Sáng kiến kinh nghiệm Một số thủ thuật giảng dạy kỹ năng đọc hiểu
Lý do chọn đề tài
Tiếng Anh - là môn Ngoại ngữ, là môn văn hoá cơ bản, bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông; là một môn học không thể thiếu được của học vấn phổ thông. Môn tiếng Anh ở trường phổ thông cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp mới để tiếp thu những tri thức khoa học, kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá đa dạng và phong phú trên thế giới , dễ dàng hội nhập với cộng đồng quốc tế. Hơn thế nữa, nó còn góp phần phát triển tư duy ( trước hết là tư duy ngôn ngữ ) và hỗ trợ cho việc học tiếng Việt.
Dạy và học môn tiếng Anh ở trung học phổ thông nhằm giúp học sinh sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản dưới các dạng nghe, nói, đọc, viết ; có kiến thức cơ bản, tương đối hệ thống và hoàn chỉnh về tiếng Anh.
Từ năm học 2006 - 2007 sách giáo khoa tiếng Anh ở Trung học phổ thông được xây dựng theo nội dung mới, dài và khó hơn sách cũ, vì vậy đòi hỏi học sinh phải có vốn từ vựng và ngữ pháp dồi dào.Trong 4 kỹ năng : nghe , nói, đọc, viết thì đọc là kỹ năng cơ bản được chú trọng trong quá trình dạy và học ngoaị ngữ. Đọc vừa là mục đích, vừa là một phương tiện hữu hiệu và thiết yếu để học sinh có thể nắm vững, củng cố kiến thức ngôn ngữ, mở rộng vốn từ vựng cũng như hiểu sâu thêm văn phong, cách sử dụng ngôn ngữ mình đang học. Qua tài liệu này tôi muốn đề cập đến một số khái niệm cơ bản có liên quan đến việc dạy đọc, phân biệt các loại bài đọc với những mục đích khác nhau. Trên cơ sở đó, trình bày các cách khai thác, các bước tiến hành, thủ thuật, các loại hoạt động luyện tập đọc hiểu để thực hiện các mục đích dạy đọc cụ thể.
SÔÛ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO LAØO CAI TRÖÔØNG THPT SOÁ 1 BAÛO THAÉNG -----&----- S¸ng kiÕn kinh nghiÖm MOÄT SOÁ THUÛ THUAÄT GIAÛNG DAÏY KYÕ NAÊNG ÑOÏC HIEÅU Giaùo vieân thöïc hieän: Nguyeãn Thò Phöông Dung Giaûng daïy moân: Tieáng Anh Toå : Ngoaïi Ngöõ –- Theå duïc Naêm hoïc 2013 - 2014 MỤC LỤC PHẦN I – CƠ SỞ LÍ LUẬN I. Lý do chọn đề tài II. Định hướng nghiên cứu. 1. Mục đích nghiên cứu 2. Nhiệm vụ nghiên cứu. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu. III. Phương pháp nghiên cứu 1. Nghiên cứu lý luận. 2. Quan sát – Điều tra. 3. Tổng kết kinh nghiệm. 4. Thực nghiệm giáo dục. PHẦN II – NỘI DUNG ĐỀ TÀI A – MỘT SỐ LOẠI ĐỌC 1. Đọc to và đọc thầm ( Aloud reading and Silent reading ) 2. Đọc phân tích và đọc tổng hợp ( Intensive reading and Extensive reading ) B – MỘT SỐ KỸ NĂNG ĐỌC (Reading skills) 1. Kỹ năng đọc để tìm ra những thông tin cần thiết, ví dụ như đọc giờ tàu xe chạy, tìm số liệu......( scanning) 2. Kỹ năng đọc lướt tổng quát để lấy nội dung chính ( skimming) 3. Kỹ năng phán đoán trước khi đọc và thông qua quá trình đọc ( predicting) 4. Kỹ năng đoán từ chưa biết trong ngữ cảnh 5. Kỹ năng sử dụng từ điển. C- BÀI ĐỌC ( TEXT ) 1. Khai thác bài đọc để dạy ngữ liệu. 2. Khai thác bài đọc để phát triển kỹ năng đọc hiểu. 3.Các hoạt động sau khi đọc (Post - reading activities ) PHẦN III – KẾT LUẬN PHẦN I – CƠ SỞ LÍ LUẬN I. Lý do chọn đề tài Tiếng Anh - là môn Ngoại ngữ, là môn văn hoá cơ bản, bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông; là một môn học không thể thiếu được của học vấn phổ thông. Môn tiếng Anh ở trường phổ thông cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp mới để tiếp thu những tri thức khoa học, kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá đa dạng và phong phú trên thế giới , dễ dàng hội nhập với cộng đồng quốc tế. Hơn thế nữa, nó còn góp phần phát triển tư duy ( trước hết là tư duy ngôn ngữ ) và hỗ trợ cho việc học tiếng Việt. Dạy và học môn tiếng Anh ở trung học phổ thông nhằm giúp học sinh sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản dưới các dạng nghe, nói, đọc, viết ; có kiến thức cơ bản, tương đối hệ thống và hoàn chỉnh về tiếng Anh. Từ năm học 2006 - 2007 sách giáo khoa tiếng Anh ở Trung học phổ thông được xây dựng theo nội dung mới, dài và khó hơn sách cũ, vì vậy đòi hỏi học sinh phải có vốn từ vựng và ngữ pháp dồi dào.Trong 4 kỹ năng : nghe , nói, đọc, viết thì đọc là kỹ năng cơ bản được chú trọng trong quá trình dạy và học ngoaị ngữ. Đọc vừa là mục đích, vừa là một phương tiện hữu hiệu và thiết yếu để học sinh có thể nắm vững, củng cố kiến thức ngôn ngữ, mở rộng vốn từ vựng cũng như hiểu sâu thêm văn phong, cách sử dụng ngôn ngữ mình đang học. Qua tài liệu này tôi muốn đề cập đến một số khái niệm cơ bản có liên quan đến việc dạy đọc, phân biệt các loại bài đọc với những mục đích khác nhau. Trên cơ sở đó, trình bày các cách khai thác, các bước tiến hành, thủ thuật, các loại hoạt động luyện tập đọc hiểu để thực hiện các mục đích dạy đọc cụ thể. II. Định hướng nghiên cứu 1. Mục đích nghiên cứu Đọc hiểu một phương tiện hữu hiệu và thiết yếu để học sinh có thể nắm vững, củng cố kiến thức ngôn ngữ, mở rộng vốn từ vựng cũng như hiểu sâu thêm văn phong, cách sử dụng ngôn ngữ mình đang học 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Qua việc giảng dạy và nghiên cứu về bộ môn Tiếng Anh tại trường THPT số 1 Bảo Thắng với các nội dung Nghe – Nói – Đọc – Viết, các tài liệu về phương pháp giảng dạy. Từ đó, đưa ra các biện pháp hay những thủ thuật để có thể giảng dạy tốt hơn và hữu hiệu hơn cho hoạt động Đọc Hiểu của học sinh. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài là các em học sinh khối lớp 10 và 12 ở trường THPT số 1 Huyện Bảo Thắng – Lào Cai. III. Phương pháp nghiên cứu 1. Nghiên cứu lý luận - Phân tích tài liệu lý luận : Giúp chúng ta chọn đề tài, đề ra mục đích nghiên cứu, hình thành giả thuyết khoa học, xác định tư tưởng chủ đạo và đánh giá sự kiện. Khi nghiên cứu lý luận, ta cần phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát để tìm ra ý mới. Cái mới ở đây có thể là một lý thuyết hoàn toàn mới, nhưng cũng có thể là một cái mới đan kết với những cái cũ, có thể là một sự tổng hợp những nét riêng lẻ đã chứa trong cái cũ, nêu bật cái bản chất từ những cái cũ, bổ sung, cụ thể hóa lý thuyết cũ. - So sánh quốc tế : Giúp chúng ta lựa chọn, xây dựng phương án tác động giáo dục trên cơ sở đánh giá, so sánh tài liệu, cách làm của những nước khác nhau. - Phân tích tiên nhiệm : Thường dựa vào những yếu tố lịch sử, những cách tiếp cận khác nhau của một lý thuyết, những cách định nghĩa khác nhau của một khái niệm, ... để dự kiến những quan niệm có thể có của học sinh về một kiến thức ĐỌC HIỂU ở bộ môn Tiếng Anh. Nó cũng được dùng để kiểm nghiệm một hiện tượng, một quá trình có thỏa mãn những tiêu chuẩn, yêu cầu, điều kiện đặt ra hay không. 2. Quan sát - điều tra Quan sát - điều tra cần có mục đích cụ thể (chẳng hạn để thấy được hoạt động tích cực của học sinh trong giờ học), có nội dung cụ thể (chẳng hạn sự gây động cơ và hướng đích của giáo viên, số lượng học sinh giơ tay xin phát biểu, số lượng câu hỏi, chất lượng câu trả lời của học sinh thể hiện sự suy nghĩ sâu sắc hay hời hợt, sự tập trung chú ý thể hiện qua hướng nhìn, cử chỉ, ... ) và có tiêu chuẩn đánh giá, đo lường các kết quả quan sát cụ thể (chẳng hạn một giờ như thế nào được đánh giá là học sinh hoạt động rất tích cực, khá tích cực, kém tích cực). Các loại dữ liệu thu thập được trong nghiên cứu bao gồm văn bản ghi chép các cuộc phỏng vấn, các sổ ghi chép, ảnh, băng hình, ghi âm, phiếu điều tra, nhật ký, ... giúp ta dựng lại một cách đầy đủ những gì mà ta đã quan sát được, giúp ta lý giải được vì sao họ lại nghĩ như thế, tại sao họ lại làm như vậy?, ... Trong khi quan sát - điều tra diễn biến thực của những hiện tượng sư phạm, có khi người ta tình cờ phát hiện ra những sự kiện, hiện tượng sư phạm mới ngoài dự kiến ban đầu. Quan sát - điều tra giúp chúng ta theo dõi hiện tượng giáo dục theo trình tự thời gian, phát hiện những biến đổi số lượng, chất lượng gây ra do tác động giáo dục. Nó giúp ta thấy được những vấn đề thời sự cấp bách đòi hỏi phải nghiên cứu hoặc góp phần giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu. Môi trường tự nhiên là nguồn cung cấp dữ liệu trực tiếp cho ta. Người nghiên cứu đến trực tiếp một nơi nào đó mà họ quan tâm để quan sát và thu thập dữ liệu, bởi vì các hoạt động chỉ có thể hiểu tốt nhất là trong môi trường tự nhiên, trong ngữ cảnh mà chúng xuất hiện. Quan sát - điều tra thực tiễn sư phạm, chẳng hạn thăm lớp dự giờ sẽ giúp chúng ta nhận thức được thực trạng ĐỌC HIỂU của học sinh cũng như tình hình giảng dạy của Giáo viên khác , phát hiện được những vấn đề thời sự cấp bách cần nghiên cứu, giúp ta thu được những tài liệu sinh động và bổ ích cho nhiệm vụ nghiên cứu. 3. Tổng kết kinh nghiệm Những kinh nghiệm cần được đặc biệt chú ý là kinh nghiệm tiên tiến, kinh nghiệm thành công và kinh nghiệm lặp lại nhiều lần. Kinh nghiệm giáo dục ở những đơn vị tiên tiến có thể được coi là dạng lý luận giáo dục đã được kiểm chứng trong thực tiễn, trong những tình huống, điều kiện cụ thể của môi trường giáo dục. Những bài học của sự thành công cần được đề cập với tư cách là cứ liệu đối chiếu, so sánh làm rõ kinh nghiệm thành công. Chúng cần được xem xét một cách khách quan, khoa học, biện chứng theo tính lịch sử của vấn đề rút ra những kết luận có tính thuyết phục, có độ tin cậy cao. Qua tổng kết kinh nghiệm, chúng ta có được những bài học kinh nghiệm hàm chứa những tri thức, thông tin, kỹ năng, những giải pháp, biện pháp về hướng đi và cách làm mới có giá trị, đem lại hiệu quả, chất lượng cao hơn trong điều kiện đổi mới giáo dục của đất nước hiện nay. 4. Thực nghiệm giáo dục Trong thực nghiệm giáo dục ta cần giải thích rõ kết quả, làm rõ nguyên nhân bằng lý luận hoặc bằng sự phân tích quá trình thực nghiệm. Trong những điều kiện nhất định, thực nghiệm giáo dục cho phép ta khẳng định hoặc bác bỏ một giả thuyết khoa học đã đề ra. Thông thường những phương pháp được sử dụng kết hợp với nhau, làm cho kết quả thu được vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn. Chẳng hạn, qua nghiên cứu lý luận, quan sát, tổng kết kinh nghiệm, người ta đề xuất một giả thuyết khoa học rồi đem thực nghiệm giáo dục để kiểm nghiệm. Sau đó, lại dùng lý luận để phân tích kết quả, xác định nguyên nhân và khái quát hóa lên một trình độ cao hơn, tổng quát hơn những điều đã đạt được. PHẦN II. NỘI DUNG A. Một số loại đọc. Để có thể giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc có hiệu quả, trước hết cần phân biệt những loại đọc cơ bản vẫn được sử dụng phổ biến trong việc dạy ngoại ngữ. 1. Đọc to và đọc thầm (Aloud reading and Silent reading). Xếp theo cách thức đọc, có hai loại đọc, đó là đọc to (Aloud reading ) và đọc thầm ( Silent reading). Khi muốn đọc để hiểu, để nhận biết thông tin chúng ta thường đọc thầm, tức là nhìn vào con chữ và nhận biết thông tin trong óc, không nhất thiết phải đọc to thành lời. Khi ta đọc to thành lời, mục đích lúc này thường là để truyền đạt lại thông tin của một người khác đã được viết ra,như đọc báo đọc tin, đọc thư cho một hay nhiều người khác nghe, hay phat thanh viên đọc tin trên đài truyền tin hoặc truyền hình. Trong việc dạy học ngoại ngữ, việc đọc to thành lời rất ít có có tác dụng phát triển kỹ năng đọc hiểu của học sinh mà chủ yếu chỉ giúp học sinh luyện phát âm, trọng âm ngữ điệu và kỹ năng đọc để thông báo. 2. Đọc phân tích và đọc tổng hợp ( Intensive reading and Extensive reading ) Xếp theo mục đích của việc đọc, có những loại đọc sau đây: 2.1. Đọc giải trí ( reading for pleasure) 2.2. Đọc lướt lấy thông tin cần thiết ( scanning ) 2.3. Đọc lướt để nắm ý chính ( skimming ) 2.4. Đọc hiểu nội dung chi tiết hoặc để nghiên cứu 2.5. Đọc phân tích ngôn bản để học tiếng / ngôn ngữ. Ba loại đọc đầu mang tính chất đọc tổng hợp hay còn gọi là đọc rộng ( extensive reading ), còn hai loại sau mang tính chất đọc phân tích hay còn gọi là đọc sâu ( intensive reading ).Cả 5 loại đọc kể trên đều được sử dụng trong các hoạt động dạy học.Phổ biến hơn cả trong các trương trình dạy học ở phổ thông lâu nay là loại đọc phân tích ( intensive reading), chủ yếu nhằm cung cấp ngữ liệu và thực hành dạy tiếng nói chung. Các loại đọc tổng hợp còn hạn chế. B. Một số kỹ năng đọc (reading skills) Ở giai đoạn ban đầu của quá trình học ngoại ngữ, việc dạy đọc thường chỉ hạn chế trong phạm vi những kỹ năng cơ bản sau đây: - Nhận biết mặt chữ và nghĩa của từ đã học qua nói. - Đọc và hiểu được những câu và chuỗi lời nói đã học qua nói. Các kỹ năng này chưa đủ để đảm bảo cho học sinh có được kỹ năng đọc hiểu thông thạo. Khi đọc, người đọc còn cần có những kỹ năng khác như: 1. Kỹ năng đọc để tìm ra những thông tin cần thiết, ví dụ như đọc giờ tàu xe chạy, tìm số liệu......( scanning) 2. Kỹ năng đọc lướt tổng quat để lấy nội dung chính ( skimming) 3. Kỹ năng phán đoán trước khi đọc và thông qua quá trình đọc ( predicting) 4. Kỹ năng đoán từ chưa biết trong ngữ cảnh 5. Kỹ năng sử dụng từ điển. Nói tóm lại, mục tiêu cuối cùng phải đạt được của việc đọc là hiểu được văn bản, lấy được và sử lý được những thông tin cần thiết cho mục đích riêng của mình. C. Bài đọc (Text ) Bài đọc được dùng trong dạy học ngoại ngữ có hai loại cơ bản: Bài đọc để giới thiệu ngữ liệu và Bài đọc dùng để dạy kỹ năng đọc hiểu. Tuỳ theo mục đích của từng bài đọc, chú trọng dạy ngữ liệu hay dạy kỹ năng đọc hiểu mà thầy giáo có những cách khai thác bài đọc khác nhau.Sau đây là một số gợi ý về cách tiến hành hai loại bài đọc chủ yếu này. 1. Khai thác bài đọc để dạy ngữ liệu. Nếu mục đích bài đọc chú trọng vào việc dạy ngữ liệu là chính thì công việc chủ yếu của giáo viên là tìm cách giúp học sinh hiểu đuợc bài khóa qua các hoạt động của thầy như giới thiệu, trình bày, giảng giải, gợi ý về nội dung cũng như về ngôn ngữ của bài. Sau đó là các hoạt động luyện tập, kiểm tra mức độ hiểu và thực hành các kiến thức ngôn ngữ vừa học, phối hợp tất cả các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết khác nhau. Một bài đọc như vậy có thể được tiến hành như sau: 1.1 Giáo viên bắt đầu bằng việc giới thiệu bài khoá, sử dụng nhiều thủ thuật khác nhau: Vào bài, dẫn chuyện, giới thiệu chủ đề bằng các thủ thuật như hỏi gợi mở, hỏi để khai thác các kiến thức sẵn có của học sinh hay ôn lại bài cũ có liên quan đến bài mới, dùng tranh ảnh, dụng cụ trực quan... 1. 2. Trình bày, giới thiệu nội dung bài khoá, có kèm theo tranh minh hoạ nếu cần, đồng thời phối hợp giới thiệu cấu trúc, từ mới, sử dụng các thủ thuật giới thiệu ngữ liệu mới. Nếu bài dài có thể phân thành những đoạn nhỏ để giải quyết từng phần. 1.3. Luyện tập hỏi đáp về bài khoá, khai thác các ngữ liệu có trong bài. 1.4. Thực hành ngữ liệu mới, phối hợp với ngữ cảnh của bài và nội dung bài khoá. 1.5. Củng cố, tóm tắt, xây dựng lại bài khoá, sử dụng những bài tập như: - Sắp xếp lại bài khóa theo đúng trật tự (Rearrange the text in order) - Xây dựng bài khoá theo gợi ý( Build up the text with prompts given ) - Kể lại từng phần bài ( Retell each part orally) - Tóm tắt ý chính dựa vào gợi ý bằng tranh hay từ (Sum up the main idea of the text basing on the prompts given)..... 1. 6. Đọc to, luyện phát âm, ngữ điệu nếu cần. 1.7. Mở rộng các hoạt động, bài đọc nối tiếp ( follow- up activities), phối hợp các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ở mức có thể. Với những dạng hoạt động luyện tập như vậy, thực tế các bài đọc như trên có liên quan đến việc thực hành nói hơn là đọc hiểu. Bài đọc lúc này chỉ là phương tiện giới thiệu ngữ cảnh và ngữ liệu phục vụ cho việc dạy ngữ liệu. Việc rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc hiểu đòi hỏi phải có những hình thức thủ thuật và các hoạt động luyện tập khác với tiến trình trên. 2. Khai thác bài đọc để phát triển kỹ năng đọc hiểu. Các bài đọc nhằm giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc hiểu không chỉ đơn thuần giúp học sinh hiểu được ngữ liệu trong một đoạn văn nào đó mà còn phải tạo ra những hoạt động luyện tập giúp học sinh thực hành các kỹ năng đọc. Đó là những kỹ năng có thể giúp các em đọc hiểu được những đoạn văn khác nhau cho những mục đích khác nhau. Ở một bài đọc loại này giáo viên không trình bày, giới thiệu nội dung mà học sinh phải tự đọc để nắm bắt nội dung.Vai trò của giáo viên chỉ là hỗ trợ, gợi ý, hướng dẫn, ra yêu cầu và kiểm tra. Các hoạt động của học sinh lúc này rất gần với các mục đích và nhu cầu đọc trong cuộc sống hàng ngày. Các hoạt động luyện tập kỹ năng đọc hiểu thường được tiến hành theo 3 giai đoạn sau: 2. 1. Các hoạt động trước khi đọc ( Pre- reading activities) Có một vài công việc chúng ta cần làm trước khi đọc một bài khoá nhằm giúp học sinh dễ dàng để đọc và giúp chúng tập trung sự quan tâm khi đọc, đó là: - Giới thiệu một vài từ mới xuất hiện trong bài đọc( Presenting some new words which appear in the text) - Giới thiệu tóm tắt về bài khoá( Giving a brief introduction to the text) - Đưa ra một hoặc hai câu hỏi gợi ý để học sinh nghĩ khi chúng đọc (Giving one or two guiding questions for students to think about as they read). a. Giới thiệu từ mới (Presenting new words) Chúng ta không cần thiết phải giới thiệu tất cả những từ mới có trong bài. Học sinh có thể đoán nghĩa của nhiều từ dựa trên ngữ cảnh. Điều này là rất cần thiết trong việc đọc hiểu. Chỉ những từ khó khăn trong việc đoán nghĩa thì giáo viên mới cần giới thiệu. Những từ khác có thể giải quyết sau khi đọc bài khoá. Example 1: The text “Future man ... like this ?”, English 12, page 52; Giáo viên có thể chỉ giới thiệu một số từ mới sau: average , brain , relatively , capacity, finger , sensitive , constant . Example 2 : The text in Unit 12, English 10, page 124 ; Những từ mới sau đây cần được giới thiệu cho học sinh : emotion, communicate , integral part, solemn, lull, delights, mournful. b. Giới thiệu tóm tắt bài khóa ( Giving a brief introduction to the text ) Giới thiệu chủ đề của bài khoá là rất quan trọng và cần thiết trước khi giáo viên yêu cầu học sinh đọc.Thủ thuật này nhằm mục đích làm tăng sự quan tâm của học sinh với bài khoá mà chúng sắp đọc. Một cách để giới thiệu bài khóa là đưa ra một câu đơn giản nói về chủ đề của bài khoá đó. Hoặc một cách khác thú vị hơn, đó là yêu cầu học sinh thảo luận khoảng hai phút về bài khóa, đoán xem chủ đề bài khoá là gì. Example 1: The text “Future man ... like this ?”, English 12, page 52; Giáo viên có thể đặt một câu hỏi “What will man be like in the future - in 50 or even 5,000 years from now?” ,sau đó yêu cầu học sinh thảo luận và đưa ra một số dự đoán. Example 2 : The text in Unit 12, English 10, page 124 : Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên một số loại hình âm nhạc mà chúng biết; Sau khoảng 2 phút thảo luận, học sinh nêu tên một số loại hình âm nhạc, ví dụ: nhạc cổ điển, nhạc rock, nhạc dân ca, nhạc jazz, nhạc pop ... , Giáo viên giới thiệu bài đọc: Chủ đề bài đọc của chúng ta hôm nay là về lĩnh vực Âm nhạc. Example 3: The text in Unit 13, English 12, page 139: Giáo viên cho học sinh nghe bài hát “For a world tomorrow- Vì một thế giới ngày mai”, sau đó yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi: (1) What is the name of the song? (2) In what event was it first sung ? (3) Where and when was this event held? Sau khi học sinh trả lời xong các câu hỏi trên, giáo viên dẫn vào bài mới : The 22nd SEA Games- Đông Nam Á vận hội lần thứ 22. c. Đưa ra câu hỏi gợi ý (Giving one or two guiding questions) Trước khi học sinh đọc bài khoá, giáo viên có thể đưa ra một hoặc hai câu hỏi để học sinh nghĩ.Thủ thuật này nhằm mục đích tạo nhu cầu, lý do để đọc, hướng học sinh vào những điểm chính của bài đọc. Example 1: The text “Future man ... like this ?”, English 12, page 52 ; Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi gợi ý sau để học sinh hướng sự quan tâm của chúng vào đó khi chúng đọc bài khoá : How will future man be different from us in almost every way? Example 2 : The text in Unit 12, English 10, page 124; Giáo viên có thể đặt câu sau: What are roles of music in our lives? 2.2. Các hoạt động trong khi đọc ( While reading activities) Các hoạt động luyện tập trong khi đọc là những bài tập được thực hiện ngay trong khi học sinh đang đọc bài khoá, học sinh có thể đọc đi đọc lại để làm những bài tập đó. Các hình thức luyện tập ở giai đoạn này là để tìm hiểu, khai thác nội dung bài khoá.Tuỳ theo mục đích và nội dung cụ thể của từng bài, sẽ có những dạng câu hỏi và yêu cầu khai thác khác nhau, có thể vừa về nội dung vừa về ngôn ngữ. Các bài tập và thủ thuật phổ biến ở giai đoạn này thường có những dạng như sau: - Tick the correct answer (Chọn câu trả lời đúng ) - True / False ( Đúng/Sai) 2.3 Complete the table (Hoàn thành bảng) 2.4 Fill in th chart ( Điền vào biểu đồ) 2.5 Matching(Nối) 2.6 What does ... stand for ? / refer to? 2.7 What does ... mean? 2.8 Answer the question on the text (Trả lời câu hỏi dựa vào bài khóa) Các loại câu hỏi đọc hiểu rất đa dạng và khác nhau: - Câu hỏi có thể trả lời bằng cách lấy trực tiếp các câu có sẵn trong bài - Câu hỏi có thể trả lời bằng các thông tin lựa chọn trong bài - Câu hỏi có thể trả lời bằng các gợi ý trong bài - Câu hỏi đòi hỏi sự suy luận, đánh giá để trả lời Mục đích của thủ thuật này là : - Để biết học sinh có hiểu bài đọc hay không.Dựa vào đó giáo viên biết cái gì cần phải giải thích thêm. - Để giúp học sinh đọc bài khoá. Nếu câu hỏi sát với nội dung bài đọc, sẽ giúp chúng tập trung vào những ý chính của bài đọc. Muốn đạt được 2 mục đích trên, giáo viên phải làm thế nào để tất cả học sinh trong lớp đều tham gia vào việc trả lời những câu hỏi đó. Không nên đặt ra những câu hỏi mang tính chất đánh đố học sinh mà chỉ nên đưa ra những câu hỏi giúp học sinh hiểu nội dung bài đọc. Example 1: The text “Future man ... like this ?”, English 12, page 52 ;Giáo viên đưa ra một số câu hỏi để kiểm tra sự hiểu của học sinh như sau: (1) Will the man continue to grow taller in the future? (2) How will the brain change? (3) Will everybody have to wear glasses in the future? (4) Will our fingers grow more sensitive? Why? (5) What about hair? 3.Các hoạt động sau khi đọc (Post - read
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_thu_thuat_giang_day_ky_nang_doc.doc
- Don_yeu_cau_va_Bao_cao_SKKN.doc