Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh nâng cao hứng thú học tập trong giờ đọc - Hiểu văn bản văn học
Những năm gần đây, Bộ GD- ĐT đề ra phương án đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông nhằm đáp ứng xu thế phát triển chung của thời đại. Việc đối mới phương pháp dạy học bao gồm nhiều yếu tố, nhưng cơ bản vẫn phải lấy học sinh làm trung tâm. Trong các giờ dạy, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, định hướng, tổ chức nhằm phát huy sự tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.
Xuất phát từ thực tiễn dạy văn, học văn hiện nay, đa số học sinh chỉ muốn học các môn học thuộc các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, ít có học sinh hứng thú học văn , các em tỏ ra lạnh nhạt với môn Ngữ văn. Đa số học sinh mang tâm lí đối phó khi học bài. Các em học để thi, để hoàn thành một môn học bắt buộc chứ không học với niềm hứng thú say mê. Trong khi đó dạy văn, học văn là công việc hệ trọng có ý nghĩa chiến lược đối với mỗi quốc gia, có liên quan đến hàng chục triệu thanh thiếu niên, những người chủ tương lai của đất nước. Đó cũng là vấn đê vô cùng nhạy cảm đối với xã hội.
Có nhiều lí do, nguyên nhân khiến cho việc học môn Văn trở nên khó khăn, kém hấp dẫn đối với học sinh, trong đó phải kể đến một nguyên nhân quan trọng là phương pháp dạy học. Một thời gian dài, phương pháp dạy học Văn truyền thống nặng về cung cấp kiến thức, thầy giảng - trò nghe, ghi chép đã làm mất tính tích cực, chủ động của học sinh. Mấy năm gần đây để nâng cao chất lượng giáo dục, chúng ta đã nỗ lực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong đó có đổi mới dạy học môn Ngữ văn. Có nhiều phương pháp dạy học tích cực đã được giáo viên đưa vào vận dụng trong giờ dạy đạt hiệu quả.
MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài II. Mục đích nghiên cứu III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu IV. Phương pháp nghiên cứu B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận về vấn đề nghiên cứu II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu III. Những phương pháp thực hiện 1. Phương pháp dạy học thuyết trình 2. Phương pháp nêu câu hỏi (vấn đáp) 3. Phương pháp thảo luận nhóm (dạy học hợp tác trong nhóm) IV. Kết quả thực hiện có so sánh, đối chứng C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ D. TÀI LIỆU THAM KHẢO MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC GIÚP HỌC SINH NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP TRONG GIỜ ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Những năm gần đây, Bộ GD- ĐT đề ra phương án đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông nhằm đáp ứng xu thế phát triển chung của thời đại. Việc đối mới phương pháp dạy học bao gồm nhiều yếu tố, nhưng cơ bản vẫn phải lấy học sinh làm trung tâm. Trong các giờ dạy, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, định hướng, tổ chức nhằm phát huy sự tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Xuất phát từ thực tiễn dạy văn, học văn hiện nay, đa số học sinh chỉ muốn học các môn học thuộc các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, ít có học sinh hứng thú học văn , các em tỏ ra lạnh nhạt với môn Ngữ văn. Đa số học sinh mang tâm lí đối phó khi học bài. Các em học để thi, để hoàn thành một môn học bắt buộc chứ không học với niềm hứng thú say mê. Trong khi đó dạy văn, học văn là công việc hệ trọng có ý nghĩa chiến lược đối với mỗi quốc gia, có liên quan đến hàng chục triệu thanh thiếu niên, những người chủ tương lai của đất nước. Đó cũng là vấn đê vô cùng nhạy cảm đối với xã hội. Có nhiều lí do, nguyên nhân khiến cho việc học môn Văn trở nên khó khăn, kém hấp dẫn đối với học sinh, trong đó phải kể đến một nguyên nhân quan trọng là phương pháp dạy học. Một thời gian dài, phương pháp dạy học Văn truyền thống nặng về cung cấp kiến thức, thầy giảng - trò nghe, ghi chép đã làm mất tính tích cực, chủ động của học sinh. Mấy năm gần đây để nâng cao chất lượng giáo dục, chúng ta đã nỗ lực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong đó có đổi mới dạy học môn Ngữ văn. Có nhiều phương pháp dạy học tích cực đã được giáo viên đưa vào vận dụng trong giờ dạy đạt hiệu quả. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Xuất phát từ mục đích thiết thực của việc dạy văn trong nhà trường phổ thông là giúp học sinh có phương pháp cảm thụ văn chương và biết diễn đạt sự cảm thụ ấy một cách thành công, có thuyết phục. Từ đó học sinh có nhiều hứng thú học tập trong giờ đọc - hiểu văn bản. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài được thực hiện ở hai khối 10 và 11 mà tôi được phân công giảng dạy. Thời gian thực hiện trong năm học 2016-2017 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thực tế hiện nay có rất nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, nhưng trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đưa ra một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực mà tôi đã vận dụng trong quá trình dạy văn, học văn ở trường THPT trong những năm gần đây. B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. Xuất phát từ mục đích thiết thực của việc dạy văn trong nhà trường phổ thông là việc giúp học sinh có phương pháp cảm thụ văn chương và biết diễn đạt sự cảm thụ ấy một cách thành công, có thuyết phục, trong đề tài nghiên cứu này tôi sẽ đưa ra định hướng về nhận thức đối với giáo viên và học sinh. - Đối với giáo viên: + Giờ dạy văn bản văn học là quá trình giáo viên giảng giải, thẩm bình đồng thời tổ chức và dẫn dắt học sinh từng bước chiếm lĩnh tác phẩm. Thấy được điều đó nên tôi đã sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giờ đọc hiểu văn bản để tăng hứng thú học tập cho học sinh. Tôi cũng xác định rõ đây là việc làm cần thiết, phải tiến hành một cách kiên trì và liên tục. + Vì giờ đọc hiểu văn bản là phân môn quan trọng nhất chiếm thời lượng nhiều nhất của bộ môn Ngữ văn - Tiếng Việt trong nhà trường THPT, nên trong các giờ học văn bản văn học những phương pháp dạy học tích cực phải được giáo viên thể hiện một cách rõ ràng, sinh động, có định hướng cụ thể để học sinh có thể nhận diện và cùng thực hành phương pháp với mình. - Đối với học sinh: + Làm cho các em thấy trong giờ đọc - hiểu văn bản việc khám phá, tìm hiểu tác phẩm văn học là việc làm vô cùng hứng thú, tạo niềm say mê cho các em. + Việc sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực sẽ giúp các em hiểu bài (văn bản văn học) một cách chắc chắn và làm tốt các bài tập. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU - Xuất phát từ quá trình chúng tôi tiến hành kiềm tra khảo sát về sự hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn Ngữ văn ở đầu năm học, câu hỏi khảo sát như sau: Trong quá trình học tập ở trường THPT các em có hứng thú với môn Ngư văn không? Vì sao? Chúng tôi nhận thấy: Đa số các em không có hứng thú với bộ môn này, ý thức học tập của học sinh còn lơ là, tính chủ động, sáng tạo còn hạn chế. Có rất nhiều nguyên nhân nhưng về cơ bản có một số nguyên nhân sau: +Tâm lí ngại khó + Không thiết thực với nghề nghiệp sau này + Kiến thức và kĩ năng làm văn bị hổng nhiều. Kết quả cụ thể chúng tôi sẽ đưa ở phần sau để đối chiếu và so sánh - Nhiều thầy cô và học sinh đến nay vẫn tuân theo cách học cũ, quá trình dạy học còn nặng về truyền đạt, mỗi bài học bị tách rời khởi hệ thống, chú trọng nhiều vào việc chuyển tải kiến thức mà xem nhẹ hình thành kĩ năng. Vì thế nhiều học sinh thấy căng thẳng, lúng túng trong cách học. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN. Trong quá trình dạy văn, học văn ở trường THPT, tùy thuộc vào từng phân môn, kiểu bài mà chúng tôi vận dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực sao cho phù họp. Phương pháp dạy học thuyết trình - Đây là phương pháp dạy học lâu đời nhất và hiện nay vẫn được coi là một trong các phương pháp dạy học được sử dụng khá phổ biến. - Đặc điểm cơ bản nổi bật của phương pháp này là tính chất thông báo lời giảng của thầy và tính chất tái hiện sau khi lĩnh hội của trò. Những kiến thức đến với học sinh theo phương pháp này như đã được thầy chuẩn bị sẵn để trò thu nhận. Học sinh chủ yếu nghe, nhìn, cùng tư duy theo lời giảng của thầy, trò hiểu, ghi chép và ghi nhớ. - Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm: có khả năng chuyển tải đến người học những nội dung lí thuyết tương đối khó, phức tạp mà học sinh không dễ dàng tự mình tìm hiểu lấy được, một khối lượng thông tin cần thiết, cô đọng mà giáo viên đã chắt lọc từ kho tàng tri thức của xã hội, tiết kiệm được thời gian, cung cấp kịp thời thông tin cập nhật mà trong SGK chưa được bổ sung...Lời giảng của giáo viên có thể gây cảm xúc mạnh mẽ và ấn tượng sâu sắc, lôi cuốn được người nghe, phát triển năng lực nghe và sự tập trung, chú ý của học sinh. Sức truyền cảm mạnh của lời nói giáo viên cùng với toàn bộ nhân cách của giáo viên khi tiếp xúc trực tiếp sẽ giúp học sinh hình thành những tư tưởng và tình cảm lành mạnh, cao đẹp, những niềm tin và hoài bão. - Vận dụng phương pháp thuyết trình trong lời giới thiệu vào bài: Lời giới thiệu vào bài có vai trò vô cùng quan trọng, vào bài phải hay tạo hứng thú học tập ban đầu cho học sinh. Ví dụ 1: Lời vào bài của bài học “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão: Triều đại nhà Trần là một trong những triều đại mang nhiều dấu ấn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, ba lần đánh tan quân Nguyên Mông, một thế lực mạnh nhất Châu Á lúc bấy giờ. Dấu son lịch sử ấy còn được ghi lại trong các áng văn chương bất hủ, trong đó chúng ta phải kể đến bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão. Đó cũng là nội dung chúng ta cần tìm hiểu hôm nay. Ví dụ 2: Lời vào bài của bài học đoạn trích “Trao duyên” (trích “ Truyện Kiều”) của tác giả Nguyễn Du. Mộng Liên Đường chủ nhân đã khái quát về thân thế Thúy Kiều: “Khi lai láng tình thơ, người tựa án khen tài châu ngọc, khi duyên ưa non biển thề bồi, khi đất nổi ba đào cửa nhà tan tác, khi lầu xanh, khi rừng tía cõi đi về nghĩ cũng chồn chân, khi kinh kệ, khi can qua, mùi từng trải nghĩ càng tê lưỡi”. Thật vậy, Thúy Kiều đã phải trải qua hầu hết những đau khổ của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến: gia đình li tán, tình yêu tan vỡ, làm gái thanh lâu, làm nô tì, làm vợ lẽ, tu hành bất đắc chí và rồi cũng không chồng con giữa ba mươi tuổi đời. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đoạn trích “Trao duyên” để thấu hiểu nỗi đau vì bi kịch tình yêu tan vỡ của nàng. Ví dụ 3: Lời vào bài của bài học “Độc Tiểu Thanh kí” của tác giả Nguyễn Du. Nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du, cố thi sĩ Xuân Diệu nhận xét: “Chính thơ chữ Hán chứa đựng bóng hình, đời sống, nét mặt, mái tóc, dấu chân, tâm tình của Nguyễn Du”. Và trong số những bài thơ chữ Hán, “Độc Tiểu Thanh kí” là bài thơ mà Nguyễn Du đã gửi gắm tâm sự xót xa, tha thiết nhất của lòng mình trong đó. Ví dụ 4: Lời vào bài của bài học “Tự tình II” của tác giả Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam. Bà được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”, thơ của bà là tiếng nói đòi quyền sống, là niềm khao khát sống mãnh liệt. “Tự tình II” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho điều đó, đồng thời thể hiện những đặc sắc nghệ thuật thơ Nôm của Hồ Xuân Hương. Ví dụ 5: Lời vào bài của bài học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (trích “ Số đỏ”) của tác giả Vũ Trọng Phụng. Xã hội tư sản thành thị việt Nam những năm 30 thế kỉ XX thực chất là một xã hội thực dân nửa phong kiến thuộc địa đầy bất công, giả dối, nhố nhăng với những phong trào Âu hóa, thể thao do bọn thực dân Pháp khởi xướng, một xã hội kệch cỡm, đáng khinh bỉ, lên án và tố cáo. Vũ Trọng Phụng đã làm việc đó bằng vũ khí sở trường của mình là tiếng cười trào phúng qua tiểu thuyết lừng danh “ Số đỏ”, tiêu biểu là đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”. Ví dụ 6: Lời vào bài của bài học đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” ( trích “Thi nhân Việt Nam”) của tác giả Hoài Thanh . “Ngòi bút Hoài Thanh nghỉ viết rồi / Những bài viết cũ mãi xanh tươi / Văn anh êm ái và duyên dáng / Đủ cả chua cay cả ngọt bùi”. Nói đến nền phê bình văn học nước nhà không thể không nhắc đến cái tên Hoài Thanh, trải qua bao thời gian nhưng những bài viết của ông “mãi xanh tươi” mang đậm cá tính trong phong cách phê bình đầy thuyết phục nhưng cũng vô cùng “êm ái” và “duyên dáng”. Công trình “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh luôn là tài liệu hấp dẫn với bao bạn đọc yêu văn chương và tạo cho bạn đọc một niềm tin vào ngành phê bình văn học non trẻ của nước nhà. Tiểu luận “Một thời đại trong thi ca” đặt ở đầu sách như là một bản tổng kết, một công trình nghiên cứu thơ kiệt xuất, vừa là áng văn nghị luận dào dạt chất thơ, vang vọng đến muôn đời. - Vận dụng phương pháp thuyết trình trong trong những trường hợp chuyển ý trong bài học để tạo ra sự liền mạch, logic giữa các phần, các ý mà vẫn không gây cảm giác hụt hẫng cho học sinh. Ví dụ 1: Sau khi dạy xong câu thơ thứ nhất của bài “Tỏ lòng”, tác giả Phạm Ngũ Lão, giáo viên có thể chuyển ý: Trong sự nghiệp cứu nước của dân tộc không ai đơn độc, người tráng sĩ nhà Trần chiến đấu không hề đơn độc. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, cả dân tộc kết thành một khối sức mạnh, vẻ đẹp sức mạnh của dân tộc thể hiện rõ trong hình ảnh quân đội nhà Trần ở câu thơ thứ hai “Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu”. Ví dụ 2: Sau khi dạy xong quá trình tha hóa của nhân vật chí Phèo trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, giáo viên có thể chuyển ý: Tưởng rằng Chí Phèo mãi mãi sống kiếp thú vật rồi sẽ kết thúc bằng cách vùi xác ở một bờ bụi nào đó. Nhưng không, bằng tài năng nghệ thuật, nhất là bằng trái tim nhân đạo của một nhà văn lớn, Nam Cao đã để cho Chí Phèo trở về kiếp sống con người một cách thật tự nhiên qua cuộc gặp gỡ với Thị Nở. Đó chính là quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo. Ví dụ 3: Sau khi dạy xong hai câu thơ đầu bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”, giáo viên có thể chuyển ý: Phút biệt li diễn ra, không có những li rượu tiễn đưa nhau, không có những giọt nước mắt chia tay và đến một cành liễu xanh tặng người ra đi cũng không có (ngày xưa khi sắp xa nhau, người ta có thói quen bẻ cành liễu xanh tặng người ra đi, gửi gắm tình cảm của mình vào trong đó). Nhưng ở đây chỉ có lầu Hoàng Hạc, dòng sông, cánh buồm, bầu trời cũng đủ nói hết những tâm tình của người đưa tiễn. Chúng ta cùng tìm hiểu tâm tình của tác giả trong hai câu thơ cuối “Bóng buồm đã khuất bầu không/ Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời” Ví dụ 4: Khi chuyển sang phân tích hai câu thơ cuối bài “Độc Tiểu Thanh kí” của tác giả Nguyễn Du, giáo viên có thể chuyển ý: Tiểu Thanh dù bạc mệnh đến đâu, sau ba trăm năm vẫn còn, dù không nhiều một người cùng hội đó là Nguyễn Du. Nhưng đến lượt mình mới thật đáng lo, đáng ngại, không biết cái hạnh phúc hiếm hoi kia của Tiểu Thanh có lặp lại một lần với nhà thơ họ Nguyễn. Chúng ta tìm hiểu hai câu thơ cuối “Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa/ Người đời ai khóc Tố Như chăng?” Ví dụ 5: Học về chùm ca dao than thân yêu thương tình nghĩa, khi chuyển sang phân tích bài ca dao số bốn, giáo viên có thể chuyển ý: Nỗi nhớ thương trong tình yêu là đề tài muôn thủa của thi ca xưa nay. Trong ca dao đề tài này chiếm dung lượng lớn, bởi đây là cung bạc tình cảm rất tự nhiên và thường trực của con người. Người ta không thể nói yêu mà không nhớ, nhớ mà không yêu. Nỗi nhớ thương của cô gái trong bài ca là nỗi nhớ da diết, khôn nguôi lúc tình yêu đang say đắm nhất, song cũng không ít nỗi ưu phiền. Chúng ta cùng đi tìm hiểu những cảm xúc khác nhau trong tình yêu của cô gái trong bài ca dao này. - Ngoài ra, phương pháp thuyết trình còn được sử dụng trong phần tiểu kết: Vừa khái quát được vấn đề vừa khắc sâu nội dung kiến thức cho học sinh. Ví dụ 1: Sau khi dạy xong câu thơ “Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu” trong bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão, giáo viên có thế chốt lại: Sức mạnh của quân đội nhà Trần đã trở thành niềm tự hào không chỉ của riêng Phạm Ngũ Lão mà của toàn thể quân dân nhà Trần, sau này khi hồi tưởng lại, Trương Hán Siêu trong “Bạch Đằng giang phú” cũng phải thốt lên lời ca ngợi: “Thuyền bè muôn đội Tinh kỳ phấp phới Tỳ hổ ba quân Giáo gươm sáng chói.” Đó là sức mạnh bách chiến, bách thắng của tinh thần đoàn kết, của lòng yêu nước mãnh liệt đã làm nổi bật được sức mạnh vật chất và tinh thần của cả dân tộc, bộc lộ niềm tự hào kiêu hãnh của Phạm Ngũ Lão về đất nước, về vua tôi nhà Trần. Câu thơ làm nổi bật hào khí thời Trần - “hào khí Đông A”. Ví dụ 2: Sau khi dạy xong hai câu thơ cuối bài thơ “Chiều tối” (Mộ) của Hồ Chí Minh, giáo viên có thể chốt lại: Như vậy cũng giống như nhiều bài thơ khác của Bác, hình tượng thơ có sự vận động thật khỏe khoắn, bất ngờ theo xu hướng phát triển: thời gian thì đi dần vào tối nhưng không gian lại vận động ra phía ánh sáng. Cảnh vật cuộc sống vận động từ mệt mỏi đến khỏe khoắn, từ buồn đến vui, từ lạnh lẽo đến ấm áp. Sự vận động này cho thấy cái nhìn tràn đầy niềm lạc quan, yêu đời, thể hiện một tâm hồn luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai của nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh. Ví dụ 3: Sau khi dạy xong chùm ca dao hài hước, giáo viên có thể tiểu kết: Qua chùm ca dao hài hước, ta thấy tiếng cười dân gian rất phong phú và có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Tiếng cười nảy sinh từ tâm hồn trong sáng lành mạnh, từ trí tuệ thông minh và tinh thần lạc quan, ý thức đấu tranh để vươn lên cuộc sống tươi đẹp của người dân lao động. Ví dụ 4: Sau khi dạy xong bài thơ “Nhàn” của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm, giáo viên có thể chốt lại: Đây là bài thơ đặc sắc, hiếm có trong văn học trung đại Việt Nam. Đặc sắc ở tính đa nghĩa, vừa trào lộng vừa trữ tình. Nhịp điệu, tiết tấu linh hoạt diễn tả phong thái ung dung, tự tại, nhàn hạ của một lão nông mộc mạc mà cốt cách thanh cao. Hình tượng, hình ảnh thơ giản dị, gần gũi mà vẫn sang. Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn, hòa hợp với thiên nhiên, sống đạm bạc, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên danh lợi. Phan Huy Chú nhận xét “Văn chương ông tự nhiên nói ra mà thành, không cần gọt rũa, giản dị mà linh hoạt không màu mè mà có ý vị quan hệ đến việc dạy đời.” Ví dụ 5: Sau khi dạy xong phần “Ai vãn” trong tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu, giáo viên có thể chốt lại: Tiếng khóc của Đồ Chiểu bi thương nhưng không hề bi lụy. Tiếng khóc cao cả, thiêng liêng, khóc thương cho một thời kì lịch sử khổ đau nhưng vĩ đại của dân tộc. Tác giả thay mặt nhân dân cả nước khóc thương và biểu dương công trạng của những người con ưu tú của đất nước trong thời điểm lịch sử nóng bỏng nhất. Tiếng khóc không chỉ là nỗi đau thương mà còn là ngọn lửa khích lệ lòng căm thù và ý chí của dân tộc tiếp tục đứng lên đấu tranh giành độc lập, tự do. 2. Phương pháp nêu câu hỏi (vấn đáp). Giáo viên đặt ra những câu hỏi để học sinh suy nghĩ, trả lời hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học. Phương pháp này tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, kích thích học sinh tìm tòi, suy nghĩ, gây hứng thú và khát vọng tìm kiếm khoa học, tạo không khí sôi nổi trong giờ học, tránh kiểu học vẹt đồng thời phát triển và rèn luyện kĩ năng nói, diễn đạt cho học sinh. Giáo viên có thể đánh giá được mức độ hiểu bài của học sinh. Yếu tố quyết định trong phương pháp này là kĩ thuật nêu câu hỏi. Các câu hỏi phải ngắn gọn, dễ hiểu, chính xác, tường minh và phải theo một hệ thống logic chặt chẽ, có tác dụng định hướng để khai thác nội dung bài học hoặc liên quan đến nội dung, cấu trúc bài học. Để hỏi có hiệu quả, học sinh hiểu câu hỏi và có hứng thú để trả lời, để tham gia bài học, câu hỏi không trở thành nỗi sợ hãi cho học sinh thì người giáo viên cần cần chú ý từ ngữ trong câu hỏi cũng như cách đặt câu hỏi phải phù hợp với sự hiểu biết của học sinh, không đưa ra quá nhiều câu hỏi vụn vặt, tùy tiện, quá dễ dãi, không đặt những câu hỏi rườm rà hoặc quá khó, những câu hỏi cần được đưa ra một cách tự nhiên, có mối liên hệ chặt chẽ với mạch suy nghĩ của học sinh và phải tạo ra hứng thú trao đổi, tranh luận. - Có rất nhiều loại câu hỏi: Câu hỏi gợi mở tìm tòi, có câu hỏi củng cố kiến thức, có câu hỏi tái hiện kiến thức, có câu hỏi nêu vấn đề... Ví dụ 1: Câu hỏi tìm ý (tìm luận điểm): Khi học bài thơ “Vội vàng” của tác giả Xuân Diệu. Phân tích bốn câu đầu bài thơ. “Tôi muốn tắt nắng đi, Cho màu đừng nhạt mất. Tôi muốn buộc gió lại, Cho hương đừng bay đi.” Tôi đặt những câu hỏi: - Bốn câu thơ trên cho thấy khát vọng lớn lao nào của hồn thơ Xuân Diệu? Qua phần học sinh trả lời, tôi sửa, bổ sung và đi đến 2 ý cần phân tích đó là: + Ước nguyện, khát vọng táo bạo chống lại qui luật của thiên nhiên. + Một cái tôi yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống đến ham hố, cuồng nhiệt. - Câu hỏi triển khai ý: Khát vọng lớn lao đó được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật gì? + Sử dụng điệp từ “tôi muốn”. + Nhịp điệu nhanh, gấp gáp Ví dụ 2: Câu hỏi yêu cầu học sinh phát huy năng lực cảm thụ và rèn kỹ năng phân tích từ ngữ, hình ảnh thơ: Khi giảng bốn câu thơ trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền.” Tôi sử dụng câu hỏi : - Hình ảnh bức tranh thiên nhiên và con người thôn Vĩ hiện lên trong hoài niệm của nhà thơ như thế nào? Sau câu hỏi tu từ như một lời mời gọi ngọt ngào là hình ảnh khu vườn thôn Vĩ tràn đầy ánh nắng. Ở đây Hàn Mặc Tử điệp lại hai lần từ “nắng” cùng với hàng loạt những từ miêu tả nắng đã làm hiện lên một cách sinh động làn nắng mới tinh khôi đang bao trùm không gian nơi này. Chỉ tả nắng thôi mà nhà thơ đã gợi ra cả một không gian tinh khiết trong buổi bình minh. Dưới làn nắng mới ấy, khu vườn bừng lên sắc mượt của sự trẻ trung, của sức sống. Cây lá nơi này xanh non, mỡ màng, tràn đầy nhựa sống khiến cho cả khu vườn xanh óng lên như một viên ngọc khổng lồ giữa không trung. Giữa không gian vườn ai đầy thân thuộc ấy thấp thoáng hiện lên gương mặt “chữ điền” của người con gái xứ Huế. Hàn Mặc Tử đã sử dụng nét vẽ cách điệu để gợi nên vẻ đẹp hồn hậu, thanh nhã
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_gi.doc