Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học thơ trữ tình ở THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học thơ trữ tình ở THPT

Thơ là thể loại nữ hoàng của văn chương. So với các thể loại khác như: tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, kí thơ có sức quyến rũ đặc biệt. Vì sao vậy? Bởi lẽ, nội dung quan trọng nhất của thơ là tính trữ tình: “Thơ là tiếng lòng”(Diệp Tiếp), “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy”(Tố Hữu) Những xúc cảm mãnh liệt trong thơ dễ dàng chạm đến trái tim người đọc, người nghe. Thơ ca bồi đắp cho tâm hồn con người thêm phong phú, tinh tế. Hơn nữa, thơ lại có hình thức ngắn gọn, được chắt lọc tối đa về ngôn từ, nên dễ nhớ, dễ thuộc. Lời thơ hàm súc nhưng ý thơ sâu xa. Mỗi bài thơ, câu thơ, hình ảnh thơ đều có thể đưa đến những cách cảm thụ, lí giải khác nhau, thậm chí trái ngược nhau Tiếp nhận của độc giả càng phong phú thì sức hấp của thơ càng lớn. Với ý nghĩa đó, thơ luôn có vị trí quan trọng trong đời sống nói chung và trường học nói riêng.

 1.2. Dân tộc ta vốn có truyền thống lâu đời về thơ ca. Từ xa xưa, những bài ca dao, dân ca, những câu hát ru đã đồng hành cùng bao thế hệ người Việt. Trong văn học trung đại, chúng ta lại cũng gặt hái được nhiều thành tựu về thơ hơn là văn xuôi. Thời chiến, bao trang thơ đã theo binh sĩ ra chiến trường, trở thành nguồn sức mạnh tinh thần to lớn. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, giới trẻ (đặc biệt là lứa tuổi học sinh) lại có phần thờ ơ với thơ ca dân tộc. Họ có xu thế hướng ngoại, tiếp cận các sản phẩm văn hóa ngoại lai mang tính giải trí như: ca nhạc, phim ảnh nhiều hơn. Đây cũng là một khó khăn đối với giáo viên Ngữ văn trong quá trình giảng dạy thơ ca ở nhà trường.

 

doc 19 trang thuychi01 11162
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học thơ trữ tình ở THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Phần
Tên đề mục
Trang
I
Đặt vấn đề
I. Lí do chọn đề tài.
2
II.Mục đích nghiên cứu
3
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
3
IV. Phương pháp nghiên cứu.
3
II
Giải quyết vấn đề
I. Cơ sở lí luận
4
II. Thực trạng của vấn đề.
5
III. Các biện pháp thực hiện.
6
1. Trang bị kiến thức lí luận về thơ cho học sinh.
6
2. Cung cấp hình ảnh, tư liệu về tác giả, tác phẩm.
7
3. Đọc diễn cảm.
9
4. Khuyến khích học sinh nêu ấn tượng, cảm xúc cá nhận về tác phẩm.
10
5. Chỉ ra những quan niệm sai lầm khi cảm thụ thơ trữ tình.
11
6. Hướng dẫn học sinh khai thác các điểm sáng thẩm mĩ trong thơ.
13
7. Bình thơ.
13
8. Học mà chơi, chơi mà học.
14
IV. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm.
16
III
Kết luận
I.Bài học kinh nghiệm.
17
II.Ý kiến đề xuất
17
III.Lời cảm ơn.
17
Tài liệu tham khảo.
18
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. Lí do chọn đề tài:
 1.1. Thơ là thể loại nữ hoàng của văn chương. So với các thể loại khác như: tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, kí thơ có sức quyến rũ đặc biệt. Vì sao vậy? Bởi lẽ, nội dung quan trọng nhất của thơ là tính trữ tình: “Thơ là tiếng lòng”(Diệp Tiếp), “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy”(Tố Hữu)Những xúc cảm mãnh liệt trong thơ dễ dàng chạm đến trái tim người đọc, người nghe. Thơ ca bồi đắp cho tâm hồn con người thêm phong phú, tinh tế. Hơn nữa, thơ lại có hình thức ngắn gọn, được chắt lọc tối đa về ngôn từ, nên dễ nhớ, dễ thuộc. Lời thơ hàm súc nhưng ý thơ sâu xa. Mỗi bài thơ, câu thơ, hình ảnh thơ đều có thể đưa đến những cách cảm thụ, lí giải khác nhau, thậm chí trái ngược nhauTiếp nhận của độc giả càng phong phú thì sức hấp của thơ càng lớn. Với ý nghĩa đó, thơ luôn có vị trí quan trọng trong đời sống nói chung và trường học nói riêng.
 1.2. Dân tộc ta vốn có truyền thống lâu đời về thơ ca. Từ xa xưa, những bài ca dao, dân ca, những câu hát ru đã đồng hành cùng bao thế hệ người Việt. Trong văn học trung đại, chúng ta lại cũng gặt hái được nhiều thành tựu về thơ hơn là văn xuôi. Thời chiến, bao trang thơ đã theo binh sĩ ra chiến trường, trở thành nguồn sức mạnh tinh thần to lớn. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, giới trẻ (đặc biệt là lứa tuổi học sinh) lại có phần thờ ơ với thơ ca dân tộc. Họ có xu thế hướng ngoại, tiếp cận các sản phẩm văn hóa ngoại lai mang tính giải trí như: ca nhạc, phim ảnh  nhiều hơn. Đây cũng là một khó khăn đối với giáo viên Ngữ văn trong quá trình giảng dạy thơ ca ở nhà trường.
 1.3. Học sinh THPT đang ở lứa tuổi dễ xúc cảm trước những vui buồn của cuộc sống, lứa tuổi dễ tin, dễ yêu và cũng dễ đổ vỡ trong các mối quan hệ tình cảm, lứa tuổi còn chưa đủ chín chắn để đối mặt với những cám dỗ và mất mát. Việc dạy học thơ trữ tình ở nhà trường có ý nghĩa đặc biệt trong việc bồi đắp tâm hồn, tình cảm thẩm mĩ cho các em. Từ cảm nhận cái hay, cái đẹp trong thơ mà học sinh có những tư tưởng, tình cảm lành mạnh, trong sáng để sống đẹp hơn, tinh tế hơn. 
 1.4. Tuy nhiên, việc tiếp cận thơ, hiểu thơ lại không phải dễ dàng. Có thể nói đây là thể loại rất “kén” độc giả. Bởi sức gợi của thơ là vô cùng. Thơ thường chọn cách nói gián tiếp, mang tính biểu tượng cao. Người đọc thơ phải thông qua những tín hiệu về ngôn từ, hình tượng, hình ảnh, cấu tứ mà giải mã thơ. Sứ mệnh của thơ ca không chỉ là bồi đắp tâm hồn cho con người mà còn bồi đắp năng lực thẩm mĩ, khả năng cảm thụ cái đẹp cho con người. Nếu cho rằng chỉ những học sinh có năng khiếu văn chương mới cảm thụ được cái hay, cái đẹp của thơ, vậy những học sinh còn lại (tạm gọi là đại trà) sẽ đọc thơ như thế nào? Đây là câu hỏi không dễ trả lời cho giáo viên trong quá trình dạy học. 
 1.5. Do hạn chế về thời lượng chương trình và kế hoạch ôn tập, giảng dạy thơ nhiều khi cũng mới chỉ dừng ở việc gợi dẫn những vấn đề cơ bản của tác phẩm chứ chưa thể khám phá một cách sâu sắc, tạo được những rung cảm mãnh liệt cho học trò. Ở nhiều tác phẩm, giáo viên và học sinh mới chỉ ra được cái hay, cái đẹp của thi phẩm chứ chưa phân tích thấu đáo những đặc sắc đó. Nói đúng hơn, nhiều thầy cô chỉ mới dạy cho học sinh hiểu thơ mà chưa làm cho học sinh yêu thơ. Làm thế nào để vừa đảm bảo những yêu cầu về thời gian, vừa dạy học đúng đặc trưng môn học và tạo được sức lôi cuốn đối với học sinh? Đây là điều trăn trở của nhiều giáo viên Ngữ văn như tôi.
 Từ những lí do trên, tôi nhận thấy giảng dạy thơ trữ tình là một nghệ thuật thực sự. Giáo viên vừa phải là chiếc cầu nối về tâm hồn đưa học sinh đến với thế giới thơ ca, vừa phải là một nhà sư phạm tài ba lựa chọn được những phương pháp dạy học phù hợp với thể loại, lại vừa sức với học sinh. Nhưng quan trọng nhất vẫn là “kéo học sinh về phía mình”, làm cho các em hiểu và yêu thơ ca dân tộc chứ không phải chạy theo những sản phẩm “mì ăn liền” mà các em tưởng nhầm là nghệ thuật.
 Trong phạm vi đề tài này, tôi mạnh dạn nêu lên một số kinh nghiệm của mình với mong muốn góp phần khắc phục những bất cập và nâng cao hiệu quả giảng dạy thơ trữ tình ở nhà trường THPT.
 II. Mục đích nghiên cứu:
- Tổng hợp những kinh nghiệm cá nhân trong quá trình giảng dạy thơ trữ tình ở nhà trường THPT.
- Nêu lên những phương pháp dạy học đặc trưng và có hiệu quả vượt trội trong dạy học thơ trữ tình ở nhà trường THPT.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Phương pháp giảng dạy thơ trữ tình ở THPT.
- Áp dụng phương pháp dạy học thơ trữ tình trong các bài học chủ yếu thuộc chương trình Ngữ văn lớp 10, lớp 11, lớp 12.
- Các lớp 10C2, 12C5, 12C7, 11B3, 11B6trường THPT Nông Cống 1.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thực nghiệm: qua dự giờ, đánh giá, trao đổi, rút kinh nghiệm và chấm bài học sinh.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh.
- Thống kê, xử lí số liệu.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Cơ sở lí luận:
* Những đặc trưng cơ bản của thơ:
* Về nội dung:
- Thơ ca là hình thức phản ánh thực tại khách quan qua thế giới chủ quan của nghệ sĩ. Thơ bắt nguồn từ hiện thực đời sống nhưng không chú trọng ở việc miêu tả ngoại cảnh hay kể lại diễn biến sự kiện, tình tiết mà đi sâu khám phá thế giới tâm hồn con người với muôn vàn cảm xúc khác nhau. Việc tìm hiểu thơ trước hết phải là hiểu tâm trạng của con người trong thơ.
- Tình cảm trong thơ vừa có màu sắc cá nhân lại vừa có tính chất điển hình, mang sức khái quát cao. Đằng sau những cảm xúc trữ tình, bao giờ nhà thơ cũng muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề gì đó về nhân sinh. Đọc thơ không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra diễn biến nội tâm mà phải thấy được ý nghĩa xã hội của tâm trạng trong thơ.
* Về hình thức:
 Nội dung trữ tình trong thơ được thể hiện qua các yếu tố hình thức đặc trưng của thể loại. Muốn tìm hiểu cái hay của cảm xúc thơ phải giải mã được những tín hiệu của hình thức nghệ thuật.
* Tứ thơ: là sự kết nối các ý thơ tạo thành một mạch phát triển logic về tâm trạng. Ý nọ dẫn tới ý kia đi tới một điểm neo đậu cuối cùng làm sáng lên cả bài thơ. Thơ hay thường có tứ bất ngờ, độc đáo hoặc vô cùng chặt chẽ
* Hình tượng thơ: là những bức tranh đời sống hoặc bức tranh tâm trạng được miêu tả trong thơ. Chúng không được miêu tả tỉ mỉ như trong văn xuôi mà chỉ hiện lên qua những nét phác thảo nhưng có sức gợi mở và khái quát cao, góp phần biểu đạt sâu sắc tư tưởng, tình cảm của tác giả.
* Hình tượng thơ được tạo nên từ nhiều chi tiết, hình ảnh. Khác với chi tiết trong truyện, hình ảnh trong thơ được chọn lọc và sáng tạo kĩ càng. Có những hình ảnh rất gần gũi với đời sống mà ta dễ gặp, dễ hiểu như: dòng sông, con thuyền, cây đa, sân đìnhNhưng cũng có những hình ảnh chỉ riêng thơ mới có: cây cầu cành hồng, chiếc cầu dải yếm, áo mơ phai dệt bằng lá vàng của mùa thuHay những hình ảnh ước lệ mang ý nghĩa biểu tượng: tùng, cúc, trúc, mai, thôn Đoài, thôn ĐôngDo đó, nếu hiểu thơ theo quy luật của đời sống mà không gắn với đặc trưng thể loại thì có phần phiến diện và ngây ngô.
* Thơ lấy ngôn ngữ làm cứu cánh. Do dung lượng ngắn, nên ngôn ngữ thơ thường cô đọng, hàm súc, có sức gợi lớn. Lời thơ nén chặt ý tối đa rồi “đột ngột nổ ra như tiếng sét”(Chế Lan Viên). Mỗi câu, mỗi chữ trong thơ đều có sức nặng, có khả năng làm “rung động triệu trái tim” trong “hàng triệu năm dài”(Maiacôpxki). Việc đọc thơ không chỉ dừng lại ở chỗ hiểu ngữ nghĩa bề mặt câu chữ mà là tìm thấy những “phần chìm” của “tảng băng trôi” (Hêminhuê) kia, thấy được cái sức gợi sâu xa của ngôn ngữ thơ.
- Ngôn ngữ thơ thường có nhiều từ cảm thán, hô gọi, câu hỏi tu từ, sử dụng các phương thức chuyển nghĩa như: ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, phóng đạiPhân tích ngôn ngữ thơ phải chỉ ra được các biện pháp tu từ ấy và làm rõ giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung.
- Ngoài ra, ngôn ngữ thơ cũng rất giàu tính nhạc. Với những âm thanh luyến láy, những từ ngữ trùng điệp, sự phối hợp bằng trắc, cách ngắt nhịp, gieo vầncâu thơ luôn có sức ngân vang, truyền cảm mạnh mẽ, góp phần tạo nên những cung bậc tình cảm tinh tế của người nghệ sĩ.
 Thơ còn gợi ra những hình ảnh sinh động về đời sống thông qua ngôn từ, tựa như đang vẽ ra trước mắt người đọc những bức tranh có thật. Đó là chất họa của thơ. Đặc điểm này của thơ có khả năng kích thích trí tưởng tượng của người đọc, gợi mở bao điều thú vị khi đọc thơ.
II. Thực trạng của vấn đề: 
2.1. Đối với giáo viên:
 Hiện nay, thực tế dạy học thơ trữ tình của giáo viên ở nhà trường phổ thông đang có những thuận lợi và khó khăn sau: 
 Về thuận lợi: Các tác phẩm thơ trữ tình trong chương trình phần lớn đều là những bài thơ hay, có nhiều vấn đề để khai thác. Số lượng tác phẩm thơ cũng khá nhiều, giáo viên có “đất” để trau dồi năng lực sư phạm cũng như khai thác khả năng cảm thụ của học sinh. Các phương nguồn tư liệu từ sách, báo, các phương tiện truyền thông khá phong phú, giáo viên có thể tham khảo, học hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu.
 Về khó khăn: Nhiều giáo viên vẫn duy trì lối dạy học theo kiểu đọc chép, nhồi nhét kiến thức, yêu cầu học sinh học vẹt, thụ động vì cho rằng các em chưa đủ nhận thức để cảm thụ tác phẩm thơ trữ tình.
 Một bộ phận giáo viên đặt ra yêu cầu quá cao với học sinh, bắt các em phải đào sâu vào những kiến thức hàn lâm, cao siêu, phải có cách cảm thụ sáng tạo như một nhà phê bình thực thụ.
 Một bộ phận khác dạy học theo lối chẻ nhỏ văn bản, bắt học sinh “tầm chương, trích cú”, khai thác quá nhiều các chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm khiến bài học sa vào vụn vặt, thiếu trọng tâm.
 Một bộ phận quá chú trọng vào việc đổi mới phương pháp mà quên mất giá trị của những phương pháp cũ như: đọc diễn cảm, giảng bình.
2.2. Đối với học sinh:
 Việc học Ngữ văn nói chung và tìm hiểu thơ trữ tình nói riêng của học sinh THPT hiện nay đang tồn tại những bất cập sau đây:
- Thứ nhất: Phần lớn học sinh hiện nay có tâm lí hướng đến các môn khoa học tự nhiên hơn là các môn khoa học xã hội, nhất là môn Ngữ văn. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: do xu thế tuyển sinh của các trường chuyên nghiệp, do nhu cầu tuyển dụng việc làm ở các ngành nghề của xã hội (thiên về các môn học “thời thượng” như: Toán, Lí, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ), do những quan niệm sai lệch về môn Ngữ văn của học sinh như: học văn là “chém gió một cách nghệ thuật”, đạt điểm trung bình môn Văn thì dễ nhưng điểm giỏi thì khó, học Văn tốn rất nhiều công sức mà kết quả lại trông vào may rủi khi thầy cô chấm bàiTrong xu thế đó, học sinh tỏ ra ngại học Văn hoặc có học chẳng qua cũng chỉ vì mục đích thi cử, ôn luyện chứ không phải vì yêu thích, đam mê. Việc tìm hiểu các tác phẩm thơ trữ tình của học sinh cũng không nằm ngoài thực trạng đó.
- Thứ hai: hầu hết học sinh đều không thấy được tầm quan trọng của thơ đối với đời sống tâm hồn, tình cảm con người, không thấy được giá trị giáo dục của thơ mà chỉ xem việc đọc hiểu thơ là yêu cầu bắt buộc của môn học hoặc xem thơ như một hình thức giải trí, “đọc cho đỡ buồn” lúc rảnh rỗi.
- Thứ ba: việc học dừng lại ở tình trạng học thụ động, học vẹt, học thực dụng, học sinh chủ yếu lệ thuộc vào thầy cô, ngại tư duy. Có những học sinh quan niệm chỉ cần học thuộc văn bản và văn mẫu, giải các bài tập để thi đạt điểm cao là được.
- Thứ tư: trong xu thế công nghệ hiện nay, học sinh có xu hướng tìm đến với các sản phẩm thơ trên những nguồn thông tin khác như: báo chí, mạng xã hội nhiều hơn. Vì theo các em, chúng mới mẻ, đa dạng hơn chứ không quen thuộc, nhàm chán như chương trình sách giáo khoa. Thậm chí có một bộ phận không nhỏ học sinh chỉ thích đọc thơ chế, thơ xuyên tạc mà không hứng thú gì với các tác phẩm thơ trong nhà trường.
III. Các biện pháp thực hiện: 
 Trong phạm vi đề tài này, tôi không trình bày đầy đủ các phương pháp dạy học thơ trữ tình mà chỉ nêu lên một số cách thức theo tôi là có hiệu quả đối với học sinh, bao gồm cả những phương pháp cũ và phương pháp mới.
1. Trang bị kiến thức lí luận về thơ cho học sinh: 
 Bất kì môn học nào cũng thường phải đi từ lí thuyết đến thực hành.Việc trang bị kiến thức lí luận sẽ tạo nền tảng giúp học sinh có cách hiểu thơ đúng đắn, sâu sắc. Nhiều học sinh không vì không nắm được các đặc điểm của thơ nên thấy thơ khó hiểu, khó tiếp nhận, mông lung, mơ hồ, nhiều khi nói, viết về tác phẩm mà không hiểu ngọn ngành vấn đề.
 Trong chương trình Ngữ văn 11, tập 2, có bài giảng kiến thức lí luận về thơ nhưng thời lượng chỉ chiếm 2 tiết. Trong khi đó, ngay từ lớp 10, học sinh đã học thơ trữ tình. Khắc phục bất cập đó, trong quá trình dạy các tác phẩm trữ tình, tôi thường lồng ghép các nội dung lí luận phù hợp với bài học. Đối với các học sinh theo khối C-D, tôi vừa dạy kiến thức lí luận sâu hơn, vừa biên soạn tài liệu lí luận về thơ cho các em tự học ở nhà. Nếu học sinh chưa hiểu, có thắc mắc, tôi sẽ giải đáp cho các em trong các tiết tự chọn.
 Nội dung lí luận mà tôi cung cấp cho học sinh thường dừng ở mức đơn giản, dễ hiểu chứ không quá hàn lâm, chủ yếu là giúp học sinh nắm được các khái niệm, đặc điểm về nội dung và hình thức của thơ trữ tình như: tình cảm trong thơ, kết cấu, hình tượng, hình ảnh, ngôn ngữ thơ, tâm lí tiếp nhận khi đọc thơ, nhà thơ và quá trình sáng tácNgoài ra, tôi còn yêu cầu học sinh phân biệt sự khác nhau giữa các thể thơ, các chặng đường thơ như: thơ trung đại khác ca dao ở những điểm nào? Phân biệt thơ cũ và thơ mới? Thơ cách mạng và thơ mới có khác biệt gì nổi bật? Thơ lục bát và thơ thất ngôn Đường luật khác nhau như thế nào?...và cung cấp cho cá em những nhận định về thơ trữ tình.
2. Cung cấp các hình ảnh, tư liệu về tác giả, tác phẩm:
 Trong xu thế hiện nay, dạy học Ngữ văn đã có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Trên cơ sở đó, tôi đã cung cấp thêm cho học sinh một số hình ảnh tư liệu về thời đại hoặc tác giả, tác phẩm thông qua máy chiếu. Bên cạnh tư duy trừu tượng, người học văn cũng cần hình ảnh trực quan sinh động. Hình thức này sẽ góp phần tăng thêm tính chân thực cho bài học, phần nào giúp học sinh hình dung ra thời đại văn học, hiểu thêm về cuộc đời nhà thơ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. Từ đó, giáo viên có thể kéo gần khoảng cách giữa học sinh với tác giả, tác phẩm. 
 Tất nhiên, không phải bài học nào cũng cần đến tư liệu, hình ảnh. Tôi chỉ áp dụng hình thức này đối với một số tác giả, tác phẩm phù hợp như: Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão, Đọc Tiểu Thanh kí, Truyện Kiều – Nguyễn Du, Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Tây Tiến – Quang Dũng 
 Ví dụ: Khi dạy tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, tôi thường cung cấp cho học sinh một số tư liệu và hình ảnh sau:
Ảnh minh họa: Tượng đài Nguyễn Du ở quê hương.
Ảnh minh họa: Những bản in sớm nhất của “Truyện Kiều”
Ảnh minh họa: Tranh vẽ về “Truyện Kiều”
Tư liệu: Một số ý kiến đánh giá về Truyện Kiều:
* Chê: - Đàn ông chớ kể Phan Trần
 Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều. (Ca dao).
 - Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa
 Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm. ( Nguyễn Công Trứ).
- Theo Ngô Đức Kế, Truyện Kiều chỉ là thứ “văn chương ngâm vịnh chơi bời” chứ không phải là thứ “văn chương chính đạo đem ra dạy đời”.
- Huỳnh thúc Kháng coi Truyện Kiều là “một thứ dâm thư”.
* Khen:
- Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy. (Mộng Liên Đường chủ nhân).
- Đem bút mực tả lên trên tờ giấy nào những câu vừa lâm li, ủy mị, đốn tỏa, giải thư, mới có cái văn tả hệt ra như vậy. (Phong Tuyết chủ nhân).
- Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn. (Phạm Quỳnh)
- Truyện Kiều không chỉ là một tác phẩm văn học để thưởng thức mà đã trở thành một nét văn hóa của người Việt, gắn liền với các sinh hoạt văn hóa như: lẩy Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều
3. Đọc diễn cảm:
 Trong dạy học Ngữ văn, đây là phương pháp quá quen thuộc nhưng theo tôi nó luôn có hiệu quả đặc biệt. Nếu các biện pháp khác thông thường tác động vào lí trí thì đọc diễn cảm lại tác động vào tình cảm của học sinh. Thực chất đó là một nghệ thuật trình diễn gắn liền với những ấn tượng tươi mới, những rung động mãnh liệt của học sinh về tác phẩm, tạo hứng thú với người học ngay từ đầu. Đọc diễn cảm cũng là một hình thức cảm thụ văn bản. Qua hình thức này, giáo viên có thể đo được mức độ cảm thụ của học sinh. 
 Cơ sở của việc đọc diễn cảm là ngữ điệu trong câu, bao gồm tất cả các dấu hiệu về âm thanh như: cách ngắt nghịp, gieo vần, sự phối hợp thanh điệu, giọng điệu
 Tôi thường chọn những học sinh có chất giọng tốt và hỏi các em về cách đọc, sau đó cho các học sinh khác nhận xét về phần đọc bài của bạn. Đối với những bài thơ dài, không nhất thiết học sinh phải đọc trọn vẹn văn bản, tôi chỉ yêu cầu các em đọc một đoạn mà mình yêu thích hoặc giáo viên chọn. Có những tác phẩm, tôi chọn 2 học sinh đọc, mỗi em một đoạn, sau đó yêu cầu các học sinh khác nhận xét về cách đọc. Cũng có những bài, tôi yêu cầu học sinh đọc trước, sau đó giáo viên đọc những phần còn lại để rút ra cách đọc đối với văn bản. Nhìn chung, cách đọc phải linh hoạt theo từng tác phẩm.
 Trong quá trình đọc, tôi thường lưu ý học sinh ngắt nhịp nhanh hay chậm, điều chỉnh giọng theo âm vực thấp hoặc cao và cảm xúc của người đọc phải bắt nhịp với tác giả tránh đọc kiểu đều đều hoặc tách từ, ngắt vế không đúng, gây ấn tượng rời rạc, thiếu hấp dẫn.
 Ví dụ: Khi đọc “Tây Tiến” của Quang Dũng, hai câu đầu nên đọc với giọng tha thiết, bồi hồi, ngân vang: Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi
 Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.
Có những đoạn cần đặc biệt chú ý về cách ngắt nhịp vì đó là tín hiệu nghệ thuật của văn bản như: - Dốc lên khúc khuỷu/ dốc thăm thẳm.
 - Ngàn thước lên cao/ ngàn thước xuống.
 - Nhớ ôi Tây Tiến/ cơm lên khói.
 - Kìa em/ xiêm áo tự bao giờ.
Có những đoạn cần đọc bằng giọng trầm hùng:
 - Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
 Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
 4. Khuyến khích học sinh nêu ấn tượng, cảm xúc cá nhân về tác phẩm:
 Nhiều giáo viên đôi khi hay áp đặt cách hiểu thơ cho học sinh. Sự định hướng của thầy cô chỉ cần thiết khi cách hiểu của học sinh có sự chệch choạc. Những cảm thụ mang tính cá nhân của học sinh là rất đáng quý và cần được khơi gợi. 
 Trên tinh thần đó, tôi thường khuyến khích học sinh nói lên những ấn tượng, cách cảm, cách nghĩ của mình về tác phẩm trong một số trường hợp sau đây:
 Trường hợp thứ nhất, học sinh có thể nêu cảm nhận chung về bài thơ sau khi đọc hoặc đề xuất một cách hiểu về tác phẩm.
 Trường hợp thứ 2, học sinh có thể tự do cảm thụ những cái hay, cái đẹp của tác phẩm về nội dung hoặc hình thức của tác phẩm theo quan điểm cá nhân, hoặc một cảm xúc đẹp nào đó mà bài thơ để lại. Trường hợp này tôi thường vận dụng trong các tiết tự chọn hoặc lồng ghép với các bài học chính khóa.
 Ví dụ: khi cho học sinh tìm hiểu bức tranh mùa xuân trong khổ thơ thứ hai bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu, tôi thường đặt câu hỏi: Trong số những hình ảnh miêu tả bức tranh mùa xuân, em ấn tượng với hình ảnh nào nhất? Vì sao?
 Hay khi dạy khổ thơ đầu của bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu, tôi yêu cầu học sinh: chỉ ra các hình ảnh thể hiện lí tưởng cộng sản (bừng nắng hạ, chói qua tim, mặt trời chân lí) trong đó, đâu là hình ảnh trung tâm theo quan điểm của em? Vì sao?
 Trường hợp thứ 3: cho học sinh thảo luận theo nhóm về giá trị của tác phẩm, sau đó cử đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác cũng có thể cùng tranh luận nếu chưa đồng quan điểm.
 Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_tho_tru_tin.doc
  • docBÌA SKKN CÔ HÀ VĂN.doc