Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học nâng cao hiệu quả giảng dạy trong kiểu bài thực hành Tiếng Việt 11 tại trung tâm giáo dục thường xuyên văn bàn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học nâng cao hiệu quả giảng dạy trong kiểu bài thực hành Tiếng Việt 11 tại trung tâm giáo dục thường xuyên văn bàn

Cơ sở lí luận của vấn đề:

 Trong suốt quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở cấp THPT tôi luôn cố gắng vận dụng những phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực của học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy học luôn là vấn đề được quan tâm nhất đối với các trường học bởi giáo viên nào cũng mong muốn có được kết quả dạy –học cao nhất, muốn được nhìn thấy những thế hệ học sinh thành đạt nhất. và cũng có rất nhiều những đợt tập huấn bàn về việc đổi mới, vận dụng các phương pháp dạy học môn Ngữ văn cấp THPT sao cho hiệu quả nhất. Vậy phương pháp dạy học nâng cao hiệu quả giảng dạy trong môn Ngữ văn nói chung và trong giảng dạy kiểu bài thực hành tiếng Việt nói riêng là gì?

Theo cá nhân tôi phương pháp dạy học nâng cao hiệu quả giảng dạy là phương pháp mà giáo viên trong quá trình dạy học phát huy được tính tích cực của học sinh hay nói cách khác học sinh phải chủ động khai thác và lĩnh hội kiến thức còn giáo viên đóng vai trò điều hành hoạt động tích cực của học sinh trong giườ học.

Đúc kết từ lí luận và thực tiễn giảng dạy, tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp dạy học nâng cao hiệu quả giảng dạy kiểu bài thực hành tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn cấp THPT nói chung và khối 11 nói riêng: Phương pháp rèn luyện theo mẫu, phương pháp hệ thống- dạng dựa vào quan hệ ngữ đoạn, phương pháp giao tiếp .nhằm đạt được mục tiêu cho từng tiết dạy , đồng thời tạo hứng thú cho học sinh trong tiết dạy, đồng thời khắc phục nhưng khó khăn trong quá trình giảng dạy kiểu bài thực hành tiếng việt cấp THPT nói chung và khối 11 nói riêng.

 

doc 14 trang cuonglanz2a 15613
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học nâng cao hiệu quả giảng dạy trong kiểu bài thực hành Tiếng Việt 11 tại trung tâm giáo dục thường xuyên văn bàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRUNG TÂM GDTX VĂN BÀN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY TRONG KIỂU BÀI THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 11 TẠI TRUNG TÂM GDTX VĂN BÀN
Họ tên: Nguyễn Thị Huệ
Chức vụ: Giáo viên
Tổ chuyên môn: Khoa học xã hội
Đơn vị Công tác: Trung tâm GDTX Văn Bàn 
Văn Bàn, ngày20 tháng03 năm2014.
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong hoạt động dạy học, nội dung, mục đích là nhân tố quyết định phương pháp dạy học phù hợp, nâng cao được hiệu quả giảng dạy cho từng kiểu bài, nhóm bài khác nhau. Dựa vào nội dung và mục đích, có thể chia các bài Tiếng Việt trong sách giáo khoa(SGK)Ngữ văn 11 thành các kiểu, nhóm bài khác nhau, cụ thể là: Kiểu bài thực hành, kiểu bài lý thuyết, kiểu bài tổng kết, ôn tập. Mỗi kiểu bài này lại được chia thành các nhóm khác nhau nữa. Vì vậy mà trong giảng dạy mỗi kiểu bài, nhóm bài khác nhau đòi hỏi người dạy phải linh hoạt vận dụng các phương pháp dạy học sao cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả giảng dạy. Đặc biệt là đối với những kiểu bài thực hành tiếng Việt cấp THPT nói chung, kiểu bài thực hành tiếng Việt 11 nói riêng muốn có kết quả khả quan, phù hợp với đối tượng tại Trung tâm GDTX Văn Bàn. 
Với những lý do trên, tôi thấy giáo viên dạy môn Ngữ văn cần phải có cách hướng dẫn cụ thể về cách học cho học sinh để nâng cao chất lượng dạy và học. Và đây cũng là lý do để Tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp trong việc giảng dạy kiểu bài thực hành tiếng Việt trong môn Ngữ văn 11 của Trung tâm GDTX Văn Bàn. Qua đây, phần nào nhằm giúp giáo viên cấp THPT nâng cao thêm về chuyên môn của mình trong việc giảng dạy kiểu bài thực hành tiếng Việt trong môn Ngữ văn khối 11.
2. NỘI DUNG
	2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
	Trong suốt quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở cấp THPT tôi luôn cố gắng vận dụng những phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực của học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy học luôn là vấn đề được quan tâm nhất đối với các trường học bởi giáo viên nào cũng mong muốn có được kết quả dạy –học cao nhất, muốn được nhìn thấy những thế hệ học sinh thành đạt nhất.. và cũng có rất nhiều những đợt tập huấn bàn về việc đổi mới, vận dụng các phương pháp dạy học môn Ngữ văn cấp THPT sao cho hiệu quả nhất. Vậy phương pháp dạy học nâng cao hiệu quả giảng dạy trong môn Ngữ văn nói chung và trong giảng dạy kiểu bài thực hành tiếng Việt nói riêng là gì?
Theo cá nhân tôi phương pháp dạy học nâng cao hiệu quả giảng dạy là phương pháp mà giáo viên trong quá trình dạy học phát huy được tính tích cực của học sinh hay nói cách khác học sinh phải chủ động khai thác và lĩnh hội kiến thức còn giáo viên đóng vai trò điều hành hoạt động tích cực của học sinh trong giườ học.
Đúc kết từ lí luận và thực tiễn giảng dạy, tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp dạy học nâng cao hiệu quả giảng dạy kiểu bài thực hành tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn cấp THPT nói chung và khối 11 nói riêng: Phương pháp rèn luyện theo mẫu, phương pháp hệ thống- dạng dựa vào quan hệ ngữ đoạn, phương pháp giao tiếp ...nhằm đạt được mục tiêu cho từng tiết dạy , đồng thời tạo hứng thú cho học sinh trong tiết dạy, đồng thời khắc phục nhưng khó khăn trong quá trình giảng dạy kiểu bài thực hành tiếng việt cấp THPT nói chung và khối 11 nói riêng.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
Mới gắn bó với Trung tâm GDTX Văn Bàn được một năm, tôi đã nhận thấy: Bên cạnh những học viên học tập tại trung tâm đúng độ tuổi, còn có những học viên theo học không đúng độ tuổi, tuổi của họ cách xa nhiều so với độ tuổi đương học, mặc dù đa số các học viên trong Trung tâm đều có nền nếp học tập tốt, chăm chỉ, ngoan ngoãn, lễ phép với người trên, đoàn kết với bạn bè nên có nhiều thuận lợi trong công tác dạy và học tại đây. 
Không chỉ thế, về cơ sở vật chất: bàn ghế, lớp học, các phương tiện hỗ trợ giảng dạy: Máy chiếu, các sơ đồ, bảng biểu..., các loại sách tham khảo, tài liệu hỗ trợ cho hoạt động dạy – học...tương đối đảm bảo cho công tác giảng dạy, học tập của giáo viên và học viên. 
Về giáo viên: Có đội ngũ giáo viên nói chung, đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn nói riêng luôn nhiệt tình trong công tác, có ý thức cao trong đầu tư chuyên môn, đạt trình độ chuẩn, có nhiều kinh nghiệp giảng dạy ở các trường THPT... Và luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Ban giám đốc Trung tâm nên phát huy được khả năng, vai trò, vị thế của bản thân nên học viên cũng có điều kiện tốt hơn để học tập.
Bên cạnh những ưu điểm trên vẫn còn có nhiều tồn tại : Đa số học viên là con em dân tộc ít người nên phát âm chưa chuẩn, kỹ năng giao tiếp còn hạn chế do đó đã ảnh hưởng đến quá trình dạy và học. Trình độ nhận thức của học viên chưa đồng đều nên ảnh hưởng đến quá trình lĩnh hội kiến thức. Chất lượng đầu vào thấp, tỷ lệ chuyên cần của học sinh chưa cao, học sinh còn nghỉ học nhiều và bỏ học . Hoàn cảnh gia đình của học sinh gặp rất nhiều khó khăn, đường xa đi lại vất vả ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập đặc biệt là bộ môn giảng dạy. Hơn nữa, học viên đi học chênh lệch nhau về độ tuổi quá nhiều nên ý thức học tập, phát huy tính tích cực học tập...của học viên là cả một vấn đề nhức nhối cho người dạy, nhất là đối với những tiết dạy kiểu bài thực hành tiếng Việt cấp THPT nói chung, khối 11 nói riêng thì đa số các tiết theo kiểu bài này lại chỉ củng cố kiến thức các học viên đã học cấp THCS. Chính vì vậy mà đã nhiều lần tôi luôn trăn trở làm thế nào để áp dụng được những phương pháp dạy học nâng cao được hiệu quả giảng dạy trong kiểu bài tiếng Việt khối 11 để học sinh có thể nắm bắt được kiến thức nhanh nhất và hiệu quả nhất. Và hiện nay tôi đã hoàn thiện những vấn đề nghiện cứu trên
2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 
a. Nghiên cứu thực trạng nắm bắt về cách học kiểu bài thực hành tiếng Việt của học viên qua khảo sát.
Bản thân tôi đã tiến hành khảo sát cách học kiểu bài thực hành tiếng Việt và thấy rằng học sinh rỗng kiến thức tương đối nhiều, khă năng phát huy tính tích cực, chủ động của học viên trong các tiết này chưa có, đặc biệt đa số các học viên chưa biết cách vận dụng kiến thức đã học vào thực hành giải quyết các bài tập.
Ngoài ra, để nắm bắt được thực trạng học các kiểu bài thực hành tiếng Việt 11, bản thân tôi cũng tích cực dự giờ, thăm lớp để học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp.
Tham khảo các tài liệu có liên quan đến phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực của học viên kểu bài thực hành tiếng Việt, nâng cao hiệu quả chuyên môn trong môn Ngữ văn.
Qua quá trình giảng dạy để rút ra kinh nghiệm cho bản thân trong tiết dạy kiểu bài thực hành tiếng Việt cấp THPT nói chung, khối 11 nói riêng.
b. Tìm hiểu 1 số phương pháp dạy học nâng cao hiệu quả giảng dạy kiểu bài thực hành tiếng Việt 11:
* Phương pháp rèn luyện theo mẫu:
Phương pháp rèn luyện theo mẫu là phương pháp dạy học tiếng Việt bằng cách thông qua những mẫu cụ thể về ngôn ngữ, lời nói hoặc mô hình lời nói, giáo viên giúp học viên tìm hiểu đặc điểm của mẫu, cơ chế tạo mẫu, qua đó học viên biết tạo ra những sản phẩm mới theo định hương của mẫu.
* Phương pháp hệ thống- dạng dựa vào quan hệ ngữ đoạn:
Đây là phương pháp dạy học kiểu bài thực hành tiếng Việt bằng cách sau khi đặt đối tượng cần tìm hiểu vào trong hệ thống các yếu tố cùng xuất hiện với nó trong dòng ngữ lưu, giáo viên hướng dẫn học sinh xem xét đối tượng trong quan hệ ngữ đoạn để có được những hiểu biết cần thiết về đối tượng.
* Phương pháp giao tiếp:
Phương pháp giao tiếp trong giảng dạy kiểu bài thực hành tiếng Việt là phương pháp bằng cách giúp học viên vận dụng những tri thức đã học vào việc thực hiện một nhiệm vụ giao tiếp cụ thể
Phương pháp này giúp học viên rèn luyện kĩ năn đưa đơn vị ngôn ngữ vừa học vào việc tạo lập lời nói, văn bản hoàn chỉnh
c. Phương pháp nghiên cứu
Khi dạy kiểu bài thực hành tiếng Việt cấp THPT nói chung, khối 11 nói riêng, người dạy phải xác định kiểu bài, nhóm bài đó vận dụng phương pháp nào là phù hợp và hiệu quả để từ đó định hướng cụ thể cho học viên các bước tiến hành theo phương pháp đã định, cụ thể như:
* Phương pháp rèn luyện theo mẫu: các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Giao cho học viên một bài tập có yêu cầu tạo lập hoặc một số đơn vị lời nói nào đó dựa theo mẫu có sẵn.
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học viên tìm hiểu yêu cầu của đề và phân tích mẫu ở một số phương diện cơ bản.
Bước 3: Tổ chức cho học viên làm bài tập và trả lời theo hình thức thích hợp.
Bước 4: Giáo viên giúp học viên đối chiếu sản phẩm vừa tạo lập với yêu cầu, với mẫu để xác định những thành công, những hạn chế của mình. Học viên điều chỉnh sản phẩm của mình (nếu cần). Giáo viên chốt kiến thức, kĩ năng cơ bản có quan hệ đến bài tập.
* Phương pháp hệ thống - dạng dựa vào quan hệ ngữ đoạn:
Bước 1: Giáo viên đưa ra bài tập có yêu cầu tìm hiểu một đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động hành chức cụ thể của nó.
Bước 2: Bằng câu hỏi đã chuẩn bị kết hợp gợi học viên liên tưởng tới một số kiến thức có liên quan, giáo viên giúp học viên từng bước xác định ý nghĩa cụ thể cũng như giá trị trong hành chức của các đơn vị cần tìm hiểu trong văn bản đã cho.
Bước 3: Giúp học viên rút ra những kết luận cần thiết.
*Phương pháp giao tiếp:
Bước 1: Giáo viên giao cho học viên bài tập có yêu cầu tạo lập sản phẩm giao tếp trong một ngữ cảnh nhất định, vì một mục đích, theo một yêu cầu cụ thể.
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học viên định hướng giao tiếp 
Bước 3: Giáo viên tổ chức cho học viên tiến hành tạo lời nói cụ thể dựa vào các nhân tố giao tiếp.
Bước 4: Hướng dẫn học viên đối chiếu sản phẩm của mình với yêu cầu và với các nhân tố giao tiếp đã được xác lập để đánh giá sản phẩm và điều chỉnh (nếu cần). Giáo viên chốt các kiến thức, kĩ năng cơ bản có quan hệ đến bài tập.
Thông thường khi dạy các kiểu bài thực hành tiếng Việt cấp THPT nói chung, khối 11 nói riêng, người dạy thường thiết kế bài giảng theo các hoạt động chính sau:
Hoạt động 1. Khởi động; Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn lại lý thuyết; Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành; Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài. Vậy ở trong từng hoạt động ta nên thực hiện như thế nào? 
Hoạt động 1: Khởi động
Hoạt động khởi động được đánh giá là một hoạt động rất quan trọng trước khi bước vào bài mới. Để thực hiện được thao tác này buộc người giáo viên phải suy nghĩ xem nên dẫn dắt, giới thiệu như thế nào cho ấn tượng và tạo hứng thú cho học sinh đi củng cố kiến thức trong kiểu bài thực hành tiếng Việt. Tuy nhiên, giáo viên không nên áp dụng máy móc trong khâu này. Bởi không chỉ có giáo viên mà ngay cả học sinh đều có thể tham gia vào hoạt động đầu tiên này.
Giáo viên nên lựa chọn những cách mở đầu tiết học phù hợp với đặc trưng của kiểu bài thực hành tiếng Việt như có thể cho học sinh sử dụng trực quan để quan sát tranh, ảnh và đặt câu hỏi gợi mở cho học sinh; giáo viên nêu vấn đề gợi dẫn cho học sinh liên tưởng, nhớ lại rồi cho học sinh thảo luận, chia sẻ vấn đề. Sau đó giáo viên chốt lại vấn đề, chuyển tiếp sang bài mới.
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn lại lý thuyết.
Đây là hoạt động quan trọng giúp cho học viên tái hiện lại được kiến thức đã học để từ đó vận dụng vào giải bài tập, nhằm củng cố thêm đơn vị kiến thức thực hanh.
Tuy nhiên, hoạt động này chỉ mang tính chất tái hiện lại kiến thức để vận dụng thực hành có kết quả cao nên giáo viên không để mất nhiều thời gian vào hoạt động này. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành
Khi thiết kế bài giảng, giáo viên phải định hướng trước từng bài tập thực hành nên vận dụng phương pháp nào là phù hợp, có hiệu quả mà lại đảm bảo được tính tích cực cuả học viên trong hoạt động củng cố kiến thức tiếng việt thông qua mỗi kiểu bài thực hành tiếng Việt trong chương trình.
Ví dụ: Khi dạy bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng (SGK Ngữ văn 11-trang 74) để hướng dẫn học viên giải quyết bài tập 2, giáo viên nên sử sụng phương pháp rèn luyện theo mẫu phối hợp với phương pháp hệ thống dạng dựa vào quan hệ ngữ đoạn để timg hiểu mẫu và sản phẩm của học viên.
Khi dạy bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản (SGK Ngữ văn-trang 194) có thể hướng dẫn học viên làm bài tập 1 bằng phương pháp rèn luyện theo mẫu, tức mẫu là câu chủ động mà học viên đã học... Hay để hướng dẫn học viên các loại bài tập điền từ, thay thế từ cần vận dụng phương pháp hệ thống.
Trong hoạt động này giáo viên thiết kế nhiều thời gian hơn các hoạt động khác để học sinh vừa giải quyết được bài tập, vừa củng cố được đơn vị kiến thức cần thiết trong từng tiết học cụ thể. 
Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài
Sau khi kết thúc các hoạt động trên giáo viên có thể đưa ra thêm 1 số bài tập để cho học sinh củng cố lại kiến thức của bài. Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh cho tỉ mỉ về cách học bài này ở nhà như thế nào và chuẩn bị bài sau ra sao?
Áp dụng 
Ngày soạn: 01/10/2013
Ngày giảng: 15/10/2013
 Tiết 22 : 
 THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ- ĐIỂN CỐ.
A. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 - Nâng cao kiến thức cần thiết về thành ngữ, điển cố: đặc điểm cơ bản về cấu tạo, về ý nghĩa và cách dùng. 
 2. Kĩ năng:
 - Nhận diện thành ngữ và điển cố trong lời nói.Cảm nhận, phân tích giá trị biểu hiện và gía trị nghệ thuật của thành ngữ, điển cố trong lời nói, câu văn. Biết sử dụng thành ngữ và điển cố thông dụng khi cần thiết sao cho phù hợp với ngữ cảnh và đạt hiệu quả giao tiếp cao.
 3. Thái độ:
 Có thái độ đúng khi sử dụng thành ngữ, điển cố.
B. Hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ(5p): Đọc thuộc lòng đoạn 3 bài văn tế? cho biết nội dung chính của đoạn?
 3. Bài mới(1p) :
Hoạt động 1 : Khởi động(1p)
 Thành ngữ gắn với cụm từ cố định còn tục ngữ gắn với câu, thường được cấu tạo dài hơn và có logic nội tại. Cả thành ngữ và điển cố đều là cụm từ cố định nhưng cấu tọ của điển cố không cấu tạo chặt chẽ như thành ngữ. Nhìn chung thành ngữ và điển cố đều có sức biểu cảm và khái quát. Ngoài ra điển cố còn giúpta hiểu biết về xã hội, về lịch sử văn học . Vậy cụ thể thế nào, ta tìm hiểu bài học.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
 Hoạt động 2 : Lý thuyết(5p)
* PT: SGK, SGV, GA
* PP: Gợi mở
GV: Định hướng cho HS nhớ lại kiến thức về thành ngữ, điển cố.
HS: Tái hiện 
Hoạt động 3 : Thực hành về thành ngữ, điển cố(30p)
* PT: SGK, SGV, GA, bảng phụ
* PP: Gợi mở, tư duy, động não...
GV: Hướng dẫn làm bài thành ngữ «Một duyên hai nợ» 
GV: Sử dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu :
GV: Giao cho hs làm thành ngữ «Năm nắng mười mưa» giống như hướng dẫn.
HV : Làm bài tập.
GV : Giúp hs đối chiếu bài tập với mẫu để đánh giá hiệu quả của hs. 
Bài tập 2.
GV: Sử dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu : « Đầu trâu mặt ngựa »
GV: Giao cho hs làm thành ngữ «Cá chậu chim lồng ».... giống như hướng dẫn.
HV : Làm bài tập.
GV : Giúp hs đối chiếu bài tập với mẫu để đánh giá hiệu quả của hs. 
Bài tập 3.
GV : Sử dụng phương pháp hệ thống - dạng dựa vào quan hệ ngữ đoạn.
HS : Liên tưởng kiến thức có liên quan.
GV : Giúp hs rút ra những kết luận cần thiết
Bài tập 4.
GV : Sử dụng phương pháp hệ thống - dạng dựa vào quan hệ ngữ đoạn.
HS : Liên tưởng kiến thức có liên quan, làm bài.
GV : Giúp hs rút ra những kết luận cần thiết.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học bài (3p)
I. Lý thuyết
II. Thực hành
Bài tập 1 :
- Ý nói một mình phải đảm đang công việc gia đình để nuôi chồng và con.
- Vất vả, cực nhọc, chịu đựng dãi dầu, mưa nắng.
à Khắc họa hình ảnh một người vợ vất vả, tần tảo, đảm đang tháo vát trong công việc gia đình. Cách biểu đạt ngắn gọn nhưng nội dung thể hiện lại đầy đủ, sinh động.
Đặc điểm : ngắn gọn, cô đọng, cấu tạo ổn định, đồng thời qua hình ảnh cụ thể sinh động khái quát nên nội dung và có tính biểu cảm
Bài tập 2.
- Tính chất hung bạo, thú vật, phi nhân tính của bọn quan lại khi đến nhà Kiều để vu oan.
- Cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do.
- Lối sống và hành động nganh tàng, tự do, không chịu bó buộc không chịu khuất phục trước thế lực nào - khí phách hảo hán, ngang tàng của Từ Hải.
=> các thành ngữ trên đều sử dụng hình ảnh cụ thể, sinh động có tính biểu cảm cao.
Bài tập 3 :
- Gợi lại chuyện Trần Phồn đời hậu Hán dành riêng cho bạn là Từ Trĩ một cái giường....
- Gợi lại chuyện Chung Tử Kì khi nghe tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu được ý nghĩ của bạn.
à Cả hai điển cố đều gợi tình bạn thủy chung, thắm thiết, keo sơn.
* Đặc điểm của điển cố :
- Có hình thức ngắn gon : 1 từ, cum từ.
- Nội dung ý nghĩa hàm súc
- Dùng để nói về một điều tương tự.
Bài tập 4 :
- Ba năm: Kim Trọng tương tư Thúy Kiều thì một ngày không thấy nhau có cảm giác lâu như ba năm.
- Công lao của cha mẹ đối với con cái là: Sinh, cúc, phủ, súc, trưởng, dục, cố, phục, phúc.-> Kiều nghĩ đến công lao của cha mẹ đối với mình mà mình chưa hề đáp lại được.
- Gợi chuyện người xưa đi làm quan ở xa, viết thư về thăm vợ có câu: "Cây liễu ở Chương Đài xưa xanh xanh, nay có còn không, hay là tay khác đã vin bẻ mất rồi". -> Kiều tưởng tượng đến cảnh Kim Trọng trở về thì nàng đã thuộc về người khác.
- Nguyễn Tịch đời Tấn quí ai thì tiếp bằng mắt xanh( lòng đen của mắt), không ưa ai thì tiếp bằng mắt trắng ( lòng trắng của mắt ) à Từ Hải biết Kiều ở lầu xanh phải tiếp khách làng chơi nhưng chưa hề ưa ai, bằng lòng với ai 
à Câu nói thể hiện lòng quí trọng và đề cao phẩm giá của Thúy Kiều.
=> Muốn hiểu nội dung ý nghĩa của điển cố, suy ra tính hàm súc thâm thúy.
- Gv : Hướng dẫn học sinh làm các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị Thực hành về nghĩa 
C. Rút kinh nghiệm
.....
	2.4. Hiệu quả của SKKN.
Sau khi nghiên cứu một số phương pháp dạy học đổi mới văn bản trong giảng dạy Ngữ văn 10, tôi đã áp dụng với học sinh toàn khối 10 tại trung tâm GDTX Văn Bàn và thu được kết quả cụ thể như sau:
Trước khi áp dụng một số phương pháp dạy học mới trong các văn bản ngữ văn 10, kết quả khảo sát là:
70% học sinh dưới trung bình.
30% học sinh trên trung bình.
Nhưng sau khi áp dụng các phương pháp dạy học mới trong các văn bản Ngữ văn 10, kết quả thực tế là:
20% học sinh điểm dưới trung bình.
80% học sinh điểm trên trung bình.
3. KẾT LUẬN
Qua quá trình giảng dạy và trao đổi với bạn bè đồng nghiệp. Tôi thấy việc áp dụng phương pháp dạy học mới vào giảng dạy văn bản trong chương trình Ngữ văn nói riêng và môn Ngữ văn nói chung là vô cùng cần thiết. Như trong Chương 1 - điều 14 của Luật Giáo dục năm 2005 đã nêu: " Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục". Trong chiến lược phát triển giáo dục năm 2001 đến 2010 cũng đã nêu: "Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục, chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích tổng hợp, phát triển được năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh trong quá trình học tập, hoạt động tự quản trong nhà trường và tham gia các hoạt động xã hội".
Dựa trên những yếu tố trên và qua việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy. Tôi thấy học sinh đã có sự tiến bộ rất nhiều trong giờ học, chủ động củng cố kiến thức ở cấp dưới theo hướng tích cực, có hứng thú khi thực hành các bài tập. 
Vì vậy, là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn Tôi cũng xin đưa ra một vài kinh nghiệm trên để bạn bè đồng nghiệp có thể tham khảo, áp dụng vào việc giảng dạy tiết thực hành tiếng Việt trong môn Ngữ văn 11 của Trung tân GDTX cho tốt và đạt được kết quả cao hơn. Trong quá trình viết bài không thể tránh khỏi những thiếu sót nên tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp, ban ngành và đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy môn Ngữ văn THPT.
2. Sách giáo viên môn Ngữ văn 10.
3. Thiết kế bài giảng môn Ngữ văn 10.
4. Phương pháp dạy học văn.
5. Tài liệu bồi dưỡng chu kỳ môn Ngữ văn.
 Văn bàn, ngày 20 tháng 02 năm2014
 Người viết
 Nguyễn Thị Huệ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_day_hoc_nang_cao_hi.doc
  • docCẤU TRÚC BÁO CÁO.doc
  • docyeu cau cong nhan SKKN.doc