Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp bồi dưỡng ban chỉ huy liên đội ở trường trung học cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp bồi dưỡng ban chỉ huy liên đội ở trường trung học cơ sở

Đảng cộng sản Việt Nam và Bác Hồ luôn coi công tác thiếu nhi là sự nghiệp đào tạo một lớp người mới cho đất nước. Bác Hồ nói: “ Ngày naychúng là nhi đồng, ít năm sau chúng là công nhân, cán bộ....”. Đảng ta từng nhấn mạnh “ Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa nằm trong tay thiếu niên và nhi đồng...”. Ở các trường trung học cơ sở, các emđược học tập những kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, được học tập vui chơi và đặc biệt là tham gia công tác Đội. Từ đó các em được hoàn thiện dần về nhân cách, biết tự chủ, tự tin và làm chủ cuộc sống. Chính vì vậy Đội là lực lượng giáo dục vô cùng quan trọng. Trong nhà trường, Đội là tổ chức nòng cốt các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục của nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và do Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Cùng với nhà trường giáo dục các em học sinh phát triển toàn diện, đáp ứng mục tiêu đào tạo của cấp học. Chính vì vậy tổ chức Đội giáo dục các em những hoạt động riêng biệt với đặc thù riêng, do vậy các em rất yêu thích hoạt động Đội.

Bác Hồ viết : “ Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, thành công hay thất bại là do cán bộ Đội đó chưa tốt”. Đội thiếu niên tiền phong là tổ chức của các em, do các em điều hành. Vì vậy cần có một lực lượng có năng lực tổ chức, đó là Ban chỉ huy liên đội. Ban chỉ huy liên đội đại diện cho một số đông đội viên, chỉ huy và trực tiếp điều hành các hoạt động của Đội, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục Đội viên trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Với một liên đội được đánh giá là xuất sắc hay yếu kém phụ thuộc nhiều vào việc chỉ huy điều hành của BCH chi đội và đặc biệt là sự điều hành của ban chỉ huy liên đội. Vì lẽ đó việc bồi dưỡng ban chỉ huy chi đội là yếu tốquan trọng và vô cùng cấp thiết. Muốn hoạt động Đội có kết quả tốt thì phải có một nòng cốt lãnh đạo các em, lực lượng nòng cốt đó chính là Ban chỉ huy đội. Ban chỉ huy đội với năng lực của mình điều hành các hoạt động của Đội theo điều lệ Đội. Đòi hỏi Ban chỉ huy Đội phải là những em học sinh gương mẫu, có năng lực, có hiểu biết, có ý thức phấn đấu và mong muốn tham gia


 

các hoạt động tập thể, đặc biệt các em phải được bồi dưỡng để trưởng thành trong công tác hoạt động hơn. Bồi dưỡng ban chỉ huy Đội là nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động Đội và làm các em hứng thú hơn với công tác này. Đặc biệt, với các em trong Ban chỉ huy liên đội, các em nhất thiết phải được bồi dưỡng, trang bị những phương pháp làm việc để tổ chức tốt các hoạt động Đội trong nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

docx 25 trang Mai Loan 11/12/2023 3782
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp bồi dưỡng ban chỉ huy liên đội ở trường trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUỐN ◻◻NG ◻A
tr-êng THCS Th¸i ThÞnh
*********
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
◻◻ TÀI :
LÜnh vùc	: Phong trµo §éi trong tr-êng häc
Ng-êi viÕt : TrÇn Thanh H-¬ng
Tæng phô tr¸ch liªn ®éi tr-êng THCS Th¸i ThÞnh
N◻M H◻C 2011-2012
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU	2
Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu	2
Mục đích nghiên cứu	5
Đối tượng nghiên cứu	5
Nhiệm vụ nghiên cứu	5
Phương pháp nghiên cứu	6
Phạm vi, giới hạn nghiên cứu	6
PHẦN NỘI DUNG:	5
Chương 1- Cơ sở lí luận của đề tài	7
Chương 2- Cơ sở thực tiễn	8
Chương 3- Các biện pháp bồi dưỡng ban chỉ huy liên đội nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh	9
KẾT QUẢ	20
PHẦN KẾT LUẬN	21
Kết luận	21
Kiến nghị	21
TÀI LIỆU THAM KHẢO	24
A/. PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Về lý thuyết:
Đảng cộng sản Việt Nam và Bác Hồ luôn coi công tác thiếu nhi là sự nghiệp đào tạo một lớp người mới cho đất nước. Bác Hồ nói: “ Ngày nay chúng là nhi đồng, ít năm sau chúng là công nhân, cán bộ....”. Đảng ta từng nhấn mạnh “ Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa nằm trong tay thiếu niên và nhi đồng...”. Ở các trường trung học cơ sở, các em được học tập những kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, được học tập vui chơi và đặc biệt là tham gia công tác Đội. Từ đó các em được hoàn thiện dần về nhân cách, biết tự chủ, tự tin và làm chủ cuộc sống. Chính vì vậy Đội là lực lượng giáo dục vô cùng quan trọng. Trong nhà trường, Đội là tổ chức nòng cốt các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục của nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và do Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Cùng với nhà trường giáo dục các em học sinh phát triển toàn diện, đáp ứng mục tiêu đào tạo của cấp học. Chính vì vậy tổ chức Đội giáo dục các em những hoạt động riêng biệt với đặc thù riêng, do vậy các em rất yêu thích hoạt động Đội.
Bác Hồ viết : “ Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, thành công hay thất bại là do cán bộ Đội đó chưa tốt”. Đội thiếu niên tiền phong là tổ chức của các em, do các em điều hành. Vì vậy cần có một lực lượng có năng lực tổ chức, đó là Ban chỉ huy liên đội. Ban chỉ huy liên đội đại diện cho một số đông đội viên, chỉ huy và trực tiếp điều hành các hoạt động của Đội, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục Đội viên trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Với một liên đội được đánh giá là xuất sắc hay yếu kém phụ thuộc nhiều vào việc chỉ huy điều hành của BCH chi đội và đặc biệt là sự điều hành của ban chỉ huy liên đội. Vì lẽ đó việc bồi dưỡng ban chỉ huy chi đội là yếu tố quan trọng và vô cùng cấp thiết. Muốn hoạt động Đội có kết quả tốt thì phải có một nòng cốt lãnh đạo các em, lực lượng nòng cốt đó chính là Ban chỉ huy đội. Ban chỉ huy đội với năng lực của mình điều hành các hoạt động của Đội theo điều lệ Đội. Đòi hỏi Ban chỉ huy Đội phải là những em học sinh gương mẫu, có năng lực, có hiểu biết, có ý thức phấn đấu và mong muốn tham gia
các hoạt động tập thể, đặc biệt các em phải được bồi dưỡng để trưởng thành trong công tác hoạt động hơn. Bồi dưỡng ban chỉ huy Đội là nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động Đội và làm các em hứng thú hơn với công tác này. Đặc biệt, với các em trong Ban chỉ huy liên đội, các em nhất thiết phải được bồi dưỡng, trang bị những phương pháp làm việc để tổ chức tốt các hoạt động Đội trong nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Một trong những chức năng, nhiệm vụ của giáo viên phụ trách Đội là chăm lo xây dựng tổ chức Đội vững mạnh, xây dựng và bồi dưỡng các Ban chỉ huy Đội, đặc biệt là lực lượng nòng cốt Ban chỉ huy liên đội.
Thực tế đòi hỏi công tác bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội là một việc phải tiến hành thường xuyên, liên tục bởi vì đội ngũ Ban chỉ huy luôn biến động sau mỗi năm học. ( lớp trước ra trường, lớp sau lại thay thế).
Về thực tế:
	Nhận thức đối với các hoạt động Đội của một số giáo viên trong nhà trường còn chưa đầy đủ. Họ cho rằng hoạt động Đội tốn thời gian và ảnh hưởng nhiều đến hoạt động học tập của học sinh. Giáo viên chưa tin tưởng nhiều vào đội ngũ cán bộ Đội nên chưa mạnh dạn giao cho các em những hoạt động có tính sáng tạo, khiến các em còn thiếu mạnh dạn trong các hoạt động tập thể. Ban chỉ huy Đội chưa thấy rõ được trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền làm chủ của mình trong nhà trường.
	Ngoài nhận thức của giáo viên vẫn chú trọng công tác học tập là chủ yếu đối với học sinh trong nhà trường thì đa phần phụ huynh học sinh vẫn ngại cho các em tham gia vào các hoạt động tập thể. Một số học sinh rất thích thú với các hoạt động do Đội tổ chức nhưng do bố mẹ chưa đồng ý nên đã hạn chế phần nào các phong trào Đội tổ chức trong trường học
Ngoài ra trường THCS Thái Thịnh – Quận Đống Đa- Hà nội nằm ở khu vực phường có nhiều trường học nên số lượng học sinh không tập trung. Ngoài ra trường còn nhận đỡ đầu gần 40 học sinh tình thương thuộc nhà trẻ Hữu nghị về để giáo dục và dạy dỗ. Phần lớn số học sinh này là học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, con em nhân dân lao động và có nhiều hoàn
cảnh éo le; một số em cũng còn chưa ngoan nên cũng gây ảnh hưởng một phần đến việc giáo dục học sinh và việc tổ chức, tham gia các hoạt động Đội trong nhà trường.
Với những lý do trên, là một tổng phụ trách đã tham gia công tác được hơn 15 năm, tôi nhận thấy một việc làm cần thiết và quan trọng là phải bồi dưỡng tốt cho ban chỉ huy Đội đặc biệt là ban chỉ huy liên Đội. Đó cũng là lý do tôi lựa chọn đề tài : “Một số phương pháp bồi dưỡng ban chỉ huy liên đội ở trường trung học cơ sở”
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Khẳng định cán bộ Ban chỉ huy liên đội là đội ngũ nòng cốt không thể thiếu trong hoạt động Đội ở nhà trường.
Ban chỉ huy Đội là nhóm đội viên xuất sắc đại diện cho một số đông đội viên.
Ban chỉ huy liên đội luôn được ban phụ trách giao phó cho thực hiện và điều hành các hoạt động Đội.
Phương pháp lựa chọn, bồi dưỡng Ban chỉ huy liên đội phải phù hợp, sát với thực tế và đạt hiệu quả cao.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Vì đây là đề tài : “Bồi dưỡng Ban chỉ huy liên đội ở trường trung học cơ sở” nên tôi tập trung nghiên cứu các ban chỉ huy chi đội khối 8;9 và ban chỉ huy liên đội thuộc liên đội trường trung học cơ sở Thái Thịnh- Quận Đống Đa- Hà nội.
NHIỆM VỤ CỦA NGHIÊN CỨU:
Nhiệm vụ của đề tài là đưa dẫn các em trong Ban chỉ huy liên đội vào các hoạt động có kế hoạch cụ thể theo nội dung triển khai từng tháng và có kiểm tra hướng dẫn thường xuyên. Nhất thiết ban chỉ huy liên đội phải có tính tự quản và tự chủ trong các hoạt động Đội.
Thông qua việc bồi dưỡng cán bộ Đội trong ban chỉ huy liên đội nhằm
nâng cao nhận thức, năng lực, nghiệp vụ cho Ban chỉ huy giúp các em
triển khai các hoạt động hiệu quả, góp phần đưa chi đội thành chi đội mạnh, liên đội trở thành liên đội mạnh.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp quan sát: là phương pháp thu thập thông tin về các em thuộc ban chỉ huy chi đội từ lớp 6 đến lớp 9 bằng cách tri giác trực tiếp các nhân tố khác có liên quan.
Phương pháp điều tra: là phương pháp thu thập các sự kiện trên cơ sở sự trả lời bằng văn bản của các em đội viên về việc tham gia công tác Đội qua sự hướng dẫn của ban chỉ huy chi đội.
Phương pháp tổng hợp tài liệu: là phương pháp tìm hiểu những người đi trước đã liên quan đến đề tài như thế nào? Đã giải quyết như thế nào? Liên quan đến đâu...
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm : là phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn tại trường, đem lý luận phân tích kinh nghiệm của thực tiễn rồi từ những phân tích đó rút ra kết luận những bài học thành công và thất bại, những phát hiện mới và phát triển hoàn thiện.
PHẠM VI ĐỀ TÀI :
Đề tài này tập trung nghiên cứu việc bồi dưỡng ban chỉ huy liên đội của trường THCS Thái Thịnh.
PHẦN NỘI DUNG: CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt nam, do chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt nam sáng lập, do Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách, là tổ chức nòng cốt của phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu cho đội viên, giúp đỡ đội viên phát triển mội khả năng trong học tập và trong hoạt động Đội, thực hiện quyền và bổn phận theo luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Mục đích của hoạt động Đội luôn bám sát mục tiêu đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, con người phát triển toàn diện. Mục đích của hoạt động Đội luôn bám sát mục tiêu đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, con người phát triển toàn diện. Mục đích của hoạt động đội thống nhất với mục tiêu giáo dục của nhà trường trung học cơ sở. Chính vì thế, tổ chức Đội phải cùng nhà trường và các lực lượng giáo dục khác kết hợp một cách chặt chẽ để giáo dục các em ở cả trường học, trên địa bàn dân cư và ngoài trường học.
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh hoạt động có tính chất đặc trưng, đáp ứng nhu cầu của lứa tuổi, đảm bảo nguyên tắc giáo dục trẻ em. Trong điều 5, chương 2, điều lệ Đội ghi rõ : “Đội tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản có sự hướng dẫn của phụ trách Đội”. Cũng vì lẽ đó mà đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh có một lực lượng cán bộ Đội rất quan trọng, đó là ban chỉ huy chi đội – ban chỉ huy liên đội và đặc biệt là ban chỉ huy liên đội .
Ban chỉ huy chi đội là những đội viên tiêu biểu, có năng lực, có tài chỉ huy, có tinh thần trách nhiệm. Ban chỉ huy liên đội là đại diện cho số đông đội viên trực tiếp chỉ huy điều hành các hoạt động của Đội thực hiện các mục tiêu giáo dục đội viên trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ và mục tiêu trước mắt trở thành đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Ban chỉ huy chi đội luôn là cánh tay đắc lực của Tổng phụ trách và là
đơn vị trực tiếp biến nghị quyết của liên đội trong mọi hoạt động của trường.
Như vậy, ban chỉ huy chi đội có giỏi, có năng lực, thì công việc của Tổng phụ trách sẽ đỡ vất vả hơn, các em cũng sẽ phát huy tính sáng tạo, tính năng động, tự chủ của mình.
Vì vậy, việc bồi dưỡng ban chỉ huy liên đội là việc vô cùng quan trọng và cấp thiết. Nói cách khác:
Bồi dưỡng ban chỉ huy liên đội là yếu tố quyết định sự thành công của phong trào Đội.
Bồi dưỡng ban chỉ huy liên đội là việc làm thường xuyên và quan trọng không thể thiếu được của phụ trách. Bởi vì các em còn có việc học tập là chính, tuy lĩnh hội rất nhanh nhưng lại dễ quên và không để ý nhiều đến công việc nếu không được thường xuyên nhắc đến.
Bồi dưỡng ban chỉ huy liên đội là nâng cao và phát huy những mặt mạnh sẵn có của các em, đồng thời khơi dậy những tiềm năng còn tiềm ẩn trong các em vươn tới những phẩm chất năng lực cần có của người chỉ huy.
Bồi dưỡng ban chỉ huy liên đội là một tất yếu nhằm đáp ứng được vai trò và yêu cầu đặt ra cho Ban chỉ huy, cho cán bộ chỉ huy, phát huy được sở trường, tư chất của ban chỉ huy chi đội. Bồi dưỡng ban chỉ huy chi đội tốt thì hoạt động đội ở trường sẽ diễn ra sôi nổi, lôi cuốn nhiều em đội viên tham gia.
Vậy một liên đội có phong trào phát triển mạnh là do ban chỉ huy liên đội đã luôn được bồi dưỡng thường xuyên và có hoạt động có hiệu quả.
CHƯƠNG II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trên thực tế, khi tiếp nhận công tác tổng phụ trách tại trường THCS Thái Thịnh tôi đã gặp một số khó khăn và phải khắc phục dần trong công tác.
Khi mới về trường, liên đội THCS Thái Thịnh năm 1997 vẫn còn chưa mạnh nên các phong trào Đội tổ chức trong liên đội vẫn còn chưa gây được nhiều hứng thú cho học sinh; ban chỉ huy liên đội chưa phát huy được tính tự quản, sáng tạo trong các hoạt động của mình. Các em còn bỡ ngỡ, lúng túng và thiếu mạnh dạn dẫn đến sự nhận thức và năng lực của
Ban chỉ huy liên đội còn rất nhiều hạn chế.
Ngoài ra phần lớn đội viên, đội ngũ ban chỉ huy Đội mới chỉ làm quen với các buổi sinh hoạt lớp có quy mô nhỏ, chưa phát triển được hướng tổ chức với mô hình lớn tại liên đội nên ban chỉ huy liên đội vẫn còn nhiều thụ động khi làm việc. Bản thân tôi đã phải phối hợp với các em từng bước dần dần để các em có thể chủ động hơn với công việc của mình, và có thể tự điều khiển các hoạt động Đội có hiệu quả.
CHƯƠNG III:	CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG BAN CHỈ HUY LIÊN ĐỘI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG ĐỘI TNTP
HỒ CHÍ MINH
Lựa chọn Ban chỉ huy liên đội:
Để có đội ngũ cán bộ Đội tốt, việc cần thiết và quan trọng là phải lựa chọn chính xác các đối tượng có khả năng sẽ tham gia vào công tác Đội. Lựa chọn tốt sẽ thuận lợi cho việc bồi dưỡng. Thường để lựa chọn các em vào ban chỉ huy liên đội, ta có thể thông qua hoạt động của các chi đội, vì với các hoạt động này sẽ dễ tìm được những học sinh có phẩm chất, tư chất của người chỉ huy, có sự hòa nhập vào tập thể, có tính tích cực, nhiệt tình, trách nhiệm cao trong công việc, có quan hệ tốt với bạn bè,.
Từ kinh nghiệm thực tế từ trường tôi nhận thấy rằng, thông qua các hoạt động của chi đội ta có thể lựa chọn tương đối chính xác đội ngũ vào Ban chỉ huy liên đội. Đối với khối 6, 7, tôi thường cho đội ngũ cán bộ Đội của các chi đội thường xuyên tham gia vào các hoạt động Đội trong trường. Trong khi tham gia, các em sẽ xây dựng được cho mình một nếp hoạt động tương đối theo những kế hoạch đã triển khai định kỳ. Những cán bộ Đội xuất sắc khối 6, 7 sẽ là đội ngũ ban chỉ huy liên đội hoàn hảo cho những năm học sau khi các em bước lên khối 8, 9. Thông qua các hoạt động Đội, những đối tượng trong ban chỉ huy liên đội sẽ tập hợp dần. Đó sẽ là những đội viên có năng lực chỉ huy, có trình độ tổ chức, có khả năng hoạt động xã hội và là cánh tay đắc lực cho ban phụ trách trong các hoạt
động triển khai.
Nhưng để có một Ban chỉ huy liên đội theo đúng tiêu chuẩn còn phải thông quả đại hội liên đội. Chính đại hội liên đội, các em sẽ được tự chủ bầu những lá phiếu của mình cho những bạn xứng đáng nhất vào ban chỉ huy liên đội mà các em đã được thấy năng lực thông qua các hoạt động Đội ở trường tổ chức.
Tóm lại:
Căn cứ vào nhiệm vụ công tác Đội của Đội TNTP Hồ Chí Minh, căn cứ vào quy định và hướng dẫn của Đội về việc cử chọn Ban chỉ huy; căn cứ vào khả năng, phẩm chất cần có ở Ban chỉ huy, đòi hỏi người cán bộ Đội phải có ý thức học tập tốt và luôn rèn luyện tu dưỡng về phẩm chất và đạo đức. Cụ thể các em phải có kết quả học lực từ Khá trở lên, có kết quả xếp loại đạo đức tốt; khá hiểu biết về Đội, có khả năng điều hành các hoạt động của Đội, nhanh nhẹn, sáng tạo, có trách nhiệm.
Tuy nhiên cần lưu ý: việc lựa chọn luôn có tính chất tương đối. Trong quá trình công tác, nhiều em sẽ gương mẫu hơn, khắc phục được nhiều nhược điểm của mình nhưng sẽ có một số ít em cũng xuất hiện một số tính tự phụ cá nhân. Chính vì vậy việc bồi dưỡng, đào tạo Ban chỉ huy liên đội phải thường xuyên và luôn có tính sáng tạo.
g bồi dưỡng :
Sau khi có một BCH, muốn các em phát huy tốt những sở trường, tư chất của mình thì người phụ trách Đội phải tiến hành bồi dưỡng BCH Đội.
Dựa vào chức năng, nhiệm vụ theo các cấp chỉ huy như Điều lệ Đội đã quy định, dựa vào đặc điểm của các khối cấp học.
Dựa vào tình hình thực tế của nhà trường, của liên đội và nhất là tình hình đổi mới công tác Đội hiện nay.
Dựa vào mặt mạnh, yếu của BCH liên đội.
Tổng phụ trách cần có những nội dung bồi dưỡng thích hợp để việc bồi dưỡng có kết quả. Kết quả đó được đánh giá bằng khả năng thực hành công việc của Ban chỉ huy.
Tại liên đội trường THCS Thái Thịnh, tôi đã tiến hành một số nội dung bồi dưỡng như sau:
ng hiểu biết cơ bản ban đầu cho BCH mới được qua kỳ đại hội.
đích: Giúp cho Ban chỉ huy làm quen với khả năng chỉ huy khi mới nhận công tác.
g kế hoạch bồi dưỡng này, các em được học 4 bài sau: Bài 1: Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Bài 2: Nhiệm vụ và chức năng của Ban chỉ huy.
Bài 3: Tiêu chuẩn chi đội mạnh, liên đội mạnh và thực hiện tại liên đội mình.’ Bài 4: Nghi thức Đội.
pháp bồi dưỡng:
Mở lớp tập huấn, cho các em học tập phương pháp làm việc của Ban chỉ huy liên đội trước. Cho các em xem mẫu các hoạt động triển khai.
Đọc tài liệu hướng dẫn.
Cho các em thảo luận, ghi nhớ. Từ đó liên hệ với công việc cụ thể của mình và rút ra được cách làm.
ỡng phương pháp tổ chức hoạt động của Ban chỉ huy liên đội: Bước 1: Tổng phụ trách chỉ đạo điểm cho một buổi sinh hoạt đội hay Đại hội Đội, Sau đó các em thảo luận, rút kinh nghiệm, tìm ưu điểm, nhược điểm và khắc phục những nhược điểm trên.
Bước 2: Tổ chức các buổi sinh hoạt để Ban chỉ huy liên đội tự điều khiển. Đây là phương pháp để các em tự tập dượt và thể hiện mình. Tuy nhiên, đối với những buổi đầu hướng dẫn, lưu ý phải hướng dẫn thật cụ thể, chi tiết. Tránh cho các em khi điều khiển sẽ xẩy ra những sai sót, ảnh hưởng đến tâm lý điều khiển về sau.
Trong liên đội THCS Thái Thịnh, đây là phương pháp bồi dưỡng chủ yếu tại liên đội.
Ví dụ: cứ đầu năm học, tôi lại tập hợp các Ban chỉ huy cũ của chi đội
để bồi dưỡng cho các em công tác chuẩn bị cho đại hội. Chi đội viết báo cáo,
đề án công tác và chương trình đại hội, sau đó được dự đại hội mẫu của một chi đội cụ thể. Sau đại hội mẫu, Ban chỉ huy trao đổi rút kinh nghiệm cho đại hội của chi đội mình. Sau đây là đại hội mẫu - chi đội Lê Văn Tám - lớp 7G. Thành phần tham dự gồm : ban chỉ huy chi đội	trong toàn liên đội
, tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm, cùng toàn thể đội viên lớp 8E.
Công tác chuẩn bị:
+Địa điểm : lớp học 7G.
+Trang trí : Quốc kỳ, cờ đội, ảnh Bác, khẩu hiệu, khăn trải bàn, lọ hoa, bàn chủ tịch, bàn thư ký, hòm phiếu,
+Trang phục: đúng nghi thức.
+Báo cáo : Báo cáo kết quả nhiệm kỳ năm học 2010-2011 và phương hướng hoạt động của năm học 2011-2012.
Diễn biến đại hội:
+ Ban chỉ huy tập trung đội viên, kiểm tra sĩ số, tư thế, trang phục đội viên.
+Khai mạc đại hội : chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, công bố số lượng đội viên dự đại hội.
+Bầu chủ tịch đoàn gồm 3 em và thư ký đại hội đã dự kiến và đưa ra đại hội biểu quyết.
+Mời chủ tịch đoàn và thư ký lên bàn làm việc.
+Chủ tịch đoàn công bố chương trình và thời gian đại hội. Đồng thời đọc báo cáo tổng kết công tác của chi đội trong nhiệm kỳ trước va dự thảo chương trình công tác nhiệm kỳ 2011-2012.
+ Các thành viên trong chi đội tham gia đóng góp ý kiến vào bản báo cáo và phương hướng cho nhiệm kỳ tới.
+ Bầu ban chỉ huy chi đội mới : bầu ban kiểm phiếu.
+Trưởng ban kiểm phiếu đọc thể lệ và danh sách ứng cử đã thông qua tại đại hội trù bị kiểm tra hòm phiếu và phát phiếu bầu.
Các đội viên chi đội Lê Văn Tám cân nhắc lựa chọn ban chỉ huy chi đội mới rồi cho phát phiếu vào hòm. Trong lúc chờ ban kiểm phiếu làm việc đại
hội giải lao và chơi trò chơi.
+Ban kiểm phiếu công bố kết quả, chọn 7 em có số phiếu cao nhất vào ban chỉ huy chi đội mới.
+Tổng phụ trách phát biểu ý kiến và trao cấp hiệu.
+Ban chỉ huy chi đội mới ra mắt và nhận nhiệm vụ.
+Chủ tịch đoàn đánh giá kết quả đại hội và tuyên bố bế mạc, chào cờ, bế mạc.
Kết quả đạt được :
+Đại hội chi đội mẫu tạo ra được không khí trang nghiêm, giúp đội viên ý thức được sự long trọng của một buổi đại hội chi đội, các em có thái độ nghiêm túc và tự hào khi đứng trong hàng ngũ Đội.
+Đại hội chi đội mẫu giúp các ban chỉ huy chi đội khác có kinh nghiệm tổ chức đại hội chi đội của mình, các em tự thiết kế thành công đại hội chi đội của mình và 100% chi đội đã hoàn thành tốt đại hội chi đội từ 23-25/9. Sau một loạt các đại hội chi đội ở lớp các em bầu ra cho chi đội mình một ban chỉ huy chi đội năng lực, phẩm chất tạo điều kiện cho đại hội liên đội thành công tốt đẹp. Nhờ có công tác chuẩn bị tốt, các chi đội đã tiến hành đại hội thành công và bầu ra được Ban chỉ huy chi đội mới theo đúng yêu cầu. Ban chỉ huy chi đội đã biết cách phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong ban chỉ huy theo 5 chương trình hoạt động Đội gây được uy tín trong chi đội.
Sau đại hội chi đội là công tác chuẩn bị cho Đại hội liên đội để bầu ra Ban chỉ huy liên đội mới. Ban chỉ huy các chi đội dưới sự hướng dẫn của Tổng phụ trách được họp bàn, phân công và viết báo cáo, đề án công tác cho các công việc chuẩn bị đại hội. Mọi công tác chuẩn bị được tiến hành chu đáo, cả việc tập huấn cho các em rõ vai trò, nhiệm vụ của người cán bộ liên Đội để trên cơ sở đó các em có ý thức rõ ràng hơn trong việc phát huy quyền làm chủ của mình, bầu ra một Ban chỉ huy năng động và tự quản trong mọi công việc. L

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_boi_duong_ban_chi_h.docx
  • pdfSKKN_Cong_tac_Doan_Doi_Tran_Thanh_Huong.pdf