Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm xây dựng bài giảng Elearning có hiệu quả
Một số quan niệm về tự học
Về vấn đề tự học có nhiều quan điểm:
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tự học là một cách học tự động”, tức là: học tập một cách hoàn toàn tự giác, tự chủ, không đợi ai nhắc nhở, không chờ ai giao nhiệm vụ mà tự mình chủ động vạch kế hoạch cho mình rồi tự mình triển khai thực hiện kế hoạch đó một cách tự giác, tự mình làm chủ thời gian để học và tự mình kiểm tra, đánh giá việc học của mình. Tự học là tự mình tìm kiếm tri thức bằng hành động của chính mình, tự phát huy, sử dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực của bản thân để lĩnh hội nền văn hóa lịch sử xã hội loài người.
Nói một cách chi tiết, “Tự học là tự mình động não suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp ) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ), cùng các phẩm chất của mình rồi cả động cơ tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan (như trung thực, khách quan, ý muốn, biết biến khó khăn thành thuận lợi ) để chiếm lĩnh lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực hiểu biết đó thành sở hữu của mình”.
Như vậy, quá trình tự học là “một sự biến đổi bản thân, trở nên có thêm giá trị, bằng nỗ lực của chính mình để chiếm lĩnh những giá trị mới lấy từ bên ngoài”, là “một hành trình nội tại, được cắm mốc bởi kiến thức, phương pháp tư duy và sự thực hiện tự phê bình để tự hiểu bản thân mình”.
Hiểu như trên thì cốt lõi của việc học là tự học dù dưới bất cứ hình thức nào ở trong hay ngoài trường lớp, không có tự học thì không có sự biến đổi bản thân. Sự chiếm lĩnh những thái độ và năng lực, những kĩ năng kiến thức là bằng hành động của chính bản thân chứ không thể nhờ hành động của người khác, mọi yếu tố khác chỉ có tác dụng xúc tác, thúc đẩy hoặc kìm hãm. Cùng một nội dung học tập, cùng một thầy giảng dạy nhưng mỗi học sinh sẽ lĩnh hội nhanh hay chậm, nông hay sâu là tùy thuộc vào năng lực tự học của bản thân mỗi người đó.
Có thể nói, khả năng tự học của chính bản thân là chìa khóa cho cánh cửa thành công trong mọi hành động của con người. Một người muốn thành công trong cuộc sống thì điều quan trọng là phải tự nhận biết được những giá trị của bản thân (năng lực và thái độ, kĩ năng, kiến thức), xác định được những giá trị cần thiết cho hoạt động của mình, biết cách chiếm lĩnh những giá trị đó, tức là biết cách tự học.
PHẦN 1: MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Với sự bùng nổ CNTT hiện nay, CNTT có mặt và có vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực. Vì thế, việc ứng dụng CNTT vào trong dạy học là phù hợp với sự phát triển chung của thế giới. Hình thành và sử dụng các thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại vào quá trình dạy học sẽ giúp HS tiếp nhận những tri thức mới nhanh chóng, kể cả về số lượng và chất lượng, giúp thực hiện mục đích dạy học với hiệu quả cao. Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong các Nghị quyết Trung ương từ năm 1996, được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12-1998), đặc biệt đã được khẳng định lại trong điều 5, Luật Giáo dục (2005): “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Các PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh coi việc dạy phương pháp tự học là cốt lõi. Rèn luyện cho người học có được phương pháp, thói quen tự học, vận dụng được những điều đã học vào những tình huống mới, biết tự phát hiện và giải quyết vấn đề gặp phải trong cuộc sống sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người, góp phần hình thành người công dân có ích, năng động, sáng tạo của xã hội tương lai. Trong thời đại hiện nay, học sinh có nhiều điều kiện được tiếp cận với công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet từ rất sớm. Điều này mở ra nhiều cơ hội cho các em nhưng cũng đặt ra cho gia đình và nhà trường những mối hiểm họa từ Internet có thể gây ra cho các em. Việc gia đình và nhà trường hướng cho học sinh khai thác những nội dung thông tin hữu ích, có thể hỗ trợ, giúp học sinh học tập tốt hơn là rất cần thiết. Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ và sự bùng nổ thông tin, trẻ em được tiếp cận một lượng tri thức phong phú từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó làm nảy sinh ở các em nhu cầu nhận thức khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy việc dạy học không thể cung cấp cho học sinh tất cả những tri thức các em mong muốn mà chỉ có thể vạch ra cho các em con đường, cách thức để khám phá, chiếm lĩnh những tri thức ấy. Đó chính là dạy cho các em phương pháp học tập, giúp các em phát triển năng lực sáng tạo, tính độc lập, tự chủ của bản than mà việc tự học đóng một vai trò quan trọng. Trên thực tế hiện nay có rất nhiều nguồn tài liệu tham khảo hỗ trợ việc học và tự học cho học sinh. Bên cạnh khối lượng khổng lồ sách tham khảo thì các website học tập dành riêng cho học sinh tiểu học nói chung và môn toán tiểu học nói riêng lại đứng ở vị trí khá khiêm tốn. Lựa chọn nguồn tài liệu tham khảo, lựa chọn phương thức học tập để có thể phát huy khả năng tự học, khuyến khích sự hứng thú trong học tập của học sinh là vấn đề cần nghiên cứu của các nhà giáo dục. Vì vậy, là một giáo viên tin học và mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở trong nhà trường nói riêng và các môn học khác nói chung, tôi đã chọn đề tài: “Một vài kinh nghiệm xây dựng bài giảng elearning có hiệu quả”. 2. Lịch sử nghiên cứu * Thế giới: Máy tính điện tử (computer) có nguồn gốc ra đời từ rất sớm và có nhiều chủng loại. Ngay sau khi ra đời, máy tính điện tử đã nhanh chóng được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đặc biệt sau khi xuất hiện các thế hệ máy tính cá nhân – PC (Personal Computer). Cho đến nay, máy tính điện tử là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nó chi phối và có vai trò cực kí quan trọng trong mọi lĩnh vực. Những năm 1970 – 1978, computer bắt đầu được các nhà giáo dục nghiên cứu, đưa vào nhà trường để cải tiến giáo dục. Đầu thập niên 80, tại Anh, người ta đã thực hiện dự án MEP (Micro electonics Education Program – Chương trình giáo dục vi điện tử). Canada, Liên Xô (cũ), Cộng hòa Liên bang Đức, Australia cũng đã đưa computer vào trường học phục vụ việc dạy học Ở các nước Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Thái Lan là những nước sớm đưa computer vào nhà trường. Riêng Malaysia ngày nay có cả hệ thống “trường học thông minh” (Smart School). Và cho đến bây giờ trên thế giới, rất nhiều nước đã được học tập thông qua hệ thống computer và Internet. Về việc học trên máy tính (e-learning), một mốc quan trọng người ta nhắc đến rất nhiều đó là giai đoạn 1994 – 1999. Khi công nghệ Web được phát minh ra, các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo bắt đầu nghiên cứu cách thức cải tiến phương pháp giáo dục bằng công nghệ này. Người thầy thông thái đã dần lộ rõ thông qua các phương tiện: Email, CBT (Computer Based Traing) qua Internet với text và hình ảnh đơn giản, đào tạo bằng công nghệ Web với hình ảnh chuyển động tốc độ thấp đã được triển khai trên diện rộng. Giai đoạn 2000 – 2005 được coi là làn sóng gia tăng thứ hai của e-learning. Các công nghệ tiên tiến bao gồm JAVA và các ứng dụng mạng IP, công nghệ truy cập mạng và băng thông Internet được nâng cao, các công nghệ thiết kế Web tiên tiến đã trở thành một cuộc cách mạng trong giáo dục đào tạo. Ngày nay, thông qua Web, giáo viên có thể kết hợp hướng dẫn trực tuyến (hình ảnh, âm thanh, các công cụ trình diễn) tới mọi người học, nâng cao hơn chất lượng dịch vụ đào tạo. Ngày qua ngày, công nghệ Web đã chứng tỏ nó có khả năng mang lại hiệu quả cao trong giáo dục đào tạo, cho phép đa dạng hóa các môi trường học tập. Tất cả những điều đó tạo ra một cuộc cách mạng trong đào tạo với giá thành rẻ, chất lượng và hiệu quả. Tình hình phát triển và ứng dụng việc học trực tuyến phụ thuộc vào sự phát triển của cơ sở hạ tầng, CNTT và mạng truyền thông, nền giáo dục và chủ trương, chính sách của Nhà nước, sự quan tâm của xã hội. Vì vậy, sự phát triển của E-learning trên thế giới là không đồng đều. E-learning phát triển mạnh nhất ở Bắc Mĩ, sau đó đến Châu Âu và Châu Á. Tại những nước phát triển, E-learning đã trở nên rất phổ biến với số lượng ngày càng tăng. Chỉ riêng ở Mĩ đã có hơn 700 công ty E-learning. Canada là nước đầu tiên trên thế giới triển khai thành công mạng SchoolNet nối liền tất cả các trường học và thư viện, tạo tiền đề cho rất nhiều nước khác triển khai có hiệu quả mạng EduNet/SchoolNet phục vụ giáo dục và đào tạo. Hầu như các nước trong khu vực Đông Nam Á đều có mạng giáo dục điện tử như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, thậm chí có cả mạng ASEAN SchoolNet. Trên thế giới, hiện nay việc học tập qua Internet đang có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với phương pháp học truyền thống. Cùng với sự phát triển của CNTT nói chung, các giải pháp học tập trực tuyến đang dần phổ biến và hoàn thiện. * Việt Nam: Ở Việt Nam, từ giữa thập niên 80 của thế kỷ XX, Viện Khoa học Giáo dục là cơ sở đầu tiên bắt đầu nghiên cứu thử nghiệm việc dạy tin học ở trường phổ thông. Và đến những năm 1990 – 1992, Bộ GD&ĐT đã có chương trình cung cấp máy tính cho các Sở giáo dục, các trường phổ thông, chủ yếu để dạy môn tin học. Chỉ khoảng 3,4 năm trở lại đây, thuật ngữ e-learning bắt đầu được biết đến. Nghiên cứu việc học trên máy tính cũng như phát triển Internet đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của Bộ GD&ĐT, nhằm đưa CNTT trở thành công cụ hữu ích phục vụ sự nghiệp đổi mới giáo dục. Các dự án hợp tác quốc tế về E-learning đã được triển khai, đánh dấu sự sâm nhập của công nghệ học trực tuyến vào Việt Nam: - Dự án hợp tác E-learning Việt Nam - Nhật bản, được thực hiện bởi Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Keio University phía Nhật Bản. - Trung tâm E-learning Việt - Nhật tại khu công nghệ cao Hòa Lạc. - Việt Nam tham gia dự án mạng E-learning Châu Á (AEN) với sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản. - Dự án hợp tác của Trung tâm tin học - Bộ GD&ĐT với công ty HP (Hewlett-Packard) cho ra đời Mạng giáo dục (Edu.Net) và “Câu lạc bộ công nghệ giáo dục và E-learning” đã đi vào hoạt động có hiệu quả. - Dự án hợp tác thành lập Trung tâm E-learning Coca-cola. - Hội thảo “Chiến lược phát triển E-learning của NTT” do Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) và Công ty Điện tín và điện thoại Nhật bản (NTT) phối hợp tổ chức. Bên cạnh các dự án hợp tác quốc tế, trong nước cũng có rất nhiều các cuộc hội thảo về E-learning, thu hút được sự quan tâm của các trường Đại học lớn, các viện nghiên cứu và các công ty hoạt động trong lĩnh vực CNTT. Tính đến nay, Việt Nam đã có hai cuộc hội thảo về chủ đề E-learning. Đó là hội thảo “Workshop về E-learning” và “Nghiên cứu và triển khai E-learning”. Trang web chưa thông tin đầy đủ, phong phú nhất về E-learning là trang “Câu lạc bộ công nghệ giáo dục và E-learning” của Bộ GD&ĐT ( cung cấp các thông tin, kiến thức cơ bản cần thiết về E-learning. Trang này cũng thực hiện các kiên kết với nhiều địa chỉ đào tạo E-learning trên thế giới để mọi người có thể tham khảo và đăng kí khóa học tại đó. Nói chung, sự phát triển học tập trực tuyến tại Việt Nam mới chỉ trong giai đoạn khởi đầu, các ứng dụng triển khai còn rất ít, hầu hết mới chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm. Các vấn đề lớn gặp phải ở đây là các chuẩn về e-learning chưa có, cơ sở hạ tầng CNTT còn yếu, các quy tắc/luật định cho việc phát triển hình thức học tập này còn chưa phù hợp, đặc biệt là việc đầu tư và hỗ trợ kinh phí chưa được sự quan tâm của Nhà nước và Chính phủ, chính vì vậy hiệu quả đạt được chưa cao. 3. Mục đích nghiên cứu - Xây dựng bài giảng elearning hỗ trợ việc tự học cho học sinh. - Đề xuất cách khắc phục những khó khăn vướng mắc khi xây dựng bài giảng elearning bằng cách sử dụng các công cụ hỗ trợ sẵn có. Phạm vi nghiên cứu Đề tài giới hạn ở việc nghiên cứu: Đưa chương trình, chuẩn kiến thức các các môn học vào bài giảng elearning bằng các phần mềm sẵn có. Khảo sát thực trạng của giáo viên khi xây dựng bài giảng elearning. Tổ chức thực nghiệm xây dựng một số bài giảng elearning cho giáo viên trong trường Tiểu học Phúc Đồng. Đối tượng nghiên cứu - Quá trình thiết kế bài giảng elearning có sử dụng các công cụ hỗ trợ sẵn có, bài giảng E-Learning. Phương pháp nghiên cứu 1. Lý thuyết - Tham khảo tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên. Website, CD-ROM có liên quan trực tiếp đến đề tài. 2. Thực tiễn - Dự giờ, tham khảo ý kiến đóng góp của giáo viên giảng dạy về cách thức tổ chức dạy học, quá trình lên lớp bằng giáo án điện tử có sự hỗ trợ của các đoạn phim minh hoạ. Thử nghiệm bài giảng trên một số Website từ đó thiết kế nội dung bài giảng E-Learning theo chuẩn quốc tế SCORM. PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Cơ sở lý luận 1.1.1. Những khái niệm cơ bản và các vấn đề liên quan đến tự học Một số quan niệm về tự học Về vấn đề tự học có nhiều quan điểm: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tự học là một cách học tự động”, tức là: học tập một cách hoàn toàn tự giác, tự chủ, không đợi ai nhắc nhở, không chờ ai giao nhiệm vụ mà tự mình chủ động vạch kế hoạch cho mình rồi tự mình triển khai thực hiện kế hoạch đó một cách tự giác, tự mình làm chủ thời gian để học và tự mình kiểm tra, đánh giá việc học của mình. Tự học là tự mình tìm kiếm tri thức bằng hành động của chính mình, tự phát huy, sử dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực của bản thân để lĩnh hội nền văn hóa lịch sử xã hội loài người. Nói một cách chi tiết, “Tự học là tự mình động não suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ), cùng các phẩm chất của mình rồi cả động cơ tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan (như trung thực, khách quan, ý muốn, biết biến khó khăn thành thuận lợi) để chiếm lĩnh lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực hiểu biết đó thành sở hữu của mình”. Như vậy, quá trình tự học là “một sự biến đổi bản thân, trở nên có thêm giá trị, bằng nỗ lực của chính mình để chiếm lĩnh những giá trị mới lấy từ bên ngoài”, là “một hành trình nội tại, được cắm mốc bởi kiến thức, phương pháp tư duy và sự thực hiện tự phê bình để tự hiểu bản thân mình”. Hiểu như trên thì cốt lõi của việc học là tự học dù dưới bất cứ hình thức nào ở trong hay ngoài trường lớp, không có tự học thì không có sự biến đổi bản thân. Sự chiếm lĩnh những thái độ và năng lực, những kĩ năng kiến thức là bằng hành động của chính bản thân chứ không thể nhờ hành động của người khác, mọi yếu tố khác chỉ có tác dụng xúc tác, thúc đẩy hoặc kìm hãm. Cùng một nội dung học tập, cùng một thầy giảng dạy nhưng mỗi học sinh sẽ lĩnh hội nhanh hay chậm, nông hay sâu là tùy thuộc vào năng lực tự học của bản thân mỗi người đó. Có thể nói, khả năng tự học của chính bản thân là chìa khóa cho cánh cửa thành công trong mọi hành động của con người. Một người muốn thành công trong cuộc sống thì điều quan trọng là phải tự nhận biết được những giá trị của bản thân (năng lực và thái độ, kĩ năng, kiến thức), xác định được những giá trị cần thiết cho hoạt động của mình, biết cách chiếm lĩnh những giá trị đó, tức là biết cách tự học. Trong cuộc sống, sự hiểu biết của con người không phải là thứ bất biến. Hoạt động trong cuộc sống của con người luôn đòi hỏi con người phải liên tục mở rộng sự hiểu biết. Không trường học nào có thể cung cấp cho học sinh đủ tri thức để có thể sống và hoạt động đạt hiệu quả, không phải lúc nào cũng chỉ có tái hiện tri thức sẵn có, sử dụng những kĩ năng sẵn có mà còn cần phải thường xuyên hình thành những tri thức mới, kĩ năng mới, phẩm chất mới. Điều này đòi hỏi người thực hiện hành động phải chiếm lĩnh những nội dung mới đó, tức là phải tiến hành hoạt động tự học. Như vậy, quá trình sống và hoạt động của con người là quá trình con người dần dần bước lên những bậc thang mới của sự hiểu biết. Bước đi này dễ hay khó, cao hay thấp phụ thuộc vào khả năng tự học của mỗi người. Khả năng này cần được rèn luyện ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đặc biệt đối với bậc tiểu học. Một số hình thức tự học Trong quá trình học ở tiểu học học sinh có thể tiến hành hoạt động tự học dưới nhiều hình thức khác nhau, trong những điều kiện khác nhau: Hình thức tự học thứ nhất là hoạt động tự học của học sinh diễn ra nhằm đáp ứng như cầu hiểu biết riêng, bổ sung và mở rộng tri thức ngoài chương trình đào tạo ở trường và cũng không cần có sự điều khiển của giáo viên. Người học tự đọc tài liệu, tự suy nghĩ, tự rút kinh nghiệm. Đây là tự học ở mức cao. Người học tự ý thức, xác định được nhu cầu tri thức mới và tự mình tìm cách để đạt được tri thức đó. Hình thức tự học thứ hai là hoạt động tự học của học sinh cũng có thể diễn ra khi không có sự điều khiển trực tiếp của giáo viên. Ở đây học sinh phải tự sắp xếp quỹ thời gian và điều kiện vật chất để tự ôn tập, tự củng cố, tự đào sâu những tri thức hoặc tự hình thành những kĩ năng, kĩ xảo ở một năng lực nào đó theo yêu cầu của giáo viên hoặc quy định trong chương trình đào tạo của nhà trường. Giáo viên đóng vai trò hướng dẫn hoặc chỉ giao nhiệm vụ, học sinh tự tìm cách giải quyết vấn đề mà không có giáo viên điều khiển trực tiếp. Hình thức tự học thứ ba là hoạt động tự học của học sinh diễn ra dưới sự điều khiển trực tiếp của giáo viên. Thầy là tác nhân hướng dẫn, tổ chức, đạo diễn để trò phát huy những phẩm chất và năng lực của mình như khả năng chú ý, óc phân tích, năng lực khái quát hóa tự tìm ra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà thầy đã định hướng cho hoạt động này. Trong ba hình thức trên thì hình thức tự học thứ nhất ở mức độ cao nhất, hình thức tự học thứ ba ở mức độ thấp nhất. Đối với học sinh tiểu học, hình thức tự học thứ hai và ba được diễn ra nhiều hơn cả. Do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, học sinh tự học chủ yếu phải có sự hướng dẫn, chỉ đạo trực tiếp từ giáo viên. Giáo viên đưa ra hệ thống các câu hỏi để hướng dẫn học sinh tìm kiếm tri thức. Hình thức tự học thứ hai chính là việc học sinh tiến hành hoạt động tự học không có giáo viên (như tự học ở nhà, thư viện,). Ở hoạt động này, từ những yêu cầu, nhiệm vụ mà giáo viên đã đưa ra, học sinh bằng cách của mình như tự đọc tài liệu, sách tham khảo, lên mạng tìm kiếm thông tin, cùng với vốn tri thức, kinh nghiệm sẵn có của mình để tìm ra cách giải quyết vấn đề. Với hoạt động này, giáo viên chỉ đóng vai trò định hướng, còn học sinh là người tự tìm ra con đường để đến với tri thức. Chu trình tự học của học sinh Chu trình tự học của học sinh là chu trình gồm 3 thời: * Thời 1: Tự tìm tòi Ở thời đầu tiên, người học tự quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng giải quyết vấn đề, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (kiến thức này chỉ mới đối với người học) và tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thô đối với cá nhân người học. * Thời 2: Tự thể hiện Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối ngoại, giao tiếp với các bạn và giáo viên để tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học. * Thời 3: Tự kiểm tra, điều chỉnh Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác trao đổi với các bạn và giáo viên, sau khi giáo viên kết luận, người học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh, thực chất đây cũng chính là con đường “nhận thức, phát hiện vấn đề, định hướng giải quyết và giải quyết vấn đề” của nghiên cứu khoa học. Theo con đường xoắn ốc Oristic, ở tầm vóc và trình độ học sinh tiểu học, việc dẫn dắt người học đến tri thức khoa học, đến chân lý mới (chỉ mới đối với người học mà thôi) chỉ có thể diễn ra dưới tác động hợp lý của chu trình dạy của thầy. Đối với học sinh tiểu học, chu trình tự học của học sinh chủ yếu mới đạt đến thời 1 và thời 2. Học sinh tự tìm ra được tri thức mới và thể hiện sự hiểu biết của mình bằng văn bản, lời nói Hầu hết chu trình tự học của các em dừng lại ở đây. Các em chưa có ý thức, nhu cầu quay lại tự kiểm tra, đánh giá sản phẩm ban đầu của mình. Rất ít học sinh từ những sản phẩm, tri thức mà mình thu được tiếp tục tư duy, sáng tạo để phát triển lên thành kiến thức mới. Đây là đòi hỏi cao so với học sinh tiểu học, nhưng là tiền đề khoa học tư duy sáng tạo, một phẩm chất cần thiết trong nghiên cứu khoa học. Vai trò, ý nghĩa của việc tự học Tự học là một trong những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục, chất lượng giáo dục của mọi nhà trường là chất lượng giáo dục học tập và rèn luyện của học sinh. Để tạo ra chất lượng này cần có sự tham gia của nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là vấn đề tự học, tự giáo dục của học sinh. Tự học giúp học sinh tự lực nắm vững tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và nghề nghiệp trong tương lai. Trong quá trình tự học, mỗi học sinh tự vận động, từng bước biến vốn kinh nghiệm lịch sử loài người thành vốn tri thức riêng của bản thân mình. Hoạt động tự học đã tạo điều kiện cho học sinh thông hiểu tri thức bởi vì con người chỉ thực sự nắm được cái mà mình giành được bằng hoạt động tự lực của bản thân. Bằng con đường này học sinh không những có kiến thức mà còn có được niềm hứng thú, say mê, tìm tòi, khám phá. Bên cạnh đó, tự học tạo nền móng cho sự xuất hiện của các nhà nghiên cứu khoa học. Tự học và tự nghiên cứu khoa học đều hướng vào mục đích chung là phát hiện tri thức mới cho dù tri thức mới do nhà khoa học và học sinh tìm ra khác nhau về ý nghĩa (mới đối với cả nhân loại và mới với mỗi cá nhân). Phương pháp tự học rất gần gũi với phương pháp nghiên cứu khoa học. Do đó quá trình học sinh tự học cũng chính là quá trình các em tiếp xúc, làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học. Tự học không những giúp học sinh không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà còn giúp cho họ có được hứng thú, thói quen và phương pháp tự học thường xuyên sau này. Đây cũng là cách hữu hiệu để chuẩn bị cho lớp người kế tục thích ứng với xã hội học tập, một xã hội mà trong đó mỗi người phải có năng lực học tập liên tục, suốt đời. Mặt khác, hoạt động tự học không chỉ giúp học sinh thông hiểu tri thức mà chính trong quá trình giải quyết một cách độc lập các nhiệm vụ học tập với sự nâng cao dần mức độ phức tạp khó khăn học sinh còn được rèn luyện để phát triển năng lực nhận thức, hình thành các kĩ năng, kĩ xảo thực hành, các phẩm chất trí tuệ và nhân cách. Tự học giúp học sinh hình thành niềm tin khoa học, rèn luyện ý chí phấn đầu, đức tính kiên trì, óc phê phán, lòng say mê khoa học Việc tự học của học sinh là một hình thức học, ở đó phát
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_xay_dung_bai_giang.doc