp Tiếng Anh. Chúng ta cần hiểu rõ tâm lý trẻ trước khi áp dụng một phương pháp mới. Học sinh tiểu học còn ham chơi, các em thường hiếu động, ham hiểu biết cái mới, xong các em thường chóng chán, khó có thể tập trung lâu được do vậy, trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, tăng cường thực hành, tổ chức các trò chơi xen kẽ...
2.Cơ sở thực tiễn
Trường Tiểu học Trần Phú là một trường thuộc vùng khó khăn. Điều kiện kinh tế khó khăn, cơ sở vật chất, tài liệu giảng dạy cho các em chưa được đầu tư đầy đủ như từ điển, sách báo,đài cát sét, máy chiếu đến các điểm trường v.v. Trong 6 năm dạy học Tiếng Anh ở trường tiểu học, tôi nhận thấy rằng học sinh tiểu học rất thích thú với môn học Tiếng Anh. Đa số các em rất hào hứng tham gia vào các tiết học. Các em đều háo hức với các hoạt động như đóng vai, hoạt động nhóm, hát, đọc thơ hay trò chơi. Tuy nhiên các hoạt động trong lớp còn nghèo nàn. Một số giáo viên còn chưa chú ý đến việc đổi mới phương pháp dạy học dẫn đến hiệu quả giờ học còn chưa cao. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận ra rằng để nâng cao hiệu quả dạy học tiếng anh nên cho học sinh tham gia nhiều vào các hoạt động thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là nguồn động lực khích lệ, tăng cường hứng thú học tập cho học sinh. Một số trò chơi được sử dụng trong các tiết học với mục đích kiểm soát sự chú ý của các em và củng cố lại kiến thức của bài học.
 III- NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Giải pháp thực hiện
Biện pháp 1: Tổ chức giao lưu trong tiết chào cờ đầu tuần với hình thức thi chọn người dẫn chương trình tiếng Anh hay nhất
Nhằm giúp các em được trải nghiệm những gì mình đã học từ các tiết học từ đó giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn khi đứng trước đám đông. Đồng thời, các em học sinh khác cũng được ôn tập lại các kiến thức đã học.
Nội dung và hình thức: Cuộc thi yêu cầu sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Anh nhằm thúc đẩy phong trào học tập và sử dụng tiếng Anh trong một hoạt động có mục đích và có chủ đề nhất định. Cuộc thi này có sự lan tỏa lớn trong cộng đồng học sinh và lôi kéo đươc nhiều đối tượng tham gia. Mục đích của biện pháp này là tạo động lực cho học sinh yêu thích môn học và có thêm cơ hội sử dụng ngoại ngữ này.
Hình thức: Thi giữa các khối lớp 4 và khối lớp 5 vào tiết chào cờ đầu tuần trong các điểm trường.
- Cách thức tiến hành:
Bước 1: Xác định nội dung và hình thức sinh hoạt tương ứng với chủ đề đã lựa chọn. Thông báo rộng rãi cho toàn trường.
Bước 2: Mỗi khối sẽ bình chọn ra một em nói tiếng Anh lưu loát nhất để giao lưu với khối khác. 
Bước 3: Giáo viên phụ trách hướng dẫn các em xây dựng kịch bản chương trình. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng em.
Bước 4: Tổ chức cho các em giao lưu theo kế hoạch.
Bước 5: Đánh giá, rút kinh nghiệm (khán giả sẽ bình chọn học sinh nào nó tiếng Anh lưu loát nhất và mạnh dạn nhất)
Bước 6: Giáo viên phụ trách và trao phần thưởng.
*Ví dụ về chương trình các buổi giao lưu đã thực hiện:
- Buổi sinh hoạt dưới cờ sáng thứ 2 thực hiện
Phần 1: Màn chào hỏi
Lần lượt hai em ra chào khán giả và tự giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh.
Phần 2: Phần dành cho khán giả:
Hai em lần lượt với vai trò người dẫn chương trình đưa ra các câu hỏi dành cho khán giả. Mỗi câu trả lời đúng đều được nhận quà của ban tổ chức ( Lưu ý chỉ sử dụng tiếng Anh).
Phần 3: Bình chọn người dẫn chương trình hay nhất.
Giáo viên lấy ý kiến bình chọn của toàn thể học sinh bằng cách lấy biểu quyết. Em nào được nhiều cánh tay nhất thì em đó là người thắng cuộc và được nhận phần thưởng từ ban tổ chức.
* Lưu ý khi thực hiện:
 Giáo viên cần nói rõ mục đích và chủ đề của cuộc thi để học sinh có sự chuẩn bị trước. Tránh bị lúng túng khi người dẫn chương trình đưa ra câu hỏi.
* Ưu điểm: Gây hứng thú cho học sinh; giáo viên đánh giá được năng lực của học sinh thông qua các phần thi để từ đó giáo viên có kế hoạch kèm cặp. 
Biện pháp 2: Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ cho học sinh
Câu lạc bộ Tiếng Anh là một hình thức dạy học ngoại khóa theo cộng đồng, góp phần tạo ra một cộng đồng những người có chung sở thích về tiếng Anh, cùng nhau tạo ra một môi trường không những để rèn luyện tiếng Anh, mà còn là nơi giao lưu, gặp gỡ của các thành viên, học hỏi lẫn nhau.
Câu lạc bộ tiếng Anh mang đến cho các thành viên cơ hội để rèn luyện các kỹ năng mềm như kỹ năng phản xạ khi giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng phản biện,... Hơn nữa câu lạc bộ còn có thể tạo ra môi trường cho các em phát huy hết khả năng của mình trong quá trình tự học, tự nghiên cứu, tự thể hiện, và khả năng hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Cách thức tiến hành:
+ Xây dựng kế hoạch tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh chi tiết:
Cơ cấu tổ chức: Chủ nhiệm câu lạc bộ: 1 giáo viên
03 nhóm trưởng là học sinh giỏi khối 5 của 3 điểm trường
Các ủy viên CLB là những học sinh yêu thích Tiếng Anh khối lớp 3,4,5.
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể:
Chủ nhiệm CLB phụ trách chung, phối kết hợp với phó chủ nhiệm xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động của từng đợt, tham mưu đề xuất ý kiến với lãnh đạo nhà trường, phụ trách chuyên môn và văn thể, thường xuyên theo dõi nhu cầu, tình hình thực tế của học sinh trong trường về bộ môn tiếng Anh. Đồng thời có trách nhiệm luyện tập và duyệt các tiết mục văn nghệ, diễn kịch, năng khiếu của học sinh, trang trí, âm thanh, cơ sở vật chất cho buổi sinh hoạt.
03 nhóm trưởng học sinh: 02 học sinh giỏi khối lớp 5; nhóm trưởng phụ trách khối 3 và 02 học sinh giỏi; nhóm trưởng phụ trách khối 4 ,02 học sinh giỏi nhóm trưởng phụ trách khối 5. Mỗi nhóm có khoảng 6 em học sinh từ lớp 3 đến 5 của nhà trường. Các nhóm trưởng quản lý, theo dõi, phân công, giúp đỡ các thành viên trong nhóm khi sinh hoạt, đồng thời trực tiếp xây dựng nội dung cụ thể của buổi sinh hoạt theo các chủ đề hàng tháng theo kế hoạch.
Các thành viên trong câu lạc bộ phải thực hiện nghiêm túc mọi nội quy, quy định của Câu lạc bộ. Thực hiện đúng lịch của câu lạc bộ và các nội dung do các nhóm trưởng phân công. Tự giác, tích cực hoàn thành các nhiệm vụ đúng tiến độ.
+ Đa dạng hóa các nội dung hoạt động câu lạc bộ:
Đa dạng hóa các hình thức và nội dung hoạt động nhưng vẫn phải bám sát chương trình chính khóa trên lớp, xoay quanh các chủ điểm quen thuộc, gần gũi với đời sống hàng ngày. Nội dung của các buổi sinh hoạt câu lạc bộ có thể là:
 Bài tập đoán chủ đề hoặc đoán bài hát ( Topic, song guessing)
Để tiến hành được nội dung này, các nhóm trưởng cần phải tìm các bức tranh tương ứng với các chủ đề đã được học trên lớp, phần này nhằm củng cố vốn từ vựng, hệ thống hóa các chủ đề đã học trên lớp. Các thành viên đoán chủ đề và cung cấp thêm các từ vựng có liên quan đến chủ đề.
- Topic guessing. Ví dụ:
Chủ đề ''Cartoon'' giúp các em ôn lại các từ vựng như: food, drink, animal...kể tên những bộ phim nổi tiếng, cốt truyện,...
Chủ đề " Hobbies'': Học sinh ôn lại các từ: cycling, taking photos, skating, cooking, playing the guitar, playing game, gardening,...
- Song guessing: Phần này phó chủ nhiệm câu lạc bộ, phối hợp với giáo viên bộ môn tiếng Anh và các nhóm trưởng học sinh tìm các bài hát nổi tiếng, cho các bạn nghe, đoán tên bài hát, điền từ thiếu trong bài hát,...
Việc kết hợp học tiếng Anh với các hoạt động mang tính giải trí giúp người học cảm thấy thoải mái hơn, ít bị áp lực tâm lý so với cách học khác.
Ví dụ: Bài hát You are my sun shine
Biện pháp 3: Hoạt động thể dục để khởi động đầu tiết học
 Nhờ hoạt động thể dục nhằm giúp các em ôn lại những kiến thức đã học đồng thời tạo điều cho từng em học sinh được thể hiện khả năng tiếng Anh của mình. Qua đó giáo viên có thể đánh giá được năng lực của từng em học sinh góp phần nâng cao kĩ năng nói và sự mạnh dạn của các em.
Giáo viên cho học sinh vừa tập thể dục vừa ôn luyện các câu khẩu lệnh trong lớp. Các nội dung ôn luyện là: các câu khẩu lệnh đơn giản, số đếm, số thứ tự, chữ cái, từ vựng, các tháng trong năm, ...
- Cách thức tiến hành:
+ Hình thức: tập thể dục giữa giờ hoặc đầu mỗi tiết học.
Bước 1: Giáo viên cung cấp cho các em những câu khẩu lệnh khi điều khiển lớp hoặc toàn trường tập thể dục.
Bước 2: Quy định học sinh thực hiện. Mỗi em sẽ điều khiển một lần. Hết lượt lại quay trở lại từ đầu.
Bước 3: Tổ chức thực hiện: Đầu tiết học, sau khi giáo viên vào lớp chào hỏi xong thì em được phân công sẽ lên đứng trước lớp điều khiển lớp tập thể dục. Trong đó học sinh sẽ hô các câu lệnh bằng tiếng Anh và nội dung lồng vào để luyện tập là số đếm hoặc số thứ tự hoặc các chữ cái, ...Ví dụ: học sinh điều hành hô như sau:
1. Stand up
2. Let's do morning exerises
3. No talking please!
4. Are you ready to start now?
5. Let's start!
6. Người điều khiển hô to rõ ràng đồng thời tập mẫu cho lớp: Bắt đầu từ giơ tay phải, rồi đến tay trái, chân phải, chân trái. Quy định lần đầu hô từ 1 đến 8 đơn vị, lần hai đến 6, lần ba đến 4, lần bốn đến 2, lần năm đến 1.
Bước 4: Giáo viên nhận xét rút kinh nghiệm và đánh giá điểm.
Lưu ý: nội dung ôn tập, giáo viên căn cứ vào tình hình học tập của các em. Nếu yếu nội dung nào thì cho học sinh ôn tập nội dung đó.
* Ưu điểm của biện pháp này:
- Học sinh vừa được rèn luyện về sức khỏe vừa được ôn lại các kiến thức mà các em đã học.
- Rèn được tính mạnh dạn và tự tin trước đám đông của các em. Từ đó đánh giá sát thực về năng lực tiếng Anh của từng em.
Biện pháp 4: Thi đóng kịch, hát, nhảy, thuyết trình,...
Để tổ chức thành công nội dung này, Ban chủ nhiệm câu lạc bộ phải có kế hoạch trước khoảng 10 đến 12 ngày để cho học sinh các lớp phối kết hợp tập luyện, tổ chức sơ duyệt và lựa chọn các tiết mục phù hợp, hấp dẫn để biểu diễn. Cụ thể: Tết trung thu, học sinh thuyết trình mâm cỗ bằng tiếng Anh; ngày 20/11 mỗi lớp thể hiện một bài hát tiếng Anh để giao lưu; Ngày hội tiếng Anh cấp trường học sinh thi đóng kịch, hát...Ngoài ra, các em phụ trách câu lạc bộ cũng đã tổ chức sinh hoạt CLB ngoài giờ với nội dung học nhảy hiện đại. Qua các hoạt động này, học sinh rất tích cực tập luyện, góp phần nâng cao hiệu quả tiết học chính khóa.
Để tạo thêm hứng thú cho học sinh tham gia vào câu lạc bộ, người làm công tác tổ chức câu lạc bộ ngoài việc củng cố và duy trì cơ cấu tổ chức nhất thiết phải có những cải tiến về mặt nội dung và hình thức hoạt động của câu lạc bộ. Khi xây dựng chương trình cần có sự lồng ghép hợp lý giữa thuyết trình, tranh luận, các cuộc thi, trò chơi, tiết mục văn nghệ để buổi sinh hoạt câu lạc bộ khỏi bị nhàm chán, tăng thêm phần sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn mọi người.
* Ưu điểm: 
Câu lạc bộ tiếng Anh mang đến cho các em học sinh một môi trường học tập, hướng đến hoàn thiện các kĩ năng tiếng Anh.
Câu lạc bộ còn là môi trường để rèn luyện các kĩ năng ''mềm'' như kĩ năng phản xạ khi giao tiếp,khả năng phản biện trước đám đông,...là môi trường cho học sinh phát huy hết khả năng của mình về quá trình tự học, và khả năng làm việc theo nhóm.
Kết quả áp dụng các giải pháp 
Trong quá trình dạy học, bản thân tôi đã áp dụng các phương pháp dạy học sau:
a) Phương pháp trực quan:
- Hình ảnh và con chữ phóng to trên bảng hoặc trên máy chiếu sẽ giúp học sinh dễ quan sát, từ đó tạo điều kiện để các em tư duy tốt hơn, nhanh hơn. Giáo viên có thể hướng dẫn các em thực hành nhanh và hiệu quả.
Giáo viên khắc sâu kiến thức cho học sinh bằng nhiều con đường: kết hợp mắt nhìn, tai nghe, và thực hành luyện tập. Điều này giúp các em tư duy nhanh hơn, sâu hơn và các em cũng hào hứng hơn trong các tiết học.
- Một số hình ảnh giúp giáo viên đưa các em đến với những vùng đất mới, những nền văn hóa mới mà với điều kiện thực tế thì giáo viên và các em học sinh khó có thể thực hiện và tưởng tượng được giúp cho bài học trở nên phong phú và đa dạng hơn.
b) Phương pháp đàm thoại, vấn đáp, đóng vai
Phương pháp này được sử dụng trong giai đoạn thực hành của tiết học. Bằng hệ thống các câu hỏi giáo viên có thể giúp học sinh khai thác được kiến thức mới cũng như giúp các em thực hành những kiến thức đó.
c) Phương pháp luyện tập:
Trong quá trình dạy học tôi thường chú trọng đến việc cho học sinh thực hành luyện tập ví dụ như thực hành thay thế, đóng vai, cặp đôi hay thực hành theo nhóm để rèn luyện kĩ năng nói cho các em. 
Ví dụ: Unit 6: How many lesons do you have today?
Khi học xong mẫu câu này tôi cho học sinh luyện tập cặp đôi để hỏi về các môn học có trong một ngày của học sinh.
Trong quá trình áp dụng phương pháp áp dụng quy trình bài dạy ngữ âm, tôi nhận ra một số ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này như sau:
2. Kết quả thu được
	Sáng kiến là giúp cho học sinh học được cách làm thế nào để chiếm lĩnh được kiến thức. Qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong từng giai đoạn cụ thể các em thực sự đã có môi trường giao tiếp Tiếng anh và từng hoạt động như dạy từ mới, hát, đóng kịch, thuyết trình, sinh hoạt câu lạc bộ, thực hành mẫu câu, dạy các kỹ năng, củng cố bài học thì các hoạt động dạy học đã trở nên phong phú và đa dạng hơn. Học sinh không còn thụ động, nhút nhát và rụt rè như trước đây nữa. Các em đã tích cực chủ động hơn và mạnh dạn hơn trong việc chiếm lĩnh kiến thức, mạnh dạn hơn khi giao tiếp, đóng vai hay bày tỏ ý kiến của mình. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp mang tính chất dạy học đã thật sự tạo môi trường giao tiếp Tiếng Anh cho các em học sinh. Với việc nghiên cứu đề tài này tôi luôn xác định được trách nhiệm của mình trong việc bước đầu xây dựng cho học sinh kỹ năng học môn học tiếng Anh và hơn nữa là giúp các em yêu thích môn Tiếng Anh. Để thực hiện được điều đó thì sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng anh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trở nên vui vẻ và sinh động hơn, các em học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, các em khắc sâu bài học một cách nhanh chóng cũng như nhớ bài lâu hơn qua các hình ảnh hay các trò chơi qua đó mang đến tiết dạy đạt hiệu quả cao. Học sinh tự tìm tòi, trao đổi thảo luận trong những buổi sinh hoạt tập thể rất hào hứng và bổ ích, góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng anh.
* Kết quả đạt được như sau:
Năng lực
Khảo sát đầu năm
2020-2021
Cuối kỳ I 2020-2021
SL
%
SL
	%
Hoàn thành tốt môn học
5
18
8
43,1
Hoàn thành
16
77,1
10
53,2
Chưa hoàn thành
0
0
0
0
- Đối với kĩ năng Nói
Kĩ năng
Khảo sát đầu năm
2020-2021
Kết quả cuối học kỳ I
So với đầu năm(%)
SL
%
SL
%
Nói Tốt
4
18,6
7
36,2
+ 19,1%
Với các số liệu trên chứng tỏ khi áp dụng các biện pháp trong sáng kiến này là có hiệu quả. Chất lượng dạy học tăng lên đồng nghĩa với việc học sinh có môi trường học tập tốt, khả năng nhớ từ, cấu trúc và vận dụng chúng vào làm các bài kiểm tra đạt hiệu quả. Khả năng nói tiếng Anh tăng lên chứng tỏ nhờ qua các hoạt động ngoài giờ, các em được rèn luyện và trải nghiệm về kiến thức cũng như hình thành các kỹ năng giúp các em mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.
Ngoài các biện pháp mà tôi đã và đang áp dụng tôi còn áp dụng thêm một số biện pháp mà nhiều giáo viên chưa thực hiện hoặc thực hiện rồi nhưng hiệu quả chưa cao. Cụ thể: Đối với biện pháp 1, một số giáo viên trường khác cũng đã tổ chức cho học sinh tham gia cuộc thi chọn ngôi sao dẫn chương trình hay nhất nhưng chỉ sử dụng bằng tiếng Việt. Còn tính sáng tạo của các biện pháp này thể hiện ở chỗ là cùng một hình thức tổ chức nhưng có thể vận dụng rộng rãi đối với tất cả các em học sinh, với các nội dung ôn luyện khác nhau. Thông qua biện pháp này, học sinh có cơ hội rèn luyện ngôn ngữ cũng như rèn luyện khả năng tự tin, mạnh dạn. Và đặc biệt hơn nữa, giáo viên dễ dàng đánh giá sát thực năng lực học sinh đạt mức nào để từ đó lựa chọn nội dung chương trình dạy học phù hợp. 
Nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Anh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là vấn đề mà bản thân tôi vô cùng say mê. Các hoạt động có thể được sử dụng vào các buổi sinh hoạt dưới cờ, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, các trò chơi cũng có thể được sử dụng khi thực hành kiến thức mới hay sử dụng cuối giờ để củng cố và khắc sâu kiến thức cho học sinh. Tôi đã áp dụng kinh nghiệm này và thu được những hiệu quả đáng kể. Tôi cũng đã chia sẻ với các đồ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_day_hoc_tieng_anh.doc